Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Diễn Đàn Văn Hóa: ĐÔI LỜI VỚI ÔNG TRẦN NGỌC VƯƠNG

014003                             Diễn Đàn Văn Hóa


ĐÔI LỜI VỚI ÔNG TRẦN NGỌC VƯƠNG

Quê Choa: GS. Trần Ngọc Vương: “Trung Quốc mộng” và căn tính...: Lê Vũ Quý Linh thực hiện Theo Người đô thị   Giáo sư Trần Ngọc Vương GS. Trần Ngọc Vương từng có thời gian giảng dạy tại đại học Bắc Kinh...




Đôi lời với Ông Trần Ngọc Vương,       

Tôi đọc chăm chú bài “GS. Trần Ngọc Vương: “Trung Quốc mộng” và căn tính sói” trên Quê Choa.
Phần Trung Quốc mộng, nói chung không có văn đề gì. Sang phần căn tính sói cũng vậy.
Phần đầu có “Mật thư bất ngôn” là đáng quan tâm, phục vụ cho giải pháp luận chiến với Tàu hôm nay.
Phần tiếp theo, có hai ví dụ thể hiện tính dã thú và tham vọng cùng cực, có thể gây ấn tượng mạnh với độc giả: Tô tem sói và Dâng món thịt người.
Đó chính là đặc tính “Dĩ cường lăng nhược” của văn hóa Du mục, ưa dùng vũ lực, chủ về Bá Đạo, tham tàn cường bạo. Hiện thân của Tần, Hán, Tống, Minh … đến Trung Cộng ngày nay.
Riêng có một nhận xét cực kỳ nguy hiểm, làm lộn ngược sự thật lịch sử của Ông : “Cha ông ta từng làm học trò của nền văn minh ấy”. Câu này đã đánh sụp đổ hoàn toàn bài viết đầy tính tích cực và ý định chống Tàu.
Xin trích dẫn một câu chuyện đã xảy ra cách nay quãng 4.600 năm trên đất Tam Miêu thuộc Đại Chủng Viêm Việt:
Si Vưu 蚩尤 , chính là Li Vưu, còn có một tên khác là Trung Quang 中光,thủ lĩnh của Tam Miêu bị Tàu khinh rẻ, y như khinh rẻ Man Di, nhưng ban đầu Si Vưu là thủ lĩnh rất nổi tiếng, nên chữ Vưu cũng có nghĩa là người đệ nhất phi thường (le premier extraordinaire), vì thế đáng mặt làm thầy của Hoàng Đế và Hoàng Đế là sinh viên du học tiên khởi đến học trường Si Vưu, mà khóa trình là Thiên Đạo. Tích nhật Hoàng Đế đắc Si Vưu nhi minh ư Thiên Đạo = ngày xưa Hoàng Đế được học với Si Vưu thì sáng trí ra về Đạo Trời. Nói thế có nghĩa là trước khi gặp được Si Vưu thì Hoàng Đế hoàn toàn duy vật, có tiến lắm cũng quanh quẩn ở đợt bái vật, pháp môn. Mãi sau tiếp xúc với Si Vưu mới thâu thập thêm “nhiều sàng khôn” trong đó đáng kể nhất là sáng mắt ra về Thiên Đạo.”
Thử hỏi ông cha ta là những ai và học nền văn minh nọ từ thời nào, trong nhận xét Ông đã dẫn?                                                                                                          
Sử sách Trung Quốc cũng khẳng định sự có mặt của Viêm Việt trước tộc Hoa/Tàu rất lâu.
Sách Trung Quốc thông sử  của Chu Cốc Thành viết:
 “Viêm Việt vào Trung Hoa trước theo ngọn sông Dương Tử. Thoạt kỳ thủy chiếm bảy tỉnh Trường Giang rồi tỏa lên bắc chiếm sáu tỉnh Hoàng Hà, cũng như tỏa xuống nam chiếm năm tỉnh Việt Giang, vị chi là 18 tỉnh. Vì thế khi người Hoa vào thì Viêm Việt đã cư ngụ rải rác khắp Trung Hoa, vì Hoa tộc tuy cũng theo Thiên Sơn Nam lộ nhưng nấn ná ở lại vùng Tân Cương thuộc Thanh Hải lúc bấy giờ còn là phúc địa, mãi sau mới theo ngọn sông Hoàng Hà vào chiếm sáu tỉnh miền Bắc rồi dần dần lan tỏa xuống miền nam đẩy lui Viêm Việt.”

Sách Cội nguồn văn hóa Trung Hoa, Đường Đắc Dương chủ biên:
“Từ thời đại viễn cổ, hoạt động của con người Trung Quốc đã có sự phân tán rộng rãi, người vượn Nguyên Mưu cách đây khoảng 1.700.000 năm là loài người tồn tại sớm nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Sau này người vượn Bắc Kinh nổi tiếng là đại biểu cho người cổ đại thời đại đồ đá cũ. Tiền sử có nhiều thị tộc và bộ lạc có thể gọi là dân tộc nguyên thủy như như tộc Cửu Lê, tộc Tam Miêu, tộc Viêm Đế và tộc Hoàng Đế cư trú ở Trung Nguyên và các tộc ở khu vực gần đó. Ngoài ra còn có các tộc như Túc Thân, Sơn Nhung, Huân Chúc, Thị, Khương, Ba, Thục, Điểu Di, Hoài Di.”
Đó là những nghiên cứu còn sơ khai, chưa có sự trợ giúp của công nghệ gene ADN kể từ 1997. Nhưng về cơ bản chúng ta có khái niệm sự hình thành cư dân đầu tiên là Viêm Việt trên đất Trung Quốc thời tiền sử. (Đây là câu chuyện dài)
Bách khoa Toàn thư mở, với những thông tin mới nhất ghi nhận niên đại của hai nhà nước đầu tiên ở Việt Nam  là Văn Lang (2879 TCN) và Trung Quốc là Nhà Hạ (2697 TCN chủ yếu dân Man Việt). Đây cũng là những mốc niên đại được ghi trong sử sách VN & TQ trước đó. (cách nhau 182 năm)
Cho nên lời nhận định trái sự thật của Ông (như là một GS. Đại học QG): “Cha ông ta từng làm học trò của nền văn minh ấy”,  rất dễ gây ngộ nhận đối với độc giả, nhất là người trẻ hay người ngoại đạo, làm sai lệch thân phận/vị trí và hạ thấp diện mạo của người Việt trong các giao dịch, đàm phán, tranh luận tầm cỡ quốc gia và quốc tế. 
Mong Ông xem lại.
Nhận định này cho thấy Ông không có khái niệm hoặc thông tin về Cổ sử Trung Hoa. Chúng tôi cũng dễ thông cảm bởi vì, Ông đã chia sẻ rằng, công việc nghiên cứu của Ông có giới hạn từ 5.000 năm trở lại đây, chứ không phải 5.000 năm trở về trước.
Còn chúng tôi lại quan tâm nhiều hơn vào quá khứ u linh, nơi hoang sơ, tăm tối đã bị bỏ quên từ năm ngàn đến bảy ngàn năm trở về trước.
Xin thưa, đó là thời kỳ Văn Minh Nông Nghiệp lúa nước đầu tiên của nhân loại mà chủ nhân của nó là Đại Chủng Viêm Việt gồm các tộc Tam Miêu, Cửu Lê, Tứ Di, Bách Việt, Việt Thường … Họ là Tổ Tiên của người Đào Đường/Tào sau trại lối Việt thành Tàu rồi Hoa/Hoa Hạ … cuối cùng là Trung Quốc, chủ nhân của Văn Hóa Du mục.
Trái với Văn Hóa Du mục, Văn Hóa Nông Nghiệp chủ về Vương Đạo, sống Nhân Nghĩa, ứng xử “Tình lý tương tham”, cộng đồng công thể, bình sản, tự do, dân chủ, tôn trọng phụ nữ. Trật tự xã hội theo Nhân Trị, giáo dục thì áp dụng khoa cử; Quốc sự thì cử Hiền … Đó là tiến trình phát triển từ sơ khai khuyết sử đến thời hiện đại khoảng cuối TK XIX.

Nếu có thiện chí và “Đồng thanh tương khí”, mời ông tham gia cùng chúng tôi nhìn lại lịch sử Trung Hoa.

Xin trích dẫn Lời giới thiệu cuốn sách sẽ xuất bản của Nhà văn, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy nhan đề : “Viết lại lịch sử Trung Hoa”, để Ông có hướng tiếp cận:

    “Bạn thân mến,
     Bạn đang đọc những dòng đầu tiên của cuốn sách sẽ chấn động niềm tin và thức tỉnh lương tri bạn.
     Cho đến nay, không chỉ bạn mà cả thế giới tin rằng, người phương Tây đem Văn Minh đến Trung Hoa. Tới lượt mình, người Trung Hoa mang Văn Minh xuống khai hóa dân An Nam mông muội. Ngôn ngữ Việt mượn 60% tiếng Hán. Văn Hóa Việt là sự vay mượn Văn Hóa Trung Quốc chưa đến nơi đến chốn…
     Tin hay không tùy bạn nhưng đó là sự dối trá vĩ đại!
     Từ tri thức của thế kỷ XXI, cuốn sách này sẽ nói với bạn một sự thật trái ngược.                                                                                                                                 Hàng vạn năm trước, khi phần lớn nhân loại còn sống vùi trong băng giá thì từ Việt Nam, người Việt đã mang rìu đá – công cụ ưu việt của loài người chúng ta thời đó – đi lên khai phá đất Trung Hoa. Rồi cũng từ Việt Nam, những lớp di dân tiếp theo mang cây lúa, cây kê, giống gà, giống chó lên xây dựng nền văn minh nông nghiệp rực rỡ trên Hoa lục. Tiếng nói Trung Hoa được sinh ra từ tiếng Việt. Chữ tượng hình Giáp cốt văn Trung Hoa do người Việt sáng tạo. Kinh Thi, kinh Thư, kinh Nhạc, kinh Lễ là của người Việt. Âm Dương, Ngũ Hành, Thiên Can, Địa Chi, Bát Quái và Dịch lý… cũng là sáng tạo của người Việt. Nếu lịch sử một quốc gia là lịch sử của những cộng đồng dân cư chủ đạo làm nên quốc gia đó, thì lịch sử Trung Hoa chính là lịch sử của người Việt đã và đang sống trên đất Trung Hoa. Bạn ngỡ ngàng, bạn nghi ngờ? Không có gì lạ vì nhiều người cũng hoài nghi như bạn!
Dễ gì trong chốc lát lật ngược sự thật bị khuất lấp hơn hai nghìn năm! Vâng, hai nghìn năm lầm lạc! Nguyên nhân là trong quá khứ, người Việt bị mất đất đai, mất chữ viết nên mất luôn lịch sử. Từ chủ nhân của nền Văn Minh phương Đông rực rỡ, người Việt bị tước đoạt tất cả để trở thành đám trôi sông lạc chợ, học nhờ đọc mướn! Rất may là, sang thế kỷ này, trí tuệ nhân loại đã soi sáng quá khứ bị quên lãng, trả lại công bằng cho lịch sử.
     Vì lẽ đó, phải viết lại lịch sử Trung Hoa.
     Cuốn sách nhỏ nơi tay bạn sẽ là những dòng đầu, chương đầu của mọi cuốn sử Trung Hoa trong tương lai.
Sài Gòn Xuân 2013  

Với chủ đề VHVN, chúng tôi xin giới thiệu 32 tác phẩm với hơn 7.000 trang của Triết gia Kim Định và 8 tác phẩm với hơn 8.000 trang của Việt Nhân trên anvile235.blogspot.com & khatsi235@gmail.com. Ông có thể liên hệ để tải về hoặc nhận tài liệu dễ dàng và nhanh chóng.

Chúng tôi rất mong sự quan tâm và hợp tác của Quý Ông cùng bạn đọc gần xa, các nhà hảo tâm, các vị mạnh thường quân, các nhà nghiên cứu… lưu tâm đầu tư cho việc in ấn và phát hành số lượng sách trên, góp phần phát triển Tủ sách Kinh điển Nước Việt, Văn Hóa đọc và phát huy Trí tuệ Việt Nam như là một thực thể không tách rời Ngôi nhà chung Thế giới.

Một lời hồi âm là hạnh phúc đối với chúng tôi.

Kính mến!


Lê An Vi  khatsi235@gmail.com

015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...