Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

VIỆT TỘC ĐI TRƯỚC TÂY PHƯƠNG NHIỀU NGÀN NĂM VỀ “HÒA GIẢI CHÂN THỰC”



   VIỆT TỘC ĐI TRƯỚC TÂY PHƯƠNG 

NHIỀU NGÀN NĂM VỀ “HÒA GIẢI CHÂN THỰC”

Lê Việt Thường




      Bàn về vấn đề “Tam Giáo Đồng Nguyên”, Hoàng Ngọc Hiến viết như sau :
“Nguyên tắc “đồng nguyên” văn hóa tạo ra một môi trường văn hóa thuận cho  tinh thần khoan hòa văn hóa. Tinh thần khoan hòa này cao hơn những sự cố chấp “tôn giáo”, “triết học”, “mỹ học”. Tinh thần khoan hòa văn hóa có cơ sở triết học ở “ý thức về Người khác”, đó là ý thức “tôn trọng những khác biệt của kẻ khác, để kẻ khác tôn trọng những khác biệt của ta” (đây là định nghĩa của nhà triết học Mêhicô Leopoldo Zea về từ “khoan hòa” được ông xem là “từ then chốt” trong văn hoá thế giới ngày hôm nay). Tinh thần “khoan hòa” văn hóa bao hàm khả năng “định lại những dị biệt của ta, những điều làm cho ta khác người khác, song vẫn tôn trọng những gì không giống ta mà bình đẳng với ta” (tài liệu đã dẫn). Trong sự đa dạng văn hóa, nói theo cách diễn đạt của Leopoldo Zea: “điều quan trọng là có thể khác nhau một cách bình đẳng sao cho mọi người đều bình đẳng trong khi vẫn khác nhau”.
Trong một bài nghiên cứu về tinh thần khoan hòa của tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” Trần Ngọc Vương có nhận xét đích đáng về khả năng “xuất nhập trong tam giáo” của những trí thức cựu học… “Nhà nho số một trong lịch sử Nho giáo ở Việt Nam – tác giả viết – là Nguyễn Trãi cũng tâm sự với sư Đạo Khiêm: Đừng lạ nếu một ngày nào đó, tôi cũng sẽ đi tu thiền (“Lân kỳ ngã diệc thượng thừa Thiền”). Nguyễn Bỉnh Khiêm khi lui về, vừa dựng quán Trung Tân, vừa lập am Mây trắng. Ngô Thời Nhiệm đi xa hơn nữa, lấy pháp hiệu Hải Lượng thiền sư, tự mệnh là Trúc Lâm đệ tứ tổ, trước tác sách về triết học Phật giáo rất dụng công (Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh)” . Còn có thể dẫn ra ở đây sự kiện it được biết đến là Nguyễn Du đã đọc kinh Kim Cương “ ngàn lần có lẻ” và đến như Nguyễn Công Trứ, một Nho gia tưởng chừng như chỉ có biết đạo-nghĩa “quân, thần” và chí “sẻ núi lắp sông” thì trong bài thơ Vịnh Phật  của ông ngộ ra được cách nhìn nhà Phật: không còn sự đối lập trong / ngoài, lớn /nhỏ…nữa. Tâm thế “xuất nhập” thoải mái trong tam giáo là điều đáng suy nghĩ có liên quan đến tín ngưỡng, đức tin của người Việt. Phải chăng ngay trong đức tin người Việt cũng thích sự thoải mái, tránh những gì quá căng thẳng, gò bó.
     Văn hoá càng phát triển càng khoan hòa. Trong những lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự sự phân tuyến thường bộc lộ một cách rạch ròi, đôi khi đến mức tàn nhẫn. Trong lĩnh vực của văn hóa, tinh thần đích thực là sự khoan hòa. Ngay cả trong trường hợp sự phân tuyến được đặt ra, văn hóa –  trung thực với tinh thần của chính nó – cũng đứng trên quan điểm khoan hoà văn hóa để nhìn nhận sự phân tuyến. Tinh thần khoan hòa của văn hóa thể hiện trong sự nhìn nhận ưu tiên của  lợi ích tối cao của sự phát triển dân tộc và tiến bộ xã hội: văn hóa dân tộc cao hơn mọi thành kiến giai cấp hẹp hòi và tiếp nhận mọi giá trị làm giầu cho nó. “Proletcult” của Nga cũng như những phong trào văn hóa “tả” khuynh khác dẫn đến những hậu quả tai hại vì đã đánh mất tinh thần khoan hòa của văn hóa. Văn hóa càng khoan hòa thì càng lớn…..” (1)
      Lần này  cũng vậy, những gì HNH viết ra ở đây cũng chỉ lập lại nội dung chứa đựng trong các sách vở hiện có, chứ không có chút gì gọi là sáng kiến cả !. Có thể nói rằng Hoàng Ngọc Hiến bị “mắc kẹt”  ở bình diện THÔNG TIN, KIẾN THỨC, vẫn còn xử dụng phương pháp TỔNG CỘNG nhằm chất đống cạnh nhau  một mớ  Thông Tin Kiến Thức ngổn ngang, rời rạc , chứ chưa thực sự lên được trình độ VĂN HÓA để có khả năng xử dụng phương pháp TỔNG HỢP nhằm LIÊN HỆ được  với nhau các Kiến Thức, Dữ Kiện….. để đưa ra một Cái Nhìn KHÁC với hiện trạng, cùng  với những sắc thái, ý tưởng Mới Mẻ.
Thật vậy, nếu quả thực HNH đạt được trình độ VĂN HÓA, thì thay vì một cách thiếu sáng tạo ,để hiện tượng “Tam Giáo Đồng Nguyên” của Viễn Đông và Việt Nam nằm “chình ình” bên cạnh  cái mà HNH  đặt cho cái tên là   tinh thần khoan hòa văn hóa ngày nay, mà không đưa ra được một nhận xét độc đáo mới mẻ nào cả nhằm liên hệ hai hiện tượng nêu trên với nhau.
     Câu hỏi mà đáng lẽ HNH có thể đặt ra ở đây chẳng hạn là TẠI SAO “Tam Giáo Đồng Nguyên” hay nói theo thuật ngữ của HNH, tinh thần khoan hòa văn hóa đã hiện hữu dọc dài Lịch Sử Văn Hóa của Viễn Đông và Việt Nam, chứ không riêng gì  ở hai triều  đại Lý-Trần bên Ta hay  triều đại nhà Tống bên Tàu  chỉ là những thời điểm thuận tiện  nhất cho  hiện tượng nêu trên mà thôi!
Trong khi đó, cái gọi là , tinh thần khoan hòa văn hóa chỉ được đề cập tại Tây Phương vào cuối thê kỷ 20 và đầu thế kỷ  21 mà thôi ?
Như chúng tôi đã có dịp trình bày trước đây, theo các Triết Gia lớn nhất của Tây Phương cận đại  như  Nietzsche, Jaspers, Heidegger  thì Văn Hóa Tây Phương nói chung và Triết Học Tây Phương nói riêng gặp phải vấn đề có tính cách Cốt Lõi, Nền Tảng, tức vì những Sai Lầm của các Tổ Sư : Socrates, Plato, Aristotle mà Triết Cổ Điển Tây Phương đã trở thành DUY LÝ do đó  MỘT CHIỀU khiến bị chặt đứt với Truyền Thống Tâm Linh, tức nguồn MINH TRIẾT Uyên Nguyên của Nhân Loại. Mà hệ quả là tinh chất  MỘT CHIỀU nêu trên được phản ảnh qua hệ thống các Định Luật chi phối toàn bộ nền Văn Hóa và Triết Học Tây Phương gồm các nguyên lý Đồng Nhất, Mâu Thuẫn, Triệt Tam và Căn Do trong 25 thế kỷ vừa qua.
– Trước hết là nguyên lý Đồng Nhất: A là A. Động là động. Tĩnh là tĩnh. Mỗi cái riêng biệt khỏi cái kia.
– Thứ hai là nguyên lý Mâu Thuẫn: A không thể một trật là không A. Động không thể một trật là không động.
– Thứ ba là nguyên lý Triệt Tam (excluded middle): một là A, hai là không A, không thể có cái thứ ba vừa là A và không A (tertitum non datur). Không thể có vừa động vừa tĩnh.
– Bốn là nguyên lý Căn Do: B sinh bởi A (bao hàm sự có trước có sau). Không thể có chuyện “cùng sinh” kiểu “Thiên địa dữ ngã tịnh sinh” được. (2)
     Các nguyên lý nêu trên của Văn Hóa, Triết Học  Tây Phương trước kia tạm thời được xử dụng ở cõi Hiện Tượng, nay đã bị lung lay tới tận gốc rễ khi Khoa Học đã tiến tới đợt Vi Trần Vật Lý (micro-physics)
     Thật vậy,  ở đợt Vi Thể, giống như thế giới Dịch Lý, Khoa Học tân tiến ngày nay như  nguyên lý  Bất Định (Uncertainty principle) của Heisenberg chẳng hạn,  không thể tách rời vật được quan sát (thế giới khách quan) ra khỏi tâm trạng của người quan sát (thế giới chủ quan) vì cả hai ảnh hưởng lẫn nhau.
     Và đó cũng là  chủ trương HAI CHIỀUcủa Việt Nho dựa trên nguyên lý: “Âm chi trung hữu dương căn. Dương chi trung hữu âm căn”, nên vạn vật phải luôn luôn có Hai Cực mới tiến hóa. Như câu nói của Trương Tái: “mọi sự vật đều mang tính chất lưỡng nhất. Có nhất mới linh động thần diệu, có lưỡng mới năng biến hóa = “Nhất vật lưỡng thể khi dã: nhất cố thần, lưỡng cố hóa” ĐC: 194. (3)
     Cũng như dựa trên tinh thần THÁI HÒA của Trống Đồng VIỆT hay nguyên lý CHÍ TRUNG HÒA của NHO
Trong khi đó, tất cả các nguyên lý Đồng Nhất, Mâu Thuẫn, Triệt Tam và Căn Do vừa đề cập ở trên  làm nên tính chất MỘT CHIỀU của Văn Hóa và Triết Học Tây Phương. Ngoài ra,  nguyên lý Triệt Tam (excluded middle):  “một là A, hai là không A, không thể có cái thứ ba vừa là A và không A (tertitum non datur). Không thể có vừa động vừa tĩnh” hoàn toàn đi ngược lại với Triết Lý HÒA GIẢI dựa trên chủ trương HAI CHIỀU và nguyên lý THÁI HÒA của Việt Nho, đồng thời  giải thích một cách đặc biệt :
–         Tại sao tinh thần BẤT TƯƠNG DUNG (intolerance) đã ngự trị suốt dọc dài Lịch Sử Tây Phương được thấy qua chẳng hạn  các  hình thức xung đột đẩm máu giữa hai phe Hữu Thần và Vô Thần, các cuộc Thánh Chiến với Thập Tự Quân kéo dài từ thế kỷ này qua thế kỷ khác giữa Thiên Chúa giáo và Hồi Giáo, các cuộc Thánh Chiến giữa các Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành….
–         Tại sao ngay khi bước vào Thời Mới, Darwin vẫn chủ trương đấu tranh sinh tồn  trong bầu khí hùng hục đi chiếm thuộc địa và thị trường ở thế kỷ 18-19 giữa những tiếng hò của các triết gia: Hobbes cho người là chó sói với người, Hegel chước chuẩn cho quốc gia mạnh nhất khỏi phải hợp thức hóa những tài nguyên đã đoạt được…..hoặc Karl Marx chủ trương “Đấu Tranh Giai Cấp” , chứ trong “làng” Triết Tây trong một thời gian rất dài, không có câu nào nói đến HÒA GIẢI như kiểu “Tứ Hải Giai Huynh Đệ” của   Nho Giáo cả ?!
–         Tại sao tinh thần khoan hòa văn hóa chỉ được đề cập tại Tây Phương vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ  21 mà thôi ?
Là vì Tây Phương dẫu sao cũng đã có dịp tiếp xúc với Văn Hóa Phương Đông, đặc biệt Nho Giáo   trong mấy thế kỷ vừa qua. Ngoài ra đã gây ra cũng như đã hứng chịu những hậu quả thảm hại của 2 Thế Chiến, các cuộc chiến tranh Thuộc Địa, Ý Thức Hệ trong các thế kỷ 19, 20 vừa qua. Do đó, những phần tử Ý Thức Nhất trong giới Trí Thức Tây Phương  ở thời Cận Đại và Hiện Đại, cũng đã bắt đầu thấy rõ những Sai Lầm với những hậu quả trầm trọng mà nguyên nhân bắt nguồn từ  nội dung Văn Hóa MỘT CHIỀU  của họ. Đến nỗi triết gia lớn nhất của Tây Phương cận đại là Martin Heidegger phải thốt lên với tất cả sự thâm tín của ông : “Văn hóa Tây Âu hỏng từ nền tảng, nên truyền bá đến đâu là gieo máu và nước mắt đến đấy”.
    Tất cả những lý do vừa nêu trên giúp giải thích tại sao mãi đến cuối thê kỷ 20 và đầu thế kỷ  21, Tây Phương mới bắt đầu bàn về tinh thần khoan hòa văn hóa.
     Tuy nhiên, phần đông cũng chỉ dừng lại ở “đầu môi chót lưỡi” mà thôi do hậu quả   Tai  Hại của nền triết học DUY LÝ của họ. Lý do là SỐNG là một Hành Trình có tính cách  TOÀN DIỆN đòi hỏi sự Tham Dự của mọi Cơ Năng trong mỗi con người, không chỉ dừng ở   Ý (Duy Lý) mà còn phải liên hệ được với TÌNH và CHÍ nữa trong một sự  HÒA ĐIỆU Tâm Lý, hay nói theo ngôn ngữ  ngày nay, hành giả phải có khả năng  Giàn Hòa Ý THỨC với TIỀM THỨC thì mới có thể tiến tới Hành Động và HIỆN THỰC được.
     Nói cách khác, Triết Học phải móc nối được với MINH TRIẾT thì mới thiết lập nổi một ĐẠO SỐNG Toàn Diện như Đạo TU THÂN của Nho Giáo chẳng hạn, nhằm  tiến tới trạng thái  TRI HÀNH HỢP NHẤT .
     Chỉ lúc đó,Hành Giả  mới có thể bắt đầu nói chuyện HÒA GIẢI với Tha Nhân được, một sự Hòa Giải chân thực, bình đẳng, chứ KHÔNG phải  loại “hòa giải, hòa hợp” GIẢ TRÁ hiện nay của đám Dân Chủ, Phản Tỉnh  CUỘI mà  trong thực chất chỉ là một sự ĐẦU HÀNG Trá Hình  trước BẠO LỰC của nhà Cầm Quyền CSVN mà thôi !!!
     Ngoài ra, phương pháp TỔNG CỘNG cũng được Hoàng Ngọc Hiến áp dụng ở một chỗ khác khi có dịp bàn về hai phạm trù VĂN MINH và VĂN HÓA. Hoàng Ngọc Hiến viết:
“Sự phân biệt khái niệm “văn hóa” và khái niệm “văn minh” không đơn thuần có ý nghĩa học thuật. Bản thân sự phát triển hiện tại của xã hội ta đặt ra vấn đề học thuật này. Có thể hiểu một cách ước lệ “văn minh” là những thiết chế và cơ chế kinh tế, pháp lý, xã hội… được đặt ra để bảo đảm trật tự và ổn định của đời sống xã hội; văn hóa là tổng  thể những tư tưởng triết học, đạo đức học, tôn giáo, mỹ học… được siêu thăng từ đời sống tinh thần của xã hội, cuộc sống này bao giờ cũng phong phú hơn rất nhiều cũng như những tư tưởng siêu thăng này bao giờ cũng bền vững hơn những thiết chế của văn minh nhất thời cai quản xã hội. Hiểu như vậy, nền văn minh xã hội chủ nghĩa – đúng hơn, hệ thống văn minh của “cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa” mà nước ta đã từng là một bộ phận đang ở trong một cuộc khủng hoảng trầm trọng, hàng loạt thiết chế bị đổ vỡ, có những mảng lớn sụp đổ hoàn toàn. Ngay trong nền văn minh xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhiều thiết chế tỏ ra lỗi thời, không sao trụ lại được trước xu thế đổi mới: chế độ hợp tác xã “công điểm”, chế độ thương nghiệp “tem phiếu” , “hai giá”…, bao trùm lên tất cả là chế độ bao cấp thâm nhập vào mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Để hiểu đúng cuộc khủng hoảng của nền văn minh xã hội chủ nghĩa cũng cần thấy rằng nền văn minh phương Tây vẫn  được xem là đối lập với nền văn minh của chúng ta hiện tại cũng đương lâm vào cuộc khủng hoảng không kém phần trầm trọng. Trong tác phẩm “Làn Sóng Thứ Ba” nổi tiếng của nhà tư tưởng xã hội Mỹ Alvin Toffler, cuộc khủng hoảng của văn minh phương Tây (được tác giả đưa vào phạm trù Làn sóng thứ hai) đã được đánh giá gọn lỏn: “Có mùi bệnh trong không khí. Đó là mùi của nền văn minh Làn sóng thứ hai đang chết” . Chúng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng văn minh toàn cầu. Hiểu ra được điều này, chí ít cũng tránh được ý nghĩ hão huyền đang ám ảnh không ít người – là tìm lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng của nền văn minh xã hội chủ nghĩa bằng cách nhảy bổ vào cuộc khủng hoảng của văn minh phương Tây.
     Văn hóa (do gốc rễ lịch sử bền sâu bao giờ cũng có tiềm lực trường tồn lớn hơn những thiết chế văn minh thường thiên về mặt hành dụng và do đó tính bất định, tính nhất thời nhiều hơn) không nhất thiết bị cuốn hút vào sự đổ vỡ của văn minh. Văn hóa với sự tích luỹ những hằng số lịch sử và tầm nhìn khoáng đạt, quán xuyến hiện tại, quá khứ và tương lai thuộc bản chất của nó có thể trụ lại được trong cuộc khủng hoảng nếu trở về những nguồn minh triết và với tinh thần đổi mới từ những gíá  trị minh triết bền vững đề ra được những tư tưởng căn cốt khả dĩ rút ra được những bài học của sự suy sụp những thiết chế văn minh lỗi thời, đồng thời định hướng sự phát triển của văn minh, định hình viễn cảnh của một xã hội văn minh tốt đẹp hơn, đáp ứng những khát vọng tự do của nhân dân và những ước mong hạnh phúc của đồng bào. Trong tình hình hiện nay, đối với giới văn hóa – những nhà văn hóa và những người làm công tác văn hóa – thiết tưởng không có nhiệm vụ nào quan trọng và cấp thiết hơn là đề ra được những tư tưởng căn cốt, những giá trị bền vững như vậy ”. (4)
     Ở đây cũng vậy, HNH sao chép hai định nghĩa về “Văn Hóa” và “Văn Minh” từ các sách vở hiện hành, đồng thời  đặt hai định nghĩa nêu trên  “chình ình” bên cạnh nhau, mà không Liên Hệ được chúng với nhau.
Nếu HNH thực sự nắm vững nội dung của  “Văn Hóa- Văn Minh” và có chút ít kiến thức về Dịch Lý, thì đã có thể Liên Hệ chúng với hai câu quen thuộc nằm trong Kinh Dịch sau đây:

“Tại thiên thành tượng

Tại địa thành hình.”
Mà ở đây “Tượng” có thể dùng để chỉ VĂN HÓA, và “Hình”  để chỉ VĂN MINH.
Nếu đúng nghĩa uyên nguyên của nó thì “TƯỢNG “chưa” thành hình, và tự khi thành hình thì liền lọt vào quỹ đạo của giác quan lý trí bé nhỏ “có thành có diệt” không còn trong vòng sinh sinh của Tượng. Vì thế nếu hiểu đúng thì Tượng chưa thành hình nên không thể nói lên bằng lời, vẽ ra bằng ảnh: nên muốn nói đến phải dùng dấu hiệu để chỉ gián tiếp. Đây là ý nghĩa của chữ Tượng (symbol) nhằm đưa tâm thức tự cái hữu hình tới cái vô hình. Như thế “Linh Tượng” hay TƯỢNG phải là một sự khải linh (epiphany) tức làm xuất hiện lên cái không thể nói ra bởi trong phạm vi chính của nó thuộc tiềm thức, siêu hình, siêu nhiên, siêu thức. Tượng phải là sự khải linh ra cái gì to lớn, nó cũng như nghệ thuật dùng cái hữu hạn để khải phát ra cái vô hạn. Nói khác Tượng có cả hữu hạn lẫn vô hạn và chính vì nửa hữu hạn này mà tượng có tính chất cụ thể. Nhưng cần có nửa vô hình nữa mới là biểu tượng. Vô hình tức là mở sang cõi vô biên, vô tế bao gồm những phẩm chất không thể biểu thị…..” (5)
     Câu hỏi được đặt ra ở đây là nếu TƯỢNG với câu định nghĩa  như trên và dùng để chỉ VĂN HÓA như chúng tôi đề nghị thì có đi ngược lại với câu định nghĩa thông thường mà HNH xử dụng ở trên:  “văn hóa là tổng  thể những tư tưởng triết học, đạo đức học, tôn giáo, mỹ học… được siêu thăng từ đời sống tinh thần của xã hội”?
     Câu thưa của chúng tôi là KHÔNG Đi Ngược mà chỉ bổ túc và trọn vẹn hóa câu định nghĩa thông thường  nhằm giúp nó đạt được Tinh Hoa của Văn Hóa mà thôi.
     Thật vậy, câu định nghĩa thông thường về Văn Hóa có hai vế:
_ vế thứ nhất: “   văn hóa là tổng  thể những tư tưởng triết học, đạo đức học, tôn giáo, mỹ học…
_ vế thứ hai: “được siêu thăng từ đời sống tinh thần của xã hội”.
Nếu vế thứ nhất, không có điều gì đáng “phàn nàn” thì trái lại, chúng tôi đặt vấn đề đối với từ ngữ “tinh thần ” trong vế thứ hai.
Lý do là các tác giả Tây Phương trung bình  thường hiểu “tinh thấn’ là “Lý Trí” do những sai lầm nền móng của Triết Cổ Điển.Nhưng những Triết Gia lớn nhất của Tây Phương cận đại như Heidegger chẳng hạn, đặt lại vấn đề với lối hiểu nêu trên.
Heidegger cho rằng  cái gọi là “Siêu Hình” của Triết Cổ Điển thực sự KHÔNG phải là Siêu Hình”, mà chỉ là “Siêu Thị”, “Siêu Giác” (suprasensible). Tức là đối với Heidegger, Ý Niệm (idea) sản phẩm của Lý Trí. chỉ là hình ảnh Sự Vật của cõi Hiện Tượng được trừu tượng hóa mà thôi, do đó Lý Trí  vẫn nằm trong cõi Hữu Hình, chứ không vươn lên được tới cõi Siêu Hình  mà hệ quả của điều trên  là từ ngữ “tinh thấn” trong vế thứ hai của câu định nghĩa về Văn Hóa mà HNH trích dẫn, trong đồng văn của nền Văn Hóa Tây Phương, được đồng hóa với Lý Trí KHÔNG phải là Tinh Thần đích thực theo Heidegger, cũng KHÔNG phải là TƯỢNG theo Kinh Dịch, do đó KHÔNG thể xử dụng để bàn về Văn Hóa đích thực được!
Tóm lại,  muốn đạt được một nền VĂN HÓA Đích Thực, nội dung liên hệ phải vươn tới cõi Siêu Hình thực sự hay cõi TƯỢNG trong câu ““Tại thiên thành tượng”của Dịch Lý, chứ không thề dừng lại ở đợt “tinh thấn” hiểu là “Lý Trí” trong đồng văn của nền Văn Hóa Tây Phương.
     Trong bốn nguyên lý Từ-Tượng-Số-Chế mà nền Triết Lý nào hội đủ cả bốn yếu tố thì có thể  được gọi là một nền Nhân Bản Tâm Linh toàn diện, chứng tỏ rằng nền Triết Lý đó có thể SỐNG được  và nền Văn Hóa liên hệ đã đạt đươc đợt MINH TRIẾT, ta thấy “TƯỢNG là bước thứ hai sau Lời (Từ). Văn hóa nào bám sát vào Lời (như Văn Hóa Tây Phương chẳng hạn vì DUY LÝ) thì phải thải bỏ hết các Biểu Tượng. Mà hệ quả của điều tai hại nêu trên là Đạo Đời Ly Gián, tức Triết Lý của nền Văn Hoa liên hệ (Triết TÂY ở đây) KHÔNG thể SỐNG được, vì đánh mất TƯỢNG hay Minh Triết.
     Trở lại câu định nghĩa thông thương về VĂN HÓA mà HNH trích dẫn ở trên, “văn hóa là tổng  thể những tư tưởng triết học, đạo đức học, tôn giáo, mỹ học… được siêu thăng từ đời sống tinh thần của xã hội” thì chúng ta có thể giữ nguyên câu trên với điều kiện phải hiểu “tinh thấn” là Minh Triết hay TƯỢNG trong câu “Tại thiên thành Tượng” của Kinh Dịch chứ không thể hiểu là  Lý Trí  trong đồng văn của nền Văn Hóa Tây Phương được.
     Có như vậy thì ĐẠO mới thực sự VÀO ĐỜI tức VĂN HÓA đúng nghĩa phải có khả năng chi phối mọi sinh hoạt, sắc thái của CUỘC SỐNG kể cả khía cạnh VĂN MINH “là những thiết chế và cơ chế kinh tế, pháp lý, xã hội… được đặt ra để bảo đảm trật tự và ổn định của đời sống xã hội”như Hoàng Ngọc Hiến trích dẫn ở trên.
Sau khi bàn về hai phạm trù “Văn Hóa- Văn Minh” một cách tổng quát, HNH đề cập đến cái gọi là “nền văn minh xã hội chủ nghĩa” như sau:
“Hiểu như vậy, nền văn minh xã hội chủ nghĩa – đúng hơn, hệ thống văn minh của “cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa” mà nước ta đã từng là một bộ phận đang ở trong một cuộc khủng hoảng trầm trọng, hàng loạt thiết chế bị đổ vỡ, có những mảng lớn sụp đổ hoàn toàn. Ngay trong nền văn minh xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhiều thiết chế tỏ ra lỗi thời, không sao trụ lại được trước xu thế đổi mới: chế độ hợp tác xã “công điểm”, chế độ thương nghiệp “tem phiếu” , “hai giá”…, bao trùm lên tất cả là chế độ bao cấp thâm nhập vào mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực văn hóa, tư tưởng”.
Nếu có ai thoáng đọc qua đoạn văn nêu trên thì  có thể lầm tưởng rằng Hoàng Ngọc Hiến là một con người “can đảm” dám đem ra “mổ xẻ” các “thói hư tật xấu” của “đỉnh cao trí tuệ loài người” là cái mà HNH gọi là nền văn minh xã hội chủ nghĩa ở đoạn trên.Nhưng nếu kịp suy nghĩ lại, thì sẽ nhận thấy những gì HNH viết ra ở đây chỉ  là những điều mà ngày nay ai ai cũng biết về Xã Hội CS, chứ chả có điều gì thực sự là Mới Mẻ cả. Ngoài ra,  người ta trông chờ từ “nhà văn hóa” Hoàng Ngọc Hiến những điều cần phải ngoạn mục hơn thế nhiều !
     Nhưng hình như chúng ta đã “mất công toi” : thật vậy, thay vì nhìn thẳng vào vấn đề nhằm  tìm giải pháp cho những Sai Lầm trầm trọng của nhà cầm quyền CSVN hiện nay, thì trái lại Hoàng Ngọc Hiến lại tìm cách LÁCH, tức né tránh giải quyết vấn đề  bằng câu tuyên bố đại khái như sau: “Nếu nền Văn Minh XHCN gặp phải KHỦNG HOẢNG, thì Văn Minh Tư bản CŨNG VẬY” ???!!!
HNH viết: “Để hiểu đúng cuộc khủng hoảng của nền văn minh xã hội chủ nghĩa cũng cần thấy rằng nền văn minh phương Tây vẫn  được xem là đối lập với nền văn minh của chúng ta hiện tại cũng đương lâm vào cuộc khủng hoảng không kém phần trầm trọng…..”
Chưa hết ! HNH lại cho “chìm xuồng luôn” vấn  đề liên hệ bằng câu phát biểu kế tiếp: Đây thực ra là một cuộc Khủng Hoảng CHUNG của TOÀN CẦU ???!!!
HNH viết: “]Chúng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng văn minh toàn cầu. Hiểu ra được điều này, chí ít cũng tránh được ý nghĩ hão huyền đang ám ảnh không ít người – là tìm lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng của nền văn minh xã hội chủ nghĩa bằng cách nhảy bổ vào cuộc khủng hoảng của văn minh phương Tây.”???!!!
ĐÚNG LÀ NGỤY BIỆN ! Phải chăng ở  đây Hoàng Ngọc Hiến muốn đặt Xã Hội  CSVN hiện tại ở vị trí  NGANG HÀNG với các Xã Hội Tân Tiến ngày nay ?!
Luận điệu nêu trên của HNH nếu phát biểu một cách “ví von”, thì cũng tương tự trường hợp một “chú bé con”  (CSVN) theo học lớp Đồng Ấu, đang vất vả tập  Đánh Vần, lại dám TỰ đem so sánh với những Khó Khăn của những người đang học ở cấp ĐẠI HỌC ?!
Tóm lại, Đáng lẽ HNH phải biết nhìn thẳng vào vấn đề  bằng cách  khuyên nhủ (với tư cách một “Nhà Văn Hóa” ?) “chú bé con” nêu trên (tức nhà cầm quyền CSVN) mau mau CẢI TỔ Đất Nước để theo kịp “người ta” (tức “lên lớp” theo ngôn ngữ nhà trường) bằng cách giải quyết cấp tốc các vấn đề CĂN BẢN của Xã Hội VN trước  đã,  nhằm cho người Dân VN được hưởng  ít nhất những điều TỐI THIỂU trước khi đương sự bàn đến các chuyện CAO XA khác.
     Nhưng điều đáng buồn ở đây là Hoàng Ngọc Hiến không chịu hành xử như vậy mà trái lại, tìm cách  tránh né bàn về  các vấn đề  nghiêm trọng và khẩn cấp đối với Xã Hội và người Dân VN hôm nay, đồng thời  lại muốn nhảy lớp bằng cách đề cập đến các vấn đề cao xa khác như sau:
“Văn hóa (do gốc rễ lịch sử bền sâu bao giờ cũng có tiềm lực trường tồn lớn hơn những thiết chế văn minh thường thiên về mặt hành dụng và do đó tính bất định, tính nhất thời nhiều hơn) không nhất thiết bị cuốn hút vào sự đổ vỡ của văn minh. Văn hóa với sự tích luỹ những hằng số lịch sử và tầm nhìn khoáng đạt, quán xuyến hiện tại, quá khứ và tương lai thuộc bản chất của nó có thể trụ lại được trong cuộc khủng hoảng nếu trở về những nguồn minh triết và với tinh thần đổi mới từ những giá trị minh triết bền vững đề ra được những tư tưởng căn cốt khả dĩ rút ra được những bài học của sự suy sụp những thiết chế văn minh lỗi thời, đồng thời định hướng sự phát triển của văn minh, định hình viễn cảnh của một xã hội văn minh tốt đẹp hơn, đáp ứng những khát vọng tự do của nhân dân và những ước mong hạnh phúc của đồng bào”.
Chưa hết ! Hoàng Ngọc Hiến lại còn nuôi nhiều ẢO TƯỞNG về vai trò của mình như là một “nhà văn hóa” ???!!! bằng câu phát biểu kế tiếp:
“Trong tình hình hiện nay, đối với giới văn hóa – những nhà văn hóa và những người làm công tác văn hóa – thiết tưởng không có nhiệm vụ nào quan trọng và cấp thiết hơn là đề ra được những tư tưởng căn cốt, những giá trị bền vững như vậy ”.
…..
     Để kết luận, , phần trình bày trên đây cho thấy Hoàng Ngọc Hiến không làm tròn nhiệm vụ của minh như một công dân, nhất là HNH nằm trong thành phần  ưu đãi của chế độ. Thay vì dám nhìn thẳng vào vấn đề liên quan đến  nhà cầm quyền CSVN hầu tìm ra những giải pháp cụ thể, thiết thực, khả thi  đối với tình thế khẩn trương hiện nay của Xã Hội VN, Hoàng Ngọc Hiến  lại Tự RU NGỦ đồng thời ru ngủ cả đồng bọn là đảng CSVN bằng cách đặt ra một cách Giả Tạo những vấn đề  có vẻ “Cao Xa” mà  tự thân HNH không có khả năng giải quyết, hầu tự nuôi ẢO VỌNG cũng như  đánh lừa người khác về vai trò thực sự của mình.
Một lần nữa, Hoàng Ngọc Hiến hành xử như một VĂN NÔ, hơn là một Nhà Văn Hóa đích thực !!!


CHÚ THÍCH
(1)   Hoàng Ngọc Hiến, “Luận Bàn Minh Triết & Minh Triết VIỆT”, NXB Tri Thức, Hà Nội, VN, 2011, tr. 89-91
(2)   Kim Định, http://vietnamvanhien.net/chuthoi.pdf IV. Cơ Cấu Thời Gian Với Sự Vật 4. Bàn về nguyên lý của hai loại triết tĩnh triết động
(3)Idem
(4)Hoàng Ngọc Hiến, Idem, tr.85-87
(5)   Kim Định, http://vietnamvanhien.net/loathanhdothuyet.pdf II Từ Linh Tượng Tới Biểu Tượng























































TỰ DO, DÂN CHỦ, BÌNH SẢN TRONG XÃ HỘI VIỆT CỔ

        TỰ DO, DÂN CHỦ, BÌNH SẢN
       TRONG XÃ HỘI VIỆT CỔ


            Lê An Vi


     Đôi lời chia sẻ với Ông Nguyễn Trần Bạt (NTB) trong bài "BÀN VỀ TỰ DO" đăng trên chungta.com.

     Tinh thần chung mà tác giả nêu ra là rất hữu ích cho xã hội mới hôm nay, bởi gần một thế kỷ trôi qua ở Việt Nam không có diễn đàn văn hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển bình thường của một xã hội bình thường. Vì lẽ không bình thường ấy, VN đang tụt hậu hàng ngày và đứng hạng Bét trên thế giới. Một trong những nguyên nhân cơ bản là Mất Tự  Do.
     Cũng rất tiếc rằng, tác giả NTB chưa nêu được khái niệm căn để và tiến trình của tự do gắn với triết lý nhân sinh của người Việt từ truyền thống tới hiện đại.
     Mặc dù tác giả đã nêu được đặc trưng cơ bản của tự do từ tính bản năng tới hiện đại, nhưng đã sai lầm khi nhận định rằng: "Phương Tây là mảnh đất đầu tiên có tự do, ở đó khát vọng tự do của con người được đáp ứng và chính sự gặp gỡ của con người với tự do đã tạo ra trạng thái phát triển rực rỡ".  Xin thưa, vậy thì những xã hội ở Châu Á và các châu lục khác tự do có hay không và nó nằm ở đâu ?
     Là người Việt, chúng tôi xin chia sẻ đôi điều về tự do trong cơ cấu Tự Do - Dân Chủ - Bình Sản ngay trên quê hương mình.





     TỰ DO - DÂN CHỦ - BÌNH SẢN


    THEO SUY TƯ CỦA NGƯỜI VIỆT



     Tự Do, Dân Chủ, Bình Sản ra đời từ nền văn hóa nông nghiệp đầu tiên ở Thái Bình Dương trên một diện tích trải dài và rộng từ nam sông Hoàng Hà đến sông Dương Tử, Đông Nam Á ra Biển Đông, từ thời thái cổ mà đại diện là Việt Nam ngày nay.
     Nền văn hóa nông nghiệp với những sản vật đặc trưng đầu tiên là hạt lúa, hạt kê, củ khoai, con gà, con lợn, con chó… được nuôi dưỡng từ nước và phù sa của những con sông lớn. Đặc trưng tính cách con người nơi đây là từ Đạo Nước, nhu nhuận như nước, mềm mại như nước, uyển chuyển như nước, lãng mạn một chút thì ướt át như nước, khi cần thì mạnh mẽ và dữ dội như nước. Dân gian thường nói “Nhất thủy nhì hỏa” là nghĩa đó. Dân nông nghiệp đặt văn trên võ, yêu thích văn thơ, nghệ thuật (diễn xướng dân gian); Đạo Hiếu thể hiện bằng Lễ, tức là Cung (tự trọng) và Kính (tôn trọng bậc sinh thành là cha mẹ, tổ tiên, trời đất). Đối nhân xử thế bằng nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; tình lý tương tham, phải người, phải ta; giữ tình bầu bí, lá lành đùm lá rách, toàn dân là đồng bào. Phép trị nước bằng văn trị còn gọi là đức trị, nhân trị. Cuộc sống định canh, định cư trái hẳn với văn hóa Du Mục.
          Văn hóa Du Mục ra đời chỉ sau Thời kỳ săn bắt hái lượm, trước Nông Nghiệp, với tính chất nước đôi. Đó là Du Mục gắn với Săn bắt hái lượm và Du Mục với yếu tố Nông Nghiệp (khi đi vào Nông Nghiệp). Địa bàn Du Mục trải rộng trên những đồng cỏ bao la từ Cận Đông Tiểu Á, trải rộng tới vùng thảo nguyên bát ngát Châu Á. Dân Du Mục sống duy nhất bằng nghề đi săn, suốt ngày rong ruổi trên lưng ngựa, rình mồi, săn đuổi con mồi để kiếm ăn. Uống sữa tươi, uống máu tươi thay nước, để đáp ứng sinh lực suốt đời sống săn. Cho nên tính cách con người ưa bạo động, hiếu chiến, bành trướng và chiếm đoạt bằng vũ lực, trọng võ hơn văn, trọng lý hơn tình, trọng nam khinh nữ… Chế độ hà khắc, từ chủ-nô đến phong kiến, độc tài, phân biệt giai cấp, đẳng cấp rõ rệt, cai trị bằng pháp trị (Luật Hình) thuộc Bá Đạo. Cuộc sống du cư, nhưng trải rộng. Với tính cách mạnh mẽ, tư duy nhị nguyên, không chấp nhận đối kháng, thay đổi nhanh chóng, giàu óc sáng tạo, kinh bang tế thế, chiếm lĩnh đỉnh cao… tạo tiền đề tiến nhanh đến văn minh.
     Từ những sự khác biệt cơ bản giữa hai nền văn hóa, Việt Nam luôn giữ gìn để xứng đáng là Đất Nước ngàn năm Văn Vật và Văn Hiến Chi Bang, luôn tỏa sáng với các giá trị nhân bản, nhân văn để trường tồn.
     Tự Do
     Tự do là do tự, nghĩa là do tự chính mình từ thâm tâm, chứ không phải do tác động bên ngoài (theo Kim Định). Đây là định nghĩa rất xác đáng từ chính đời sống Việt, tiếng Việt và trở thành Minh Triết Việt. Ngoài những đặc trưng phổ quát của khái niệm từ bản năng tự nhiên đến hiện đại văn minh, tự do đã từng là chất liệu nền móng tạo nên những giá trị gắn liền với nó là dân chủ và bình sản, phù hợp với thế kiềng ba chân và nguyên lý Tam Tài Thiên-Địa-Nhân của Lý học phương Đông. Tự do xuất phát từ chính nhu cầu của chủ thể cần nó để phát triển - con người, xã hội, thế giới. Khi nào chủ thể không có nhu cầu thì tự do trở nên vô nghĩa. Tự do không phải là tài sản để trao đổi, nên không có chủ sở hữu, cũng vì lẽ đó, xã hội Việt cổ không có chế độ nô lệ.
Mỗi người là Chủ nhân Ông đối với  cái Tự Do của chính mình, đồng thời tôn trọng Tự Do của người khác. Vì lẽ đó, Tự Do đã tạo nền móng cho Dân Chủ ra đời.
     Dân Chủ
     Dân Chủ có gốc từ nhân chủ, vì dân gốc từ nhân. Nhân chủ nghĩa là con người là chủ và làm chủ chính mình, làm chủ gia đình mình và làm chủ xã hội, theo nghĩa hẹp. Rộng ra, theo Dịch Lý, Nhân đứng ở vị trí bình đẳng như một Tài trong Tam Tài – Thiên, Địa, Nhân. Khi Trời làm, Đất làm thì Người cũng làm, gọi là “Tham thông”, nghĩa là cùng tham dự, cùng làm. Đó là nghĩa trọn vẹn của Nhân Chủ. Nhân Chủ rộng ra là Dân Chủ. Cơ sở vững chắc để Tự Do và Dân Chủ trường tồn, đó là Bình Sản.
     Bình Sản
     Bình sản là ai cũng được tham dự tài sản quốc gia theo định chế quân phân tài sản. Ruộng đất là của chung làng xã, còn gọi là công điền, công thổ (từ Thời Hồng Bàng Thị mà đỉnh cao là Thời Đại Hùng Vương cho tới cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20). Cơ chế này bảo đảm sự công bằng tương đối về sở hữu ruộng đất và tài sản khác trong xã hội. Đến tuổi ai cũng được chia đất theo xuất đinh theo 9 ô chữ Tỉnh #,  ô ở giữa là của vua, tức là một hình thức thuế mà 8 ô còn lại có nghĩa vụ đóng góp.  Không lấy tư sản làm căn bản, không tuyệt đối hóa quyền tư hữu. Vì vậy, không có Tư sản hay Vô sản. Hơn thế nữa, không có phong điền kiến quốc kiểu Tàu hay Tây. Ở Việt Nam có được phong cũng ít người và cũng chỉ được hưởng có một đời. Cho nên cũng không có chế độ phong kiến trong suốt các triều đại nhà nước Việt cổ.
     Xã hội có tôn ti trật tự, lấy thứ bậc gia đình làm nền tảng, cho nên mối quan hệ Nhà - Nước, Làng - Nước rất gần gũi, thân thiết hữu cơ bền vững. Đây chính là nguyên nhân cốt lõi mà tất cả các xã hội Việt Nam không tồn tại "xã hội có giai cấp". (Trừ mấy chục năm du nhập tư tưởng ngoại lai chủ nghĩa cộng sản không tưởng, tự gắn cho xã hội một XHCN có giai cấp và đấu tranh giai cấp, tự coi nhau là kẻ thù dẫn đến thảm cảnh CCRĐ).
     Bình Sản là một chế định bảo đảm tính công bằng vững bền tương đối về tài sản và quyền sở hữu cơ bản của mỗi thành viên trong cộng đồng văn minh nông nghiệp Việt Nam. Không ở đâu trên thế giới, ngay cả đến những cộng đồng văn minh như Khối Thịnh Vượng chung của các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới cũng chưa áp dụng cơ chế Bình Sản, mặc dù ý tưởng về một xã hội loài người lý tưởng, đoàn kết, đồng tâm đã có từ thời cổ đại qua biểu tượng Tháp Thông Thiên - Tháp Babilon, đến các cuộc cách mạng dân chủ tư sản Âu, Mỹ rồi cộng sản chủ nghĩa kiểu Mác, Lê ở Đông Âu.
     Với một cơ cấu chính trị, kinh tế, xã hội vững bền Tự Do - Dân Chủ - Bình Sản, xã hội Việt cổ đã đạt tới đỉnh cao của sự phát triển mà tiêu biểu là Nhà Nước Văn Lang của các Vua Hùng, với nền Văn Minh nông nghiệp đầu tiên ở trên thế giới, Đất Nước ngàn năm văn hiến với Văn Minh Trống Đồng. Xích Quỷ - Văn Lang là nhà nước có lịch sử tồn tại lâu đời nhất trên thế giới với 18 Thời Đại các Vua Hùng, trị vì suốt 2.620 năm (2.879 - 259 TCN).
     Suốt thế kỷ 20, ngành khoa học xã hội nhân văn do vô tình hay không nghiên cứu khoa học chính xác, nên đã lạc lối trong nhận thức dẫn đến thông tin sai lệch về xã hội Việt cổ. Di hại này đã đi vào tiềm thức phải mất vài thế hệ mới mong trả lại những giá trị nhân bản, nhân văn của nó. Giáo dục ngày nay dạy học trò, khi có ý định chê bai, đả kích những biểu hiện tiêu cực, lạc hậu của xã hội Việt xưa thì dùng phép “vơ đũa cả nắm” và chụp cho nó cái mũ "phong kiến thối nát", "giai cấp bóc lột", trong khi  ở VN, chưa bao giờ tồn tại chế độ phong kiến và giai cấp như đã dẫn.
     Vài nét về Phương Tây
     Thoạt đầu, khi nhà nước chiếm hữu nô lệ ra đời ở Châu Âu, tư tưởng lợi hành phát triển, tạo đà cho cưỡng hành chiếm ưu thế. Văn hóa du mục với bản tính ưa dùng bạo lực, bạo hành chiếm vị thế, quyền lực chủ nô lên ngôi, chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành. Theo đó, chế độ đặc quyền phân chia xã hội thành giai cấp và thần quyền phân chia xã hội thành đẳng cấp. Cộng đồng gắn liền với chế độ Chủ - Nô rõ rệt. Trong xã hội đó xuất hiện một loại người là Chủ, một loại là Nô. Khi là nô, con người bị tước đoạt giá trị nguyên bản người tự do để trở thành hàng hóa, là sản phẩm để các ông chủ có thể mua bán dễ dàng.
     Từ lâu, trí thức phương Tây đã tự nhận biết rằng, văn minh của họ đi đến đâu là gieo nước mắt, máu và chiến tranh ở đó. Từ xung đột tư tưởng đến ý thức hệ, mầm mống chiến tranh đều nảy sinh ở Châu Âu. Những chế độ nô lệ, độc tài, toàn trị, diệt chủng với những danh xưng như chiếm hữu nô lệ, phong kiến, phát xít, cộng sản... đều bắt nguồn từ đó. Nguyên nhân sâu xa chính là xung đột tư tưởng trong bản chất của triết học Nhị Nguyên/Dualism (chọn một, bỏ một hay được làm vua, thua làm giặc, to be or not to be). Triết học phương Tây có gốc từ văn minh du mục, chủ đạo là triết học duy vật và duy lý, cai trị bằng vũ lực, đi đôi với pháp trị. Những cây đại thụ hàng đầu như Socrates, Platon, Aristotel… đại diện của triết học trường ốc hàn lâm, chủ về thần quyền, xuất hiện thế lực thống trị, tách rời nhân sinh và trên nhân quần. Những tiến bộ về tư tưởng nhân bản, triết học nhân văn của Phương Tây là không thể phủ nhận. Với những cuộc cách tân về văn hóa, khoa học và công nghệ làm thay đổi cơ bản diện mạo Thế giới về mọi phương diện. Đó là một trong những cột mốc cách tân vĩ đại trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Nhân Loại như: Kỷ Nguyên Phục Sinh (~4000 TCN) với dấu tích ở Đảo Sinh Tồn - Rapa Nui, Kỷ Nguyên Phục Hưng (Renaissance TK 15-17) ở Châu Âu và Thế kỷ 21 này, khởi đầu của Kỷ Nguyên Phục Linh ở Châu Á (với tâm điểm Đông Nam Á).  Nhưng sản phẩm cuối cùng của nền triết học Châu Âu làm chúng ta phải suy ngẫm và suy xét khách quan để rút ra bài học.
     Mãi cho tới Thế kỷ 18, bắt đầu sự ra đời của những cuộc cải cách mới về tư tưởng tự do, dân chủ, triết học và khoa học kỹ thuật đã làm cho thế giới đổi thay về mọi mặt - Cách mạng Công nghiệp Anh 1764, Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776, Cách mạng Pháp 1788-1789.
     Năm 1863, Bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ ra đời ở nước Mỹ, xóa bỏ tàn dư chế độ Nô lệ, mở đầu cho Xã hội công dân với tự do, dân chủ, bình đẳng và bác ái tiến tới đỉnh cao, trở thành mẫu mực phát triển Nhân Loại.
     Từ đó tới nay, thế giới đã chứng kiến những thành tựu to lớn cho nhân loại từ văn minh Châu Âu. Nhưng thế kỷ 21 này, thế giới lại rơi vào nguy cơ đại khủng hoảng mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là xung đột ý thức hệ, dẫn đến những hệ lụy - môi trường sinh thái hủy hoại, chiến tranh ý hệ - sắc tộc, khủng bố toàn cầu, chiến tranh hạt nhân đe dọa, khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng giới, chuyển giới tính, hôn nhân đồng giới... Đây là những vấn đề mang tính toàn cầu mà tất cả các quốc gia phải cùng nhau giải quyết.
     Việt Nam đi trước về sau, tuy có chậm phát triển trong thế giới hiện tượng, nhất là khoa học và công nghệ hiện đại, nhưng vẫn giữ được hồn cốt, nội lực để phát triển đó là Văn Hóa nhân bản tâm linh, Minh Triết và Hồn Thiêng Sông Núi, gắn với những giá trị phổ quát vĩnh hằng như Thế giới vạn vật đồng nhất thể, Đại Đạo âm dương hòa, Vạn giáo nhất lý, Tình Lý tương tham, Bốn biển đều là anh em …
Song, ngay ở đây và bây giờ sẽ hòa đồng và hòa nhập để đồng hành cùng Thế giới.

Thư Quán An Vi, chủ trương Phục Hưng Văn Hóa

và thực hành “Cứu Nước Bằng Văn Hóa”.
Liên lạc: khatsi235@gmail.com ; anvile235.blogspot.com; +84 904898957
LAV posted  07:15, 23.10.2015

VĂN HÓA VIỆT NHO VÀ TRIẾT LÝ AN VI

VĂN HÓA VIỆT NHO VÀ TRIẾT LÝ AN VI

Lê An Vi Tổng hợp




     Văn Hóa Việt Nho và Triết Lý An Vi là một khái niệm mới xuất hiện những năm 1950-1975 ở  miền Nam Việt Nam, đồng thời là thành quả của một công trình nghiên cứu suốt hơn 50 năm của Triết gia Kim Định (1915-1997) với hơn 40 tác phẩm, khoảng hơn tám ngàn trang mà chúng tôi gọi là Bộ “Kinh Việt Nam”. (1)                  
     Ở miền Bắc Việt Nam, cụm thuật ngữ này được biết chỉ nơi một số học giả và rất ít người nghiên cứu lịch sử. Mãi đến những năm 1998-2004, sau khi bùng nổ một vài thông tin về nguồn gốc loài người bằng công nghệ gene di truyền từ một số trung tâm nghiên cứu khoa học ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Ở Việt Nam xuất hiện một số nhà nghiên cứu độc lập, đi sâu vào Việt Nho và Triết Lý An Vi.
     Chúng tôi là những người nghiên cứu độc lập tiếp thu nhanh chóng làn gió mới lạ này. Nguồn cảm hứng tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc được thôi thúc từ những  kết quả nghiên cứu khoa học nói trên, rồi lần lượt thông qua 5 tác phẩm “Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt” (2006), “Hành trình tìm lại cội nguồn” (2008), “Tìm cội nguồn qua di truyền học” (2011), "Viết lại lịch sử Trung Hoa" (July 2014) và “Tiến trình lịch sử văn hóa Việt” (Oct. 2014) của Nhà nghiên cứu, Nhà văn Hà Văn Thùy; Bộ sách “Văn Hóa Đông Nam” (2013), 8 Tập với hơn 8.000 trang của Nhà nghiên cứu Lão thành Việt Nhân - Nguyễn Quang;  “Địa đàng ở Phương Đông” của GS Stephen Oppenheimer, NXB Lao Động 2004; Công trình nghiên cứu Khảo cổ học “Hoabinhian” của GS. Madelein Colani, EFEO; nhóm Y.J. Chu, với công trình “Đa dạng di truyền của người Trung Hoa” là khám phá rất có ý nghĩa trong việc khảo sát quá trình hình thành dân tộc Việt. Nghiên cứu Nhân chủng học Đông Nam Á của Nguyễn Đình Khoa, ĐH Tổng Hợp Hà Nội; Bộ sách về Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam của GS. Phạm Trần Anh; những tác phẩm về Lý Học Phương Đông, về kho tàng huyền sử thời Hồng Bàng Thị của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh; Công trình nghiên cứu của các Học giả, các Nhà nghiên cứu Nhóm GS. Đỗ Tòng với Bộ sách Văn Minh Việt Cổ; những học giả người Việt trong nhóm Tư Tưởng ở Úc gồm LS. Cung Đình Thanh, GS. Nguyễn Văn Tuấn và TS. Nguyễn Đức Hiệp, các Nhà sử học Bình Nguyên Lộc, Tạ Trí Đại Trường... Trong những nguồn tư liệu trên phải kể đến nguồn tư liệu của Gia đình An Việt Toàn Cầu ở hải ngoại như London, Sant Jose, Houston, Cali, Missouri, Paris, Australia, Taiwan… với chủ soái là Triết gia Kim Định về tổng quan lịch sử văn hóa Việt  Nam. Cám ơn sự tiến bộ của công nghệ thông tin, chúng tôi nhanh chóng tiếp cận một lượng đồ sộ các tác phẩm, công trình nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu thông qua các trang mạng anviettoancau.net (nay không tồn tại), vietnamvanhien.net, dunglac.org, minhtrietviet.net, vietstudies.com, viethoc.com, diendanlyhocphuongdong.com…
     Nay mạn phép có đôi lời chia sẻ với các độc giả, những người yêu mến lịch sử văn hóa dân tộc từ cội nguồn về tên gọi Việt Nho và Triết Lý An Vi.
     Việt Nho và Triết Lý An Vi là một triết thuyết do Triết gia Kim Định khởi xướng trong suốt tiến trình tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc của mình.
     Việt Nho.
     Việt là là tên mô tả (của các học giả sau này) những tộc người sống từ thời thái cổ trên một địa bàn rộng lớn ở Thái Bình Dương, từ đồng bằng châu thổ sông Hoàng Hà tới sông Dương Tử (Trường Giang) vươn ra tới Biển Đông. Thoạt đầu là những bộ lạc như Tam Miêu, Cửu Lê, Tứ Di, Man đã trở thành các dân tộc với nhà nước như Viêm Bang, Viêm Chủng, Cực Lạc, nhà Bụt/Buddha gọi là Nhật Chủng hay Hoàng Việt gắn với Tam Hoàng là ba vị Toại Nhân, Phục Hy và Thần Nông. Sau phát triển thành Đại Chủng Viêm Việt với những tộc người như Man, Di, Âu, Ư, Điền, Dương, Sở, Lỗ, Thục... Đến thời nhà Tần, thống nhất được sáu nước, Bách Việt tan rã, quy tụ phía Nam sông Dương Tử với nhiều bộ tộc, chủ đạo là Lạc Việt.
Tên Việt gắn liền với ba mốc phát triển quan trọng.
       Thứ nhất, thời kỳ sơ khai, săn bắt hái lượm, người Việt đi khai phá bằng rìu đá, dụng cụ chủ yếu để tạo ra sản phẩm, thức ăn, chữ Việt được ghi với biểu tượng hình cái qua (rừu đá) gọi là bộ chữ Qua , có gốc từ chữ Việt  trong Giáp cốt văn thời nhà Thương (xem “Phục hồi chữ Việt cổ” của Lê Văn Ẩn). Tự hào về sáng tạo này, tổ tiên ta lấy tên Việt làm biểu trưng của mình là người chủ của Cây Việt, còn gọi là Phủ Việt. Từ đó, tổ tiên ta được gọi là người Việt. Việt – người cầm rìu (戉) có thể xuất hiện trước 15.000 năm cách nay.
     Thứ hai, thời kỳ tổ tiên Việt thuần hóa được cây lúa nước, khoảng 12.000 năm cách nay phát triển nông nghiệp lúa mễ, chữ Việt viết bằng bộ Mễ   (lúa, gạo), người trồng lúa.
     Thứ ba, vào thời Đồ đồng, là những người đầu tiên phát minh kỹ thuật đúc đồng, làm trống đồng, rồi vũ khi mà tiêu biểu là chiếc qua, mũi tên đồng của của nỏ thần thời An Dương Vương, hình tượng chiến binh cầm cái qua đồng truy đuổi kẻ thù được dùng làm biểu trưng cho người Việt. Cho tới khi bị các tộc vùng Tây Bắc tràn xuống kiếm ăn và xua đuổi, người Việt phải vượt sông Dương Tử về phía Nam, chữ Việt   chuyển sang bộ Tẩu   (đi, di, di chuyển, vượt, chạy). Đúng với cái tên của tộc người Việt cổ là Di, Tứ Di.
     Tiếng Việt được khẳng định và trở thành con dấu bản quyền qua các đại danh từ đặt tên các thời kỳ phát triển của Văn minh Nông nghiệp lúa Mễ theo trật tự chính trước phụ sau như: Toại Nhân, Phục Hy - Nữ Oa, Thần Nông; tiếng Việt với bản quyền đặt tên cuốn Kinh đầu tiên của nhân loại (Dịch lý cũng là Thiên lý) là Kinh Diệc, Kinh Việt sau đọc thành Kinh Dịch với các quẻ thuần tiếng Việt như Khôn - Càn, Khảm - Ly,  Cấn -Chấn, Đoài -Tốn. Tiếng Việt phát triển ở mức độ cao thành các Bộ Luật, Điều Luật, Lịch Rùa được viết trên mu rùa ngàn tuổi (Giáp cốt văn) khi sứ giả Việt mang tặng vua nhà Thương. Tiếp đến là thời kỳ văn minh lúa nước rực rỡ với Nhà Nước Xích Quỷ-Văn Lang của các vua Hùng với biểu tượng Trống Đồng tuyệt mỹ của nhân loại.
     Việt có nghĩa là đi, di, di chuyển, vươn ra, vươn lên, vượt; vượt trội, trác việt, siêu việt. Chữ Việt còn mang nhiều nghĩa khác cùng với khoảng gần 20 điển tự, điển tích có gốc từ chữ Việt gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh, phong tục tập quán, tín ngưỡng, kinh bang tế thế, văn hiến… trải qua suốt chiều dài lịch sử của Việt tộc. (X. Việt là gì ? Nam Phong tổng hợp trên vietnamvanhien.net)
     Nho có nghĩa là nhu, mềm, uyển chuyển. Đây là đặc tính của nước, nơi người Việt sinh sống và phát triển dựa trên nước và nền nông nghiệp lúa nước. Tiếng Việt cổ gọi nước  là Nác, Lác (người Thái, Mường), là Lạc (người Kinh, Lạc Việt). Đất gọi là Lạc  Điền, dân là Lạc Dân, tướng là Lạc Tướng, nước là Lạc Quốc, vua là Lạc Vương/Lạc Long Quân, Đạo là Lạc Đạo. Tất thảy đều do văn hóa lúa nước sinh ra, cho nên tính Việt là tính nước, mềm như nước, nhu nhuận như nước, uyển chuyển như nước, lãng mạn một chút thì ướt át như nước, khi cần thì mạnh mẽ và dữ dội như nước lớn, còn gọi là hồng thủy. Dân gian thường nói “Nhất thủy nhì hỏa” là nghĩa đó. Và như vậy, Đạo Nho ra đời gắn liền với con dân nước Việt, văn hóa Việt. Kim Định có nhận định Nho là Việt và Việt cũng là Nho, chính vì cái nguồn gốc sâu xa do trời đất tạo mà thành. Đây là sự thật hiển nhiên mà mỗi người dân Việt đều có thể lý giải đúng cái gốc của mình và không có lý do gì mà lẫn lộn hay vơ về từ đâu đó. Cho tới một thế kỷ nay, Việt Nam là nước thuần nông và đến nay (những thập niên đầu TK 21) dân cư nông nghiệp vẫn trên bảy mươi phần trăm dân số. 
Lần lượt nói Vùng đồng bằng hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử là địa bàn sinh sống của người Việt Cổ từ trên hai vạn năm cách nay. Trải qua các thời kỳ Cổ Sinh, Cổ Thạch, Tân Thạch, Kim Khí... tới Hiện Đại.
Trong suốt chiều dài lịch sử ấy đã xảy ra vô số những biến động, đổi thay theo quy luật tự nhiên của Vũ Trụ. Với những kết quả từ những công trình nghiên cứu của các Khoa Tân  Nhân Văn thế giới, như Cổ Sinh, Khảo Cổ, Nhân Chủng, Cổ Ngữ, Tâm Lý Miền sâu, Huyền Sử, Cơ Cấu... xác định và nhận định những vấn đề cơ bản về Nguồn gốc Loài Người và Hành trình của nhân loại, trong đó có cư dân đông đúc sinh sống trải khắp vùng đồng bằng các con sông Hoàng Hà, Dương Tử, Nhị Hà, kéo dài ra biển Đông và Đông Nam Á, được xác định là nền nông nghiệp lúa nước đầu tiên trên thế giới, cách nay hơn một vạn năm.
Là chủ nhân của nền Văn Minh lúa nước, người Việt sáng tạo ra chữ viết, khởi nguồn là những ký hiệu, dấu hiệu đến chữ Giáp cốt viết trên mu rùa, chữ chân chim còn gọi điểu tích tự, chữ hình con quăng rồng cuộn, nòng nọc còn gọi là hỏa tự, rồi phát triển thành chữ vuông sau gọi là chữ Nho. Quá trình phát triển lịch sử văn hóa từ Thái cổ, Tổ Tiên Việt đã khởi dựng hoàn chỉnh phần nền tảng văn hóa, văn tự vừa xong thì bị quân du mục Hán/ Hoa Hạ chiếm đoạt, dựng điển chương, phát triển thương mại, kỹ nghệ thủ công, biến xã hội từ sĩ, nông, chuyển sang sĩ, nông, công, thương. Hậu quả, tất cả những gì trong lãnh thổ Trung Quốc, thuộc Trung Quốc đều gọi là Hán.
Lịch sử cho thấy, năm 2698 TCN, thủ lĩnh bộ tộc Thiểu Điển là Hiên Viên từ Tây Bắc sông Hoàng Hà tràn vào lãnh thổ Viêm Việt, tiêu diệt Ly Vưu, thủ lĩnh tộc Cửu Lê của Viêm Bang, dựng lên Vương triều Hoàng Đế. Trong cuộc xâm lăng này, tộc Thiểu Điển hòa huyết với người Việt cổ bản địa sinh ra giống con lai gọi là Di Hoa/Hoa/Hoa Hạ. Lịch sử Trung Quốc ghi rằng, Hoàng Đế là vị vua đầu tiên của Hoa Hạ và gán cho vị vua này đã sáng tạo ra kim chỉ nam, lịch pháp, đóng xe thuyền, dạy làm nhà, dệt vải, may quần áo ngũ sắc, dạy y thuật, viết sách Hoàng Đế Nội Kinh với Kỳ Bá... Trong khi những sản phẩm này thuộc văn minh lúa nước.
Lịch sử cũng cho biết không hề có đất Hán, dân tộc Hán mà chỉ có Vương Triều Hán với kinh đô là Tràng An thời Tây Hán và Lạc Dương thời Đông Hán kéo dài từ 202 TCN đến 220, do cuộc nổi dậy của ba người dưới trướng Lưu Bang, là Mưu sĩ Trương Lương, Đại tướng  quân Hàn Tín và Thừa tướng Tiêu Hà. Đương thời gọi là Hán Sở Tam Kiệt, đều là người Dương Việt nước Kinh Sở trên sông Hòn. Lật đổ nhà Tần, Lưu Bang lên ngôi và được xưng là Hòn Vương (Vua trên đất sông Hòn). Nhà Hán tồn tại hơn bốn trăm năm với dấu ấn là một triều đại hoàng kim về chính trị.
     Với sức mạnh của quyền lực Bá Đạo, Hán Vũ Đế chủ trương sửa đổi, xen dặm và xuyên tạc kinh văn. Sai Đổng Trọng Thư và Lưu Hâm cùng năm mươi bác sĩ xuất bản kinh văn mới và lưu trữ tại Viện Thạch Cừ, thư viện trung ương của Vương Triều. Như vậy, cổ thư từ thời này đã bị sửa đổi và hoàn bị theo ý chí của Hán Vương, gây bao nhiêu ngộ nhận về sự thật lịch sử văn hóa cho những độc giả, các nhà nghiên cứu, sử gia, chính trị gia quốc nội cũng như ngoại bang, trong đó có cả Việt Nam sau này.
(Bằng chứng, khi thư tịch và sự thật lịch sử lệch nhau, dẫn đến những hệ lụy, nhất là trong giáo dục, người ta bắt đầu chỉ chích lối tầm chương và giáo điều trong phương pháp dạy và học)

Triết Lý An Vi
Triết là: “Triết: Triệt dã. Có Triệt thì mới “Cao minh phối Thiên” và  “Bác hậu phối Địa” nghĩa là triệt Thượng và triệt Hạ để được chu tri hầu tránh phiến diện, chứ không phải cực đoan một chiều, khi triệt Thượng và triệt Hạ giao thoa như Âm Dương hoà thì đạt tiến hoá và thái hòa, được gọi là Minh Triết.                                                                Nói theo thông thường thì Minh Triết là nghệ thuật tối cao xếp đặt cuộc sống thế nào cho mọi người được hạnh phúc. Nói theo Siêu hình là khả năng hội nhập hai đầu Thái cực lại một.
An Vi.
An là an bình, yên ổn, an nhiên.
Vi là hành vi, hành động, hoạt động. Hành vi là hành động của con người ra thế giới khách quan. Có hai loại hành động, một loại hành động không hành động như suy nghĩ, suy tư..., loại thứ hai là hành động tác động (vật lý) như đi lại, ăn uống... 
An Vi ở đây có nghĩa là sống/hoạt động/hành động an nhiên tự tại.
An Vi không lợi hành, không cưỡng hành mà vượt lên hai thứ đó để an hành.     
Bởi lợi hành luôn nương theo lợi ích, tính toán hơn thiệt, cưỡng hành thì dùng mưu mẹo, thủ đoạn thậm chí vũ lực để chiếm đoạt.    
An Vi hành động an nhiên tự tại, không tranh chấp, tránh xung đột, hành động từ tâm sáng, sáng tạo hết mình vì lợi ích chung trong tình yêu thương, sự đam mê và danh dự - “Hiếu hòa bất tranh viết An”.  (Hòa giữa ý thức và siêu thức)                                 
Trái với hữu vi là hành động vì mối lợi nên tranh giành, chiếm đoạt. (Thuộc ý thức)

Trái với vô vi  không phụ thuộc, không bị ảnh hưởng, không vì nhân duyên mà sinh ra… (Thuộc siêu thức)
An Vi là hành động an nhiên ở ngoài và ở trên Vô Vi và Hữu Vi, để trình bày khuôn mặt chân truyền siêu việt của Minh Triết Việt. Khi cái nào siêu việt thực sự thì nó bao hàm chính cái nó vượt qua khi đã gạn lọc cho sạch cát bụi, thí dụ Vô Vi chính truyền có bao hàm cái Hữu Vi, nếu không bao hàm nổi thì cái Vô Vi  nọ trở thành thứ duy nào đó tức đã sa đọa. Chính bởi Việt lý (tên mới là An Vi) đã bao gồm được cả Hữu Vi  lẫn Vô Vi, nên trong thực tế nó gặt hái được nhiều kết quả hơn hẳn hai đối cực kia. Nó hơn hữu vi vì đã thiết lập nổi nền Nhân chủ khiến con người được hưởng thong dong tự tại, được đặt vào vị trí ngang Trời cùng Đất. 
Trời đất ta đây một chữ Đồng” (Cư sĩ Trần Cao Vân).                                                                          
An Vi cũng đạt được nền Dân Chủ, tức thiết lập được chế độ Bình Sản cũng như phá được chế độ Nô Lệ. Đó là hai ân huệ căn bản cho kiếp người mà trong 25 thế kỷ qua không nền triết nào đạt được đến độ bằng triết lý An Vi.
An Vi - trong quan hệ Chủ-Khách, là khi chủ thể hài hòa với đối tượng, trong khi Hữu Vi  là khi đối tượng đoạt chủ thể, Vô Vi là khi chủ thể đoạt đối tượng;
An Vi, không Tư Sản, không Cộng Sản, mà là Bình Sản.
An Vi, không Duy Vật Hữu Vi, không Duy Tâm Vô Vi, mà là Nhân Chủ
An Vi không Nhập Thế, không Xuất Thế, mà là Xử Thế.
An Vi là An hành, sống theo Nhân Nghĩa, hành động từ nhỏ đến lớn, từ gần đến xa, từ tầm thường tới phi thường;
An Vi rộng ra là sự giao hòa của hai dòng tinh hoa xưa nhất của Văn Hóa Phương Đông và Văn Minh Phương Tây, nhờ có Nét Lưỡng Nhất làm mạch lạc nội tại mà nguồn Văn Hoá Phương Đông là Đạo học được giao thoa với Văn Minh Phương Tây, để hai nguồn ngược chiều đó trở thành nền Văn Hoá Thái Hòa.
Người An Vi là một Hành Giả Tự Do, một Con Người Nhân Chủ.
Tương tác Thái Hòa để đạt Tâm Linh.
Phong cách An Vi là An nhiên tự tại và phong lưu.                                                Có thể dịch triết lý An Vi là Philosophy of Harmony.
Triết Lý An Vi cần cho một Bản Lĩnh Thông Tuệ để Dấn Thân.

Triết Gia Kim Định - Chủ Soái của Việt Nho & Triết Lý An Vi
     Một cuộc đời ngược dòng đi tìm viên Ngọc Long Toại của Tổ Tiên, những mong Đất Nước và Dân Tộc được trả lại sự thật lịch sử văn hóa mà nó từng có, trường tồn và tạo nên một diện mạo mới để hòa cùng Thế Giới.
     Kim Định đã đề ra Chủ Thuyết Việt Nho, được trình bày theo Triết Lý An Vi, nền Triết Lý Nhân Bản Tâm Linh siêu việt của Việt Tộc. Kim Định là người đầu tiên xây dựng cơ cấu và hệ thống hóa nền văn hóa Việt với phương pháp luận kinh điển và hiện đại đa diện, đa chiều từ cổ tới kim. Bộ tác phẩm đồ sộ của Triết gia đã minh chứng và kiểm chứng Việt Nho cũng là Nguyên Nho qua năm Điển Chương Việt  để xác quyết Việt Nho là Nho của Việt  Nam, tinh thần Nho đã ăn sâu và huyết quản dân Việt, tạo nên tinh thần văn hóa Nhân Chủ - Thái Hòa - Tâm Linh !
     Văn Hóa Việt Nho và Triết Lý An Vi chính là kết quả của tiến trình lịch sử văn hóa từ ngàn xưa của Đại Chủng Viêm Việt, Bách Việt với Hạt Nhân Chủng Tộc là Lạc Việt và Âu Việt, trải rộng từ đồng bằng những con sông lớn Hoàng Hà, Dương Tử, Nhị Hà và bao trùm Biển Đông. Với bao thăng trầm lịch sử văn hóa kỳ vĩ mà chỉ có niềm tin chân lý mới cảm nhận được. Đến nay truyền lại trong tâm thức mỗi con dân Việt Tộc, đó là:
Đất, Nước và Con Người, với nền Văn Hóa và Văn Minh Vạn Năm, xứng danh      Ngàn Năm Văn Vật, Văn Hiến Chi Bang và Văn Minh Trống Đồng! (2)


(1) Kinh Việt Nam chính là nội dung trong hơn bốn mươi tác phẩm của Kim Định được trình bày trên vietnamvanhien.net
(2) Tài liệu tham khảo, truy cập thuviencoinguon.com

LAV, khatsi235@gmail.com , thuviencoinguon.com 


NƯỚC NAM TA KHỞI TỪ TỔ KINH DƯƠNG VƯƠNG

Không chỉ là "ông nội của Hùng Vương", mà Kinh Dương Vương cũng là một vị "Hùng Vương", và hơn thế còn là vị "Hùng Vương" đầu tiên của nước nam ta? - Trước tiên, xét - cuốn chính sử xưa nhất còn lại của nước ta "Đại Việt sử ký toàn thư" được soạn xong bởi sử thần Ngô Sỹ Liên của triều Lê vào năm thứ 10 niên hiệu Hồng Đức (1479) - Kinh Dương Vương được ghi nhận là vua phương nam:

- Hình 3: Tiên Thiên Bát Quái - mô tả thiên hạ một thuở xa xưa hay một tấm bản đồ thực tế?

"Tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh Dương Vương]. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ. Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân".

"Ngọc phả Hùng Vương" do Hàn lâm trực học sĩ Nguyễn Cố phụng soạn vào năm Hồng Đức nguyên niên (1470) triều Lê, hiện lưu tại Bảo tàng Hùng Vương, Phú Thọ - liệt kê 18 đời Hùng Vương - trong đó ghi nhận Kinh Dương Vương có công tích xây nền mở nước về phía nam qua hai giai đoạn nước Xích Quỷ đô Ngàn Hống và nước Văn Lang đô Nghĩa Lĩnh:

"[Đời thứ 1] KINH DƯƠNG VƯƠNG 涇陽王 Vua thông minh thánh trí, vượt trội hơn tầm của Đế Nghi. Đế Minh muốn truyền ngôi báu để làm chính thống cho muôn nước. Nhưng Kinh Dương vương cố nhường cho anh. Thế là Đế Minh lập Đế Nghi nối ngôi, cai trị phương Bắc, phong cho Kinh Dương vương quay mặt về phương nam mà cái trị thiên hạ [tức là làm vua phương Nam], gọi tên là nước Xích Quỷ. Kinh Dương vương kính tuân chỉ dụ của vua cha, đem quân lính theo núi Nam Miên mà đi về phía nam. Trên đường ngắm xem phong thủy, chọn nơi hình thế thắng địa để đóng đô ấp [tức quốc đô]. Qua đất Hoan Châu (nay đổi là xứ Nghệ An. Nơi đó là các xã Nội Thiên Lộc, Tả Thiên Lộc, Tỉnh Thạch thuộc huyện Thiên Lộc phủ Đức Quang) vua chọn được một vùng phong cảnh tươi đẹp, [núi non] muôn nhẫn lâu đài, gọi là núi Hùng Bảo Thứu Lĩnh, tất cả có 199 ngọn. (Xưa gọi là Cựu Đô, nay gọi là Ngàn Hống). 

[...].Ngày sau vua lại đi tuần thú, rong ruỗi xa giá xem khắp các nơi sơn xuyên. Đến xứ Sơn Tây thấy một nơi địa hình đồi non chập chùng, sông đẹp núi lạ. Vua bèn tìm mạch đất... [...] Nghìn non nâng chủ, vạn thuỷ chầu nguồn, đều hướng về ngọn tổ sơn Nghĩa Lĩnh. Thu tận hình thế, vua nhận ra thế cục của đất này quý đẹp hơn đô thành cũ ở Hoan Châu, bèn lập Chính điện ở núi Nghĩa Lĩnh để thỉnh thoảng ngự giá đến nghỉ. Bên ngoài lại dựng đô thành Phong Châu đặt quốc hiệu là nước Văn Lang (Đông giáp Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến Động Đình hồ, nam tiếp nước Hồ Tôn). Rồi vua ngự giá về cựu đô ở Hoan Châu...".
- Hình 2: Tiên Thiên Bát Quái - mô phỏng chiều vận hành của trái đất quay quanh mặt trời?

Như vậy các vị học sĩ triều Lê xác định: "Kinh Dương Vương" cũng là một vị "Hùng Vương" và là vị Hùng Vương "thủy tổ" của nước nam - đứng đầu 18 đời Hùng Vương. Ý này rất được khẳng định bởi Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính làm ở bộ Lễ thông qua các bản thần tích phụng soạn vào niên hiệu Hồng Phúc nguyên niên (1572) cũng triều Lê - thường được mở đầu như sau (dẫn theo Nguyễn Đức Tố Lưu): "Xưa Hùng Vương Sơn nguyên Thánh tổ khai vận mở đồ hơn hai ngàn năm. Vua Hùng lập nước núi xanh vạn dặm, xây kinh đô Hùng, dựng nền cung điện, nước biếc thăm thẳm, bắt đầu đạo đế thánh vua minh, giúp vật giúp dân, thống lĩnh 15 bộ, lấy tên là Bách Việt, là tổ tiên khai sáng (Triệu tổ) vậy. Có thơ rằng: Ban sơ nam Việt từ Kinh Dương - Thống nhất núi sông mười tám vương - Mười tám đời truyền ngàn xưa đó - Vạn năm hương lửa vạn năm hương".

Kinh Dương Vương là thủy tổ Bách Việt - khởi từ Ngàn Hống - theo đó mà xét thì phương nam xưa ứng với... phương bắc nay? Cũng truyền tích về Kinh Dương Vương, "Bách Việt tộc phả" chép rằng (dẫn theo Đỗ Hòa):

“Cao cao tổ tỷ Đỗ Quý Thị tên gọi là Trang, người Ngõ Hồ, vùng Nghi Tàm, đúng lúc Tổ thúc Nguyễn Nghi Nhân muốn lấy Đỗ Quý Thị làm vợ đồng thời Thái Khương Công cũng yêu làm vợ. Bởi vì hai vị tiên tổ cùng một bọc sinh đôi, diện mạo giống nhau, thường thường không thể phân biệt được ai là anh, ai là em, qua lại với nhau. Điều suy nghĩ của bà chỉ có một Công chúa Đoan Trang họ Đỗ, tên Trang là con gái vua Hải Vương.

Nhân vì Cao Cao Tổ Thái Khương Công đã nghi Công chúa Đoan Trang có ý tình nên đưa bà từ Chính thất xuống làm thứ phi. Bà oán giận bỏ nhà đi tu, vào động, dùng sự dạy dỗ để cảm hoá người khác.
Bà dạy dỗ và nuôi lớn con trai của động [Kinh Dương Vương], đời sau được tên tuổi là Tiên Phi Động ở tỉnh Hoà Bình. Có 8 người em trai của bà có thứ bậc trên dưới cùng về trông nom giúp đỡ dạy cháu ở Sơn Động. Công việc trọn vẹn hoàn toàn đạt được thành tựu của người tu hành. Tám vị đều đạt Thần hiệu Bát Bộ Kim Cương bồ tát".


- Hình 1: Cấu trúc lập thể của tám quẻ kinh dịch - nguyên mẫu văn hóa của "Bát Bộ Kim Cương"?

Những thông tin trên liệu có manh mối gì đối chứng để tin? Trong tranh khắc gỗ in trong "Ngọc Hoàng cốt tủy chân kinh" thì tám vị Kim Cương được mô tả. Có thể liên hệ tám vị này với 8 quẻ bát quái - kinh dịch, trong đó các quẻ là biểu diễn nhị phân tương ứng với tám số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7: vị mặc áo nhà tu tương ứng số 0, ba vị phục sắc quan võ tương ứng với số 2, 4, 6; bốn vị vận y quan văn tương ứng với các số 1, 3, 5, 7. Kinh Dương Vương cũng là vị con trời dụng dịch xây nền truyền qua 18 đời, 2x9 tức trùng cửu là ước vọng trường tồn tiền nhân gửi gắm. Đến nay nước ta vẫn còn cửu đỉnh xếp thành hàng dài nơi kinh đô Huế/.

Lục Văn Nguyễn

015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...