Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Ngôn Ngữ

NĂM QUY TẮC TẠO TỪ TIẾNG VIỆT

Lãn Miên


Qui tắc tạo từ của Tiếng Việt (viết tắt là QT) là:

QT Vo, [2] QT Nở, [3] QT Lướt, [4] QT Tơi-Rỡi, [5] QT Nhóm thanh điệu định hướng ý nghĩa cho từ.
Một tiếng của Tiếng Việt là một Lời vì nó có nghĩa rõ ràng, nên tôi gọi cái âm vận của tiếng là cái Rỡi (do lướt cụm từ “Ruột do lưỡi đưa ra thành Lời”= “Ruột…Lời”=Rỡi. Trước cái Rỡi thường là có phụ âm hoặc vắng phụ âm, tôi gọi cái “có phụ âm đầu” hoặc cái “vắng phụ âm đầu” ấy là cái Tơi (do lướt cụm từ “Tay Lời”=Tơi), như vậy tiếng có hai phần là Tơi và Rỡi. Giải thích các QT:

[1] QT Vo:
Người Việt nói kiểu Vo một từ đa âm tiết thành chỉ còn đơn âm tiết, giống như vò rụng tiền tố và hậu tố của từ ấy để chỉ còn giữ lại cái lõi của nó là một đơn âm. Chính QT Vo này là một trong các QT làm cho Tiếng Việt diễn biến thành ngôn ngữ đơn âm. Ví dụ lấy vài từ trong tầng đáy của Tiếng Nhật để thấy đã bị người Việt vo như thế nào: Tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp dính nói (1) Xa-Ca-Na nghĩa là Cá, người Việt đã vò rụng đầu “Xa” và đuôi “Na” để còn giữ cái lõi là Ca và gọi đơn âm là Cá, người Thái Lan lại gọi là Pá. Xa-Ca-Na còn để lại âm tiết Ca-Na mà Tiếng Việt vo thành Cần, rồi Cần theo QT Tơi-Rỡi mà có Cần=Cờn=Quèn=Còng, nên có các địa danh vùng sông nước lắm cá ở VN là Cần Giờ, Cần Giuộc, Cần Thơ, cửa Cờn (Quỳnh Lưu Nghệ An), Lạch Quèn (Thanh Hóa), Rạch Quèn (Hóc Môn Sài Gòn), chợ Còng (Thanh Hóa). Tiếng Nhật nói (2) Ha-Na-Xư nghĩa là Nói, người Việt đã vo để còn mỗi lõi là Na, rồi theo QT Tơi-Rỡi có Na=Nói, nôm na là người Nam nói, “Nôm na là cha mách qué” nghĩa là người Nam nói ra thì mách cho biết quẻ trong Bát Quái có ý nghĩa gì, vì phân tích ra sẽ thấy tên của tám quẻ đều là tên Việt, không phải tên Hán. Tiếng Nhật nói (3) Rô-Dư-Đê-Xư nghĩa là giỏi, người Việt đã vo để còn mỗi lõi Dư và gọi là Giỏi, theo QT Tơi-Rỡi thì có Dư=Giỏi (làm ăn có dư mới là giỏi, làm ăn thất thu lấy gì giỏi). Theo kiểu này mà phân tích từ Tiếng Nhật ra thì viết mấy trang chưa hết nên chi dừng lại, chưa kể còn từ các ngôn ngữ khác.

[2] QT Nở:
Mỗi tiếng của Tiếng Việt như một cái tế, đặt trong nôi khái niệm như một cái bầu thì tế ấy như một cái trứng sẽ nở theo kiểu sinh sản tự tách đôi của tế bào thành hai tiếng dính nhau (viết có gạch nối), từ kiểu đó tôi gọi là từ dính. Từ dính mang nghĩa lấp-lửng, lập-lờ không rõ hẳn đực cái, âm dương và được sử dụng mãi với cái nghĩa như vậy. Chỉ khi nó lớn hẳn ra khỏi bầu mới thành hai từ khác mang nghĩa dứt khoát âm là âm, dương là dương. Kiểu như con nòng-nọc là gọi chung bằng từ dính, khó phân biệt con nào đực con nào cái, chỉ khi nó đứt đuôi nhảy lên bờ mới thành con cóc, lúc đó dễ biết cóc đực cóc cái. Ví dụ tiếng LƠI là mặt trời, tách đôi đang còn dính thì nó là từ dính Lập-Lòe, mang khái niệm trạng thái lập-lờ, lấp-lửng không dứt khoát rõ ràng, chỉ khi đủ lớn tách hẳn mới thành LÓ và LẶN là hai trạng thái dương âm rõ ràng. QT Tơi-Rỡi diễn tả nôi khái niệm trạng thái mặt trời trong ngày là LÓ = Ngỏ = Tỏ = Rõ = NGỌ = Ngả = =Tà =Túi=Lụi=LẶN. Ví dụ kiểu nở và từ dính như thế này nếu dẫn ra trong từ vựng Việt thì viết một cuốn sách cũng không hết, nên chi dừng lại. QT Nở chứng tỏ khái niệm âm dương có từ trong tư duy của người Việt.

[3] QT Lướt: Qui tắc này vốn có từ cổ đại trong tiếng Việt, là qui tắc quan trọng làm cho Tiếng Việt diễn biến từ ngôn ngữ đa âm tiết thành ngôn ngữ đơn âm tiết. Đó là lối nói lướt hai tiếng hoặc cả câu dài thành một tiếng. Ví dụ lướt “Trở mình Lăn”=Trăn=Trằn, lướt “Trở mình Nhọc”=Trọc, ghép ba tiếng Trở, Trăn, Trọc thành cụm từ diễn tả sự vật vã khó ngủ là “trăn trở trằn trọc”. ( Cách nay 2000 năm Hứa Thận thời Đông Hán đã vận dụng qui tắc lướt này của Tiếng Việt để hướng dẫn cách đọc đúng âm một tiếng bằng cách lướt hai tiếng đặt liền nhau, gọi là “thiết”, trong cuốn “Thuyết văn giải tự” là cuốn từ điển đầu tiên của Trung Hoa). Chính QT Lướt này cho thấy rõ là những từ được gọi là “từ Hán-Việt” là do Hán mượn của Việt vì nó được viết bằng chữ nho. Khi làm từ điển, người ta cứ thấy từ nào có viết bằng chữ nho thì gọi là “từ Hán Việt”, rồi đứng trên phương diện Tiếng Hán mà giải thích Tiếng Việt nên không tránh khỏi giải thích sai. Ví dụ chữ Đồng, từ điển NXB KHXH giải thích 1: giống nhau (đúng), 2: cùng (sai). Cùng và Đồng đều là của Tiếng Việt và chúng không đồng nghĩa nhau. Người Hán dùng chỉ có một chữ Đồng, và lấy chữ Đồng để dịch chữ Cùng của Tiếng Việt. Nhưng Tiếng Việt có cả hai chữ Cùng và Đồng, đều là bản thổ của Việt và hai chữ ấy không đồng nghĩa nhau. Từ nguyên của Cùng là do lướt “Của Chung”=Cùng. Từ nguyên của Đồng là do lướt “Đúng Giống”=Đồng. Chúng nó là cùng bào tức chúng nó là cùng một mẹ đẻ ra. Chúng nó là đồng bào tức chúng nó là đúng một giống nòi thôi chứ khác mẹ đẻ ra rõ ràng. Tôi với anh là đồng chí tức chí hướng của anh đúng giống chí hướng của tôi, còn hai cơ thể riêng biệt rõ ràng. Tôi với anh là cùng chí thì chắc là hai cơ thể dính nhau chỉ có một cái đầu .

[4] QT Tơi-Rỡi: Thay Tơi hoặc thay Rỡi của tiếng sẽ được tiếng khác cùng nôi khái niệm chỉ có sắc thái thì khác đi. QT Tơi-Rỡi giúp tìm ra từ nguyên của các ngôn ngữ láng giềng. Ví dụ nôi khái niệm một con người: Kẻ=Cả=Ta=Gia=Giả= =Cá=Cái=Con=Cau=Cao=Ko=Cu=Tu=Tao=Tau=Tôi=Tí=Tử

[5] QT Nhóm thanh điệu định hướng ý nghĩa cho từ:
Xét về 6 thanh điệu của tiếng Việt, tôi chia ra hai Nhóm:
-Nhóm 0 = Âm, gồm: “Không” – “Ngã” – “Nặng”, định hướng ý cho Trong, cũng gọi là “tư duy tĩnh tại”
-Nhóm 1 = Dương, gồm : “Sắc – “Hỏi” – “Huyền”, định hướng ý cho Ngoài, cũng gọi là “tư duy hành động”
QT Nhóm thanh điệu tạo ra được từ đôi đối là hai tiếng đồng nghĩa nhưng đối nhau về Nhóm thanh điệu, viết có hai xẹt giữa hai tiếng. Ví dụ: Như trên [3] nêu hai từ Cùng và Đồng. Trong tư duy là từ đôi đối Cung//Cùng vì lướt “Của Chung”=Cung, lướt “Của Chung”=Cùng, nên có từ đôi đối Cung//Cùng. Cái tử cung cũng là của chung của tất cả các con cùng một mẹ, cái cung điện cũng là của chung, cái cung đình cũng là của chung, đó là tư duy Việt cổ đại. Trong tư duy là từ đôi đối Đông//Đồng, vì lướt “Đúng Giống”=Đông, lướt “Đúng Giống”=Đồng, nên có từ đôi đối Đông//Đồng. Một ruộng lúa phải đồng tức thuần một giống mới phát triển được thành đông, một bầy vịt phải đồng tức thuần một giống mới phát triển được thành đông.
Như vậy nêu thành qui tắc “Nhóm thanh điệu định hướng cho ý nghĩa của từ” . Và theo qui tắc này sẽ thấy là mỗi âm tiết của tiếng Việt tạo ra ít nhất là ba từ đồng nghĩa nhưng sắc thái khác nhau, mà ở Hán ngữ chỉ có tương ứng bằng một từ. Ví dụ:
Việt: Qụi = Qùi = Qụi//Qùi Hán: chỉ dùng một từ Qụi
“quây”
Ngoại = Ngoài = Ngoại//Ngoài Ngoại
“wài”
Trung = Trúng =Trung//Trúng Trung
“trung"
Trụng=Trùng=Trụng//Trùng Thệ=Thề=Thệ//Thề Thệ
“sừ” Thệ=Thế=Thệ//Thế Thế “sừ” Liên=Liền=Liên//Liền Liên “lién” Biên=Biền=Biên//Biền Biên “bien” Nhiêu=Nhiều=Nhiêu//Nhiều Nhiêu “ráo” Ven=Vèn=Ven//Vèn=Dèn=Duyên=Viền Duyên沿 “yán”
Bên=Bển=Bên//Bển=Bang//Bàng Bàng
“páng”

Dùng các QT đã nêu sẽ thấy rõ bất cứ từ nào đang dùng trong tiếng Việt hiện đại, truy từ nguyên đến cùng thì vẫn là gốc Việt. Còn muốn tìm từ nguyên của Hán ngữ hiện đại thì phải truy về “cổ Hán ngữ” mà từ nguyên của “cổ Hán ngữ” thì lại là Tiếng Việt.

Từ vựng: Toàn thể các từ thuộc một thứ tiếng xét về các mặt lịch sử, cấu tạo và ngữ nghĩa (giải thích của Từ Điển Tiếng Việt NXB KHXH 1977, trang 826), tiếng Việt , tiếng Đài Loan thường dùng từ “từ vựng
”, đọc theo âm Việt, tức cái gọi là “cổ Hán ngữ”. Từ vựng, là từ ghép, theo ngữ pháp Hán, nôm na là nguồn từ, tìm “từ nguyên” sơ bộ của chữ Vựng thì theo qui tắc “Lướt” mà tìm, nó là do lướt “Vựa Đựng”=Vựng, “vựa đựng từ” tức “toàn thể các từ”, tức nguồn từ. Chữ Vựng nghĩa cổ cũng có nghĩa là “tụ họp lại” mà tụ họp lại tức là ở trong cái “Vựa Đựng”=Vựng, nghĩa là chứa rất nhiều, đó là nguồn từ. Nguồn, khi tư duy thì nó là từ đôi đối Nguôn//Nguồn, lấy ra dùng thì có (1) là từ Nguôn=Ngươn (phát âm Nam Bộ)=Nguyên , là để chỉ cái bên Trong, tiềm ẩn không nhìn thấy, như chữ Nguyên trong cụm từ “tài nguyên dầu khí”; và (2) là từ Nguồn là để chỉ cái bên Ngoài, nhìn thấy được, như từ “nguồn nước mặt”, “nguồn rừng”. Tiếng Việt khi nói “nguyên nước” (Hán ngữ là “thủy nguyên”) hiểu là tài nguyên nước ngầm, nói “nguồn nước” hiểu là nước mặt, nói “nguyên//nguồn nước” hiểu là cả nước ngầm cả nước mặt. (Hán ngữ chỉ mượn dùng có một chữ Nguyên, phát âm là “Yuán” để chỉ chung cho cả ba từ không hoàn toàn đồng nghĩa nhau của tiếng Việt là Nguyên, Nguồn và Nguyên//Nguồn). Nhưng “từ nguyên” của từ đôi đối Nguôn//Nguồn lại là khi nó còn ở bên Trong nữa là từ đôi đối Un//Ùn, giống như chưa mọc ra Tơi để mà hành động (giống như cái trứng còn non chưa hình thành những cái Túc của nó, hoặc như nòng nọc chưa mọc chân để thành cóc chạy lên bờ), Tơi=Tê (tiếng Nhật)=Túc =Tẩu =Tay=Chạy=Chi =Chân (Hán ngữ dùng chữ Chi phát âm là “Trư”, dùng chữ Túc phát âm là “zú”, dùng chữ Tẩu phát âm là “chẩu”). Ùn=Uồn=Nguồn. Từ đôi Un Ùn của tiếng Việt nghĩa là rất nhiều, như đàn mối. Khi đàn mối làm tổ, chúng đã tạo nên công đoạn công nghệ của chúng là Ùn=Đùn=Đựng để xây nên cái Đựng là cái tổ mối, là cái vỏ đựng tất cả đám Un Ùn ấy. (Hán ngữ hiện đại dùng chữ Nguyên Nguyên , phát âm là “Yuán Yuán” để diễn tả cái ý Un Ùn ấy của tiếng Việt).

Hán ngữ hiện đại không dùng từ “từ vựng
” mà dùng từ “từ hội ”, cái âm tiết “hội” cũng mang nghĩa là sự tụ tập như là chữ Vựng, nhưng ở đây viết bằng chữ Hội nghĩa là đổi, tức nguồn từ là do có sự trao đổi vay mượn của nhiều tộc người. Vậy “từ vựng” và “từ hội” là không hoàn toàn đồng nghĩa nhau. Tìm “từ nguyên” của chữ Hội này thì thấy cũng lại là gốc Việt, ở qui tắc Tơi-Rỡi: Đòi=Đoái=Đổi=Hối=Hội=Hỏi=Hoán, có từ đôi Đòi Hỏi, Đổi Hoán, Hối Đoái (từ này chỉ dùng riêng cho đổi tiền, như một từ chuyên môn), từ đôi đối Hội//Hối (hai tiếng này trong Hán ngữ chỉ có một chữ Hội , phát âm là “Huầy”, không như trong tiếng Việt, khi nói về nguồn từ tức cái trong tư duy thì gọi là “từ hội ”, nhưng khi nói về đổi tiền nong là cái ở ngoài thì dùng từ “ngoại hối ”, “kiều hối ”, “hối đoái ”. Khi hai người trao đổi hàng hóa, người ta có thể Đòi Hỏi giá cả, có thể hỏi “mày Đòi bao nhiêu?” đồng nghĩa với “mày Đổi bao nhiêu?”, Hỏi cũng là một sự trao đổi vì đòi đổi bằng cái trả lời, “Hỏi thăm” là sự trao đổi tình cảm bằng lời. Từ điển Yếu Tố Hán Việt Thông Dụng NXB KHXH 1991, trang 471 giải thích: “Vấn là Hỏi, trái với Đáp”, đó là do họ nghĩ chữ Vấn là “từ Hán Việt” nên họ đứng trên cơ sở Hán ngữ mà giải thích như vậy, chưa hoàn toàn đúng, nó chỉ đúng theo Hán ngữ dịch từ Hỏi của tiếng Việt mà thôi, vì Hán ngữ chỉ có mỗi một từ Vấn , hỏi cái gì cũng cũng dùng “Vấn”, hỏi tâm mình, hỏi người khác đều dùng “Vấn”, nêu vấn đề cũng dùng “Vấn”. Nếu Vấn=Hỏi như Từ Điển giải thích thì sẽ có Cố Vấn là Cố Hỏi, Vấn Đề là Hỏi Đề (?). Chữ Hỏi và chữ Vấn của tiếng Việt là không đồng nghĩa nhau. Chữ Vấn là một từ gốc Việt trong cái nôi khái niệm Nói=Na=Và (tiếng Quảng Đông)=Van=Vân=Vấn=Văng, mà sắc thái riêng của Vấn là: “Nói cái khúc mắc cần giải quyết”, cho nên Vấn đâu cần trả lời, nó cần là cần cách giải quyết, ví dụ “vấn nạn”, chỉ có Hỏi thì mới cần đổi lại là cái Đáp. Người Việt nói “tự Vấn tâm mình” nhưng lại nói “đi mà Hỏi người ta ấy”, Hỏi là đi hỏi người khác để đòi đổi một cái trả lời.
Hoán
nghĩa là đổi , trong cái nôi khái niệm trên có từ đôi Đổi Hoán. Nhưng trong tư duy thì nó là của từ đôi đối Hoạn//Hoán. Bởi muốn hành động đổi cái gì thì trước tiên phải cắt bỏ nó ra tức phải Thiến nó ra, Thiến=Thiết=Thoán=Hoạn, Thiến lợn với Hoạn lợn đồng nghĩa nhau, Thiết là cắt, Thoán đoạt là cắt ra cướp về mình. Từ tư duy tĩnh tại (thanh điệu Nhóm 0) sang tư duy hành động (thanh điệu Nhóm 1), khi nghĩ để Đổi thì có từ đôi đối Hoạn//Hoán, khi nghĩ là để Trả thì là từ đôi đối Hoạn//Hoàn. Tất cả đều là từ gốc Việt. Người Việt biết thiến vì là dân đầu tiên biết nuôi thuần dưỡng lợn. Trong chữ Nhà=Gia gồm bộ thủ “Mái Hiên”=Miên, dưới có bộ thủ là con Thịt=Thỉ . Chữ (宀+ = 家) đã nói lên người Việt nuôi gia súc thả rông tự do dưới gầm nhà sàn. Đến thời Hán Vũ Đế thì mới có tục “Hoạn Quan ” dã man của bọn phong kiến phương Bắc. Đến sử gia như Tư Mã Thiên còn bị Hán Vũ Đế xử hoạn mất hòn vì dám trái ý vua trong viết sự kiện lịch sử.


Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Ngôn Ngữ

013061                                               Ngôn Ngữ                                      
                                              VAI TRÒ CHỮ NHO                                              Kim Định

Từ nửa thế kỷ nay đối với chữ nho hầu hết giới trí thức Việt đã có một thái độ giận cá băm thớt. Giận vì Á Châu chậm tiến nên thua trận. Giận vì Tàu hay dở thói “Cả vú lấp miệng em” v.v… Thế rồi giận luôn chữ nho với sự thích thú của thực dân, đang cố làm cho Việt ruồng bỏ nho để dễ đồng hóa.
Tại sao họ nghĩ như vậy? Vì họ biết chúng ta đã thâu nhận chữ nho từ hơn 20 thế kỷ, quá đủ lâu để ngấm tận tiềm thức. Đấy là họ mới biết có Hán nho, nếu họ nhìn ra Nguyên nho thì còn thấy nó giống hệt với Việt Đạo, giống từ trong cơ cấu (xem Sứ Điệp). Nên ruồng bỏ nho cũng là ruồng bỏ Việt Đạo, đó là điều xin bàn sơ qua ở đây.
Việt cũng như Nho đều là kết quả của tinh thần nông nghiệp dài lâu, một tinh thần đồng nhất với Minh triết. Nói minh triết hay nói tinh thần nông nghiệp cũng thế, đến nỗi hễ nơi nào bước sang chế độ công thương thì cũng đánh mất minh triết. Trong cựu thế giới có hai nền nông nghiệp lớn thì miền thuộc Lưỡng Hà bị du mục chinh phục ngay từ đầu, từ thời Sumer, Babylon. Còn lại có miền Đông Á là đứng vững vì nó quá mênh mông trải dài từ Bắc nước Tàu xuống tận các đảo Thái Bình Dương. Nhờ sự mênh mông đó mà trường tồn. Tôi gạch dưới chữ mênh mông để nói lên rằng không cần người nằm trong văn hóa Việt nho có thiên tư đặc biệt hơn ai để có được một số đức tính quan trọng, mà chỉ một sự tình cờ sử địa đã đủ giải nghĩa sự thành công kia.
Trong miền nông nghiệp mênh mông đó chủ nhân sơ thuỷ là Viêm Việt với vô số chi nhánh cũng như những danh xưng khác nhau, từ Tam Miêu, Cửu Lê qua Bàn, Bộc, Mân, Mán, Di, Việt… tất cả đều sống theo tinh thần nông nghiệp tuy với những sắc thái khác nhau, nhưng xét về đại cương thì cùng chung một số huyền thoại lưỡng nhất tính (dual unit) mà đại biểu là Sơn Tinh Thuỷ Tinh, rồi cũng có tục thờ ông bà, tôn trọng bậc trưởng lão, đề cao gia đình, cũng xâm mình, đeo lông chim khi múa, trọng bên tả: “tả nhậm” v.v… và xét sâu vào căn bản thì cùng vâng theo một bộ cơ cấu, một tinh thần như nhau. Tinh thần đó về sau chia ra hai đợt = nhân gian và bác học.

Nhân gian thì tự đầu từ rất xa xưa cho tới lối vài ngàn năm trước công nguyên. Bác học thì nảy sinh từ lối thế kỷ XV, trở nên mạnh lối thế kỷ VI-III TCN.
Đấy là vài mốc tạm dùng để phân thời gian nhưng không nên hiểu cách xác định rõ ràng vì hai bên ăn ngoàm vào nhau rất sâu. Nói khác nhân gian sau gọi là chất gia, chính là gốc cho bác học sau kêu là văn gia, mà nho gia là đại diện nổi nhất. Cả hai làm nên một khối văn hóa mà nay xin được gọi là Việt nho. Việt xét như giai đoạn đầu, giai đoạn hình thành đạo lý. Còn Nho là giai đoạn công thức hóa Việt Đạo. Cả hai là một đến nỗi có thể nói là đồng tính mà chưa cần biết bên nào sinh ra bên nào. Cứ lý thì Việt có lâu đời trước, nhưng nho cũng là sản phẩm bản địa. Ngay chữ nho ban đầu cũng có ít ra đến ba loại trong đó loại chữ chân chim (điểu tích văn) và chữ con quăng (khoa đẩu) hầu chắc là do Việt chủng. Còn nho thống nhất kêu là chữ Lệ là do Tàu từ Tần Thuỷ Hoàng, đó là việc muộn về sau cũng y như Hán nho nảy sinh từ đời Chu và thịnh đạt đời Hán.
Vậy miền theo tinh thần nông nghiệp của Việt tộc cũng như nông nghiệp trong khắp thế giới bị các làn sóng xâm lăng du mục liên tục đánh phá, nhưng vì đất đai của Việt tộc quá mênh mông cũng như vững mạnh nên cảm hóa được các làn sóng xâm lăng từ phía Bắc. Tuy nhiên có bị pha tạp và vì thế mà mạn Bắc nước Tàu nảy sinh Hán nho. Còn mạn Nam thì bị Ấn giáo như các nước Miên, Lào, Thái, Anh-đô-nê, Mã Lai… riêng Việt Nam vì ở xa hai đầu nên còn giữ được tinh thần nguyên thuỷ nhiều hơn hết nên đáng giữ danh xưng Việt để đại diện cho buổi sơ khai đó, mà vì vậychúng tôi gọi là Việt nho, tức Việt Đạo cộng với nguyên nho, cả hai là một về bản chất mà ngày nay muốn hiểu thấu đáo cần đi ba bước.
Bước 1: nhận diện Hán nho. Bước 2 truy ra nguyên nho. Bước 3 khám phá ra Việt nho. Vậy nho xuyên qua chữ Lệ quả là của Tàu và chúng tôi kêu là Hán nho. Nhưng nho với chữ khoa đẩu và điểu tích là sản phẩm chung của văn hóa Việt tộc lẫn Tàu, thuộc giai đoạn hai, giai đoạn mà văn hóa đi với thôn làng, bước sang văn minh đi với thành thị mà dấu biệt lập là văn tự. Theo sách thuyết văn diễn giải của Đỗ Thận thì giai đoạn đầu kêu là văn, rồi khi chép thành sách mới kêu là tự thành ra văn tự.
Với văn tự thì văn hóa bước từ huyền thoại (thoại ngôn) sang văn ngôn. Văn ngôn dùng những câu nói trục chỉ, ngắn gọn đến độ bi ký (tạc vào bia). Thoại ngôn nói bằng biểu tượng thí dụ bánh giầy bánh chưng, còn văn ngôn thì chắt lấy ý nghĩa của biểu tượng rồi dồn vào một công thức gọn như “nhân giả kỳ thiên địa chi đức”. Huyền thoại kể truyện rồng tiên thì văn ngôn dồn vào hai chữ âm dương. Con đường tiến hóa của nhân loại cũng tương tự như thế, chỉ khác nhau ở một điểm cực kỳ lớn lao và duy nhất được thấy ở đây mà thôi đó là Việt Đạo với nho là một. Văn gia với chất gia không hai… Còn các nơi thì văn gia đi theo du mục (công thương) trái hẳn với nông nghiệp của chất gia, và cho tới nay chưa sao bắc được nhịp cầu thông cảm, nên tiếng của bác học trở nên tử ngữ. Còn chữ nho thì lại sống động đáng tên la linh tự linh ngữ, vì nó vẫn thông với chất gia nên sống trong lòng dân, và làm cái trụ bất biến cho tiếng dân gian luôn luôn biến đổi.
Chính sự vụ đó giải nghĩa tại sao cha ông ta dùng rất nhiều chữ nho. Theo sự ước lượng của Ngô Tất Tố là 6000 từ nho trong số 10.000 từ Việt, còn cố Cadière là 8000 từ nho trong số 13.000 từ Việt. Ngoài ra chỉ khác có hai điểm, một thuộc cú pháp = Việt nói áo xanh, xanh sau áo, Tàu nói áo sau xanh = thanh y. Hai là một số hư tự như dĩ, hĩ, giả, dã, chi, hồ. Ngoài ra giống nhau rất nhiều và sẽ là một đề tài đầy thích thú cho các ngữ lý gia… Nhưng chưa cần khám phá thêm cũng đã có thể kết luận rằng nho chiếm đến quá bán từ trong tiếng Việt. Đến nỗi những người đã cố gắng thải bỏ nho cũng không làm sao được, thí dụ Tự Lực Văn Đoàn thì ngay cái tên đã đầy nho từ trong cú pháp. Aáy là chưa kể đến hai điểm chưa hiểu biết. Một là chưa biết phân biệt Hán nho và Nguyên nho. Hai là chưa biết chi đến giai đoạn hình thành của Nguyên nho và nhất là Việt Đạo.
Còn một điểm quan trọng khác đó là văn hóa nào muốn cho có đức tính toàn diện cũng phải có một tam giác ngữ gồm một tiếng nói thông thường để sống trong nước, một ngoại ngữ để giao thiệp vớingoài và một tử ngữ để thông với tổ tiên văn hóa. Tây Aâu đã một dạo vì quá đề cao ích dụng nên lơ là tử ngữ. Nhưng nay nhiều triết gia cũng như giáo dục gia đang hô hào phải trở lại tử ngữ cho tâm hồn bớt tán loạn. Tuy nhiên vì là tử ngữ nên không chơi nổi vai trò vòng trong ít ra cách hữu hiệu như linh ngữ linh tự.
Riêng về Việt thì bỏ nho tức là bỏ mất nét song trùng nền tảng nhất trong ngôn ngữ, mà không sao bù đắp bằng cái chi khác được. Là vì một nền văn hóa mạnh thì phải trường tồn, mà sự trường tồn phải đựơc đại biểu bằng một số câu nói không biến đổi và cổ kính để đáng tên là công thức. Vì đã là công thức thì ai ai cũng phải đọc lên như nhau, xưa thế mà mai sau muôn đời cũng thế. Chính điều đó mới đem lại cho câu nói cái vẻ trang trọng cổ kính u linh. Nói Đoàn Văn Tự Lực đâu có trang trọng bằng Tự Lực Văn Đoàn. Muốn cho trang trọng cần công thức hóa là thế.
Điều ấy trong thông ngữ không làm sao có được, vì thông ngữ có nhiệm vụ theo sát đời sống là cái luôn luôn biến đổi, đã thế thì còn đâu là tính chất bất hủ, cổ kính của châm ngôn, của công thức. Một tư tưởng hay mấy mà khi phát biểu bằng thông ngữ thì sẽ chóng bị trộn lẫn với toàn khối để biến mất dạng không còn ai nhận ra là công thức nữa (thí dụ triết lý Việt nho đang bị như thế). Điều đó chỉ gặp được trong tử ngữ và đối với tiếng Việt thì đó là chữ nho. Chữ nho ăn sâu vào tiếng nói thông thường nên khi đưa ra một câu quen thuộc thì không có vẻ gì xa lạ như khi trưng tiếng Pháp hay tiếng Anh, mà đồng thời lại chơi được vai trò công thức do cái vẻ trang trọng, cổ kinh đáng tên gọi là linh tự linh ngữ là vì vậy.
Chính bởi thế mà có sự vụ coi như mâu thuẫn này là học càng khó càng có cơ hội đi sâu vào tâm khảm, tức càng đặt nền tảng vững cho hạnh phúc người đi học. Đó là điều đầu óc ích dụng không thể thấy được. Nhưng ai đã hiểu thấu triệt về yếu tính người sẽ nhận ra là con người không chỉ cần những cái ích dụng vật chất, mà còn cần những cái khác về tinh thần, như cái nhìn toàn diện trên cả cuộc đời. Vậy chính những câu chữ nho trong kinh điển cung cấp cho ta những cái đó, như cái nhìn về toàn thể cuộc sống, về mệnh hệ con người muôn thủa, là những điều cần thiết cho cuộc sống toàn diện. Không một tri thức nào dù thuộc khoa học cao mấy có thể cấp cho con người cái nhìn toàn diện kia. Thế mà cái nhìn toàn diện kia lại đích thực là nền móng cho hạnh phúc.
Đã có thời người ta tin rằng hễ biết nhiều là có văn hóa cao. Đó là lầm tưởng: nhiều khi biết nhiều lại phản văn hóa, như khi những tri thức đó tủn mủn vụn vặt không được thâu tóm vào một cơ sở tinh thần, lúc ấy chúng chỉ là cái học kềnh cơi, chứa nhiều quá có hại.
Vì những lý do nền tảng như trên, nên chúng tả phải quyết tâm một lần nối Việt với Nho lại một. Tóm lại dù bởi tình cờ lịch sử hay chi đi nữa nhưng cứ sự thì Việt Đạo từ mãi xa xưa đã nhận nho làm bạn đồng hành, nên nho đã trở thành di sản thiêng liêng của đất nước không bao giờ nên từ bỏ.




Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Thư tịch cổ

VIỆT NHÂN CA
ThS. Nguyễn Ngọc Thơ
1. Bài hát Việt Nhân Ca xuất hiện trên văn đàn Trung Hoa trong một bối cảnh hết sức đặc biệt. Thời Xuân Thu, Tử Tích 子皙(TK 6 trCN) là vương tử nước Sở, em trai Sở Linh Vương, được phong chức Lệnh quân vùng Ngạc Ấp nên được gọi là Ngạc Quân Tử Tích(鄂君子皙). Một ngày nọ, Tử Tích cùng đoàn tùy tùng đi du ngoạn hồ Phán Hồ (ngày nay là hồ Lượng Tử ở tỉnh Hồ Bắc – Trung Quốc) thuộc vùng trung lưu dòng Dương Tử để thăm thú lãnh địa của mình. Vị Vương gia đi trên một con thuyền to do một người Việt cầm chèo. Được diện kiến Ngạc Vương Tử Tích, người chèo thuyền cảm thấy rất hãnh diện, đã vừa nhịp tay chèo vừa cất cao giọng hát trong cái đẹp của phong cảnh hữu tình đầy sắc xuân.
Ngạc Quân Tử Tích nghe giai điệu thánh thót rất hay nhưng không hiểu Việt ngữ nên yêu cầu người thông ngôn (người nước Việt) dịch lại cho nghe. Nghe xong, Ngạc Quân Tử Tích lấy làm thích thú, cho triệu kiến người cầm chèo. Gặp mặt, Tử Tích không chút do dự “xắn ống tay áo, ôm chầm lấy người Việt chèo thuyền”, còn “lấy một chiếc áo gấm quấn quanh eo” nhằm bày tỏ lòng biết ơn người hát. Ngạc Quân Tử Tích liền hạ lệnh cho tùy tùng ghi lại bài hát và lưu lại trong dân. Bài Việt Nhân Ca ra đời từ đó.
Tất cả cố sự này được Lưu Hướng (刘向)(79-8 trCN) thời Tây Hán viết trong cuốn Thuyết Uyển (bài Việt Nhân Ca) cùng với câu chuyện đại phu Trang Tân (莊莘) nước Sở tiếp chuyện Sở Tương Thành Quân (楚襄成君)  vào thế kỷ III tr.CN. Tương Thành Quân vừa nhậm chức, một ngày nọ gặp Trang Tân trên bến sông. Trang Tân bước đến xin được bắt tay. Sở Tương Thành Quân ngạc nhiên, cho như thế là “phạm thượng”. Trang Tân kể câu chuyện về Ngạc Quân Tử Tích và người lái thuyền với bài hát Việt Nhân Ca này để nói rằng Tử Tích và người chèo thuyền thuộc hai đẳng cấp khác nhau đến thế mà vẫn có thể thân mật, huống chi bản thân Trang Tân đã là đại phu mà vẫn không thể bắt tay Tương Thành Quân. Xuất phát từ bối cảnh này, người Hán đời sau (phiếm danh) viết lại bài hát Việt Nhân Ca (có thêm, bớt) nên cốt cách, tìm cảm và cái hồn chắc chắn không còn nguyên vẹn nữa:
Lời Hán văn
Lời Hán Việt
Lời Việt (tạm dịch)
今夕何夕兮搴舟中流
今日何日兮得與王子同舟
蒙羞被好兮不訾詬恥
心兒頑而不絕兮得知王子
山有木兮木有枝
心悅君兮君不知
“Kim tịch hà tịch hề khiên chu trung lưu
Kim nhật hà nhật hề đắc dữ Vương tử đồng chu
Mông tu bị hiếu hề bất tử cấu sỉ
Tâm nhi ngoan nhi bất tuyệt hề đắc tri Vương tử
Sơn hữu mộc hề mộc hữu chi
Tâm duyệt quân hề quân bất tri”
Chẳng biết hôm nay lễ lạt gì,
Việt nhân tôi lướt sóng chu du cùng Vương Tử
Phận thấp hèn, tôi nào đâu mơ ước
Tiếp Vương gia, tâm can tôi vui sướng vô ngần
Núi có rừng và cây kia có nhánh
Vương Tử người có thấu nỗi lòng tôi (em)!
 [dẫn theo Lâm Hà 1985: 106; 1995: 72]
Bài Việt Nhân Ca bản tiếng Hán này của Lưu Hướng được dùng làm ca khúc chính trong bộ phim Dạ Yến (The Banquet) của đạo diễn Phùng Tiểu Cương (Trung Quốc, sản xuất năm 2006) song bối cảnh trong phim hoàn có nhiều sửa đổi, hư cấu so với tích xưa. Ngoài ca từ bản tiếng Hán được giữ nguyên, các yếu tố khác như tiết tấu bài hát, giọng hát, cách phục trang của ca sĩ v.v. hoàn toàn xây dựng theo kiểu “Hán hóa” [có thể nghe trên website:http://www.cnflash.net/mtv_page/listmtv4323.html].
b. Cục diện nghiên cứu và tranh luận về nguồn gốc bài hát Việt Nhân Ca khá phức tạp, trên đại thể hình thành hai khuynh hướng: (1) đây là bài dân ca phương Nam, độc lập hoàn toàn với văn hóa Hoa Hạ; (2) đây là bài dân ca hát theo phương ngữ Hán.
Khuynh hướng thứ nhất là phổ biến và có lý hơn cả, được hầu hết các tác giả tham gia khảo cứu ủng hộ hơn cả. Trong số các tác giả Trung Hoa thời cận hiện đại, Quách Mạt Nhược (1892-1978) là một trong số những người tiên phong bàn về Việt Nhân Ca. Theo ông, đây là bài hát hoàn toàn của người Việt phương Nam, được dịch lại bằng tiếng Sở và lưu lại trong dân, hơn nữa ông cũng nhấn mạnh rằng tiếng Việt cổ dùng trong bài hát này hoàn toàn khác biệt với tiếng Sở và tiếng Hán cổ [Trần Luân 1987: 67-68].  Đến thập niên 1980, một số tác giả khác ở Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục quan tâm nghiên cứu. Tác giả người Nhật là Izui Hisanosuke (泉井久之助,1905-1983) căn cứ vào kết quả khảo định cổ âm Trung Hoa của nhà Hán ngữ học Karlgren (1889-1978) để khảo sát, đồng thời đối chứng với hệ thống ngữ âm cổ trong tiếng Chăm và tiếng Mã Lai cổ ở Đông Nam Á đề xuất một bản dịch riêng mang nội dung hết lời ca tụng vị Ngạc Quân nước Sở và thể hiện lòng trung thành tuyệt đối của người lái thuyền:
“Cầu thọ cho ngài, ngài Vương Tử; Chúc phúc ngài, vị Vương gia vĩ đại! Bề tôi hân hạnh gặp ngài; Vị Vương tử chính nghĩa, vị Vương tử tôn kính. Tôi thật hạnh phúc; Nguyện một lòng phục tùng ngài. Hãy làm cho bá tánh sung túc thịnh vượng; Từ trước đến nay tôi vẫn một lòng tôn kính ngài” [Hứa Hữu Niên 1983: 78-79; www.okwang.cn].
Song dù sao, Izui Hisanosuke cũng khẳng định bài hát này có xuất xứ Đông Nam Á cổ, dĩ nhiên là độc lập với văn hóa Trung Nguyên.
Kế đến, tác giả Trung Quốc Vi Khánh Ẩn (韦庆隐)[1981] qua khảo sát, khẳng định bài Việt Nhân Ca là ca dao Việt ngữ thuộc nhánh ngôn ngữ Choang-Đồng phương nam (tác giả xếp vào nhóm ngôn ngữ Austro-Tai) và không mang nội dung quá ủy mị kiểu “một lòng tôn kính” như kết quả khảo sát của Izui Hisanosuke. Vi Khánh Ẩn dịch:
                        “Đêm nay là đêm gì?
                        Người ngồi giữa thuyền là ai?
                        À, là Vương phủ đại nhân đến ấy mà
                        Vương Tử triệu kiến tôi đến ca hát để thưởng thức,
                       làm tôi vô cùng cảm kích
                        Đến ngày nào Vương Tử lại cùng tôi du ngoạn?
                        Tâm can tôi cảm thụ ơn người.” [www.okwang.cn].
Đến cuối thập niên 1980, trên cơ sở khảo sát của Quách Mạt Nhược (郭沫若) và Vi Khánh Ân, hàng loạt các tác giả người các dân tộc thiểu số như Choang, Đồng v.v.. bắt đầu tiến hành so sánh ngữ âm, ngữ nghĩa giữa bài Việt Nhân Ca do Lưu Hướng thời Tây Hán ghi lại với ngôn ngữ dân tộc mình và các dị bản của Việt Nhân Ca tồn tại trong văn hóa dân gian dân tộc mình thì kết quả thu được không nằm ngoài dự đoán: bài hát Việt Nhân Ca có chung một nguồn gốc phương Nam và là ca dao của cư dân Bách Việt cổ. Tiêu biểu là công trình nghiên cứu của tác giả Lâm Hà (林河)[1985: 103-111], Trương Dân (张民) [www.okwang.cn] dịch đối chiếu với ngôn ngữ dân tộc Đồng; Bạch Diệu Thiên  (白耀天) [www.okwang.cn], Đàm Bình (谭平) [1990: 82-86] cùng một học giả người dân tộc thiểu số khác dịch đối chiếu với ngôn ngữ dân tộc Choang. Các bản dịch mới của các tác giả này rất tương đồng, chúng khác biệt hoàn toàn với bản dịch của tác giả người Nhật Izui Hisanosuke và một số tác giả người Hán trước đó. Bản dịch của Lâm Hà là một ví dụ:
Tạm dịch thơ:
“Hôm nay là ngày gì ấấy nhỉ?
Thuyền xuân đón khách, khách là ai?
Hóa ra thuyền khách là người - Vương Tử!
Triệu kiến người trên chiếc thuyền xuân,
Việt nhân tôi – lòng cảm tạ vô ngần,
Hôm nay là ngày gì ấấy nhỉ?
Vương Tử cùng lướt sóng ngao du
Tâm can tôi hớn hở vô cùng.”
Còn đây là nội dung bài Việt Nhân Ca dịch theo tiếng Choang của Bạch Diệu Thiên:
“Nào biết đêm nay lễ lạt gì
Giữa dòng sông rộng, tôi chèo thuyền cho Vương tử.
Ôi vui thay, khóe mắt sáng ngời,
E thẹn chứ, nhưng nào giấu được niềm vui.
Bấy lâu nay tôi luôn quý mến ngài,
Ngọn núi kia đầy rừng cây che phủ,
Vương Tử người có hiểu tấm lòng tôi?” [dẫn trong www.okwang.cn]
Cũng tại thời điểm này, nhiều tranh luận nổ ra trong khuôn khổ khuynh hướng thứ nhất, xung quanh kết luận bài Việt Nhân Ca là bài hát dân gian của tổ tiên các dân tộc Choang, Đồng, Thủy, Mao Nam, v.v. (nhóm Bách Việt cổ), trong đó dữ dội nhất là tranh luận giữa nhà nghiên cứu người Nhật Kutsuki Jiro (朽本次郎) và tác giả Trung Quốc Đặng Mẫn Văn (邓敏文). Kutsuki Jiro thì rằng chủ nhân của bài hát Việt Nhân Ca là tổ tiên chung của nhóm các dân tộc phương Nam, trong khi Đặng Mẫn phủ định kết luận này, cho đó là kết luận kiểu “nồi cơm to” (gom mọi thứ vào một rọ) và khẳng định Việt Nhân Ca là bài hát dân gian của riêng dân tộc Đồng mà thôi [Kutsuki Jiro: 1990].
 Một số tác giả người Việt trong và ngoài nước có nhắc đến Việt Nhân Ca song không có bài viết nào thảo luận sâu hay truy tìm nguồn gốc, bối cảnh ra đời và ý nghĩa của bài hát. Chẳng hạn tác giả Trương Thái Du [2004] chỉ nhắc đến lời bài hát để dẫn chứng cho cội nguồn phương Nam của người Lạc Việt; hoặc tác giả Trần Thị Vĩnh Tường [2007] chỉ gỏn gọn chú thích đây là “bài hát dân ca Choang” và “bài hát dân ca Việt thời Ngô Việt giao tranh”, v.v.. Tại Thái Lan, tác giả Trịnh Trương Thượng Phương (郑张尚芳) năm 1991 dùng tiếng Thái Lan để dịch giải bài Việt Nhân Ca và cho ra kết quả tương tự các tác giả thiểu số ở Trung Quốc nói trên [Tôn Lâm, Thạch Phong 1997]. Tại Đại học Cambridge (nước Anh) tác giả Anne Birrell dựa vào bản dịch phổ biến của các tác giả người Hán dịch lại bài hát này bằng tiếng Anh:
Lời Anh ngữ
Tạm dịch tiếng Việt
Tonightwhat sort of night
I tug my boat midstream.
Todaywhat sort of day
I share my boat with my lord.
Though ashamedI am loved.
Don't think of slander or disgrace
My heart will never fail
or I have known my lord.
On a hill is a treeon the tree is a bough.
My heart delights in my lord
though he will never know
Hôm nay là ngày gì?
Tôi buông nhịp chèo thuyền ra giữa dòng
Hôm nay là ngày gì?
Thuyền tôi chào đón vị Vương gia
Ngại lắm chứ, nhưng tôi vẫn được ngài ưu ái
Này, đừng nghĩ rằng phận hèn tôi sẽ bị khinh khi!
Trái tim vui tôi sẽ chẳng bao giờ phai nhạt
Vì được biết người – ngài Vương tử
Núi có cây còn cây có nhánh
Con tim tôi vui sướng về người,
Dù rằng Vương tử người chẳng hay biết bao giờ.
(Nguồn: http://post.baidu.com/f?kz=86979332)
Ở khuynh hướng thứ hai, tác giả Trần Luân (陈抡) [1987: 67-91] dùng phương pháp so sánh lịch sử đi tìm quy luật và lịch sử diễn biến ngữ âm tiếng Hán, đối chiếu với bài Việt Nhân Ca do Lưu Hướng ghi rồi kết luận rằng tiếng Việt cổ chỉ là một phương ngữ của gia đình tiếng Hán, tức phủ nhận ý kiến của Quách Mạt Nhược và các tác giả khác trước ông. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau khi ông công bố, hàng loạt công trình nghiên cứu của các tác giả dân tộc thiểu số (khuynh hướng 1) phủ định hoàn toàn kết quả này. Khuynh hướng thứ hai coi như kết thúc tại đây.
c. Bản Việt Nhân Ca dân gian mới sưu tầm của các tác giả phi Hán có lời lẽ trong sáng, mượt mà, vừa giản dị nhưng cũng rất uyên bác và hợp với các quy tắc âm luật trong thơ ca dân gian phương Nam. Về phần này, tác giả Lâm Hà đã phân tích trên cơ sở âm vận học để chứng minh lời bài hát hoàn toàn hợp âm luật thơ ca, đồng thời đề cao tài năng của người lái thuyền người Việt [Lâm Hà 1985: 108]. Về phong cách, bài hát theo thể thơ ca tự do, có câu dài câu ngắn, không gò bó nghiêm khắc như thơ văn cổ phương Bắc. Câu ngắn nhất chỉ có một từ, câu dài nhất cũng chỉ có sáu từ. Về cấu trúc ngữ pháp, lời bài hát không theo cấu trúc ngữ pháp phương Bắc mà hoàn toàn thể hiện truyền thống phương Nam. Lấy một ví dụ cụ thể, câu “E thẹn, được quan tâm nhưng tôi không hề xấu hổ” (蒙羞被好兮不訾詬恥 = Mông tu bị hiếu hề bất tử cấu sỉ) trong bản tiếng Hán phổ biến, cấu trúc “bị hiếu” (被好 = được quan tâm, được yêu) là cấu trúc dạng bị động theo kiểu Đông Nam Á. Trong khi trong ngôn ngữ Hoa Hạ - Hán, mãi đến cuối thời Chiến Quốc (sau thời điểm ra đời bài Việt Nhân Ca gần 300 năm) mới có cách nói này trong một số thư tịch cổ, song cách dùng cũng rất hạn chế [http://www.xys.org/forum/db/49/63.html].
d. Về người Việt chèo thuyền trong bài hát, hiện cũng có hai ý kiến đối lập nhau: (1) đó là một phu thuyền người Việt; (2) đó là một cô gái chèo thuyền người Việt. Mỗi ý kiến đều có luận chứng riêng. Ý kiến đó là phu chèo thuyền có các luận cứ sau: các bản dịch kể cả của các tác giả người Hán, các tác giả dân tộc thiểu số và tác giả người Anh Anne Birrell đều không thấy có từ nào nói đó là một phụ nữ ngoài các chi tiết “người Việt”, “chèo thuyền” v.v.. [www.okwang.cn]; việc chèo thuyền khá nặng nhọc, nam giới thực hiện hiệu quả hơn nữ giới; câu chuyện Ngạc Quân Tử Tích và người chèo thuyền được Trang Tân mượn để nói về quan hệ địa vị giữa ông và một người đàn ông khác – Sở Tương Thành Vương; và lời lẽ bài hát (theo bản dịch tiếng Hán phổ biến) chưa đủ vị lãng mạn của một bài tình ca (nhận xét của Chu Hy đời Tống) [Tây Khất Thuật 2004]. Một số tác giả còn đi quá xa khi cho rằng hình ảnh Ngạc Quân Tử Tích ôm chầm lấy “phu chèo thuyền” là biểu hiện của quan hệ đồng tính đầu tiên trong lịch sử phương Đông! [dẫn trong www.okwang.cn].
So với ý kiến thứ nhất, ý kiến thứ hai cho người chèo thuyền là một cô gái theo chúng tôi là có nhiều luận chứng và hợp lý hơn cả. Thứ nhất, bản dịch đối chiếu với ngôn ngữ các dân tộc phương Nam đã đủ tính lãng mạn và thi vị nếu phân tích sâu [Lâm Hà 1985: 108]. Ngay cả bản dịch tiếng Hán phổ biến cũng thể hiện đặc trưng này khi nói “Núi có rừng và cây kia có nhánh; Vương tử người có thấu nỗi lòng tôi!” (山有木兮木有枝,心悅君兮君不知 = Sơn hữu mộc hề mộc hữu chi; Tâm duyệt quân hề quân bất tri). Thứ hai, nếu cho đây là bài hát giữa hai người đàn ông, thậm chí là thể hiện của quan hệ đồng tính thì câu chuyện đã sẽ không được lưu truyền trong thiên hạ vì một lẽ Lưu Hướng – đại phu thời Tây Hán – sẽ không bao giờ đề cao giá trị của nó; hoặc nếu có nêu ra đi nữa thì sẽ là trường hợp bị phê bình, khinh miệt mà thôi. Thứ ba, câu chuyện Ngạc Quân Tử Tích đi dạo trên một chiếc hồ (Phán Hồ) chứ không phải trên sông nên không nhất định phải do nam giới cầm chèo. Hơn nữa, đây là đoàn du ngoạn chứ không phải hành quân nên yếu tố nhanh hay chậm không là vấn đề. Thứ tư, các bản dịch của các tác giả (kể cả người Hán, người các dân tộc thiểu số hay tác giả Anne Birrell) đặt trọng tâm ở ý nghĩa câu chữ, không nói đến giới tính của người lái thuyền chứ không khẳng định đó là nam giới. Trường hợp bài dịch tiếng Anh của dịch giả Anne Birrell là một thí dụ, toàn bài hát không nói đến người chèo thuyền là nam hay nữ nhưng vẫn có một chi tiết thể hiện tình cảm nam nữ: “On a hill is a tree, on the tree is a bough. My heart delights in my lord, though he will never know” (nghĩa đen: trên một ngọn đồi có một thân cây, trên thân cây có một cành. Trái tim tôi vui sướng vì Vương tử, dẫu rằng người không bao giờ hay biết điều này). “Trên núi chỉ có một cây, trên cây chỉ có một cành” ám chỉ hình ảnh khắng khít tình cảm nam-nữ hơn là mối quan hệ quân-thần, bởi nếu là quan hệ quân-thần thì trên núi phải có cả rừng cây, trên cây phải có nhiều cành (số nhiều) mới hợp.
Ý kiến thứ hai này được nhiều tác giả ủng hộ, cụ thể là Lương Khải Siêu [dẫn trong www.xys.org], Hứa Hữu Niên [1983: 77], Chúc Chú Tiên [1987], La Hồng Khải [2006] v.v.. Hiểu người chèo thuyền là một cô gái, ta sẽ hiểu hết ý nghĩa văn hóa phương Nam thể hiện qua bài hát. Trong bài viết này, chúng tôi theo ý kiến coi người chèo thuyền là một cô gái.
e. Trong các ca từ, đáng chú ý nhất là từ “tɑ em” (tạm viết: ta-em, chữ Sở cổ: ) trong tiếng Việt cổ vùng Dương Tử "tɔi", nghĩa là “tôi”. Theo Lâm Hà [1989: 128] từ “tɑ em” có thể là biến âm của từ Cảnh Man (Jingman 荊蠻), do vậy cả hai đều mang ý nghĩa chỉ người Việt (hay Sở) phương Nam. Cũng theo tác giả này, danh từ China mà người Ấn Độ cổ, Ba Tư cổ đại sử dụng (cũng như thế giới gọi Trung Quốc ngày nay) có thể bắt nguồn từ (1) từ “tɑ em” chỉ “tôi” trong tiếng Việt cổ hay (2) từ “Jingman” (Cảnh Man) chỉ các dân tộc phi Hoa Hạ sống ở lưu vực sông Dương Tử đổ về nam. Theo tác giả, địa bàn mà người Ấn, người Ba Tư cổ tiếp xúc để tiến hành giao thương đầu tiên ở Đông Á vẫn là các vùng đất Việt – Sở, và có thể họ đã tiến hành buôn bán với người Việt cổ vùng Dương Tử từ rất sớm. Các loại quả cân, ngọc lưu li, ngọc bích v.v. mà người nước Sở rất thích được phát hiện rất nhiều trong các di chỉ khảo cổ trong vùng, cho thấy từ sớm chúng đã trỏ thành thứ hàng hóa giao thương. Người dân vùng Việt – Sở tự gọi mình là “tɑ em, dần dà về sau những nhà thương buôn Ấn Độ, Ba Tư cổ dùng từ “tɑ em để chỉ Trung Hoa, rồi từ “tɑ emphát triển thành China như hôm nay. Tuy nhiên, kết luận này chỉ mang tính phỏng đoán, do vậy nó cần có nhiều cứ liệu để kiểm chứng bởi giới nghiên cứu hôm nay dường như thiên về chấp nhận quan niệm rằng danh từ riêng China xuất phát từ tên gọi của triều đại Trung Hoa thống nhất đầu tiên trong lịch sử: Tần (Qin --> Chin --> ... --> China) .
2.  Xét trên khía cạnh thời gian, trên đại thể bài Việt Nhân Ca ra đời vào đầu thời Chiến Quốc và trước thời kì Sở - Việt tranh hùng. Nó được xem như một biểu tượng hữu hảo của thời kì nồng ấm Sở - Việt trong lịch sử Bách Việt. Cụ thể, (1) thiếu nữ người Việt hát tặng Sở Vương tử với lời lẽ ca tụng, lịch sự; (2) Ngạc Quân xắn ống tay áo ôm chầm lấy cô gái Việt, choàng tay quấn quanh eo cô gái một chiếc áo lụa hoa; (3) cô gái Việt thể hiện niềm hớn hở của mình khi được chu du cùng Ngạc Quân Tử Tích v.v.., tất cả đều thể hiện mối quan hệ khá khắng khít giữa người dân nước Sở và Việt nói chung. Theo kết quả nghiên cứu sử học, Tử Tích sống vào thời Sở Linh Vương (?- 529 trCN). Theo đó, Tử Tích là con trai Sở Cộng Vương, em trai của Sở Linh Vương Tử Vi. Năm 529 trCN, thừa lúc Sở Linh Vương xuất cung, Tử Tích và người anh Tử Tỷ lập mưu sát hại Thái Tử Lục (con trai Sở Linh Vương) để cướp ngôi. Khi Sở Linh Vương quay về, Tử Tỷ và Tử Tích ép buộc Sở Linh Vương tự sát. Tử Tỷ lên ngôi, phong Tử Tích làm Nhị Vương Tử, song do lòng dân căm phẫn nên Tử Tỷ chỉ tại vị được hơn 10 ngày [Đàm Bình 1990: 82]. Đối chiếu sự kiện này với bối cảnh bài Việt Nhân Ca, ta có thể suy đoán rằng bài hát này xuất hiện vào một trong hai khoảng thời kì: (1) trước cuộc chính biến xảy ra (tức trước năm 528 trCN), khi ấy Tử Tích được Sở Linh Vương phong lệnh quân và được ban vùng đất Ngạc Ấp làm lãnh địa cai quản. Có lẽ chính trong thời gian này, Tử Tích đã cùng đoàn tùy tùng chu du sông hồ vùng Ngạc Ấp và gặp cô lái thuyền người Việt; (2) trong khoảng 10 ngày Tử Tỷ lên ngôi, Tử Tích cảm thấy buồn vì thảm cảnh huynh đệ tương tàn nên chu du Phán Hồ cho vơi nỗi sầu. Dù vậy, theo chúng tôi khả năng thứ hai này khá hạn chế vì khoảng thời gian 10 ngày sau cuộc chính biến quá ngắn ngủi để Tử Tích đi dạo, vả lại lời lẽ bài hát của cô gái người Việt có phần ca tụng Tủ Tích, hoàn toàn không hợp với sự thật là Tử Tích cùng với Tử Tỷ bị dân oán hận (vì đã gây ra cuộc chính biến) và Tử Tích bị ép tự sát ngày 18 tháng 6 năm 528 trCN [www.xys.org]. Theo dòng thời gian, nước Sở được củng cố, hùng mạnh và uy hiếp các nước xung quanh. Dân Dương Việt di tản về hướng đông nam và nhập vào nhóm dân Ngô Việt – nhóm dân hình thành trên cơ sở nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn khởi chiến tiêu diệt nước Ngô và sát nhập với Ngô vào năm 473 trCN. Đến cuối thế kỷ IV trCN, Sở dấy binh diệt Ngô Việt, và cuối cùng Sở bị Tần Thủy Hoàng chinh phục năm 222 trCN [Đàm Bình 1990: 85].
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng Tử Tích được phong Ngạc Quân vào khoảng 339-329 tr.Công nguyên, vào thời của Sở Uy Vương vì chỉ đến lúc này kỹ thuật chế tạo thuyền tiến bộ mới có thể chế tạo thuyền to để Tử Tích du ngoạn sông hồ [Trình Thái 1995: 76]. Tuy nhiên đối với ý kiến này, ta có thể nhận thấy ba vấn đề sau: (1) mốc thời gian này không phù hợp với các dữ liệu lịch sử liên quan đến thân thế Ngạc Quân Tử Tích nước Sở; (2) vào khoảng thời gian trước 339-329 (nửa cuối TK V trCN) Sở - Việt đã là hai kẻ thù của nhau và về sau Sở diệt Việt nên sẽ khó có hình ảnh Tử Tích “xắn tay áo ôm chầm cô gái người Việt” như Lưu Hướng miêu tả; (3) hơn nữa, bài Việt Nhân Ca có nói đến chiếc thuyền tonhưng không hề nói thuyền to cỡ nào. Ngạc Ấp là vùng đất nhiều hệ thống sông ngòi, ao hồ lớn, cư dân người Việt trong vùng quen di chuyển bằng đường thủy nên không phải đợi đến thế kỷ IV trCN, người ta mới chế tạo được thuyền to.
Trở lại với bài hát Việt Nhân Ca, sau khi Ngạc Quân Tử Tích ban lệnh ghi chép và lưu truyền, bài hát đã trở nên phổ biến hơn trong dân gian, nhất là trong nhóm cư dân hai nước Việt và Sở cư trú dọc dòng Dương Tử, về sau lan rộng đến cả các tộc người Việt phía nam và thẩm thấu vào trong văn nghệ dân gian các dân tộc Choang, Đồng, Thủy vùng Vân – Quý và Lĩnh Nam hiện nay.
Xét ở khía cạnh không gian và chủ thể, có nhiều phương diện cho thấy cô gái hát bài Việt Nhân Ca tặng Ngạc Quân Tử Tích là người Dương Việt – một tộc Việt trong đại gia đình Bách Việt, chủ yếu cư trú vùng đông nam và nam nước Sở vào khoảng thời gian tương ứng với thời Xuân Thu – Chiến Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Theo ghi nhận của sử sách, dân cư Dương Việt tập trung chủ yếu ở vùng Ngạc Đông, ngày nay thuộc khu vực xung quanh thành phố Ngạc Châu tỉnh Hồ Bắc và một phần tỉnh Hồ Nam [Trình Thái 1995: 74], chẳng hạn như các quyển Mặc Tử (chương Lỗ Vấn), Hàn Phi Tử (chươngThuyết Lâm), Lã Thị Xuân ThuHoài Nam Tử v.v... Thuở ấy, khu vực xung quanh hồ Động Đình là nơi tạp cư của nhiều giống tộc người như Việt, Bộc, Miêu Man, song nhiều nhất vẫn là người Việt. Đặt trong mối tương quan với các tộc Việt khác thì người Việt tại vùng Ngạc Đông được gọi là Dương Việt [Đàm Bình 1990: 84; Trình Thái 1995: 74].
Tác giả Trình Thái [1995: 76] đi vào cụ thể khi xác định danh xưng của chiếc hồ nơi bài Việt Nhân Ca ra đời. Theo tác giả, đó là hồ Lương Tử (梁子) vùng Ngạc Đông (Hồ Bắc) hiện nay. Từ thời Tây Chu, hồ này được gọi là Phán Hồ (攀湖).
3. Việt Nhân Ca là một bài tình ca độc đáo của dân gian người Việt, đặc biệt là những cư dân di chuyển bằng thuyền độc mộc trên khắp vùng phía nam Dương Tử đầy sông nước. Nó độc đáo vì chỉ là một bài tình ca của một cô gái tuổi xuân thì song lại chứa đựng nhiều đặc trưng văn hóa phương Nam.
Nói về phong tục, người Việt cổ được biết đến như những cư dân quen với sống nước và thạo chèo thuyền. Điều này được ghi chép rất kỹ trong Việt Tuyệt Thư (quyển 8) thời Đông Hán do Viên Khang viết và Ngô Bình hiệu định: “Người Việt lấy thuyền làm xe, lấy chèo làm ngựa, di chuyển nhanh như gió, khó mà theo được”. Lịch sử di chuyển bằng thuyền của người Việt có thể đã xuất hiện từ 6000-7000 trước (ứng với thời kì đồ đá mới). Có sáu chiếc tay chèo bằng gỗ được khai quật ở di chỉ Hà Mẫu Độ (vùng Trường Giang) có thể nói lên điều này [Lâm Hà 1989: 125]. Trong Thuyết Uyển, Lưu Hướng gọi người Việt là Bàng Duệ Việt Nhân để chỉ ý muốn nói người Việt phương Nam chuyên di chuyển bằng thuyền. Vị Ngạc Quân Tử Tích khi đi du ngoạn sông hồ không hề gọi người nước Sở cầm chèo mà phải là người Việt, điều này cho thấy họ rất thiện tay chèo. Có thể vào lúc ấy, chèo thuyền đã trở thành một nghề mưu sinh của một bộ phận người Việt. Loại thuyền thông dụng nhất của họ thời bấy giờ là thuyền mộc, trong đó có loại thuyền độc mộc rất độc đáo. Ngày nay, trong ngôn ngữ dân tộc Đồng – một hậu duệ của Bách Việt – con thuyền được gọi là langp [Lâm Hà 1989: 125], là hình ảnh chiếc du thuyền trong bài Việt Nhân Ca nói trên. Langp là loại thuyền làm bằng một loại gỗ đặc biệt, có thể sử dụng rất lâu dài.
Người Việt cổ rất trọng lễ nghi. Cô gái diễn đạt tình cảm của mình vừa mãnh liệt nhưng cũng dịu dàng, lịch sự. Vị Vương gia thân danh cao quý song cảm thấy gần gũi, không hề cảm thấy bị xúc phạm. Trong bài Việt Nhân Ca có câu “ “tɑ em sui sui” (Sở Văn: 秦胥胥)”, nghĩa là “Tôi cảm ơn” (Hán văn: 我謝謝 = Ngộ tạ tạ) [Lâm Hà 1985]. Có thể từ “sui sui” trong Việt ngữ cổ được vay mượn từ từ “tạ tạ” (cảm ơn) trong tiếng Hán cổ, song bài hát cũng đủ cho thấy cô gái người Việt này biết trọng lễ nghi, biết tỏ lòng cảm tạ vị Ngạc Quân nước Sở khi được triệu kiến.
Người Việt cổ trọng lối sống cộng đồng và coi trọng các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Bản tiếng Hán do Lưu Hướng ghi có bối cảnh rằng Ngạc Quân Tử Tích và đoàn tùy tùng “du thẩm” (逾滲 = lướt đi trên sông) Ngạc Ấp nên gặp cô gái Việt chèo thuyền. “Du thẩm” là từ Hán hoàn toàn, song nó dùng để chỉ ý nghĩa “cùng nhau đi chơi”, “thăm viếng lẫn nhau” bằng đường sông nước chỉ có ở phương Nam: chữ thẩm () có bộ thủy ở phía trước. Tục ngữ Hán có câu “Nam di chu, Bắc di mã” phản ánh đúng lối sống sông nước này. Trong truyền thống văn hóa Bách Việt, việc thăm viếng lẫn nhau vào những dịp đặc biệt như năm mới (lễ tết) hay những ngày trăng tròn (vọng) là rất quan trọng, nó thể hiện sự quan tâm đến đời sống cộng đồng của cư dân nông nghiệp. Vị Vương Tử nước Sở và đoàn tùy tùng du ngoạn sông hồ giống như lúc người Việt đang tổ chức du xuân, do vậy Lưu Hướng gọi chuyến đi của vị Vương Tử này là du thẩm. Tuy nhiên, ngày Tử Tích du ngoạn Phán Hồ không trùng vào bất kì ngày lễ hội nào của người Việt nên cô gái tự hỏi mình trong lời bài hát đến hai lần “Hôm nay là ngày gì nhỉ?”. Ngày nay, các dân tộc Choang, Đồng, Bố Y, Cách Lao, Thái ở Trung Quốc cũng như người Việt ở Việt Nam vẫn còn tập tục du xuân, nhất là lễ hội xuân dân gian ngày mồng ba tháng ba âm lịch hàng năm. Chẳng hạn người Choang gọi đó là lễ hội lồng tồng (隴洞, phiên âm tiếng Hán là /longdong/, đọc /lúng tung/), cùng nhau tham viếng, múa hát, vui xuân. Người Tày, Nùng ở Việt Nam cũng tổ chức lễ hội này, đồng thời kết hợp luôn với Tết Thanh minh chỉ vài ngày sau đó, biến lễ hội ba tháng ba thành lễ hội lớn thứ hai trong năm.
Việt Nhân Ca có thể được ví như kết tinh của văn hóa dân gian hai nước Việt, Sở thời kì nồng ấm nhất vào khoảng thế kỷ VI, V trCN. Mặc dù Việt, Sở được cho là cùng xuất thân từ nhóm Bách Việt, qua thời gian trở nên bất đồng ngôn ngữ, bất đồng văn tự song vị trí địa lý gần gũi, loại hình văn hóa tương đồng (nông nghiệp lúa nước) cộng với sự giao thoa chính trị, văn hóa, kinh tế đã duy trì được sự gần gũi giữa người dân hai nước. Khoảng cách giữa họ dường như không tồn tại khi Ngạc Quân Tử Tích ôm chầm cô gái chèo thuyền thuộc hàng thuộc cấp của mình. Phải chăng đó là hiện thực tất yếu vì họ đều thuộc các tộc người phương Nam, đều là các cư dân nông nghiệp có cùng những đặc trưng văn hóa nông nghiệp?
Trong Việt Nhân Ca không có chỗ đứng cho những lễ nghi, giáo điều phương Bắc. Cần nhớ rằng thời Chiến Quốc người phương Bắc đã bắt đầu cổ xúy cho những thứ lễ nghi phân biệt vua – tôi, phân biệt các thành phần dân cư trong xã hội, theo đó, cá nhân thuộc từng nhóm địa vị khác nhau đều phải có cung cách thái độ và hành vi đặc thù. Song, ở Việt Nhân Ca thì không phải như vậy. Theo Thuyết Uyển, sau khi nghe bài hát phong tình, Ngạc Quân Tử Tích không do dự chạy đến, “xắn tay áo” và “ôm chầm lấy cô gái người Việt”. Đó là một hành động mang đậm chất văn hóa phương Nam, nơi mà quan hệ vua – tôi, thủ lĩnh – thành viên không bị đưa đến tình trạng phân biệt cao thấp rạch ròi. Trong bối cảnh như thế, hành động Ngạc Quân Tử Tích ôm lấy cô gái không hề vi phạm bất kì quy định nào từ phía gia tộc lẫn dân gian. Chưa hết, Ngạc Quân Tử Tích còn tự tay mình lấy chiếc áo gấm thêu hoa cột quanh eo cô ấy như là một tặng phẩm thay lời cảm ơn. Nếu là người phương Bắc, ông đã có thể gọi quân hầu “ban bố” phẩm vật ấy cho cô gái. Ngược lại, cô gái cất tiếng hát một cách thoải mái, coi vị Vương Tử như một người bạn, thậm chí là một đối tượng để nàng tỏ tình. Ngay cả khi Lưu Hướng – một vị Hán quan theo Nho học nghiêm túc – khi ghi lại bài hát này bằng tiếng Hán cũng không bỏ quên thậm chí còn tô điểm thêm yếu tố tình cảm nồng nàn của cô gái Dương Việt khi viết:
“Núi có rừng, và cây kia có nhánh
Vương Tử người, có thấu nỗi lòng tôi (em)?”
Các chi tiết nói trên dù nhỏ nhặt, chỉ là các khía cạnh phụ trợ của một bài dân ca, song chúng là kết tinh của một truyền thống lớn của người Việt nông nghiệp phương Nam, phần nào thể hiện đặc trưng văn hóa Bách Việt thời kì độc lập trước khi bị người Hoa Hạ phương Bắc chinh phục.

Tài liệu tham khảo:
1.Nguyễn Ngọc Thơ (2007), “Việt Nhân Ca – bài ca Việt nữ cổ”, Tuổi Trẻ Chủ nhật, 22/9/2007.Website:http://mobi.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=220916&ChannelID=119.
2.Trần Thị Vĩnh Tường (2007), “Động Đình Hồ - cội nguồn của tộc Việt”, websitehttp://www.anviettoancau.net/html/capnhat_16/TtVT_Dongdinh.htm.
3.Trương Thái Du (2004) “Lưu vong – nỗi niềm từ quá khứ đến tương lai”, website: http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n3n4n2nvn31n343tq83a3q3m3237nvn
4.祝注先(1987越人歌””,《学术论坛》广西社会科学学院,第5期,49-51 (Chúc Chú Tiên (1987), “Nói về bài Việt Nhân ca”, Học thuật luận đàm, Viện KHXH Quảng Tây, kì 5, tr. 49-51).
5.“越人歌:一个逃亡的隐秘爱情“Việt Nhân Ca: một tình yêu bí ẩn chạy trốn”, website: http://www.singtaonet.com/weekly/weekly0611/weekly061
1_14/t20060920_337019_2.html.
6. 覃平(1990) “也谈越人歌””, 《贵州民族研究》,第1期,82-86 (Đàm Bình (1990) “Lại nói về Việt Nhân Ca”, Nghiên cứu Dân tộc Quý Châu, kì 1, tr. 82-86).
7.韩伯泉(2003越人歌新说”( Hàn Bác Tuyền (2003), “Việt Nhân Ca tân thuyết”),website:http://www.gzsdfz.org.cn/ycjg/2003-4/2003-4-11.htm.
8.许友年(1983试论越人歌的原文与译文,《福建师范大学学报》,第1期,77-80 (Hứu Hữu Niên (1983) “Thử bàn về nguyên văn và bản dịch bài Việt Nhân Ca”, Học báo Đại học Sư phạm Phúc Kiến, số 1, tr. 77-80).
9.罗洪启(2006越人歌”( La Hồng Khải (2006), “Việt Nhân Ca”) ,website: http://www.blogsun.cn/lhqblog/article.asp?id=115.
10.林河(1985侗族民歌与越人歌的比较研究,贵州民族研究,第4期,103-111 (Lâm Hà (1985) “Nghiên cứu so sánh dân ca dân tộc Đồng và Việt Nhân Ca”, Nghiên cứu Dân tộc Quý Châu, kì 4, tr. 103-111).
11.林河(1989越人歌中的民俗,《民间文艺季刊》,中国民间文艺家协会上海分会,121-137(Lâm Hà (1989), “Bàn về các phong tục dân gian trong bài Việt Nhân Ca”, Quý san Văn nghệ Dân gian, Hiệp hội Nghệ nhân Văn nghệ Dân gian Trung Quốc – Phân hội Thương Hải, tr. 121-137).
12.西乞术(2004““越人歌的古译和今译”(Tây Khất Thuật (2004) “Về các bản dịch xưa và nay về bài Việt Nhân Ca”), website http://www.xys.org/forum/db/49/63.html.
13.陈锦鸿(2003广州:岭南文化生于斯盛于斯,羊城今古,第1 (Trần Cẩm Hồng (2003) “Quảng Châu: Văn hóa Lĩnh Nam xuất phát từ đây, thịnh hành cũng ở dây”, Tạp chí Dương Thành kim cổ kì 1).
14.陈抡(1987),《历史比较法与古籍校释:越人歌,李嫂,天问》湖南教育出版社 (Trần Luân (1987), Phương pháp so sánh lịch sử và hiệu đính, giải thích cổ tịch: Việt nhân ca, Li tao, Thiên vấn, NXB Giáo dục Hồ Nam).
15.程泰(1995““越人歌蠡测,《江汉论坛》,第4期,72-74 (Trình Thái (1995), “Giải mã Việt Nhân Ca”, Giang Hán Luận Đàn, số 4, tr. 72-74).
16.郑张尚芳(1991) ““越人歌的解码”, Cahiers de Linguistique Asie OrientaleParis孙林,石峰1997年译,《语言研究论丛》,第7期,57-65 (Trịnh Trương Thượng Phương (1991) “Giải mã bài Việt Nhân Ca”, Cahiers de Linguistique Asie OrientaleParistr.159-168; Tôn Lâm, Thạch Phong dịch sang tiếng Trung và in trong Ngôn ngữ nghiên cứu luận tùng, số 7 năm 1997, tr. 57-65).
17.韦庆隐(1981越人歌与壮语的关系试释,民族语文论集,社会科学出版社,23-46 (Vi Khánh Ẩn (1981) “Thử giải thích quan hệ giữa bài Việt Nhân Ca và tiếng Choang”, Dân tộc ngữ văn luận tập, NXB KHXH, tr. 23-46).
18.朽本次郎(1990公正在于求实,科学在于求是-越人歌族属问题再与邓敏文先生商榷,《贵州民族研究》,第1期,80-82 (Kutsuki Jiro (1990) “Công chính nằm ở cầu thực, khoa học nằm ở cầu thị - thảo luận cùng ông Đặng Mẫn Văn về vấn đề tộc thuộc bài Việt Nhân Ca”, Nghiên cứu dân tộc Quý Châu kì 1, tr. 80-82).

Nguồn: http://www.vanhoahoc.edu.vn/content/view/220/83/


015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...