Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

MÃ VĂN HÓA

015010      “NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT-NGƯỜI MƯỜNG”* 

VÀ THỰC TRẠNG HỌC THUẬT VIỆT NAM


Hà Văn Thùy


     Sau khi nắm quyền, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ trương xây dựng nền khoa học xã hội và nhân văn của quốc gia độc lập với phương châm Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. Là những người Mác xít, từ các lãnh tụ như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng tới các học giả của nhà nước đều theo quan niệm duy vật lịch sử. Trụ cột của quan niệm này là vai trò quyết định của yếu tố nội tại đến sự phát triển của dân tộc: văn hóa Việt Nam tuy có tiếp thu nhân tố bên ngoài nhưng về bản chất vẫn là văn hóa bản địa, do chính người dân từng sống trên đất Việt Nam trong quá khứ làm nên. Mặt khác, cũng do trải nghiệm những tiêu cực của thuyết thiên di-du nhập, những người đề xướng nền học thuật mới dị ứng gay gắt chủ trương này, coi đó là sản phẩm của thực dân, tư sản phản động. Vào thập niên 1970, với ý chí chính trị của cả hệ thống, nhà nước Việt Nam đã tập trung khám phá văn hóa Đông Sơn để từ đó khẳng định thời Hùng vương trong lịch sử dân tộc. Từ sau toàn thắng năm 1975, khi tổng kết thành tựu xây dựng đất nước, các báo cáo chính thức đều khẳng định hai thành tựu trên của học thuật xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, từ thập niên 90 thế kỷ trước, xuất hiện nhiều ý kiến của học giả trong và ngoài nước phản biện những đánh giá trên, phủ nhận thời Hùng Vương trong lịch sử Việt và cho rằng, học thuật Việt Nam tuân theo mục tiêu chính trị, mang tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan, duy ý chí. Vấn đề cần làm hôm nay là nghiêm túc đánh giá một cách khách quan, khoa học xem quan niệm phát triển nội tại của lịch sử văn hóa Việt Nam có phù hợp với thực tế? Muốn làm việc này, điều tiên quyết là phải xác định xem dân cư trên đất Việt Nam thời tiền sử là người bản địa hay nhập cư? Chứng cứ trực tiếp và vững chắc nhất để xác định chuyện này là khảo di cốt người cổ từng sống trên đất Việt Nam. Năm 1983, từ giám định một cách hệ thống và chính xác sưu tập 38 cốt sọ thời Đá Mới và 32 cốt sọ thời Đồng-Sắt được tìm thấy ở Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa trong sách Nhân Chủng Học Đông Nam Á (1) nhận định: - Vào thời đại Đá Mới, cư dân trên lãnh thổ Việt Nam thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid cùng với các loại hình hỗn chủng giữa chúng cộng cư với nhau, trong đó Indonesien và Melanesien là hai thành phần chủ yếu. - Sang thời Đồng- Sắt, người Mongoloid đã là thành phần chủ thể trong khối cư dân ở Việt Nam, người Australoid mất dần đi trên đất nước này, hoặc do thiên cư, hoặc do đồng hóa (trang 106) Như vậy, dân cư trên đất Việt Nam suốt thời Đồ Đá, từ Con Moong, Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn tới Phùng Nguyên là người bản địa, loại hình Australoid, thống nhất và liên tục. Cũng do dân cư bản địa, thống nhất và liên tục cho nên các văn hóa trên đất Việt Nam cũng là văn hóa bản địa. Từ đó, đưa tới kết luận: cả dân cư và văn hóa trên đất Việt từ xa xưa tới cuối thời Phùng Nguyên là dân cư và văn hóa bản địa! Giờ ta bàn tới nhận định thứ hai: sang thời Đồng-Sắt, người Mongoloid là thành phần chủ thể. Điều này là rõ ràng qua các cốt sọ. Nhưng vấn đề là, họ từ đâu tới và do nhập cư hay do đồng hóa? Đó là câu hỏi mà khoa học thế kỷ XX không có câu trả lời! May mắn là sang thế kỷ này, với hàng loạt nghiên cứu di truyền học được công bố, cho thấy: người Khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi di cư tới Việt Nam 70000 năm trước. Sau khi gặp gỡ, hòa huyết tăng nhân số, họ đã tỏa ra khắp châu Á và từ 40.000 năm trước đã chiếm lĩnh đất Trung Hoa. Bằng khảo cứu của mình, được công bố trong ba cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (NXB Văn Học, 2007), Hành trình tìm lại cội nguồn (NXB Văn học, 2008) và Tìm cội nguồn qua di truyền học (NXB Văn Học, 2011) và hàng trăm bài viết, chúng tôi đã chứng minh rằng, 5000 năm TCN, tại trung lưu Hoàng Hà, người Việt (Australoid) lai giống với người Mông Cổ (North Mongoloid) sinh ra người Việt chủng Mongoloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều. Khoảng giữa thiên niên kỷ II TCN, người Việt vùng Núi Thái-Sông Nguồn di cư về Việt Nam, đem nguồn gen Mongoloid hòa huyết với người Phùng Nguyên mã di truyền Australoid, sinh ra người Mongoloid phương Nam, chủ nhân văn hóa Đông Sơn và là tổ tiên người Việt Nam hiện đại. (2) Để trả lời câu hỏi: dân cư Đông Sơn hình thành do nhập cư hay do đồng hóa, ta xét những sự kiện sau: Chứng cứ khảo cổ học cho thấy, quá trình hình thành chủng Mongoloid phương Nam trên đất Việt kéo dài khoảng nửa thiên niên kỷ, hoàn tất vào khoảng 2000 năm TCN. Dấu vết của việc chung sống, hòa huyết còn để lại rất rõ trong văn hóa Hạ Long, đặc biệt ở di chỉ Mán Bạc tỉnh Ninh Bình với ngôi mộ có 30 thi hài người Australoid và Mongoloid được chôn chung. Điều này chứng tỏ, không có sự xâm nhập lớn với mục đích tiêu diệt hay trục xuất người bản địa để độc chiếm địa bàn mà là sự chung sống hòa bình. Từ đó, cuộc hòa huyết trong thời gian dài dẫn tới chuyển hóa dân cư về di truyền học. Một chứng cứ khác cũng xác nhận điều này. Đó là nghiên cứu của S. W. Ballinger và đồng nghiệp (3) cho thấy, Người Việt Nam hiện đại có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong các dân cư châu Á. Chỉ số đa dạng di truyền là một phẩm tính của sinh vật. Càng gần tổ tiên, chỉ số đa dạng di truyền càng cao. Việc người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á nói lên rằng, người Việt Nam gần tổ tiên hơn bất cứ dân tộc châu Á nào. Điều này có nghĩa, Việt Nam là nơi phát tích của các dân tộc châu Á. Một hệ quả khác là nó chứng tỏ không hề có cuộc nhập cư lớn, ồ ạt người từ phương Bắc để thay thế cư dân Phùng Nguyên. Bởi lẽ, nếu sự nhập cư mang tính thay thế xảy ra thì người Việt Nam hiện nay, là con cháu những người nhập cư, buộc phải có chỉ số đa dạng di truyền thấp hơn người Trung Quốc hiện đại! Phát hiện của Ballinger là chứng cứ cho thấy: người từ Trung Quốc xuống với số lượng đủ để chuyển hóa dân cư Phùng Nguyên sang Mongoloid phương Nam nhưng không lớn tới mức làm giảm chỉ số đa dạng di truyền dân cư Đông Sơn xuống thấp hơn hay bằng dân cư Trung Quốc. Điều này có nghĩa là, người Phùng Nguyên không bị thay thế bằng người nhập cư phương Bắc! Từ phân tích trên, ta có quyền khẳng định: dân cư Đông Sơn vẫn là người bản địa! Bây giờ xét về mặt văn hóa: văn hóa Đông Sơn là văn hóa bản địa hay du nhập? Đây là điều phức tạp vì việc giám định niên đại các nền văn hóa còn bị tranh cãi. Nhưng ta biết rằng, người Hòa Bình đã đưa công cụ đá mới lên văn hóa Ngưỡng Thiều. Khảo cổ học cho biết, việc nấu đồng xuất hiện ở Phùng Nguyên trước lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử. Phần lớn hiện vật Đông Sơn như rìu, búa, thạp đồng, đồ gốm… là sự tiếp tục các motip văn hóa Phùng Nguyên. Như vậy, văn hóa Đông sơn cũng là văn hóa bản địa. Khi con người chủ thể là người bản địa thì đương nhiên văn hóa do họ tạo dựng cũng là văn hóa bản địa. Người nhập cư phương Bắc chắc chắn đã góp sự khôn ngoan của mình vào sự khôn ngoan chung của người Việt Nam. Có thể thấy điều này qua Ngọc phả Hùng Vương: “Những người từ biển vào, họ rất hiền lành, giúp dân nhiều việc tốt. Dân đã chọn người giỏi nhất trong số họ làm vua!” Đó là sự thật. Nhưng cho rằng người phương Bắc nhập cảng văn hóa tạo nên thời Đông Sơn là không có cơ sở! Như vậy có thể kết luận: suốt thời tiền sử, từ thời Đồ Đá tới thời Kim khí, con người và văn hóa trên đất Việt Nam đều là bản địa. Kết luận trên cho thấy, dù bị gọi là “phục vụ chính trị”, mang tinh thần “chủ nghĩa dân tộc” hay “duy ý chí” thì việc xác định cái nền bản địa của con người và văn hóa Việt Nam là hoàn toàn chính xác. Và đó chính là thành tựu cơ bản của khoa học nhân văn Việt Nam thế kỷ XX. Tới đây, một câu hỏi cần được trả lời một cách công bằng và khoa học: vì sao những người chủ trương phát triển nội tại đã đúng? Nếu cho rằng do họ mù quáng theo thuyết macxít nên may mắn đúng thì quá đơn giản! Theo chúng tôi, chính bởi lẽ họ là người Việt Nam yêu nước, có tư duy độc lập. Từ trong tâm cảm họ đã nhận ra người Việt có một nguồn cội sâu xa và văn hóa Việt từ nguồn cội ấy phát triển lên. Từ nhận thức như thế, chúng tôi thật ngạc nhiên khi đọc Nguồn Gốc Người Việt-Người Mường của ông Tạ Đức. Trong đó, theo quan niệm thiên di-du nhập, tiếp tục những sai lầm của Đào Duy Anh, Bình Nguyên Lộc, tác giả cho rằng, cả con người cùng văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn đều là sản phẩm nhập cảng từ Trung Quốc. Về chuyện này chúng tôi đã phản bác bằng bài viết Một Kiến Giải Sai Về Nguồn Gốc Dân Tộc. Thiết tưởng không còn gì để nói nếu trong sách không in kèm hai bài viết, một là Lời Giới Thiệu của Giáo sư Sử học Lê Văn Lan và Nhận Xét 2 của Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám dốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á. Sau khi đánh giá cao khối tư liệu đồ sộ của cuốn sách “hứa hẹn sẽ khuấy lên những cuộc tranh cãi, nhằm góp phần đánh thức tình trạng như có vẻ ly bì, mệt mỏi, bế tắc của nền học thuật nhân văn nước nhà,” phải chăng vì không thể phân biệt chân ngụy, vị tiến sĩ, như người khách qua đường, vô tư bỏ đi mà không hề bộc lộ chính kiến?! Đáng chú ý là bài viết của sử gia họ Lê: “Khi trao tay bản thảo cuốn sách này, Tạ Đức đã hẹn và tôi đã nhận: đọc xong trong một tuần! Nhưng một tuần, rồi gấp đôi thế, tôi vẫn chưa thể đọc xong. Bởi quá nhiều vấn đề. Lại toàn là những “chuyện tày đình” cả! Tuy nhiên thật mừng là khá lâu rồi, bây giờ mới thấy có người đủ sức, đặc biệt là đủ gan để làm những chuyện này. Cái gan đầu tiên, chính là việc không những chê, mà còn gỡ bỏ, điều mà tác giả gọi là “vòng kim cô” của những học thuyết một thời chính thống về sự phát triển bản địa tuyệt đối (liên quan đến các vấn đề tự lực tự cường, độc lập tự chủ…) của dân tộc, về sự coi nhẹ, thậm chí phủ nhận, các tác động và ảnh hưởng quyết định ngoại lai, đặc biệt là các cuộc và kiểu thiên di (liên quan đến sự nghiệp chống ngoại xâm, chống can thiệp từ bên ngoài…) của lịch sử. Tôi – từ cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, khi đi khai quật lần thứ nhất Phùng Nguyên, tham gia phát hiện Núi Đọ, sớm tìm kiếm thêm được nhiều trống đồng v.v… cũng ở trong số những người đầu tiên đội và truyền những “vòng kim cô” như thế, đồng thời, cũng nhiều lần giật mình nhận ra là sự thể là kẻ “sống sót” được từ ấy cho tới tận bây giờ. Vì thế, mấy tuần liền đọc bản thảo cuốn sách này, thấy tác giả nói khơi khơi về nguồn gốc phương Bắc của Phùng Nguyên, Đông Sơn; về các cuộc di dư từ đủ các miền phương Bắc để không những thành ra người Việt, người Mường mà còn thành ra cả các đấng bậc từ Hùng Vương đến nhà Lý, nhà Trần, nhà Nguyễn v.v… thì đầu tiên không khỏi thấy lạ và ái ngại nữa! Nhưng rồi qua từng trang, từng mục, đọc rất hấp dẫn, thấy tác giả, khi nói ra những điều này, là nói với cái gan dạ từ một tinh thần khoa học thực sự cầu thị, từ một ý chí và tấm lòng kiên định, nhiệt thành vì sự phát triển-đổi mới của khoa học lịch sử; và nhất là cái hệ thống mà Tạ Đức xây dựng nên ở đây, là sản phẩm của một qúa trình tìm tòi, khám phá, đặc biệt là tổng hợp, công phu, rộng lớn và có phương pháp; đồng thời thăng (cân) bằng rành rẽ trên nền của bước phát triển khoa học và công nghệ thông tin hiện đại. Tôi thấy - như tác giả đã tâm sự - vấn đề chỉ còn là xem xét, coi những luận cứ và bằng chứng được trình bày ở sách này có đủ độ xác tín, đã đủ sức thuyết phục hay chưa. Vì thế cuốn sách này cần được đọc kỹ. Nó rất dày, với nhiều thông tin và vấn đề, nhưng dễ đọc, thậm chí còn lôi cuốn người ta chăm chú đọc. Và rồi: nghĩ. Hà Nội, đầu Hạ, 2014. Nhà sử học Lê Văn Lan.” Đọc bài viết, trong đầu tôi vẩn vơ suy nghĩ: Phải chăng cuốn sách của ông Tạ Đức có sức mạnh ma mị khiến cho nhà sử học lão thành bỗng chốc tỉnh ngộ, ly khai với lý tưởng từng đeo đuổi gần suốt cuộc đời?! Không phải vậy. Có lẽ, vị sử gia già lão, nói như Tiến sĩ Nguyễn Việt, đang trong “tình trạng như có vẻ ly bì, mệt mỏi, bế tắc trước nền học thuật nhân văn nước nhà”; nghĩa là đang trong trạng huống hoang mang, mất lòng tin thì cuốn sách là giọt nước tràn ly, khiến ông, một cách vô thức, bước qua lời nguyền, dứt bỏ “vòng kim cô”, đã từng một thời là vòng nguyệt quế mà ông góp sức làm nên! Nhưng thật đáng tiếc, hành động này đã biến sử gia thành kẻ đào ngũ trong ngày chiến thắng! Không chỉ hôm nay mà mười năm rồi, khoa học nhân loại đưa ra hàng tấn chứng cứ khẳng định sự đúng đắn của thuyết phát triển nội tại: Việt Nam là nơi phát tích của các dân tộc châu Á và cũng là cái nôi của văn hóa châu Á! Một câu hỏi được đặt ra: tại sao những chuyện động trời như vậy trong chính lĩnh vực chuyên môn của mình mà Giáo sư không biết?! Người xưa thường nói: giấy rách giữ lấy lề! Thảm thương thay, cuốn sách Khoa Học Nhân Văn Việt Nam đã rách tả tơi mà bây giờ những vị trụ cột của nó lại xé bỏ luôn cả cái lề! Điều đáng mừng là, không lạc điệu như sử gia, hàng vạn trí thức bình dân Việt đã biết về cội nguồn đích thực của con người cùng văn hóa Việt, dù rằng tri thức mà họ thâu lượm được hầu như chỉ từ “lề trái!” Họ kỳ vọng có một ngày, những người như Giáo sư đứng lên dõng dạc tuyên bố: “Dù cho ai nói ngả nói nghiêng thì chúng tôi vẫn kiên trì quan điểm về sự phát triển nội tại của lịch sử, văn hóa Việt Nam! Thực tế đã chứng tỏ rằng đó là điều đúng đắn. Mặc dù có những sai lầm không tránh khỏi nhưng việc đề xuất và kiên trì chủ trương phát triển nội tại là thành tựu cơ bản của khoa học nhân văn Việt Nam. Nó là hòn đá tảng để chúng ta xây dựng nền khoa học nhân văn Việt Nam thời đại mới!” Điều mơ ước đó không xảy ra. Tiếc cho sử gia! Cũng tiếc cho tác giả Tạ Đức. Là người có lẽ có tài và có gan muốn tạo lập lâu đài tri thức hoành tráng in dấu ấn của riêng mình nhưng do sai ngay từ khâu thiết kế nên công trình thế kỷ chỉ còn là đống vụn tư liệu! Một cuốn sách lạc đường, đẩy học thuật Việt thụt lùi hơn nửa thế kỷ cùng những Giáo sư, Tiến sĩ mất phương hướng, bộc lộ thảm trạng của khoa học nhân văn Việt Nam. Bên trong, không đủ tâm và trí để nói với nhân dân về cội nguồn cùng văn hóa đích thực của dân tộc; thậm chí vẫn ca những bài ca mốc meo về “ngã tư đường giao lưu quốc tế,” về “tiếp biến văn hóa,” về “tiếng Việt mượn 70% từ ngôn ngữ trung Hoa”… Bên ngoài, nó câm nín trước những đòn tấn công hiểm ác không chỉ xuyên tạc chính nghĩa dân tộc trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm mà cả những mưu toan nhân danh khoa học phủ định tới cỗi rễ dân tộc Việt! (K. Taylor: Tôi đã bắt đầu giảng dạy về chiến tranh Việt Nam như thế nào? L. Kelley: “Hồng Bàng thị truyện” như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại.) Một nền khoa học nhân văn như thế thực sự là thảm họa của dân tộc!

 * Tạ Đức. Nguồn gốc người Việt - người Mường. NXB Trí thức, 2013. Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCH, 1983 2. Hà Văn Thùy. Tìm cội nguồn qua di truyền học. NXB Văn học, 2007 3. S.W. Ballinger et al. Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration. Genetic 1992, N.130 ps.139-45).

DIỄN ĐÀN VĂN HÓA CỘI NGUỒN: MINH TRIẾT

015020  DIỄN ĐÀN VĂN HÓA CỘI NGUỒN

TẠI SAO MINH TRIẾT

Ngô Sỹ Thuyết

Tôi nghiên cứu Minh Triết từ năm 2009, nhân dịp gặp gỡ các thành viên của Trung tâm Văn Hóa Cội Nguồn tôi xin được chia sẻ một số hiểu biết của mình về Minh Triết và một số vấn đề liên quan khác.



PHẦN A: HÀNH TRÌNH TÌM MINH TRIẾT

I- Vũ trụ, vạn vật dường như đã được “lập trình”
Tôi là dân IT, chuyên về lập trình. Từ cuối những năm 90, tôi đã nhận thấy rằng, tin học là thứ rất quan trọng, mọi lĩnh vực đều có thể là đối tượng phục vụ của công nghệ thông tin. Nói cách khác, có thể tin học hoá mọi lĩnh vực trong xã hội, các phần mềm tin học đã và sẽ được dùng mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực và ngày càng tinh vi hiện đại. Những năm sau đó, khi có thời gian nghiên cứu về triết học, văn hoá, tôn giáo,..  tôi lại thấy rằng ngoài những chương trình phần mềm (do con người lập) có trong những chiếc máy tính hay thiết bị điện tử thì “sự lập trình” (của thiên nhiên) dường như hiện hữu ở khắp nơi quanh ta trong mỗi cái cây, ngọn cỏ hay muôn loài động, thực vật.
Trong mỗi hạt cây chắc chắn phải có một “bản thiết kế” hoặc một “chỉ dẫn trỏ tới một bản thiết kế” giống như một phần mềm (software/programe) nào đó đã được mã hoá để sẵn sàng cho một sự nảy mầm và phát triển trở thành một cái cây hoàn chỉnh và chính cái software này (được kích hoạt từ khi nảy mầm) lại tiếp tục quản lý, giám sát toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây đó một cách tinh vi và tài tình. Bản sao (copy) của bản thiết kế lại được chép (copy) vào những hạt giống ở các thế hệ sau đó. Các nhà sinh học đã giúp tôi hình dung và hiểu được phần nào thứ “ngôn ngữ lập trình” của thiên nhiên qua chiếc thang xoắn ADN bằng sự tổ hợp, lắp ghép, sắp xếp theo một trật tự, “cú pháp” nào đó của 4 chất bazơ A, T, G, C giống như 4 viên gạch cơ bản có trong mọi sinh vật sống (từ hạt mù tạt, cỏ cây hoa lá cho đến con giun cái kiến và cả con người chúng ta). Chiếc thang xoắn ADN giống như những đoạn mã lệnh (code) của một phần mềm tin học vậy, chỉ cần một chút ít thay đổi về trật tự của các kí tự, hoặc của một giá trị/ hằng số (contstant) là sự hoạt động của phần mềm đã thay đổi nhiều khi rất lớn. Có thể coi ADN như là Ngôn ngữ lập trình của Tạo hoá cho sự sống!.
Chúng ta có thể cảm nhận được sự kỳ diệu trong chính mình, thật vậy, cơ thể mỗi người có chừng 80.000 tỉ tế bào các loại, mỗi tế bào là một hệ thống vô cùng phức tạp vậy mà chúng vẫn được kiểm soát, quản lý một cách chặt chẽ, tinh vi, tài tình và hoàn toàn tự động, và do vậy, phải có một “chương trình phần mềm” (software) nào đó đã được kích hoạt và chạy bền bỉ từ lúc trứng được thụ thai cho đến khi ta từ giã cõi đời. 80.000 tỷ tế bào mà không cái nào bị bỏ sót, thực là kính sợ cái vi diệu của Tạo hoá, tôi hình dung mỗi tế bào đều có một ID, một mã số riêng và chính chương trình phần mềm quản lý cơ thể đã sử dụng thường xuyên để cập nhật, trao đổi thông tin dữ liệu về tình trạng mọi lúc của mỗi tế bào về bộ xử lý trung tâm CPU. Có điều tôi còn băn khoăn là tại sao, chỉ với 23 nhiễm sắc thể của người cha và 23 nhiễm sắc thể của người mẹ lại chứa đựng nhiều thông tin di truyền đến vậy. Phải chăng mỗi chúng ta không phải là một chiếc siêu PC đơn lẻ mà khi mới hình thành trong lòng mẹ đã được “nối mạng” với siêu máy tính vũ trụ? Và có câu “Cha sinh con, Trời sinh tính” là vì vậy.
Gần đây, trong khi nghiên cứu về Minh Triết tôi có đọc cuốn sách “The grand Design” (Cuộc đại thiết kế) của Stephen Hawking và Leonard Mlodinow và cuốn “Triết lý tôn giáo” của William S. Sahakan và Mabel Sahakan tôi đã phải thốt lên rằng: “Thượng Đế tồn tại và Ngài là Nhà lập trình vĩ đại nhất, vũ trụ là công trình sáng tạo vĩ đại của Ngài, là đồ án được Ngài thiết kế và triển khai, giám sát một cách hoàn toàn tự động bằng phần mềm “Chương trình Tạo hoá”.
Có được phát hiện này là do tôi nỗ lực đi tìm kiếm cái CHUNG NHẤT, cái BẢN CHẤT, cái TỰ TÍNH, cái BẢN THỂ, cái ĐẠO, cái CƠ TRỜI, cái THÁI CỰC,… mà ai cũng có thể cảm nhận được sự tồn tại trong lòng các sự vật, hiện tượng mà không thể mô tả hay gọi tên được.
Từ việc nhận thức thế giới sự vật hiện tượng qua lăng kính của dân IT tôi tin rằng chúng ta có thể sử dụng hệ thống khái niệm và tri thức của khoa học máy tính và công nghệ thông tin để giải thích, diễn giải hầu hết mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong vũ trụ. Một điều thú vị là 20 năm trước, khi viết cuốn “Lược sử thời gian” (A brief history of time, 1987) S.Hawking còn tin rằng có Thượng Đế nhưng khi viết “The grand Design, 2010” ông lại quả quyết rằng triết học đã chết và “Vũ trụ hình thành không cần đến Chúa”. Ở đây, tôi thấy được những mâu thuẫn và khiếm khuyết trong lập luận của S.Hawking trong cuốn “The grand Design” cũng như một số phát biểu gần đây của ông về Thượng Đế và Vũ trụ. Một trong những khiếm khuyết đó là ông đã bỏ qua mối liên hệ về thông tin giữa mỗi cá nhân với không gian thông tin toàn thể của vũ trụ (trí tuệ vũ trụ), chúng ta được “nối mạng” online với “siêu máy tính vũ trụ”, giống như mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta được kết nối để trao đổi thông tin với bộ xử lý trung ương (CPU) trong trí não của mỗi người.
Tôi trở nên có Đức tin về Thiên nhiên, về Tạo hoá còn do lòng trắc ẩn và sự nhạy cảm của bản thân về sự lập trình phần mềm, về những điều chúng ta có thể học được ông Trời trong cách lưu trữ, quản lý, xử lý thông tin số liệu là những hoạt động bình thường, phổ biến trong nền kinh tế tri thức. Tôi có thể chứng minh, mô phỏng những điều mình nói bằng chính những thành quả khoa học kỹ thuật của nhân loại và sản phẩm phần mềm đặc biệt của chúng tôi, vì vậy tôi không sợ trở thành người quá “duy tâm, chủ quan”. Tôi sử dụng tri thức và những thành tựu của khoa học công nghệ để làm phương tiện và sở cứ cho luận thuyết của mình một cách nhất quán.
Việc “phát hiện” ra có Ông Trời chẳng phải là điều gì mới mẻ, cái chính là phải làm sao để cùng nhau thấy được Ngài đã và đang làm gì, con người đã học hỏi rất nhiều từ thiên nhiên, nay muốn vươn lên một tầm cao mới sẽ phải tiếp tục học được những gì nữa để giải quyết những vấn đề lớn, những bế tắc trước mắt và tương lai bằng chính sự nỗ lực sáng tạo của mỗi người và của cả nhân loại.

II- Nghiên cứu về Minh Triết giúp gì cho đất nước
Trong cuốn “Giấc mơ hùng vĩ của người Trung Hoa” tác giả Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) viết: “Quốc gia hạng Nhất xuất khẩu văn hoá và giá trị; Quốc gia hạng Hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc; Quốc gia hạng Ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động”, dĩ nhiên, Trung Quốc đang nỗ lực trỗi dậy để vươn lên thành một quốc gia hạng nhất. Thực tế Trung quốc đã triển khai lập hơn 300 Học viện Khổng Tử trên 70 quốc gia, khu vực để “xuất khẩu, truyền bá, giới thiệu văn hoá – giá trị Trung Hoa” ra khắp thế giới. Mong rằng những “Học viện” này chỉ giới thiệu, truyền bá những tinh hoa giá trị của văn hoá cổ Trung Quốc chứ đừng nhắm vào tham vọng “bành trướng, bá quyền” xấu xa của chủ nghĩa Đại Hán. Ngay người Mỹ, Anh, Pháp cũng vô cùng tốn kém người và của trong việc đem “những giá trị phổ quát của văn hoá, giá trị” của mình tới khắp nơi trên thế giới.
Rõ ràng, ngày nay, nếu một quốc gia nào đó đủ tự tin để dám “xuất khẩu tư tưởng, triết thuyết” thì đó mới là Quốc gia Siêu hạng. Các nhà Minh Triết Việt Nam, dân tộc Việt Nam hoàn toàn có cơ hội và khả năng để làm được điều này. Chúng ta hoàn toàn có thể “xuất khẩu, truyền bá” tư tưởng Minh Triết – thứ còn ngàn lần mạnh mẽ, quý giá hơn văn hoá và giá trị của bất cứ quốc gia, dân tộc nào (dĩ nhiên nếu chúng ta có đủ … Minh Triết!).
Minh Triết lại là thứ báu vật đặt biệt, đặc biệt ở chỗ “cho đi không vơi, khoe ra không (sợ) mất”, điều này khác hẳn với suy nghĩ của các doanh nhân – lúc nào cũng lo lắng cạnh tranh, mất thị trường, thua lỗ,… Minh Triết là báu vật mà không dễ bị đánh cắp, mà nếu có bị đánh cắp, thì đó chỉ là một sự lan toả - Minh Triết sẽ nảy mầm thiện, sinh sôi, cảm hoá và tiêu trừ cái xấu, cái ác trong chính những kẻ ăn cắp, đây thực sự là sức mạnh vi diệu, toàn trí toàn năng của Minh Triết.
Minh Triết rất quan trọng bởi đó là đạo đức, là con đường dẫn chúng ta đi đến hạnh phúc. Trong cuốn Dưới Chân Thầy - AT THE FEET OF THE MASTER, tác giả ALCYONE (KRISHNAMURTI), Tủ Sách Thông Thiên Học viết: “Có Minh triết bạn mới có thể giúp đời, còn Ý chí để dắt dẫn sự Minh triết, và Từ ái lại gây ra Ý chí. Ấy là những điều kiện mà bạn cần phải có. Ý chí, Minh triết, Từ ái là ba trạng thái của Ðức Thượng Ðế. Nếu bạn muốn hiến mình phụng sự Ngài, thì bạn phải biểu lộ ba trạng thái ấy trong thế gian này”. Và nói theo một ẩn dụ được sử dụng trong các kinh sách Phật giáo, thì chỉ có hơi ấm của Lòng Trắc Ẩn hoà quyện với sự Minh Triết mới có thể làm tan chảy khối quặng ở trong đầu óc của chúng ta để giải phóng ra vàng, tức bản chất sâu xa của chúng ta.

III- Nhà Minh Triết sẽ phải làm gì?
Đã và sẽ còn rất nhiều cuộc tranh luận về Minh Triết, vì vậy tôi thấy cần dẫn lời của Đạo sư Tây tạng Khuyentsé Rinpotché khuyên răn các học trò của mình:  “Dấu hiệu của sự Minh Triết và sự kiểm soát được bản thân, và dấu hiệu cho biết người ta đã chín muồi trong trải nghiệm tâm linh của mình là không còn những cảm xúc xung đột nhau. Điều này muốn nói rằng khi người ta đã trở thành một nhà hiền triết và bác học, người ta cũng phải trở thành, theo cùng một tỷ lệ, một người điềm đạm, ôn hoà và có kỷ luật - chứ không phải là người buông thả, kiêu ngạo và lố bịch. Nên thường xuyên kiểm tra rằng các ngươi đã sử dụng thành công các thực hành tâm linh để chế ngự những cảm xúc tiêu cực của mình. Nếu một thực hành nào đó cho kết quả ngược lại, nếu nó làm tăng sự ích kỷ của các ngươi, làm tăng sự lầm lẫn và các suy nghĩ tiêu cực của các ngươi, thì tốt nhất các ngươi nên bỏ nó, nó không phải là dành cho các ngươi”.
Yêu thích Minh Triết, tu rèn để trở thành “Nhà Minh Triết”, tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta trước hết hãy nhớ đến lời khuyên trên của K. Rinpotché, nên luôn là một người điềm đạm, ôn hoà và có kỷ luật chứ không phải là một kẻ buông thả, kiêu ngạo và lố bịch.
Như vậy, nếu nhà Minh Triết hiểu được lẽ tận cùng của trời đất, lại biết luận giải một cách thấu suốt những lý lẽ liên quan đến sự vật hay con người thì rõ ràng khi đó chúng ta đã chạm tới một thuyết thống nhất và rõ ràng về mọi việc (Theory Of Everything - TOE). Đề cập đến thời điểm xuất hiện Lý thuyết thống nhất TOE, trong cuốn “Lược sử thời gian”, nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking viết: “Khi đó, tất cả chúng ta những nhà khoa học, triết học và cả những người bình thường, có thể tham gia thảo luận câu hỏi về việc tại sao chúng ta và cả cái vũ trụ này lại tồn tại. Nếu chúng ta tìm được câu trả lời cho điều đó, đây sẽ là những chiến thắng tuyệt vời nhất của loài người – vì khi đó chúng ta có thể biết được những suy nghĩ của Chúa”. Đồng thời, hẳn ước nguyện của Immanuel Kant cũng được giải quyết, ông đã từng nói: “Có hai thứ làm tôi ngày càng tràn đầy cảm giác kính nể, ngày càng mong ngóng và thiết tha tìm hiểu chúng đó là: Bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy tắc đạo đức ở trong tôi”.
Ở tầm thế giới, để giải quyết những xung đột tôn giáo, Nhà Minh Triết sẽ phải chứng minh một cách thuyết phục rằng Thượng Đế của người Công giáo với Thánh Allah của người Hồi giáo là Một và cũng chính là Ông Trời của người Á Đông chúng ta, loài người phải biết và tin vào điều đó. Với Phật giáo, Nhà Minh Triết làm rõ hơn thế nào là Thức, là vô thường, là duyên khởi,…, là “sắc sắc, không không”. Nhà Minh Triết nhìn thấu được bản chất của thế giới vì vậy mà thấy được “Vạn giáo nhất lý”, thấy được những tinh hoa lấp lánh ánh Minh Triết trong các tôn giáo nguyên thuỷ cũng như những hạn chế, sai lạc trong lịch sử đau thương của mỗi tôn giáo.
Cố triết gia Linh mục Lương Kim Định đề xuất việc thống nhất tôn giáo, tư tưởng với khẩu hiệu “Hỡi Người hãy đoàn kết lại“, ông đã viết: “Đó là lời kêu gọi đầu tiên được nghe trên mặt đất này. Người ta sẽ không chỉ kêu gọi “hỡi những người vô sản hãy đoàn kết lại” cũng như những lời hô “hỡi các người cùng tôn giáo hãy đoàn kết lại” đã gây nên bao nhiêu cuộc chiến tranh giai cấp, tôn giáo. Vì thế, lần này phải hô: hỡi Người mà không còn gì theo sau, chỉ biết đến Người như một Nhân chủ. Vì là nhân chủ nên nó sẽ không nói “hỡi các công nhân hãy đoàn kết lại”, hoặc “hỡi các người da trắng, hay hỡi các người da vàng, hay hỡi những người nghèo, hỡi những người đang bị đàn áp bóc lột hãy đoàn kết lại”. Mà chỉ nói có một tiếng Người tinh ròng không gì ngoại lai pha vào đó, chỉ là nguời và chỉ trên cương vị đó con người phải đoàn kết lại, để phá bỏ những xiềng xích do thiên hay địa tạo ra để con người trở lại ở nhà của mình để mình tự làm chủ lấy, làm một ông vua trong ba vua là trời, đất, người. Đây là địa vị vừa cao cả vừa quân bình nhất của con người mà cho tới nay chưa có nền triết thuyết nào biết đạt nổi và vì vậy đây sẽ là điều chúng ta thử khởi công trong quyển này dưới tiếng vang vọng của câu: HỠI NGƯỜI HÃY ĐOÀN KẾT LẠI” (Nhân chủ, Lương Kim Định). Minh Triết do đó sẽ đem lại thương hiệu toàn cầu vô giá cho dân tộc Việt Nam.
Trong phạm vi quốc gia, Nhà Minh Triết là người tham mưu uyên bác giúp các nhà lãnh đạo đất nước trong việc quản lý xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh quốc phòng,… không loại trừ bất cứ một lĩnh vực nào. Nhà Minh Triết không chỉ có triết thuyết vững vàng mà còn có công cụ, phương tiện, giải pháp để thực thi, ứng dụng triết thuyết đó vào cuộc sống. Với những vấn đề phức tạp, Nhà Minh Triết nói: “Hãy đi sâu vào bên trong, nắm lấy cái hồn để chế ngự cái phức tạp. Mọi vấn đề đều có cốt lõi, bản chất, mấu chốt của nó!; Phức tạp chỉ là một phạm trù tương đối, một việc khó đối với người này lại có thể dễ dàng với người khác; Nhiều việc khó giai đoạn (thời điểm) này, lại không còn khó vào giai đoạn ( thời điểm) khác; Một việc khó đối với ít người lại trở nên dễ dàng với nhiều người,…”. Minh Triết giúp giải quyết mọi vấn đề vì nhìn được vào bản chất cốt lõi của vấn đề!.

IV- Tương lai của đất nước 
Tình thế hiện nay, rõ ràng chúng ta cần, cần lắm một phép màu kỳ diệu để kết nối, huy động được sức sáng tạo của toàn dân tộc. Chúng ta cần một luận thuyết thật Minh Triết trong việc quản trị, điều hành đất nước; thật may là Ngành Công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ có thể làm tốt được điều này. Cụ thể, chúng ta phải sớm xây dựng được những kho số liệu cập nhật, chính xác cao trên phạm vi toàn quốc, bắt đầu từ những con số ít nhạy cảm, tiến tới những con số nhạy cảm hơn, làm sao để từng bước mọi người được làm quen với việc thống kê, báo cáo, thu thập thông tin số liệu qua mạng Internet, dĩ nhiên phải bằng loại Phần mềm đặc biệt – sản phẩm sáng tạo của trí tuệ Việt Nam mà chúng tôi sẽ giới thiệu cùng quý vị trong một dịp khác.
Chính phần mềm mà sự sáng tạo của chúng tôi tạo ra làm nền tảng và là cảm hứng cho sự “Chứng ngộ Minh Triết” của tác giả. Tôi tin rằng đó mới thực sự là sức mạnh giúp chúng tôi đủ tự tin để luận bàn về Minh Triết cũng như bất kì vấn đề nào khác với những lập luận nhất quán như trên về “Sự lập trình” và “Chương trình Tạo hoá”.

PHẦN B:   KẾT HỢP ĐỨC TRỊ, PHÁP TRỊ VÀ KỸ TRỊ
                    ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Có nhận định rằng, sự tiến hoá của loài người phát triển theo hình xoáy trôn ốc, vòng sau được lặp lại nhưng ở trình độ cao hơn các vòng trước đó. Lịch sử nhân loại cũng đã ghi lại nhiều hình thái chính trị xã hội, đó là xã hội đức trị, pháp trị và đang hình thành xã hội kỹ trị. Mỗi hình thái “trị quốc” này đều có những điểm hay và những hạn chế nhất định, vì vậy, cần phải biết kết hợp cả 3 lại với nhau để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới.
Ở bất cứ xã hội nào, thời kỳ nào, vấn đề đạo đức cũng được coi trọng. Chúng ta cũng đã được thấy trong lịch sử có nhiều triều đại, chế độ mà ở đó các giá trị đạo đức con người được đưa lên hàng đầu. Một ông vua hiền, có đức, có lòng yêu dân luôn được ngợi ca, sùng kính và do đó lôi cuốn, thu phục được lòng dân trăm họ chung tay xây dựng, bảo vệ đất nước.
Xã hội đức trị còn dựa trên sự tự giác của mỗi cá thể và đề cao vai trò của dư luận trong xã hội về văn hoá, giáo dục ý thức, đạo đức, giá trị tinh thần. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội thuần đức trị đến một ngưỡng nào đó sẽ không còn phù hợp do những nguyên nhân, mâu thuẫn nội tại bản thân mỗi người, nhất là khi có sự phát triển của xã hội vật chất và do đó đã dẫn đến sự xuất hiện xã hội pháp trị quản lý điều hành đất nước bằng luật pháp.
Luật pháp được sinh ra để điều chỉnh các hành vi của con người, hướng con người đến các sự quy củ, tuân thủ, trừng phạt để răn đe nhưng bản thân luật pháp cũng rất thoáng, nhiều không gian, thời gian để con người có điều kiện tự do sáng tạo, vận dụng. Do vậy, người tốt thì không sao, nhưng kẻ xấu lại triệt để lợi dụng kẽ hở của luật pháp. Mà người xấu, người tham hiện nay không ít (tôi nghĩ sự tham lam, ích kỷ là một loại virus nguy hiểm nhất đang từng giờ, từng phút lan truyền, lây nhiễm giữa người sang người thậm chí giữa quốc gia này với quốc gia khác, khu vực này sang khu vực khác).
Bản thân luật cũng là thực thể “sống”, luôn vận động, luôn tự điều chỉnh để hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với muôn hình vạn trạng của cuộc sống nhưng cái xấu, cái ác lan truyền quá nhanh, sự điều chỉnh của luật lại cần phải có thời gian, nhiều khi không theo kịp với sự phát triển của xã hội.
Ở đây, tôi muốn bàn đến một khía cạnh thứ ba, đó là kỹ trị. Kỹ trị ở đây được hiểu là sử dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật để quản lý, điều hành đất nước, xã hội. Việc kết hợp nhuần nhuyễn, khôn khéo trên cả 3 khía cạnh: đức, pháp, kỹ sẽ là điều kiện tiên quyết để quản lý xã hội thành công. (Trong bài viết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về 30 năm đổi mới, ngày 28/7/2015, có nhấn mạnh rằng cần phải “Cải cách hệ thống quản trị quốc gia một cách toàn diện và sâu sắc”  và “Một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, khuyến khích và nuôi dưỡng sáng tạo là nền tảng thành công cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta trong điều kiện mới”).
Rõ ràng, nếu luật pháp quá hà khắc, dân chúng cũng cực khổ, sự tự do, nhân quyền đôi khi cũng bị ảnh hưởng bởi chính những điều chúng ta quy định ra mà nhiều khi không lường hết được những mặt tiêu cực do nó đem lại. Còn nếu chỉ tuyên truyền, hô hào, giáo dục, lấy đức làm trọng cũng chỉ đem lại những kết quả hết sức hạn chế.
Giải pháp có thể dung hoà được các mâu thuẫn ở đây là phải triệt để sử dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật để quản lý, điều hành đất nước, đó là kỹ trị.
Bằng ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ thông tin, Nhà nước có thể đặt ra những quy định mà người dân có thể dễ dàng chấp nhận hơn do tính khách quan, hợp lý, dễ điều chỉnh của nó. Các nước phát triển đang ngày càng ứng dụng công nghệ cao trong quản lý xã hội: thương mại điện tử, thanh toán qua thẻ, giám sát nơi công cộng bằng camera, khai báo thuế, chi tiêu cá nhân qua mạng… do đó đã đem lại những thành quả to lớn.
Một điều chúng ta dễ dàng nhận thấy là con người ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, kỹ thuật. Tôi sẽ rất khó khăn nếu không có máy tính và Internet để viết bài này trong việc lấy tư liệu và viết ra những suy nghĩ của mình, nhất là sửa đi sửa lại ý tứ, câu chữ một cách thoải mái.
Tương lai không xa, hầu hết hoạt động của con người sẽ bị phụ thuộc, thậm chí lệ thuộc hoàn toàn vào máy tính và Internet. Và chúng ta buộc phải làm quen dần với khái niệm con người trở thành “nô lệ” của công nghệ, của Internet. Phần mềm tin học, dịch vụ máy tính, dịch vụ Internet sẽ chi phối hầu hết các hoạt động hàng ngày của con người, các thiết bị, phần mềm tin học sẽ âm thầm, tự động giám sát, theo dõi, điều chỉnh hành vi của con người và là “nhân chứng trong các phiên toà phán xử”.
May mắn thay, phần mềm tin học tuy có một sức mạnh vô cùng to lớn nhưng lại do chính con người tạo ra, do vậy đều có mục đích, ý định, chức năng rõ ràng và con người có thể kiểm soát được. Phần mềm hướng hoạt động của con người ở bất cứ địa vị nào vào sự quy củ, tuân thủ theo những quy định của tổ chức, của luật pháp xã hội.
Ở các nước phát triển, vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật rất được coi trọng, công nghệ thông tin giúp cho việc điều hành, quản lý đất nước tốt hơn. Hệ thống thông tin minh bạch, rõ ràng, đầy đủ giúp cho việc điều chỉnh chính sách, luật pháp thậm chí hiến pháp được kịp thời, có cơ sở khoa học, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Xã hội phát triển cao là xã hội điện tử, xã hội số, chính phủ điện tử, kỷ nguyên tri thức… đó là những khái niệm không còn xa lạ với chúng ta.
Để phát triển đất nước, hội nhập thành công, chúng ta phải tự hào là người Việt Nam, phải đề cao giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam ngàn năm văn hiến, đất nước con rồng cháu tiên, địa linh nhân kiệt. Chúng ta sẽ tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống luật pháp để xây dựng Nhà nước pháp quyền và bên cạnh đó không thể thiếu được những nhà kỹ trị với suy nghĩ táo bạo, sáng tạo, dám áp dụng những công nghệ quản lý tiên tiến nhất, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc điều hành đất nước, quản lý xã hội vì đó là cách đứng trên vai những người khổng lồ để đưa đất nước vươn lên./.

NST



Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

TẠI SAO MINH TRIẾT

TRIẾT LÝ AN VI

TẠI SAO MINH TRIẾT


Ngô Sỹ Thuyết

Tôi nghiên cứu Minh Triết từ năm 2009, nhân dịp gặp gỡ các thành viên của Trung tâm Văn Hóa Cội Nguồn tôi xin được chia sẻ một số hiểu biết của mình về Minh Triết và một số vấn đề liên quan khác.



PHẦN A: HÀNH TRÌNH TÌM MINH TRIẾT

I- Vũ trụ, vạn vật dường như đã được “lập trình”
Tôi là dân IT, chuyên về lập trình. Từ cuối những năm 90, tôi đã nhận thấy rằng, tin học là thứ rất quan trọng, mọi lĩnh vực đều có thể là đối tượng phục vụ của công nghệ thông tin. Nói cách khác, có thể tin học hoá mọi lĩnh vực trong xã hội, các phần mềm tin học đã và sẽ được dùng mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực và ngày càng tinh vi hiện đại. Những năm sau đó, khi có thời gian nghiên cứu về triết học, văn hoá, tôn giáo,..  tôi lại thấy rằng ngoài những chương trình phần mềm (do con người lập) có trong những chiếc máy tính hay thiết bị điện tử thì “sự lập trình” (của thiên nhiên) dường như hiện hữu ở khắp nơi quanh ta trong mỗi cái cây, ngọn cỏ hay muôn loài động, thực vật.
Trong mỗi hạt cây chắc chắn phải có một “bản thiết kế” hoặc một “chỉ dẫn trỏ tới một bản thiết kế” giống như một phần mềm (software/programe) nào đó đã được mã hoá để sẵn sàng cho một sự nảy mầm và phát triển trở thành một cái cây hoàn chỉnh và chính cái software này (được kích hoạt từ khi nảy mầm) lại tiếp tục quản lý, giám sát toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây đó một cách tinh vi và tài tình. Bản sao (copy) của bản thiết kế lại được chép (copy) vào những hạt giống ở các thế hệ sau đó. Các nhà sinh học đã giúp tôi hình dung và hiểu được phần nào thứ “ngôn ngữ lập trình” của thiên nhiên qua chiếc thang xoắn ADN bằng sự tổ hợp, lắp ghép, sắp xếp theo một trật tự, “cú pháp” nào đó của 4 chất bazơ A, T, G, C giống như 4 viên gạch cơ bản có trong mọi sinh vật sống (từ hạt mù tạt, cỏ cây hoa lá cho đến con giun cái kiến và cả con người chúng ta). Chiếc thang xoắn ADN giống như những đoạn mã lệnh (code) của một phần mềm tin học vậy, chỉ cần một chút ít thay đổi về trật tự của các kí tự, hoặc của một giá trị/ hằng số (contstant) là sự hoạt động của phần mềm đã thay đổi nhiều khi rất lớn. Có thể coi ADN như là Ngôn ngữ lập trình của Tạo hoá cho sự sống!.
Chúng ta có thể cảm nhận được sự kỳ diệu trong chính mình, thật vậy, cơ thể mỗi người có chừng 80.000 tỉ tế bào các loại, mỗi tế bào là một hệ thống vô cùng phức tạp vậy mà chúng vẫn được kiểm soát, quản lý một cách chặt chẽ, tinh vi, tài tình và hoàn toàn tự động, và do vậy, phải có một “chương trình phần mềm” (software) nào đó đã được kích hoạt và chạy bền bỉ từ lúc trứng được thụ thai cho đến khi ta từ giã cõi đời. 80.000 tỷ tế bào mà không cái nào bị bỏ sót, thực là kính sợ cái vi diệu của Tạo hoá, tôi hình dung mỗi tế bào đều có một ID, một mã số riêng và chính chương trình phần mềm quản lý cơ thể đã sử dụng thường xuyên để cập nhật, trao đổi thông tin dữ liệu về tình trạng mọi lúc của mỗi tế bào về bộ xử lý trung tâm CPU. Có điều tôi còn băn khoăn là tại sao, chỉ với 23 nhiễm sắc thể của người cha và 23 nhiễm sắc thể của người mẹ lại chứa đựng nhiều thông tin di truyền đến vậy. Phải chăng mỗi chúng ta không phải là một chiếc siêu PC đơn lẻ mà khi mới hình thành trong lòng mẹ đã được “nối mạng” với siêu máy tính vũ trụ? Và có câu “Cha sinh con, Trời sinh tính” là vì vậy.
Gần đây, trong khi nghiên cứu về Minh Triết tôi có đọc cuốn sách “The grand Design” (Cuộc đại thiết kế) của Stephen Hawking và Leonard Mlodinow và cuốn “Triết lý tôn giáo” của William S. Sahakan và Mabel Sahakan tôi đã phải thốt lên rằng: “Thượng Đế tồn tại và Ngài là Nhà lập trình vĩ đại nhất, vũ trụ là công trình sáng tạo vĩ đại của Ngài, là đồ án được Ngài thiết kế và triển khai, giám sát một cách hoàn toàn tự động bằng phần mềm “Chương trình Tạo hoá”.
Có được phát hiện này là do tôi nỗ lực đi tìm kiếm cái CHUNG NHẤT, cái BẢN CHẤT, cái TỰ TÍNH, cái BẢN THỂ, cái ĐẠO, cái CƠ TRỜI, cái THÁI CỰC,… mà ai cũng có thể cảm nhận được sự tồn tại trong lòng các sự vật, hiện tượng mà không thể mô tả hay gọi tên được.
Từ việc nhận thức thế giới sự vật hiện tượng qua lăng kính của dân IT tôi tin rằng chúng ta có thể sử dụng hệ thống khái niệm và tri thức của khoa học máy tính và công nghệ thông tin để giải thích, diễn giải hầu hết mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong vũ trụ. Một điều thú vị là 20 năm trước, khi viết cuốn “Lược sử thời gian” (A brief history of time, 1987) S.Hawking còn tin rằng có Thượng Đế nhưng khi viết “The grand Design, 2010” ông lại quả quyết rằng triết học đã chết và “Vũ trụ hình thành không cần đến Chúa”. Ở đây, tôi thấy được những mâu thuẫn và khiếm khuyết trong lập luận của S.Hawking trong cuốn “The grand Design” cũng như một số phát biểu gần đây của ông về Thượng Đế và Vũ trụ. Một trong những khiếm khuyết đó là ông đã bỏ qua mối liên hệ về thông tin giữa mỗi cá nhân với không gian thông tin toàn thể của vũ trụ (trí tuệ vũ trụ), chúng ta được “nối mạng” online với “siêu máy tính vũ trụ”, giống như mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta được kết nối để trao đổi thông tin với bộ xử lý trung ương (CPU) trong trí não của mỗi người.
Tôi trở nên có Đức tin về Thiên nhiên, về Tạo hoá còn do lòng trắc ẩn và sự nhạy cảm của bản thân về sự lập trình phần mềm, về những điều chúng ta có thể học được ông Trời trong cách lưu trữ, quản lý, xử lý thông tin số liệu là những hoạt động bình thường, phổ biến trong nền kinh tế tri thức. Tôi có thể chứng minh, mô phỏng những điều mình nói bằng chính những thành quả khoa học kỹ thuật của nhân loại và sản phẩm phần mềm đặc biệt của chúng tôi, vì vậy tôi không sợ trở thành người quá “duy tâm, chủ quan”. Tôi sử dụng tri thức và những thành tựu của khoa học công nghệ để làm phương tiện và sở cứ cho luận thuyết của mình một cách nhất quán.
Việc “phát hiện” ra có Ông Trời chẳng phải là điều gì mới mẻ, cái chính là phải làm sao để cùng nhau thấy được Ngài đã và đang làm gì, con người đã học hỏi rất nhiều từ thiên nhiên, nay muốn vươn lên một tầm cao mới sẽ phải tiếp tục học được những gì nữa để giải quyết những vấn đề lớn, những bế tắc trước mắt và tương lai bằng chính sự nỗ lực sáng tạo của mỗi người và của cả nhân loại.

II- Nghiên cứu về Minh Triết giúp gì cho đất nước
Trong cuốn “Giấc mơ hùng vĩ của người Trung Hoa” tác giả Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) viết: “Quốc gia hạng Nhất xuất khẩu văn hoá và giá trị; Quốc gia hạng Hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc; Quốc gia hạng Ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động”, dĩ nhiên, Trung Quốc đang nỗ lực trỗi dậy để vươn lên thành một quốc gia hạng nhất. Thực tế Trung quốc đã triển khai lập hơn 300 Học viện Khổng Tử trên 70 quốc gia, khu vực để “xuất khẩu, truyền bá, giới thiệu văn hoá – giá trị Trung Hoa” ra khắp thế giới. Mong rằng những “Học viện” này chỉ giới thiệu, truyền bá những tinh hoa giá trị của văn hoá cổ Trung Quốc chứ đừng nhắm vào tham vọng “bành trướng, bá quyền” xấu xa của chủ nghĩa Đại Hán. Ngay người Mỹ, Anh, Pháp cũng vô cùng tốn kém người và của trong việc đem “những giá trị phổ quát của văn hoá, giá trị” của mình tới khắp nơi trên thế giới.
Rõ ràng, ngày nay, nếu một quốc gia nào đó đủ tự tin để dám “xuất khẩu tư tưởng, triết thuyết” thì đó mới là Quốc gia Siêu hạng. Các nhà Minh Triết Việt Nam, dân tộc Việt Nam hoàn toàn có cơ hội và khả năng để làm được điều này. Chúng ta hoàn toàn có thể “xuất khẩu, truyền bá” tư tưởng Minh Triết – thứ còn ngàn lần mạnh mẽ, quý giá hơn văn hoá và giá trị của bất cứ quốc gia, dân tộc nào (dĩ nhiên nếu chúng ta có đủ … Minh Triết!).
Minh Triết lại là thứ báu vật đặt biệt, đặc biệt ở chỗ “cho đi không vơi, khoe ra không (sợ) mất”, điều này khác hẳn với suy nghĩ của các doanh nhân – lúc nào cũng lo lắng cạnh tranh, mất thị trường, thua lỗ,… Minh Triết là báu vật mà không dễ bị đánh cắp, mà nếu có bị đánh cắp, thì đó chỉ là một sự lan toả - Minh Triết sẽ nảy mầm thiện, sinh sôi, cảm hoá và tiêu trừ cái xấu, cái ác trong chính những kẻ ăn cắp, đây thực sự là sức mạnh vi diệu, toàn trí toàn năng của Minh Triết.
Minh Triết rất quan trọng bởi đó là đạo đức, là con đường dẫn chúng ta đi đến hạnh phúc. Trong cuốn Dưới Chân Thầy - AT THE FEET OF THE MASTER, tác giả ALCYONE (KRISHNAMURTI), Tủ Sách Thông Thiên Học viết: “Có Minh triết bạn mới có thể giúp đời, còn Ý chí để dắt dẫn sự Minh triết, và Từ ái lại gây ra Ý chí. Ấy là những điều kiện mà bạn cần phải có. Ý chí, Minh triết, Từ ái là ba trạng thái của Ðức Thượng Ðế. Nếu bạn muốn hiến mình phụng sự Ngài, thì bạn phải biểu lộ ba trạng thái ấy trong thế gian này”. Và nói theo một ẩn dụ được sử dụng trong các kinh sách Phật giáo, thì chỉ có hơi ấm của Lòng Trắc Ẩn hoà quyện với sự Minh Triết mới có thể làm tan chảy khối quặng ở trong đầu óc của chúng ta để giải phóng ra vàng, tức bản chất sâu xa của chúng ta.

III- Nhà Minh Triết sẽ phải làm gì?
Đã và sẽ còn rất nhiều cuộc tranh luận về Minh Triết, vì vậy tôi thấy cần dẫn lời của Đạo sư Tây tạng Khuyentsé Rinpotché khuyên răn các học trò của mình:  “Dấu hiệu của sự Minh Triết và sự kiểm soát được bản thân, và dấu hiệu cho biết người ta đã chín muồi trong trải nghiệm tâm linh của mình là không còn những cảm xúc xung đột nhau. Điều này muốn nói rằng khi người ta đã trở thành một nhà hiền triết và bác học, người ta cũng phải trở thành, theo cùng một tỷ lệ, một người điềm đạm, ôn hoà và có kỷ luật - chứ không phải là người buông thả, kiêu ngạo và lố bịch. Nên thường xuyên kiểm tra rằng các ngươi đã sử dụng thành công các thực hành tâm linh để chế ngự những cảm xúc tiêu cực của mình. Nếu một thực hành nào đó cho kết quả ngược lại, nếu nó làm tăng sự ích kỷ của các ngươi, làm tăng sự lầm lẫn và các suy nghĩ tiêu cực của các ngươi, thì tốt nhất các ngươi nên bỏ nó, nó không phải là dành cho các ngươi”.
Yêu thích Minh Triết, tu rèn để trở thành “Nhà Minh Triết”, tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta trước hết hãy nhớ đến lời khuyên trên của K. Rinpotché, nên luôn là một người điềm đạm, ôn hoà và có kỷ luật chứ không phải là một kẻ buông thả, kiêu ngạo và lố bịch.
Như vậy, nếu nhà Minh Triết hiểu được lẽ tận cùng của trời đất, lại biết luận giải một cách thấu suốt những lý lẽ liên quan đến sự vật hay con người thì rõ ràng khi đó chúng ta đã chạm tới một thuyết thống nhất và rõ ràng về mọi việc (Theory Of Everything - TOE). Đề cập đến thời điểm xuất hiện Lý thuyết thống nhất TOE, trong cuốn “Lược sử thời gian”, nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking viết: “Khi đó, tất cả chúng ta những nhà khoa học, triết học và cả những người bình thường, có thể tham gia thảo luận câu hỏi về việc tại sao chúng ta và cả cái vũ trụ này lại tồn tại. Nếu chúng ta tìm được câu trả lời cho điều đó, đây sẽ là những chiến thắng tuyệt vời nhất của loài người – vì khi đó chúng ta có thể biết được những suy nghĩ của Chúa”. Đồng thời, hẳn ước nguyện của Immanuel Kant cũng được giải quyết, ông đã từng nói: “Có hai thứ làm tôi ngày càng tràn đầy cảm giác kính nể, ngày càng mong ngóng và thiết tha tìm hiểu chúng đó là: Bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy tắc đạo đức ở trong tôi”.
Ở tầm thế giới, để giải quyết những xung đột tôn giáo, Nhà Minh Triết sẽ phải chứng minh một cách thuyết phục rằng Thượng Đế của người Công giáo với Thánh Allah của người Hồi giáo là Một và cũng chính là Ông Trời của người Á Đông chúng ta, loài người phải biết và tin vào điều đó. Với Phật giáo, Nhà Minh Triết làm rõ hơn thế nào là Thức, là vô thường, là duyên khởi,…, là “sắc sắc, không không”. Nhà Minh Triết nhìn thấu được bản chất của thế giới vì vậy mà thấy được “Vạn giáo nhất lý”, thấy được những tinh hoa lấp lánh ánh Minh Triết trong các tôn giáo nguyên thuỷ cũng như những hạn chế, sai lạc trong lịch sử đau thương của mỗi tôn giáo.
Cố triết gia Linh mục Lương Kim Định đề xuất việc thống nhất tôn giáo, tư tưởng với khẩu hiệu “Hỡi Người hãy đoàn kết lại“, ông đã viết: “Đó là lời kêu gọi đầu tiên được nghe trên mặt đất này. Người ta sẽ không chỉ kêu gọi “hỡi những người vô sản hãy đoàn kết lại” cũng như những lời hô “hỡi các người cùng tôn giáo hãy đoàn kết lại” đã gây nên bao nhiêu cuộc chiến tranh giai cấp, tôn giáo. Vì thế, lần này phải hô: hỡi Người mà không còn gì theo sau, chỉ biết đến Người như một Nhân chủ. Vì là nhân chủ nên nó sẽ không nói “hỡi các công nhân hãy đoàn kết lại”, hoặc “hỡi các người da trắng, hay hỡi các người da vàng, hay hỡi những người nghèo, hỡi những người đang bị đàn áp bóc lột hãy đoàn kết lại”. Mà chỉ nói có một tiếng Người tinh ròng không gì ngoại lai pha vào đó, chỉ là nguời và chỉ trên cương vị đó con người phải đoàn kết lại, để phá bỏ những xiềng xích do thiên hay địa tạo ra để con người trở lại ở nhà của mình để mình tự làm chủ lấy, làm một ông vua trong ba vua là trời, đất, người. Đây là địa vị vừa cao cả vừa quân bình nhất của con người mà cho tới nay chưa có nền triết thuyết nào biết đạt nổi và vì vậy đây sẽ là điều chúng ta thử khởi công trong quyển này dưới tiếng vang vọng của câu: HỠI NGƯỜI HÃY ĐOÀN KẾT LẠI” (Nhân chủ, Lương Kim Định). Minh Triết do đó sẽ đem lại thương hiệu toàn cầu vô giá cho dân tộc Việt Nam.
Trong phạm vi quốc gia, Nhà Minh Triết là người tham mưu uyên bác giúp các nhà lãnh đạo đất nước trong việc quản lý xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh quốc phòng,… không loại trừ bất cứ một lĩnh vực nào. Nhà Minh Triết không chỉ có triết thuyết vững vàng mà còn có công cụ, phương tiện, giải pháp để thực thi, ứng dụng triết thuyết đó vào cuộc sống. Với những vấn đề phức tạp, Nhà Minh Triết nói: “Hãy đi sâu vào bên trong, nắm lấy cái hồn để chế ngự cái phức tạp. Mọi vấn đề đều có cốt lõi, bản chất, mấu chốt của nó!; Phức tạp chỉ là một phạm trù tương đối, một việc khó đối với người này lại có thể dễ dàng với người khác; Nhiều việc khó giai đoạn (thời điểm) này, lại không còn khó vào giai đoạn ( thời điểm) khác; Một việc khó đối với ít người lại trở nên dễ dàng với nhiều người,…”. Minh Triết giúp giải quyết mọi vấn đề vì nhìn được vào bản chất cốt lõi của vấn đề!.

IV- Tương lai của đất nước 
Tình thế hiện nay, rõ ràng chúng ta cần, cần lắm một phép màu kỳ diệu để kết nối, huy động được sức sáng tạo của toàn dân tộc. Chúng ta cần một luận thuyết thật Minh Triết trong việc quản trị, điều hành đất nước; thật may là Ngành Công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ có thể làm tốt được điều này. Cụ thể, chúng ta phải sớm xây dựng được những kho số liệu cập nhật, chính xác cao trên phạm vi toàn quốc, bắt đầu từ những con số ít nhạy cảm, tiến tới những con số nhạy cảm hơn, làm sao để từng bước mọi người được làm quen với việc thống kê, báo cáo, thu thập thông tin số liệu qua mạng Internet, dĩ nhiên phải bằng loại Phần mềm đặc biệt – sản phẩm sáng tạo của trí tuệ Việt Nam mà chúng tôi sẽ giới thiệu cùng quý vị trong một dịp khác.
Chính phần mềm mà sự sáng tạo của chúng tôi tạo ra làm nền tảng và là cảm hứng cho sự “Chứng ngộ Minh Triết” của tác giả. Tôi tin rằng đó mới thực sự là sức mạnh giúp chúng tôi đủ tự tin để luận bàn về Minh Triết cũng như bất kì vấn đề nào khác với những lập luận nhất quán như trên về “Sự lập trình” và “Chương trình Tạo hoá”.

PHẦN B:   KẾT HỢP ĐỨC TRỊ, PHÁP TRỊ VÀ KỸ TRỊ
                    ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Có nhận định rằng, sự tiến hoá của loài người phát triển theo hình xoáy trôn ốc, vòng sau được lặp lại nhưng ở trình độ cao hơn các vòng trước đó. Lịch sử nhân loại cũng đã ghi lại nhiều hình thái chính trị xã hội, đó là xã hội đức trị, pháp trị và đang hình thành xã hội kỹ trị. Mỗi hình thái “trị quốc” này đều có những điểm hay và những hạn chế nhất định, vì vậy, cần phải biết kết hợp cả 3 lại với nhau để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới.
Ở bất cứ xã hội nào, thời kỳ nào, vấn đề đạo đức cũng được coi trọng. Chúng ta cũng đã được thấy trong lịch sử có nhiều triều đại, chế độ mà ở đó các giá trị đạo đức con người được đưa lên hàng đầu. Một ông vua hiền, có đức, có lòng yêu dân luôn được ngợi ca, sùng kính và do đó lôi cuốn, thu phục được lòng dân trăm họ chung tay xây dựng, bảo vệ đất nước.
Xã hội đức trị còn dựa trên sự tự giác của mỗi cá thể và đề cao vai trò của dư luận trong xã hội về văn hoá, giáo dục ý thức, đạo đức, giá trị tinh thần. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội thuần đức trị đến một ngưỡng nào đó sẽ không còn phù hợp do những nguyên nhân, mâu thuẫn nội tại bản thân mỗi người, nhất là khi có sự phát triển của xã hội vật chất và do đó đã dẫn đến sự xuất hiện xã hội pháp trị quản lý điều hành đất nước bằng luật pháp.
Luật pháp được sinh ra để điều chỉnh các hành vi của con người, hướng con người đến các sự quy củ, tuân thủ, trừng phạt để răn đe nhưng bản thân luật pháp cũng rất thoáng, nhiều không gian, thời gian để con người có điều kiện tự do sáng tạo, vận dụng. Do vậy, người tốt thì không sao, nhưng kẻ xấu lại triệt để lợi dụng kẽ hở của luật pháp. Mà người xấu, người tham hiện nay không ít (tôi nghĩ sự tham lam, ích kỷ là một loại virus nguy hiểm nhất đang từng giờ, từng phút lan truyền, lây nhiễm giữa người sang người thậm chí giữa quốc gia này với quốc gia khác, khu vực này sang khu vực khác).
Bản thân luật cũng là thực thể “sống”, luôn vận động, luôn tự điều chỉnh để hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với muôn hình vạn trạng của cuộc sống nhưng cái xấu, cái ác lan truyền quá nhanh, sự điều chỉnh của luật lại cần phải có thời gian, nhiều khi không theo kịp với sự phát triển của xã hội.
Ở đây, tôi muốn bàn đến một khía cạnh thứ ba, đó là kỹ trị. Kỹ trị ở đây được hiểu là sử dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật để quản lý, điều hành đất nước, xã hội. Việc kết hợp nhuần nhuyễn, khôn khéo trên cả 3 khía cạnh: đức, pháp, kỹ sẽ là điều kiện tiên quyết để quản lý xã hội thành công. (Trong bài viết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về 30 năm đổi mới, ngày 28/7/2015, có nhấn mạnh rằng cần phải “Cải cách hệ thống quản trị quốc gia một cách toàn diện và sâu sắc”  và “Một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, khuyến khích và nuôi dưỡng sáng tạo là nền tảng thành công cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta trong điều kiện mới”).
Rõ ràng, nếu luật pháp quá hà khắc, dân chúng cũng cực khổ, sự tự do, nhân quyền đôi khi cũng bị ảnh hưởng bởi chính những điều chúng ta quy định ra mà nhiều khi không lường hết được những mặt tiêu cực do nó đem lại. Còn nếu chỉ tuyên truyền, hô hào, giáo dục, lấy đức làm trọng cũng chỉ đem lại những kết quả hết sức hạn chế.
Giải pháp có thể dung hoà được các mâu thuẫn ở đây là phải triệt để sử dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật để quản lý, điều hành đất nước, đó là kỹ trị.
Bằng ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ thông tin, Nhà nước có thể đặt ra những quy định mà người dân có thể dễ dàng chấp nhận hơn do tính khách quan, hợp lý, dễ điều chỉnh của nó. Các nước phát triển đang ngày càng ứng dụng công nghệ cao trong quản lý xã hội: thương mại điện tử, thanh toán qua thẻ, giám sát nơi công cộng bằng camera, khai báo thuế, chi tiêu cá nhân qua mạng… do đó đã đem lại những thành quả to lớn.
Một điều chúng ta dễ dàng nhận thấy là con người ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, kỹ thuật. Tôi sẽ rất khó khăn nếu không có máy tính và Internet để viết bài này trong việc lấy tư liệu và viết ra những suy nghĩ của mình, nhất là sửa đi sửa lại ý tứ, câu chữ một cách thoải mái.
Tương lai không xa, hầu hết hoạt động của con người sẽ bị phụ thuộc, thậm chí lệ thuộc hoàn toàn vào máy tính và Internet. Và chúng ta buộc phải làm quen dần với khái niệm con người trở thành “nô lệ” của công nghệ, của Internet. Phần mềm tin học, dịch vụ máy tính, dịch vụ Internet sẽ chi phối hầu hết các hoạt động hàng ngày của con người, các thiết bị, phần mềm tin học sẽ âm thầm, tự động giám sát, theo dõi, điều chỉnh hành vi của con người và là “nhân chứng trong các phiên toà phán xử”.
May mắn thay, phần mềm tin học tuy có một sức mạnh vô cùng to lớn nhưng lại do chính con người tạo ra, do vậy đều có mục đích, ý định, chức năng rõ ràng và con người có thể kiểm soát được. Phần mềm hướng hoạt động của con người ở bất cứ địa vị nào vào sự quy củ, tuân thủ theo những quy định của tổ chức, của luật pháp xã hội.
Ở các nước phát triển, vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật rất được coi trọng, công nghệ thông tin giúp cho việc điều hành, quản lý đất nước tốt hơn. Hệ thống thông tin minh bạch, rõ ràng, đầy đủ giúp cho việc điều chỉnh chính sách, luật pháp thậm chí hiến pháp được kịp thời, có cơ sở khoa học, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Xã hội phát triển cao là xã hội điện tử, xã hội số, chính phủ điện tử, kỷ nguyên tri thức… đó là những khái niệm không còn xa lạ với chúng ta.
Để phát triển đất nước, hội nhập thành công, chúng ta phải tự hào là người Việt Nam, phải đề cao giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam ngàn năm văn hiến, đất nước con rồng cháu tiên, địa linh nhân kiệt. Chúng ta sẽ tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống luật pháp để xây dựng Nhà nước pháp quyền và bên cạnh đó không thể thiếu được những nhà kỹ trị với suy nghĩ táo bạo, sáng tạo, dám áp dụng những công nghệ quản lý tiên tiến nhất, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc điều hành đất nước, quản lý xã hội vì đó là cách đứng trên vai những người khổng lồ để đưa đất nước vươn lên./.

NST


Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

015015. MẪU NGƯỜI QUÂN TỬ

MẪU NGƯỜI QUÂN TỬ: CON NGƯỜI TOÀN THIỆN TRONG “LUẬN NGỮ” 

                     Nguyễn Thị Kim Chung

Giải thoát bản thân khỏi sự ràng buộc của những dục vọng, từng bước nâng cao tri thức của mình về vạn vật (cách vật), về thế giới con người (biết người, yêu thương con người) là con đường hoàn thiện chân chính của Quân tử.


Bốn tác phẩm kinh điển nổi tiếng của Nho giáo mà bất kỳ người nào nghiên cứu học thuyết này cũng đều biết đến là Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử, được nhà triết học nổi tiếng đời Tống là Chu Hy (1130 – 1200) sắp xếp, kế thừa cách chú giải của các nhà tư tưởng Tống Nho đi trước, cũng như chú giải của chính ông thành bộ sách có tên chung là Tứ thư tập chú, trong đó Luận ngữ được xem là một trong những tác phẩm khởi đầu quan trọng cho một nền Nho học Trung Hoa do Khổng Tử sáng lập. Đây là cuốn sách đề cập đến các vấn đề của triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức… Có thể nói, những tinh tuý được rút ra từ những vấn đề đó nhằm mục đích xây dựng con người toàn thiện, toàn mỹ cho một xã hội phong kiến lý tưởng theo học thuyết của Không Tử. Trong bài viết này, từ bình diện triết học, chúng tôi muốn làm rõ mẫu người quân tử – con người toàn thiện trong Luận ngữ của Khổng Tử.
Để làm rõ mẫu người quân tử – con người toàn thiện trong học thuyết Khổng Tử, chúng ta cần phải lý giải tại sao ông lại chọn đối tượng quan tâm trong học thuyết của mình là con người và các quan hệ của con người. Song, trong khuôn khổ của một bài viết, chúng tôi không thể thực hiện được điều đó mà chỉ muốn nói rằng, bất kỳ ai khi nghiên cứu học thuyết của Khổng Tử cũng đều thống nhất ở điểm cho rằng, đứng trước một xã hội đang phải hứng chịu sự suy thoái về đạo đức của con người (cái mà Trời phú cho con người khi con người xuất hiện và được đặt nó vào vị trí trung tâm của Vũ trụ), xác định đối tượng quan tâm của mình ở trần thế, Khổng Tử muốn làm cho con người thấy được chính bản thân mình, thấy được sự băng hoại về bản tính đạo đức (tính bản thiện) vốn giống nhau khi nó mới được sinh ra nhưng cũng ngay lập tức bị phân hoá, đồng thời dạy cho con người biết cái căn bản nhất của nó là Nhân tính. Chính vì vậy mà ông không đề cập, hay nói đúng hơn là cố ý tránh đề cập đến những vẫn đề sống – chết, mà chỉ chú ý đến bậc trí giả, đó là người biết “chuyên vào việc nghĩa để giúp dân, kính trọng quỷ thần nhưng tránh xa” (Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi – Luận ngữ, VI, 20).
Khổng Tử cũng không thích nói về những điều kỳ diệu, về sự hiện diện của thần thánh. Điều này chúng ta có thể biết được qua cuộc đối thoại giữa Quý Lộ và Khổng Tử. Quý Lộ hỏi về việc thờ quỷ thần, Khổng Tử nói rằng: “Thờ người còn chưa nổi, làm sao thờ được ma?”. Thưa: Dám hỏi về sự chết. Khổng Tử nói: “Sống còn chưa biết rõ, làm sao biết được sự chết?” (Quý Lộ vấn sự quỷ thần. Tử viết: “Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ”? Viết: “Cảm vẫn tử”.Viết: ” Vị tri sinh, yên tri tử”? Luận ngữ, XI, 11). Tuy nhiên, để giữ gìn trật tự xã hội nói riêng, Vũ trụ nói chung, Khổng Tử không phủ nhận sự tồn tại của quỷ thần. ông kêu gọi phải kính tổ tiên và biết trọng quỷ thần: “Tế tổ tiên coi như tổ tiên đang có mặt, tế thần coi như thần đang có mặt” (Tế như tại, tế thần như thần tại – Luận ngữ, III, 12).
Qua đó, chúng ta thấy, Khổng Tử hạn chế nhiệm vụ của mình ở việc phục vụ mọi người, quan tâm đến công việc quốc gia, nhưng ông vẫn cho rằng, cuộc sống của mọi người, của dân tộc lại phụ thuộc vào đường lối lãnh đạo đúng đắn hay sai lầm của thiên tử và hệ thống quan lại. Đường lối đó là Đạo. Khác với quan niệm của Lão Tử – “Đạo khả đạo, phi thường đạo”, đạo mà Khổng Tử đưa ra là đạo của thế giới hiện tượng, là cái cần được nắm bắt để áp dụng vào việc trị nước. Đạo đó có nhiệm vụ uốn nắn những người có nhận thức sai lầm, “cong vậy” thành ngay thẳng. Khi con người trở nên chân thành, ngay thẳng thì mọi quan hệ đều trở nên tốt  đẹp, bởi vì bản thân con người là linh hồn, là trung tâm của vạn vật trong trời đất.
Vậy ai là người có thể thực hiện sứ mệnh nói trên trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa ? Trước hết, chúng ta đọc được trong Đạo đức kinh của Lão Tử: “Đạo lớn… nuôi dưỡng vạn vật mà không làm chủ vạn vật. Nó vĩnh viễn là “không”, vô vi, cho nên có thể bảo nó là ẩn vi (vô hình), muôn vật quy về nó mà nó không làm chủ, cho nên có thể bảo nó là lớn. Vì cho tới cùng, nó không tự nhận nó là lớn cho nên mới hoàn thành được cái vĩ đại của nó” . Người nắm được đạo cao và có đức cả là Thánh nhân (Đạo nhân). Đó là người “biết hoà thì gọi là bất biến (thường), biết bất biến thì gọi là sáng”. Còn Khổng Tử thì lại thấy mẫu người (Đức cả) đó là người nắm được đạo Trung, họ thật hiếm trong dân chúng thời bấy giờ: “Trung dung quả là một đức tính, rất mực tốt đẹp? Đã lâu dân chúng không theo nổi” (Trung dung chi đức dã, kỳ chí dĩ hồ! Dân tiễn cữu hĩ – Luận ngữ, VI, 27).
Trong Kinh Dịch đã có khái niệm con người toàn thiện hay thiện nhân. Đó là người biết theo đạo trung chính, biết giá trị của hạng cao sĩ. Thế nhưng, Dịch không bỏ qua mẫu người đối lập với con người hoàn thiện như hai thế lực tự nhiên âm và dương. Đó là sự đối lập giữa quân tử và tiểu nhân. Nguyễn Hiến Lê đã nhận định một cách đúng đắn rằng, “Dịch muốn đào tạo hạng người quân tử, khuyến khích tiểu nhân cải tà quy chính (quẻ Bác): “Dịch vị quân tử mưu” là nghĩa vậy, cho nên tôi cho đạo Dịch là ‘đạo của người quân tử”. Nếu ngay từ đầu, tiểu nhân và quân tử là hai hạng người đối lập nhau và sự đối lập đó là hoàn toàn mang tính tự nhiên thì làm thế nào để tiểu nhân cải tà quy chính được? Khổng Tử là người đã khắc phục vấn đề đó bằng cách vượt khỏi lập luận của Dịch về sự hình thành hai thế lực đối lập. Nhìn thẳng vào cuộc sống xã hội hiện thực, ông đã khẳng định rằng, “Bản tính người ta gần giống nhau, thói quen khiến xa nhau (Tính tương cận dã, tập tương viễn dã – Luận ngữ, XII, 2). Nghĩa là, nếu “giáo đục” con người, có thể uốn nắn đạo đức của họ, tẩy đi những tham dục nảy sinh trong cuộc sống của họ, đưa họ về với bản tính (thiện) ban đầu và nâng cao phẩm hạnh của họ bằng “ngũ thường”. Tuy nhiên, với kẻ tiểu nhân thì sự “giáo dục” đó chỉ có hiệu quả khi phát hiện kịp thời sự suy thoái đạo đức “bởi thói quen” của nó và khi sự suy thoái đó chưa đến mức tột cùng của sự hèn hạ. Khổng Tử nói rằng: “Chỉ có hạng thượng trí và hạng trí ngu là không thay đổi (tính tình)” (Duy thượng trí dữ hạ trí ngu bất di Luận ngữ, XVII, 3). Hạng thượng trí ở đây chi thánh nhân, đó là những người nắm được quy luật của trời đất (Cửu trù) để làm ra các phép tắc dạy người. Bậc thấp hơn là quân tử, tức là người giữ đúng phép tắc trong hành xử của mình. Bậc cuối cùng trong sự phân hạng người là tiểu nhân, tức là những kẻ mà trong cuộc sống, bất chấp mọi giá trị đạo đức, sẵn sàng làm bất cử điều gì, miễn là có lợi cho họ.
Mọi điều hay lẽ phải trong phép ứng xử đạo đức đã được các thánh nhân đời xưa vạch ra. Khổng Tử chỉ là người thuật lại và mong muốn học thuyết của mình có người thực hiện. Người đó chính là bậc quân tử, hay còn gọi là con người toàn thiện. Chữ “quân” trong cụm từ “quân tử” thường dùng để chỉ người đàn ông đạo đức, người toàn thiện hoặc “siêu nhân”. Ngoài ra, chữ “quân” đó còn đùng để chỉ các bậc quân vương. Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: “Quân tử động khẩu, tiểu nhân động thủ”, tức là: “Quân tử dùng lời, tiểu nhân dùng tay”.
Mâu thuẫn giữa hai mặt trái ngược nhau của con người đã có từ lâu. Song, đối với Khổng Tử, nó trở nên cực kỳ quan trọng và cấp bách. Lúc nào ông cũng dành sự quan tâm của mình xung quanh vấn đề con người, xem sự xa rời bản tính (Trời sinh) ban đầu như là nguyên nhân dẫn đến sự đảo lộn trật tự thế giới và đó chính là sự xa rời Đạo. Giữ mình theo Đạo, người quân tử bao giờ cũng tỏ ra thư thái như đạt được sự giải thoát khỏi những ràng buộc, cám dỗ của đời thường – cái vốn làm mọi người xa nhau. Khổng Tử nói: “Người quân tử thư thái mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái ” (Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái – Luận ngữ, XIII, 26). Tuy nhiên, sự thư thái đó chỉ là tương đối, bởi người quân tử bao giờ cũng thấy rõ trách nhiệm của mình trước xã hội, giống như Bồ Tát trong đạo Phật. Khi “làm sạch” mình, làm trong sạch từ bên trong, người quân tử đồng thời làm sạch cái không gian quanh mình, làm cho môi trường sống khỏi bị ô nhiễm bởi những thói đời hèn hạ, giải thoát cho mình đồng thời với giải thoát cho những người khác. Chính vì vậy, Khổng Tử khẳng định, kẻ tiểu nhân không tự giải phóng cho mình (hạ trí ngu bất di). Ông nói: “Đức của người quân tử như gió, đức của kẻ tiểu nhân như cỏ, gió thổi thì cỏ rạp xuống” (Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo, thảo thượng chi phong tất yển – Luận ngữ, XII, 18).
Người quân tử có sức mạnh biến cải nhân dân đến chỗ tốt hơn. Sức mạnh đó không chỉ là lời nói, mà còn là sức mạnh bên trong, là đạo đức. Người quân tử lấy đạo đức làm động cơ thúc đẩy nhân dân hành thiện. Khổng Tử nói: “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hổ thẹn. Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗ tốt lành” (Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ, đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách – Luận ngữ, II, 3).
Ngôn ngữ là biểu hiện của tư duy khi sự biểu hiện đó không phù hợp thì tư duy của người phát ngôn có thể không lành mạnh cũng có khi việc phát ngôn quá chất phác, không đủ sức thuyết phục người nghe cũng bất lợi. Vì vậy, khi nêu ra đặc trưng của người quân tử, Khổng Tử đã xem xét mối tương quan giữa tính chất phác (Trời cho) với học vấn: “Chất phác thắng văn vẻ thì quê mùa, văn vẻ thắng chất phác thì cứng nhắc. Văn vẻ và chất phác đều nhau, mới nên quân tử” (Chất thắng văn tắc đã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân nhiên hậu quân tử – Luận ngữ, VI, 16).
Một trong những đặc điểm nổi bật của con người toàn thiện là mối quan hệ của nó với cộng đồng xã hội. Khổng Tử nói: “Quân tử thân với khắp mọi người mà không tư vị, kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân với khắp mọi người”(Quân tử chu nhi bất tị, tiểu nhân tị nhi bất chu – Luận ngữ, II, 14). Câu này được địch theo nhiều cách khác nhau. Nếu xét trên bình diện triết học thì câu này mang ý nghĩa sâu sắc về cấu trúc. Chữ chu ở đây chỉ sự chu tất, chu toàn, có thể hiểu là tính cách của con người toàn thiện và chỉ có con người toàn thiện mới có khả năng thể hiện được chủ ý của Vũ trụ. Vì vậy, theo chúng tôi, dịch chữ chu là thân khắp với mọi người không thể hiện đủ nghĩa của từ.
Con người chu toàn có thể được xem như là tấm gương, là chủ thể của mọi thiện chân, cho nên ai cũng kính nể. Khi được tất cả kính nể thì trong quan hệ không thể thiên lệch với bất kỳ người nào, nhóm nào, bè đảng nào. Tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại. Vì không có tính chu toàn, nên kẻ tiểu nhân chỉ có thể cấu kết với những người đồng tâm, đồng ý với mình, chính vì thế mà xã hội dễ bị phân chia thành phe nhóm khác nhau, đấu tranh cho quyền lợi của phe nhóm mình và chèn ép các nhóm khác, thậm chí đẩy tới mức thù hằn nhau. Như vậy, xét về mặt cấu trúc hệ thống, tiểu nhân có thể được coi là những bộ phận trong một chỉnh thể, luôn nằm trong sự thống nhất biện chứng và bản thân nó không thể đại diện cho một chỉnh thể xác định, tức là luôn bị ràng buộc bởi các mối quan hệ bắt buộc, không tự do, nó được xem như Ià công cụ để phục vụ cho những mục đích nào đó. Ngược lại, “quân tử không thể là công cự (quân tử bất khí – Luận ngữ, II, 12).
Bảo tồn được tính thiện cao cả ban đầu là điều kiện để người quân tử trở nên phổ biến. Đã là phổ biến thì người quân tử có thể chi phối cuộc sống một cách toàn vẹn. Mặt khác, chính vì giữ được tính thiện cao cả đó mà người quân tử thể hiện mình như là người hoàn thiện với đầy đủ phẩm cách tốt đẹp trong việc thi hành đạo nhân: “Nết hiếu và nết để có phải là gốc của việc thi hành đạo nhân đó chăng”? (Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dư – Luận ngữ, 1,2).
Từ việc đề cao đức hiếu, đễ, Khổng Tử đi đến thuyết Chính Danh. Đối với câu hỏi cái gì cần cho đường lối trị quốc đúng đắn, Khổng Tử trả lời: “Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” (Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử – Luận ngữ, XII, 11). Câu trả lời thật là đơn giản, song lại hàm chứa một nội dung khá đầy đủ về chính danh. Khổng Tử nhận thấy, trong một xã hội thịnh trị, có những đẳng cấp xã hội, thì bổn phận của mỗi con người phải được phân định một cách rạch ròi, trình độ tri thức của họ cũng phải tương ứng với công việc mà họ đảm nhận: “Hiểu biết là hiểu biết, không hiểu nhận là không hiểu. Thế cũng là đã hiểu rồi vậy” ( Tri chi vi tri chi,bất tri vi bất tri. Thị tri dã – Luận ngữ, II,17). Đặc biệt, đối với bậc quân tử lại càng phải thận trọng trong cuộc sống. Điều gì chưa nắm chắc, chưa rõ thì không nên cả quyết một cách vội vàng: “Người quân tử đã nêu được tên gọi (danh chính) ắt nói được ra lời, đã nói được ra lời ắt làm được. Đối với lời nói ra, người quân tử không bao giờ cẩu thả vậy” (Quân tử danh chi tất khả ngôn dã, ngôn chi tất khả hành dã. Quân tử ư kỳ ngôn vô sở cầu nhi dĩ hĩ – Luận ngữ, XIII, 3).
Theo Không Tử, con người toàn thiện là người có phẩm chất đạo đức phù hợp với ngũ thường, trong đó nhân tính được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, người quân tử “Có khi còn quyên sinh để giữ trọng đạo nhân” (Hữu sát thân dĩ thành nhân – Luận ngữ, XV, 8), hoặc “Người quân tử lấy đạo nghĩa thành làm căn bản, dùng lễ để thi hành, biểu lộ bằng đức khiêm tốn, hoàn thành nhờ chữ tín” (Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi, tốn dĩ xuất chi, tín dĩ thành chi – Luận ngữ, XV, 17).
Vậy Lễ là gì mà có thể làm cho thế giới này trở nên trật tự hài hoà? Lễ trước hết là cái làm cho vạn vật trong thế giới này có được vị thế phù hợp. Do vậy, con người là một trong vạn vật đó cũng phải tuân theo lễ, phải biết ” Khắc kỷ phục lễ”, bởi “Người mà không có lòng nhân, dùng lễ sao được? Người mà không có lòng nhân dùng nhạc sao được?” (Nhân nhi bất nhân, như lễ hà? Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà? Luận ngữ, III, 3), hoặc “Cung kính mà thiếu lễ thì khó nhọc, cẩn thận mà thiếu lễ thì nhút nhát, cương dũng mà thiếu lễ thì loạn, thẳng thắn mà thiếu lễ thì nóng gắt” (Cung nhi vô lễ tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỉ. Dũng nhi vô lễ tắc loạn, trực nhi vô lễ tắc giáo – Luận ngữ, VIII, 2). Như vậy, lễ là cái đóng vai trò điều chỉnh hành vi con người, làm cho con người ứng xử với nhau tốt hơn trên cơ sở lấy “Thứ” làm trọng. Nhờ có “thứ” mà con người biết “Điều gì mình không muốn [người khác làm cho mình], chớ áp dụng cho người” (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân – Luận ngữ, XV, 23).
Như vậy, Quân Tử chưa phải là người lý tưởng (mặc dù các nhà tư tưởng Tống Nho đã đặt nó ngang hàng với Thánh Nhân). Bản thân người quân tử cũng tự nhận thấy mình chưa phải là người hoàn thiện, nên họ luôn tự xác định phải thường xuyên hoàn thiện hoá bản thân để trở nên tốt hơn. Trong cuộc sống hàng ngày không ai có thể tránh được sai lầm, song người quân tử là người biết sai để sửa và đó cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người Toàn Thiện. Khổng Tử nói: ” Có lỗi mà không sửa mới thật là lỗi”, “Quá nhi bất cải, thị ví quá dã – Luận ngữ, XV, 29). Khác với quân tử, tiểu nhân không nhận thấy lỗi của mình và nếu nhận ra cũng không chịu sửa, thậm chí còn dấu diếm. Người quân tử luôn nghiêm khắc với mình, luôn tự truy tìm nguyên nhân ở mình, ngược lại, tiểu nhân thường đổ lỗi cho người khác: “Người quân tử trông ở mình, kẻ tiểu nhân trông ở người” (Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân – Luận ngữ, XV, 20). Đó là quan hệ giữa nghĩa và lợi. Quân tử trọng nghĩa mà luôn sửa mình, còn tiểu nhân vì lợi mà trốn tránh trách nhiệm: “Quân tử rành về điều nghĩa, kẻ tiểu nhân rành về điều lợi” (Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi – Luận ngữ, IV,16).
Quân Tử là mắt khâu liên kết giữa Thánh Nhân và người thường, là sợi chỉ nối quá khứ với hiện tại. Quân tử “Sợ ba điều: Sợ mệnh Trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ, [mà còn] khinh nhờn bậc đại nhân, diễu cợt lời của thánh nhân” (Quân tử hữu tam uý: Uý thiên mệnh, uý đại nhân, uý thánh nhân chi ngôn. Tiểu nhân bất tri thiên mệnh nhi bất uý dã, hiệp đại nhân, vũ thánh nhân chi ngôn – Luận ngữ, XVI, 8). Quả thật, nếu không biết sợ, không cảm nhận được sự hiện diện của Trời, sỉ vả quá khứ và coi thường những điều thánh thiện thì tất thảy những cái đó sẽ dẫn tới tai hoạ nghiêm trọng. “Chẳng biết được mệnh Trời, không lấy gì để làm người quân tử. Chẳng biết lễ, không lấy gì để lập thân. Chẳng biết phân biệt nổi lời phải trái, không lấy gì để biết người” (Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử dã, bất tri lễ vô dĩ lập dã. Bất tri ngôn, vô dĩ tri nhân dã – Luận ngữ, XX, 3). Quân tử khác với tiểu nhân là ở chỗ biết lễ do đi theo đường chính, nắm được đạo Trung Dung, biết được mệnh Trời mà “vươn lên” để đạt đến cao thượng, đến trạng thái hoàn thiện và làm cho người khác cùng hoàn thiện thêm. Khổng Tử nói: “Người quân tử đạt tới chỗ cao thượng, kẻ tiểu nhân đạt tới chỗ thấp hèn” (Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt – Luận ngữ, XIV, 24).
Sự “vươn lên” đến trạng hoàn thiện là một quá trình tự cải tạo của người quân tử Con đường khó khăn của sự nghiệp cải tạo đó xuất phát từ nghiên cứu vạn vật, không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt và làm cho ý mình thành thật, tiến tới chính tâm để tu thân, tề gia, trị quốc và cuối cùng là bình thiên hạ. Từ bậc thiên tử cho tới thường dân ai cũng phải lấy sự tu thân làm gốc. Vì vậy, khi Tử Lộ hỏi Quân tử phải làm gì, Khổng Tử đáp: “Sửa mình để nên người kính cẩn”. Lại hỏi: Có vậy thôi ư? Đáp: “Sửa mình kính cẩn để yên mọi người”. Lại hỏi: “Có vậy thôi ư? Đáp: Sửa mình kính cẩn để yên trăm họ. Sửa mình để yên trăm họ, việc đó dẫu vua Nghiêu, vua Thuấn cũng chưa làm cho trọn” (Tử Lộ vấn quân tử, Tử viết: “Tu kỷ dĩ kính”. Vấn: “Như tư nhi dĩ hồ?” Viết: “Tu kỷ dĩ an bách tính.Tu kỷ an bách tính, Nghiêu Thuấn kỳ do bệnh chu”- Luận ngữ, XIV, 45). Qua đoạn đối thoại trên đây, chúng ta thấy, quan điểm của Khổng Tử về con đường hoàn thiện hoá là vô tận, đến các bậc thánh nhân, như vua Nghiêu, vua Thuấn, vẫn chưa thực hiện được trọn vẹn. Sự vận động để đến với bản thân với tư cách con người toàn thiện đều thông qua sự hoàn thiện hoá bản thân.
Con đường hoàn thiện hoá là con đường giải thoát. Ở các tôn giáo khác nhau, quan niệm về giải thoát cũng khác nhau song mục đích chỉ là một – đó là khắc phục quan niệm coi tự kỷ là trung tâm. Trong tư tưởng của Khổng Tử, đó là sự chiến thắng của con người đối với chính bản thân mình, vượt lên trên mình, là sự phục hồi lễ, khôi phục thiện nhân khởi thuỷ. Con đường giải thoát đó phải do chính người quân tử thực hiện thông qua sự tự hoàn thiện mà phương pháp và mục tiêu của sự tự hoàn thiện đó đã được thánh nhân vạch ra. Khi Nhan Uyên hỏi về Nhân, Khổng Tử giải thích: “Dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ là phát huy điều nhân. Một ngày dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ, cả thiên hạ [chịu cảm hoá] quay về về với điều nhân vậy” (Khắc kỷ phục lễ vi nhân, nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ quy nhân yên. Nhân do kỷ nhi do nhân hồ tai? – Luận ngữ, XII, 1).
Giải thoát bản thân khỏi sự ràng buộc của những dục vọng, từng bước nâng cao tri thức của mình về vạn vật (cách vật), về thế giới con người (biết người, yêu thương con người) là con đường hoàn thiện chân chính của Quân tử. Chiến thắng bản thân có nghĩa là chiến thắng những gì trong con người đang cản trở nó quay về với toàn bộ phẩm chất tất đẹp ban đầu mà Trời ban cho. Việc làm đó là phù hợp với Quân Tử – con người Toàn Thiện, vốn chỉ cầu ở mình chứ không bao giờ cầu ở người.
NTKC













MẪU NGƯỜI QUÂN TỬ: CON NGƯỜI TOÀN THIỆN TRONG “LUẬN NGỮ” CỦA KHỔNG TỬ
Nguyễn Thị Kim Chung

Giải thoát bản thân khỏi sự ràng buộc của những dục vọng, từng bước nâng cao tri thức của mình về vạn vật (cách vật), về thế giới con người (biết người, yêu thương con người) là con đường hoàn thiện chân chính của Quân tử.
Bốn tác phẩm kinh điển nổi tiếng của Nho giáo mà bất kỳ người nào nghiên cứu học thuyết này cũng đều biết đến là Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử, được nhà triết học nổi tiếng đời Tống là Chu Hy (1130 – 1200) sắp xếp, kế thừa cách chú giải của các nhà tư tưởng Tống Nho đi trước, cũng như chú giải của chính ông thành bộ sách có tên chung là Tứ thư tập chú, trong đó Luận ngữ được xem là một trong những tác phẩm khởi đầu quan trọng cho một nền Nho học Trung Hoa do Khổng Tử sáng lập. Đây là cuốn sách đề cập đến các vấn đề của triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức… Có thể nói, những tinh tuý được rút ra từ những vấn đề đó nhằm mục đích xây dựng con người toàn thiện, toàn mỹ cho một xã hội phong kiến lý tưởng theo học thuyết của Không Tử. Trong bài viết này, từ bình diện triết học, chúng tôi muốn làm rõ mẫu người quân tử – con người toàn thiện trong Luận ngữ của Khổng Tử.
Để làm rõ mẫu người quân tử – con người toàn thiện trong học thuyết Khổng Tử, chúng ta cần phải lý giải tại sao ông lại chọn đối tượng quan tâm trong học thuyết của mình là con người và các quan hệ của con người. Song, trong khuôn khổ của một bài viết, chúng tôi không thể thực hiện được điều đó mà chỉ muốn nói rằng, bất kỳ ai khi nghiên cứu học thuyết của Khổng Tử cũng đều thống nhất ở điểm cho rằng, đứng trước một xã hội đang phải hứng chịu sự suy thoái về đạo đức của con người (cái mà Trời phú cho con người khi con người xuất hiện và được đặt nó vào vị trí trung tâm của Vũ trụ), xác định đối tượng quan tâm của mình ở trần thế, Khổng Tử muốn làm cho con người thấy được chính bản thân mình, thấy được sự băng hoại về bản tính đạo đức (tính bản thiện) vốn giống nhau khi nó mới được sinh ra nhưng cũng ngay lập tức bị phân hoá, đồng thời dạy cho con người biết cái căn bản nhất của nó là Nhân tính. Chính vì vậy mà ông không đề cập, hay nói đúng hơn là cố ý tránh đề cập đến những vẫn đề sống – chết, mà chỉ chú ý đến bậc trí giả, đó là người biết “chuyên vào việc nghĩa để giúp dân, kính trọng quỷ thần nhưng tránh xa” (Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi – Luận ngữ, VI, 20).
Khổng Tử cũng không thích nói về những điều kỳ diệu, về sự hiện diện của thần thánh. Điều này chúng ta có thể biết được qua cuộc đối thoại giữa Quý Lộ và Khổng Tử. Quý Lộ hỏi về việc thờ quỷ thần, Khổng Tử nói rằng: “Thờ người còn chưa nổi, làm sao thờ được ma?”. Thưa: Dám hỏi về sự chết. Khổng Tử nói: “Sống còn chưa biết rõ, làm sao biết được sự chết?” (Quý Lộ vấn sự quỷ thần. Tử viết: “Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ”? Viết: “Cảm vẫn tử”.Viết: ” Vị tri sinh, yên tri tử”? Luận ngữ, XI, 11). Tuy nhiên, để giữ gìn trật tự xã hội nói riêng, Vũ trụ nói chung, Khổng Tử không phủ nhận sự tồn tại của quỷ thần. ông kêu gọi phải kính tổ tiên và biết trọng quỷ thần: “Tế tổ tiên coi như tổ tiên đang có mặt, tế thần coi như thần đang có mặt” (Tế như tại, tế thần như thần tại – Luận ngữ, III, 12).
Qua đó, chúng ta thấy, Khổng Tử hạn chế nhiệm vụ của mình ở việc phục vụ mọi người, quan tâm đến công việc quốc gia, nhưng ông vẫn cho rằng, cuộc sống của mọi người, của dân tộc lại phụ thuộc vào đường lối lãnh đạo đúng đắn hay sai lầm của thiên tử và hệ thống quan lại. Đường lối đó là Đạo. Khác với quan niệm của Lão Tử – “Đạo khả đạo, phi thường đạo”, đạo mà Khổng Tử đưa ra là đạo của thế giới hiện tượng, là cái cần được nắm bắt để áp dụng vào việc trị nước. Đạo đó có nhiệm vụ uốn nắn những người có nhận thức sai lầm, “cong vậy” thành ngay thẳng. Khi con người trở nên chân thành, ngay thẳng thì mọi quan hệ đều trở nên tốt  đẹp, bởi vì bản thân con người là linh hồn, là trung tâm của vạn vật trong trời đất.
Vậy ai là người có thể thực hiện sứ mệnh nói trên trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa ? Trước hết, chúng ta đọc được trong Đạo đức kinh của Lão Tử: “Đạo lớn… nuôi dưỡng vạn vật mà không làm chủ vạn vật. Nó vĩnh viễn là “không”, vô vi, cho nên có thể bảo nó là ẩn vi (vô hình), muôn vật quy về nó mà nó không làm chủ, cho nên có thể bảo nó là lớn. Vì cho tới cùng, nó không tự nhận nó là lớn cho nên mới hoàn thành được cái vĩ đại của nó” . Người nắm được đạo cao và có đức cả là Thánh nhân (Đạo nhân). Đó là người “biết hoà thì gọi là bất biến (thường), biết bất biến thì gọi là sáng”. Còn Khổng Tử thì lại thấy mẫu người (Đức cả) đó là người nắm được đạo Trung, họ thật hiếm trong dân chúng thời bấy giờ: “Trung dung quả là một đức tính, rất mực tốt đẹp? Đã lâu dân chúng không theo nổi” (Trung dung chi đức dã, kỳ chí dĩ hồ! Dân tiễn cữu hĩ – Luận ngữ, VI, 27).
Trong Kinh Dịch đã có khái niệm con người toàn thiện hay thiện nhân. Đó là người biết theo đạo trung chính, biết giá trị của hạng cao sĩ. Thế nhưng, Dịch không bỏ qua mẫu người đối lập với con người hoàn thiện như hai thế lực tự nhiên âm và dương. Đó là sự đối lập giữa quân tử và tiểu nhân. Nguyễn Hiến Lê đã nhận định một cách đúng đắn rằng, “Dịch muốn đào tạo hạng người quân tử, khuyến khích tiểu nhân cải tà quy chính (quẻ Bác): “Dịch vị quân tử mưu” là nghĩa vậy, cho nên tôi cho đạo Dịch là ‘đạo của người quân tử”. Nếu ngay từ đầu, tiểu nhân và quân tử là hai hạng người đối lập nhau và sự đối lập đó là hoàn toàn mang tính tự nhiên thì làm thế nào để tiểu nhân cải tà quy chính được? Khổng Tử là người đã khắc phục vấn đề đó bằng cách vượt khỏi lập luận của Dịch về sự hình thành hai thế lực đối lập. Nhìn thẳng vào cuộc sống xã hội hiện thực, ông đã khẳng định rằng, “Bản tính người ta gần giống nhau, thói quen khiến xa nhau (Tính tương cận dã, tập tương viễn dã – Luận ngữ, XII, 2). Nghĩa là, nếu “giáo đục” con người, có thể uốn nắn đạo đức của họ, tẩy đi những tham dục nảy sinh trong cuộc sống của họ, đưa họ về với bản tính (thiện) ban đầu và nâng cao phẩm hạnh của họ bằng “ngũ thường”. Tuy nhiên, với kẻ tiểu nhân thì sự “giáo dục” đó chỉ có hiệu quả khi phát hiện kịp thời sự suy thoái đạo đức “bởi thói quen” của nó và khi sự suy thoái đó chưa đến mức tột cùng của sự hèn hạ. Khổng Tử nói rằng: “Chỉ có hạng thượng trí và hạng trí ngu là không thay đổi (tính tình)” (Duy thượng trí dữ hạ trí ngu bất di Luận ngữ, XVII, 3). Hạng thượng trí ở đây chi thánh nhân, đó là những người nắm được quy luật của trời đất (Cửu trù) để làm ra các phép tắc dạy người. Bậc thấp hơn là quân tử, tức là người giữ đúng phép tắc trong hành xử của mình. Bậc cuối cùng trong sự phân hạng người là tiểu nhân, tức là những kẻ mà trong cuộc sống, bất chấp mọi giá trị đạo đức, sẵn sàng làm bất cử điều gì, miễn là có lợi cho họ.
Mọi điều hay lẽ phải trong phép ứng xử đạo đức đã được các thánh nhân đời xưa vạch ra. Khổng Tử chỉ là người thuật lại và mong muốn học thuyết của mình có người thực hiện. Người đó chính là bậc quân tử, hay còn gọi là con người toàn thiện. Chữ “quân” trong cụm từ “quân tử” thường dùng để chỉ người đàn ông đạo đức, người toàn thiện hoặc “siêu nhân”. Ngoài ra, chữ “quân” đó còn đùng để chỉ các bậc quân vương. Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: “Quân tử động khẩu, tiểu nhân động thủ”, tức là: “Quân tử dùng lời, tiểu nhân dùng tay”.
Mâu thuẫn giữa hai mặt trái ngược nhau của con người đã có từ lâu. Song, đối với Khổng Tử, nó trở nên cực kỳ quan trọng và cấp bách. Lúc nào ông cũng dành sự quan tâm của mình xung quanh vấn đề con người, xem sự xa rời bản tính (Trời sinh) ban đầu như là nguyên nhân dẫn đến sự đảo lộn trật tự thế giới và đó chính là sự xa rời Đạo. Giữ mình theo Đạo, người quân tử bao giờ cũng tỏ ra thư thái như đạt được sự giải thoát khỏi những ràng buộc, cám dỗ của đời thường – cái vốn làm mọi người xa nhau. Khổng Tử nói: “Người quân tử thư thái mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái ” (Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái – Luận ngữ, XIII, 26). Tuy nhiên, sự thư thái đó chỉ là tương đối, bởi người quân tử bao giờ cũng thấy rõ trách nhiệm của mình trước xã hội, giống như Bồ Tát trong đạo Phật. Khi “làm sạch” mình, làm trong sạch từ bên trong, người quân tử đồng thời làm sạch cái không gian quanh mình, làm cho môi trường sống khỏi bị ô nhiễm bởi những thói đời hèn hạ, giải thoát cho mình đồng thời với giải thoát cho những người khác. Chính vì vậy, Khổng Tử khẳng định, kẻ tiểu nhân không tự giải phóng cho mình (hạ trí ngu bất di). Ông nói: “Đức của người quân tử như gió, đức của kẻ tiểu nhân như cỏ, gió thổi thì cỏ rạp xuống” (Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo, thảo thượng chi phong tất yển – Luận ngữ, XII, 18).
Người quân tử có sức mạnh biến cải nhân dân đến chỗ tốt hơn. Sức mạnh đó không chỉ là lời nói, mà còn là sức mạnh bên trong, là đạo đức. Người quân tử lấy đạo đức làm động cơ thúc đẩy nhân dân hành thiện. Khổng Tử nói: “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hổ thẹn. Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗ tốt lành” (Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ, đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách – Luận ngữ, II, 3).
Ngôn ngữ là biểu hiện của tư duy khi sự biểu hiện đó không phù hợp thì tư duy của người phát ngôn có thể không lành mạnh cũng có khi việc phát ngôn quá chất phác, không đủ sức thuyết phục người nghe cũng bất lợi. Vì vậy, khi nêu ra đặc trưng của người quân tử, Khổng Tử đã xem xét mối tương quan giữa tính chất phác (Trời cho) với học vấn: “Chất phác thắng văn vẻ thì quê mùa, văn vẻ thắng chất phác thì cứng nhắc. Văn vẻ và chất phác đều nhau, mới nên quân tử” (Chất thắng văn tắc đã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân nhiên hậu quân tử – Luận ngữ, VI, 16).
Một trong những đặc điểm nổi bật của con người toàn thiện là mối quan hệ của nó với cộng đồng xã hội. Khổng Tử nói: “Quân tử thân với khắp mọi người mà không tư vị, kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân với khắp mọi người”(Quân tử chu nhi bất tị, tiểu nhân tị nhi bất chu – Luận ngữ, II, 14). Câu này được địch theo nhiều cách khác nhau. Nếu xét trên bình diện triết học thì câu này mang ý nghĩa sâu sắc về cấu trúc. Chữ chu ở đây chỉ sự chu tất, chu toàn, có thể hiểu là tính cách của con người toàn thiện và chỉ có con người toàn thiện mới có khả năng thể hiện được chủ ý của Vũ trụ. Vì vậy, theo chúng tôi, dịch chữ chu là thân khắp với mọi người không thể hiện đủ nghĩa của từ.
Con người chu toàn có thể được xem như là tấm gương, là chủ thể của mọi thiện chân, cho nên ai cũng kính nể. Khi được tất cả kính nể thì trong quan hệ không thể thiên lệch với bất kỳ người nào, nhóm nào, bè đảng nào. Tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại. Vì không có tính chu toàn, nên kẻ tiểu nhân chỉ có thể cấu kết với những người đồng tâm, đồng ý với mình, chính vì thế mà xã hội dễ bị phân chia thành phe nhóm khác nhau, đấu tranh cho quyền lợi của phe nhóm mình và chèn ép các nhóm khác, thậm chí đẩy tới mức thù hằn nhau. Như vậy, xét về mặt cấu trúc hệ thống, tiểu nhân có thể được coi là những bộ phận trong một chỉnh thể, luôn nằm trong sự thống nhất biện chứng và bản thân nó không thể đại diện cho một chỉnh thể xác định, tức là luôn bị ràng buộc bởi các mối quan hệ bắt buộc, không tự do, nó được xem như Ià công cụ để phục vụ cho những mục đích nào đó. Ngược lại, “quân tử không thể là công cự (quân tử bất khí – Luận ngữ, II, 12).
Bảo tồn được tính thiện cao cả ban đầu là điều kiện để người quân tử trở nên phổ biến. Đã là phổ biến thì người quân tử có thể chi phối cuộc sống một cách toàn vẹn. Mặt khác, chính vì giữ được tính thiện cao cả đó mà người quân tử thể hiện mình như là người hoàn thiện với đầy đủ phẩm cách tốt đẹp trong việc thi hành đạo nhân: “Nết hiếu và nết để có phải là gốc của việc thi hành đạo nhân đó chăng”? (Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dư – Luận ngữ, 1,2).
Từ việc đề cao đức hiếu, đễ, Khổng Tử đi đến thuyết Chính Danh. Đối với câu hỏi cái gì cần cho đường lối trị quốc đúng đắn, Khổng Tử trả lời: “Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” (Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử – Luận ngữ, XII, 11). Câu trả lời thật là đơn giản, song lại hàm chứa một nội dung khá đầy đủ về chính danh. Khổng Tử nhận thấy, trong một xã hội thịnh trị, có những đẳng cấp xã hội, thì bổn phận của mỗi con người phải được phân định một cách rạch ròi, trình độ tri thức của họ cũng phải tương ứng với công việc mà họ đảm nhận: “Hiểu biết là hiểu biết, không hiểu nhận là không hiểu. Thế cũng là đã hiểu rồi vậy” ( Tri chi vi tri chi,bất tri vi bất tri. Thị tri dã – Luận ngữ, II,17). Đặc biệt, đối với bậc quân tử lại càng phải thận trọng trong cuộc sống. Điều gì chưa nắm chắc, chưa rõ thì không nên cả quyết một cách vội vàng: “Người quân tử đã nêu được tên gọi (danh chính) ắt nói được ra lời, đã nói được ra lời ắt làm được. Đối với lời nói ra, người quân tử không bao giờ cẩu thả vậy” (Quân tử danh chi tất khả ngôn dã, ngôn chi tất khả hành dã. Quân tử ư kỳ ngôn vô sở cầu nhi dĩ hĩ – Luận ngữ, XIII, 3).
Theo Không Tử, con người toàn thiện là người có phẩm chất đạo đức phù hợp với ngũ thường, trong đó nhân tính được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, người quân tử “Có khi còn quyên sinh để giữ trọng đạo nhân” (Hữu sát thân dĩ thành nhân – Luận ngữ, XV, 8), hoặc “Người quân tử lấy đạo nghĩa thành làm căn bản, dùng lễ để thi hành, biểu lộ bằng đức khiêm tốn, hoàn thành nhờ chữ tín” (Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi, tốn dĩ xuất chi, tín dĩ thành chi – Luận ngữ, XV, 17).
Vậy Lễ là gì mà có thể làm cho thế giới này trở nên trật tự hài hoà? Lễ trước hết là cái làm cho vạn vật trong thế giới này có được vị thế phù hợp. Do vậy, con người là một trong vạn vật đó cũng phải tuân theo lễ, phải biết ” Khắc kỷ phục lễ”, bởi “Người mà không có lòng nhân, dùng lễ sao được? Người mà không có lòng nhân dùng nhạc sao được?” (Nhân nhi bất nhân, như lễ hà? Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà? Luận ngữ, III, 3), hoặc “Cung kính mà thiếu lễ thì khó nhọc, cẩn thận mà thiếu lễ thì nhút nhát, cương dũng mà thiếu lễ thì loạn, thẳng thắn mà thiếu lễ thì nóng gắt” (Cung nhi vô lễ tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỉ. Dũng nhi vô lễ tắc loạn, trực nhi vô lễ tắc giáo – Luận ngữ, VIII, 2). Như vậy, lễ là cái đóng vai trò điều chỉnh hành vi con người, làm cho con người ứng xử với nhau tốt hơn trên cơ sở lấy “Thứ” làm trọng. Nhờ có “thứ” mà con người biết “Điều gì mình không muốn [người khác làm cho mình], chớ áp dụng cho người” (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân – Luận ngữ, XV, 23).
Như vậy, Quân Tử chưa phải là người lý tưởng (mặc dù các nhà tư tưởng Tống Nho đã đặt nó ngang hàng với Thánh Nhân). Bản thân người quân tử cũng tự nhận thấy mình chưa phải là người hoàn thiện, nên họ luôn tự xác định phải thường xuyên hoàn thiện hoá bản thân để trở nên tốt hơn. Trong cuộc sống hàng ngày không ai có thể tránh được sai lầm, song người quân tử là người biết sai để sửa và đó cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người Toàn Thiện. Khổng Tử nói: ” Có lỗi mà không sửa mới thật là lỗi”, “Quá nhi bất cải, thị ví quá dã – Luận ngữ, XV, 29). Khác với quân tử, tiểu nhân không nhận thấy lỗi của mình và nếu nhận ra cũng không chịu sửa, thậm chí còn dấu diếm. Người quân tử luôn nghiêm khắc với mình, luôn tự truy tìm nguyên nhân ở mình, ngược lại, tiểu nhân thường đổ lỗi cho người khác: “Người quân tử trông ở mình, kẻ tiểu nhân trông ở người” (Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân – Luận ngữ, XV, 20). Đó là quan hệ giữa nghĩa và lợi. Quân tử trọng nghĩa mà luôn sửa mình, còn tiểu nhân vì lợi mà trốn tránh trách nhiệm: “Quân tử rành về điều nghĩa, kẻ tiểu nhân rành về điều lợi” (Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi – Luận ngữ, IV,16).
Quân Tử là mắt khâu liên kết giữa Thánh Nhân và người thường, là sợi chỉ nối quá khứ với hiện tại. Quân tử “Sợ ba điều: Sợ mệnh Trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ, [mà còn] khinh nhờn bậc đại nhân, diễu cợt lời của thánh nhân” (Quân tử hữu tam uý: Uý thiên mệnh, uý đại nhân, uý thánh nhân chi ngôn. Tiểu nhân bất tri thiên mệnh nhi bất uý dã, hiệp đại nhân, vũ thánh nhân chi ngôn – Luận ngữ, XVI, 8). Quả thật, nếu không biết sợ, không cảm nhận được sự hiện diện của Trời, sỉ vả quá khứ và coi thường những điều thánh thiện thì tất thảy những cái đó sẽ dẫn tới tai hoạ nghiêm trọng. “Chẳng biết được mệnh Trời, không lấy gì để làm người quân tử. Chẳng biết lễ, không lấy gì để lập thân. Chẳng biết phân biệt nổi lời phải trái, không lấy gì để biết người” (Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử dã, bất tri lễ vô dĩ lập dã. Bất tri ngôn, vô dĩ tri nhân dã – Luận ngữ, XX, 3). Quân tử khác với tiểu nhân là ở chỗ biết lễ do đi theo đường chính, nắm được đạo Trung Dung, biết được mệnh Trời mà “vươn lên” để đạt đến cao thượng, đến trạng thái hoàn thiện và làm cho người khác cùng hoàn thiện thêm. Khổng Tử nói: “Người quân tử đạt tới chỗ cao thượng, kẻ tiểu nhân đạt tới chỗ thấp hèn” (Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt – Luận ngữ, XIV, 24).
Sự “vươn lên” đến trạng hoàn thiện là một quá trình tự cải tạo của người quân tử Con đường khó khăn của sự nghiệp cải tạo đó xuất phát từ nghiên cứu vạn vật, không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt và làm cho ý mình thành thật, tiến tới chính tâm để tu thân, tề gia, trị quốc và cuối cùng là bình thiên hạ. Từ bậc thiên tử cho tới thường dân ai cũng phải lấy sự tu thân làm gốc. Vì vậy, khi Tử Lộ hỏi Quân tử phải làm gì, Khổng Tử đáp: “Sửa mình để nên người kính cẩn”. Lại hỏi: Có vậy thôi ư? Đáp: “Sửa mình kính cẩn để yên mọi người”. Lại hỏi: “Có vậy thôi ư? Đáp: Sửa mình kính cẩn để yên trăm họ. Sửa mình để yên trăm họ, việc đó dẫu vua Nghiêu, vua Thuấn cũng chưa làm cho trọn” (Tử Lộ vấn quân tử, Tử viết: “Tu kỷ dĩ kính”. Vấn: “Như tư nhi dĩ hồ?” Viết: “Tu kỷ dĩ an bách tính.Tu kỷ an bách tính, Nghiêu Thuấn kỳ do bệnh chu”- Luận ngữ, XIV, 45). Qua đoạn đối thoại trên đây, chúng ta thấy, quan điểm của Khổng Tử về con đường hoàn thiện hoá là vô tận, đến các bậc thánh nhân, như vua Nghiêu, vua Thuấn, vẫn chưa thực hiện được trọn vẹn. Sự vận động để đến với bản thân với tư cách con người toàn thiện đều thông qua sự hoàn thiện hoá bản thân.
Con đường hoàn thiện hoá là con đường giải thoát. Ở các tôn giáo khác nhau, quan niệm về giải thoát cũng khác nhau song mục đích chỉ là một – đó là khắc phục quan niệm coi tự kỷ là trung tâm. Trong tư tưởng của Khổng Tử, đó là sự chiến thắng của con người đối với chính bản thân mình, vượt lên trên mình, là sự phục hồi lễ, khôi phục thiện nhân khởi thuỷ. Con đường giải thoát đó phải do chính người quân tử thực hiện thông qua sự tự hoàn thiện mà phương pháp và mục tiêu của sự tự hoàn thiện đó đã được thánh nhân vạch ra. Khi Nhan Uyên hỏi về Nhân, Khổng Tử giải thích: “Dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ là phát huy điều nhân. Một ngày dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ, cả thiên hạ [chịu cảm hoá] quay về về với điều nhân vậy” (Khắc kỷ phục lễ vi nhân, nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ quy nhân yên. Nhân do kỷ nhi do nhân hồ tai? – Luận ngữ, XII, 1).
Giải thoát bản thân khỏi sự ràng buộc của những dục vọng, từng bước nâng cao tri thức của mình về vạn vật (cách vật), về thế giới con người (biết người, yêu thương con người) là con đường hoàn thiện chân chính của Quân tử. Chiến thắng bản thân có nghĩa là chiến thắng những gì trong con người đang cản trở nó quay về với toàn bộ phẩm chất tất đẹp ban đầu mà Trời ban cho. Việc làm đó là phù hợp với Quân Tử – con người Toàn Thiện, vốn chỉ cầu ở mình chứ không bao giờ cầu ở người.
NTKC
















































015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...