DIỄN ĐÀN VĂN HÓA
013067 NHỮNG SAI LẦM NGỘ NHẬN VỀ KIM ĐỊNH
Chúng ta thường nghe
câu: "Thiên Tài thường Cô Ðơn". Lý do là vì THIÊN TÀI (gồm những
nhà TƯ TƯỞNG LỚN, những người có sức SÁNG TẠO PHONG PHÚ trong nhiều lãnh vực
khác nhau) thường ÐI TRƯỚC người đương thời hàng năm, hàng chục, hàng trăm
năm. Hậu quả là thường xẩy ra những điều SAI LẦM, NGỘ NHẬN xoay quanh cuộc
đời, tác phẩm của ho. Và số lượng của những điều Sai Lầm, Ngộ Nhận có lẽ có
TỶ LỆ THUẬN với sự LỚN LAO của Thiên Tài. Hiện tượng trên bắt nguồn từ sự
Hiểu Lầm, Ngộ Nhận THỰC SỰ, nhưng cùng có thể đến từ sự ÁC Ý do tính GANH TỴ,
ÐỐ KỴ của những Ðồng Nghiệp hay của những người khác, hoặc do tính ÐIÊU NGOA,
GIAN DỐI của những kẻ theo "Cơ Hội Chủ Nghĩa" định LỢI DỤNG Thiên
Tài cho những mưu đồ DANH LỢI không được chính đáng của họ!
Cố Triết Gia KIM ÐỊNH không thoát khỏi THÔNG LỆ trên!
A) TÍNH KHOA HỌC
Những điều chúng ta thường nghe liên quan đến tính KHOA HỌC của
tác phẩm của Cố Triết Gia.
Tác phẩm của Cố Triết Gia có thiếu tính KHOA HỌC như điều đồn
đãi hay không?
Và tính KHOA HỌC là gì ? Từ ngữ này thường khiến chúng ta liên
tưởng đến lãnh vực Khoa Học VẬT LÝ với tính KHÁCH QUAN trong công việc QUAN
SÁT, đặt GIẢ THUYẾT, ÐỊNH ÐỀ và THÍ NGHIỆM để kiểm soát tính TRUNG THỰC của
các dự kiện được quan sát với ÐỊNH ÐỀ.
Và tính KHÁCH QUAN thường được hiểu là Nỗ Lực của đương sự nhằm
QUAN SÁT Sự Kiện, Biến Cố như nó xảy ra, cũng như việc tránh đem THÀNH KIẾN,
Ý Kiến CHỦ QUAN của mình vào công việc.
Thật ra, đó chỉ là Thái Ðộ của một nhà Khoa Học LÝ TƯỞNG! Nhưng
với các Khoa Học VẬT LÝ, nhờ đặc tính CỤ THỂ, HỮU HÌNH gắn liền với các khoa
này, nên người ta cũng đạt được một số Kết Quả, Dữ Kiện có BẰNG CHỨNG, KIỂM
SOÁT được.
Nhưng ngay ở lãnh vực Khoa Học VẬT LÝ, tiêu chuẩn KHÁCH QUAN đã
bị đặt thành vấn đề với khoa LƯỢNG TỬ. Lý do là ở bình diện HẠ NGUYÊN TỬ, sự
vật được quan sát thay đổi theo vị trị và nhãn quan tức theo CHỦ QUAN của
người quan sát, do đó tiêu chuẩn KHÁCH QUAN thông thường đã bị ÐẶT THÀNH VẤN
ÐỀ ngay ở địa hạt VẬT LÝ LƯỢNG TỬ.
Huống gì là ở địa hạt Khoa Học NHÂN VĂN!
Do đó, tiêu chuẩn TỐI HẬU của tính HIỆU LỰC (Validity) của GIẢ
THUYẾT KHOA HỌC đối với Công Ðồng các Học Giả QUỐC TẾ ngày nay là tính KIÊN
ÐỊNH, PHÙ HỢP ( Consistency) của Giả Thuyết Khoa Học nêu trên với tất cả các
KHIÁ CẠNH KHÁC của cái KHUNG KHOA HỌC( Scientific Method, Encarta 1995).
Tiêu chuẩn KHOA HỌC có tầm QUAN TRỌNG BẬC NHẤT nêu trên của Công
Ðồng của các nhà Nghiên Cứu QUỐC TẾ ngày nay đã được Cố Triết Gia KIM ÐỊNH áp
dụng từ lâu tức ít nhất 40 năm trước đây với khoa HUYỀN SỬ của Cố Triết Gia
qua cụm từ MẠCH LẠC NỘI TẠI (Cóhérence Interne). Sau đây là lời giải thích
của Cố Triết Gia về phương pháp KHOA HỌC nêu trên áp dụng cho khoa HUYỀN SỬ
là một khoa NHÂN VĂN như sau:
"Vậy cần lặn sâu mới tìm ra MẠCH LẠC NỘI TẠI là cái sẽ thay
cho sự MINH NHIÊN KHÁCH QUAN, một đặc điểm của Khoa Học THỰC NGHIỆM mà NHÂN
VĂN không thể có; nhưng không phải vì vậy mà được quyền muốn nói gì thì nói,
làm thế thì những điều nói ra thiếu giá trị. Muốn có giá trị, muốn cho HUYỀN
SỬ đạt vinh dự của một nền KHOA HỌC thì phải nắm được MẠCH NGẦM của một nền
VĂN HÓA. Vì thế, phải đưa ra QUY LUẬT để tìm ra cái MẠCH LẠC nọ. Thiếu những
quy luật đó thì huyền sử chỉ là tán dóc." (Nguồn Gốc Văn Hóa Việt
Các QUY LUẬT được đề cập ở trên là hệ thống DỤNG, TỪ, Ý , CƠ mà
Cố Triết Gia áp dụng vào khoa HUYỀN SỬ của Ông, rất phù hợp với KHUNG KHOA
HỌC (Scientific Framework) nằm trong tiêu chuẩn KHOA HỌC tối hậu của công
đồng Học Giả Quốc Tế vừa nêu trên.
Phần trình bày trên đây cho thấy là phương pháp HUYỀN SỬ của Cố
Triết Gia không những không thiếu tính KHOA HỌC như lời đồn đãi, mà còn đáp
ứng những đòi hỏi của các Tiêu Chuẩn MỚI NHẤT của khoa NHÂN VĂN ngày nay!
Nhưng có lẽ vì phần lớn những người chỉ trích chỉ căn cứ trên những THÀNH
KIẾN về tính KHOA HỌC thường dựa trên các Tiêu Chuẩn của Khoa Học THỰC NGHIỆM
nên có lẽ đó là nguyên nhân chính yếu về những NGỘ NHẬN về tính KHOA HỌC của
tác phẩm của KIM ÐỊNH.
B) TÍNH HÀN LÂM:
Một NGỘ NHẬN khác là về tính HÀN LÂM của KIM ÐỊNH. Những ai có
may mắn tiếp cận Cố Triết Gia trong thời sinh tiền của Ông có thể thấy những
hòm lớn đựng những tài liệu, những tập "Fiches" dày đặc mà Ông ghi
chép lại trong suốt cuộc đời vốn "gia tài" học vấn "khổng
lồ" của Ông. Và nếu để ý thì sẽ thấy những lập luận của Ông hầu hết đều
có dựa trên các khám phá hay các tài liệu của các Học Giả QUỐC TẾ có tầm vóc
trong nhiều lãnh vực nghiên cứu khác nhau. Nhưng vì sức SÁNG TẠO của Ông quá
PHONG PHÚ: hết tác phẩm này đến tác phẩm khác ra đời với một vận tốc có thể
gây "chóng mặt" cho ai hằng theo dõi con đường sáng tác của Ông,
nên Ông không có nhiều thì giờ soạn một bảng THƯ TỊCH đầy đủ về các NGUỒN
TRÍCH DẪN của Ông. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối đời, khi cho xuất bản lại tác
phẩm "Cửa Khổng" vào năm 1997, Cố Triết Gia đã soạn lại một bảng
THƯ TỊCH rất đầy đủ của tác phẩm nêu trên và rất đúng tiêu chuẩn HÀN LÂM.
Trong tương lai, chỉ cần một nhóm nhà Nghiên Cứu họp lại đem áp
dụng phương cách nêu trên cho các tác phẩm khác của Cố Triết Gia thì ta sẽ có
một bảng THƯ TỊCH đầy đủ, đúng tiêu chuẩn HÀN LÂM cho toàn bộ tác phẩm KIM
ÐỊNH.
c) TRIẾT LÝ NHÂN SINH:
Không những tác phẩm của KIM ÐỊNH đáp ứng các Tiêu Chuẩn KHOA
HỌC ( lẽ dĩ nhiên với một quan niệm ÐÚNG ÐẮN, chứ không phải dựa trên những
THÀNH KIẾN sai lầm về tính KHOA HỌC), và HÀN LÂM (nếu có thì giờ hoàn tất các
công việc vừa nêu trên), nhưng QUAN TRỌNG hơn cả là tác phẩm còn là CẨM NANG
của một nền TRIẾT LÝ NHÂN SINH Chân Thực không chỉ là đối tượng của SUY TƯ,
mà còn của CẢM XÚC và SỐNG THỰC.
Do đó những ai có may mắn biết đến Con Người cũng như Tác Phẩm
của KIM ÐỊNH khá sớm sủa, rồi dùng tác phẩm như bức CẨM NANG cho đời mình để
SỐNG, CHỨNG NGHIỆM, cũng như để ÐÀO SÂU và KHAI TRIỂN bằng vốn KIẾN THỨC thu
thập được, bằng KINH NGHIỆM sống thực cũng như bằng THỂ NGHIỆM Tâm Linh thì
sẽ có một cuộc sống VIÊN MÃN về phương diện TINH THẦN, VĂN HÓA!
d) NGUYÊN NHÂN NGỘ NHẬN:
Lý do chính yếu của những NGỘ NHẬN nêu trên có lẽ là vì tác phẩm
KIM ÐỊNH như có người nhận xét rất đúng là một "Khu Rừng" VĂN HÓA,
nên không khéo thì sẽ đi LẠC ÐƯỜNG!
Nếu ai theo dõi từ đầu con đường Văn Hóa của Cố Triết Gia, thì
sẽ nhận thấy các lãnh vực mà Ông nhấn mạnh đến là VĂN HÓA TRIẾT LÝ, chứ không
phải LỊCH SỬ KHẢO CỔ. Năm 1970, với "Việt Lý Tố Nguyên", Ông đưa ra
thuyết VIỆT NHO theo nghĩa NHO của người VIỆT như một Giả Thuyết làm việc hầu
tạo sự hào hứng trong giới sinh viên và nghiên cứu. Do đó, "Việt Lý Tố
Nguyên" được mở đầu bằng những lới lẽ như sau:"Ðây là công trình
của một cuộc khảo cổ KHÁC THƯỜNG không dừng ở khảo cổ, ở bác học, nhưng phóng
tầm mắt ra bên ngoài, bên trên, bên dưới khảo cổ, lịch sử, bác học.".
Ở chỗ khác, Ông sắp hạng thứ bậc cho Văn Hóa, Lịch Sử và Khảo Cổ
như sau: KHẢO CỔ bị sắp hạng chót vì là môn chỉ bàn về những vật BẤT ÐỘNG,
trên Khảo Cổ là LỊCH SỬ vì SỐNG ÐỘNG hơn, còn trên Lịch Sử là VĂN HÓA vì TOÀN
DIỆN hơn, nhất là TRIẾT LÝ vì môn này giúp đời sống có ÐƯỜNG HƯỚNG. Ở chỗ
khác, Ông tuyên bố KHẢO CỔ chỉ chiếm nhiều lắm là 10% của toàn bộ tác phẩm
của Ông.
Do đó, thật là BUỒN CƯỜI khi có người vì có lẽ mới đọc được một
vài tác phẩm của Cố Triết Gia nên lầm tưởng KHẢO CỔ có địa vị Quan Trọng
trong tác phẩm của Ông, nên "huyênh hoang" tuyên bố là
"nắm" được Tư Tưởng KIM ÐỊNH, trong khi trong thực tế không biết
đến ngay thứ tự Ưu Tiên của các lãnh vực trong Tác Phẩm của KIM ÐỊNH.
Ngay trong lãnh vực nêu trên, đương sự cũng có vẻ không nắm vững
những Tữ Ngữ hay Khái Niệm Sơ Ðẳng của lãnh vực Nghiên Cứu, do đó có vẻ là
TAY NGANG hơn là Tay Thiện Nghệ!
Bài hai :
Mạn đàm An Vi
Nhân dịp chuẩn bị Lễ Giỗ của Thầy, hai môn sinh có dịp ngồi lại
đàm đạo với nhau về Thầy của mình .
Nho có nói : “ Cái quan nan định cổ kim bình “nghĩa là khi đậy
nắp hòm lại rồi người ta cũng còn khó phân định được cái hay cái dở của
con người đã quá vãng.
Thầy chúng ta đã qua đời được 10 năm, chúng ta cũng được nghe
nhiều lời khen tiếng chê, những lời khen thì cũng nhiều mà lời chê cũng không
hiếm, chúng ta thử lướt qua xem những lời phẩm bình đó như thế nào.
Lẽ tất nhiên là Thầy chưa phải là hoàn thiện , làm sao tránh được
khuyết điểm , nhưng chúng ta tìm xem trong những lời chê đó có điều nào bị
ngộ nhận không. Bênh vực hữu lý cho Thầy là một điều nên làm.
Qua cuộc mạn đàm chúng tôi muốn làm sáng tỏ vài điều mà chúng
tôi nghĩ là Thầy bị ngộ nhận.
1.- Thưa anh, nhiều người khi đọc Thầy Kim Định, cứ nghĩ
rằng trong các tác phẩm của Kim Định có những chỗ thiếu các chứng cớ khoa
học, nên kém phần thuyết phục. Tại sao vậy ?
a.- “ Căn bản của vấn đề đã được nói trong cuốn: “ Thế nào là
suy tư “ của Heidegger, ông nói rằng : “Điều đáng cho chúng ta suy tư
hơn hết là chúng ta chưa có suy tư “ ( W. D. 22 ) và Heidegger đưa
ra lý do là tại con người chưa biết ở đời, vì những người thời đại đi cà nhắc
từ trong yếu tính, một cách kỳ cục, và đã từ lâu lắm “ ( Kim Định
: Tâm tư . tr. 13 )
Đức Khổng Tử cũng nói : “ Vị chi tư dã “ nghĩa là chưa có
suy tư .
b.- Vậy thì suy tư cách nào ? Suy tư không phải chỉ
với các ý tưởng, lý luận , mà với cả ba lãnh vực : Ý, Tình, Chí
.
“ Tận cùng của lý là lý luận biện chứng. Tận cùng của Tình là
cảm nghiệm, nghệ thuật. Tận cùng của Chí là thể nghiệm, là ngộ đạo, tức
là nhận thức chiều kích vũ trụ nơi mình “ ( Kim Định : Tâm tư . Lời Tựa
)
Hoạt động của Lý là hướng ngoại , còn hoạt động của Tình , Chí
thì phải hướng nội.
Kinh Dịch lại có câu : “Dịch nghịch lý chi dã“, nghĩa là Dịch lý
là cái lý của chân lý ngược chiều : Khi đi ra thế sự thì phải dủng lý luận để
cách vật trí tri, (đây là lãnh vực hiện tượng, có thể nhận biết được
bằng các giác quan : tại Địa thành hình). Nhưng khi đi vào thế giới u linh
man mác (unmanifested: tại
thiên thành tượng) thì không thể đòi chứng lý của giác quan, mà phải dùng đến
Tình và Chí để mà cảm nghiệm, mà thề nghiệm.
Sở dĩ phẩn huyền thoại của Thầy Kim Định ít được người lưu
ý tới và thừa nhận là vì quý vị ấy đòi được chứng minh bằng những sự kiện
khoa học là điều không thể làm được, làm chuyện này thì chỉ là chuyện
không tưởng, vì ta không thể lấy lý chứng của giác quan để chứng minh
những phần u linh man mác của tâm linh.
Vì thế cho nên phải dùng đến khoa tâm lý miền sâu, vì uyên tâm
đi lối phân tích và đối chiếu, nên giúp chúng ta nhận thức lại được giá
trị sơ tượng và huyền sử của nền Văn hoá Viễn
Đông một cách minh nhiên hơn.
Huyền sử là sử của những huyền thoại, là thứ sử vượt không và
thời gian , huyền thoại là những mảnh vụn về sự khôn ngoan của con người và
về cuộc đời, mà Tổ tiên chúng ta trực thị được, nếu chúng ta tìm cách
nối kết lại theo một mạch lạc nội tại thì ta đạt được minh triết. Mà minh
triết là những hiểu biết giúp mọi người sống an hoà hạnh phúc.
Đó là lý do tại sao các nhà duy lý không thể đi vào lãnh
vực huyền sử tâm linh được .
b .- Điều thứ hai là các cơ sở khoa học, ta nên hiểu
là loại khoa học nào, nếu là khoa học tự nhiên, thực nghiệm, thì thầy Kim
Định đã dùng những công trình khám phá các lãnh vực như khảo cổ, di truyền,
nhân chủng, uyên tâm…, những công trình khai quật đó được
dùng như là những bàn nhún
( springboard ) để vươn lên lãnh vực triết lý, để triệt thượng
và triệt hạ đễ có chu tri mà có cái nhìn tổng quan. Vì thế mà nhiều chỗ là
thầy bảo các khám phá trong những lãnh vực đó để dành cho các nhà
chuyên môn , thầy đã có chất liệu cần thiết để vươn tới rồi .
Cái bàn nhún đó cũng giống như người dùng chiếc đò dùng qua
sông, khi đáo bỉ ngạn thì không cần nữa, chỉ cần đủ chứ không cần nhiều.
2 .- Nền văn hoá Viễn Đông là nền văn hoá lâu đời,
những thăng trầm của lịch sử đã xé nát từng mảnh, những mảnh của những nền
văn hoá khác nhau đã đan kết xen lẫn vào nhau , một số đã chôn vùi theo
lớp bụi thời gian , một số đã bị xuyên tạc cạo sửa, nên việc tìm về nguồn cội
văn hoá xưa nhất là thời khuyết sử là cả một công trình diệu vợi .
Lại nữa khi đi vào Nho giáo , phần nhiều ta có những câu
ngắn gọn, những câu rời rạc, đọc qua thì chẳng thấy có liên hệ mật
thiết chặt chẽ với nhau .
Nên nếu không đi theo con đường : Bác học, Quảng vấn, Thận
tư , Minh biện (đốc hành ) để có cái nhìn tổng thể thì chẳng nhận diện ra.
Về mặt bác học, quảng vấn thì buộc người làm văn hoá
phải đọc vô số tài liệu không những của quốc gia mình và nhất là của
Tàu, là nơi xuất phát của nền văn hoá, và cũng phải đọc các công
trình khảo cứu triết học Tây phương nhất là khoa học Tân nhân văn là
những phương pháp khoa học để có cách làm việc một cách khoa học và cách lý
luận một cách rõ ràng khúc chiết giúp cho sự minh biện được
dễ dàng, tiếp đến phải vận dụng đến Thận tư tức là con đường
của Tình và Chí hầu tìm tra mối liên hệ giữa các sự kiện để tìm ra mối
nhất quán .
Người làm công tác khai quật nền văn hoá xưa không những
phải có kiến thức sắc bén về lý luận, mà còn cấn có một trực giác thật
mạnh và tinh tế để nối kết các sự kiện theo mối tương quan nhất quán, gọi
là “Nhất dĩ quán chi“ để nhận ra cái Tổng thể.
Thầy Kim Định đã y cứ phần nào vào hai yếu tố du mục và nông
nghiệp cùng phương pháp gạn đục khơi trong trên để nhận diện ra cái tinh hoa
của văn hoá Việt.
Cách làm việc theo phương pháp khoa học ( cả khoa học thực
nghiệm và tân nhân văn ) nó nằm ẩn trong công trình nghiên cứu, nhất là
về phần “phản quy kỳ căn“ là phần tâm linh nên cứ bị xem là thiếu
khoa học.
Nếu ta không đọc hết các tác phẩm của Kim Định, và không dùng
cái Tâm đạo để cảm nghiệm để thể nghiệm chắc khó lòng mà lãnh hội được.
3.- Có người cho rằng các học trò của Thầy cần cô
đặc công trình của Thầy theo từng luận điểm và cung ứng cho các
luận điểm đó những chứng từ khoa học xác thực, thì một số lại pha vào
loãng hay nhai lại một cách nhạt nhẽo Kim Định.
Điểm thứ nhất là cô đặc : Kim Định đã nhận ra phần công thức hoá
của Nho giáo đã được Khổng Tử cô đặc lại vào có 3 chữ : Chí Trung Hoà.
( T. D . ) Khi đi tìm về cơ cấu của Việt Nho thì Thầy
Kim Định đã xác quyết , Nho giáo không chỉ là Khổng giáo, là Tứ Thư Ngũ Kinh,
mà cốt tuỷ là bộ số huyền niệm : 2, 3, 5.
Vậy công việc làm loảng tư tưởng của Kim Định là điều cần
thiết để giúp cho mọi người dễ hiểu hơn, và phải trình bày vấn đề theo
một trình tự có mạch lạc là điều cần thiết .
Còn những luận điểm khoa học như những công trình khoa học như “the
path of Adam and Eve cũng như the culture of beads“, có thì tốt hơn mà
không cũng được, vì đã có đủ cái bàn nhún khác rồi . Công trình của Thầy là
công trình về văn hoá, về triết đông, là thứ triết lý nhân sinh, chứ
không phải là những công trình nghiên cứu thuần khoa học.
Lại nữa khi tìm hiểu về công trình của Thầy có anh
em đã trích thật nhiều những lời của Thầy vì có hai lẽ: Thứ nhất những lời
của Thầy viết là đã đúc kết của nhiều tài liệu tham chiếu, nên khi trích dẫn
mình đỡ phải trưng dẫn thật nhiều lôi thôi, làm thêm rắc rối, lại nữa lối
văn của Thầy là lối văn giàn dị, rõ ràng dễ hiểu nhất là nội dung lại tình lý
khăng khít với nhau, không khô khan như kiều duy lý .
Thứ hai là những lời trích đó khi ghép lại là để nói lên một
mạch lạc của một vấn đề, đành rằng đó là những bài ghi chép những
điều học được của Thầy .
Mục đích là để giới thiệu với nhiều người về một số điều
của nền văn hoá Việt, chứ không phải là những công trình hàn lâm, vì văn hoá
Việt là thứ phổ biến cho toàn dân, từ “ông ăn mày cho đến Vị quân vương“.
4 .- Có người cho rằng những công trình khảo cứu của Thầy có
tính cách yêu nước cực đoan .
a .- Về điểm yêu nước thì nhật định rồi,
vi cả đời Thầy chỉ đi tìm những tinh hoa của văn hoá đại chủng Việt để mong
đem lại cái chủ đạo cho đất nước để xây dựng lại con người đã bị phân
hoá và xây dựng lại cơ chế xã hội cho được : Thứ nhất là giúp cho các cơ chế
được tiến bộ ( có hai đối cực ) và giữ được thế quân bình để
trường tồn.
Về con người thì có hai phần tâm linh và thế sự . cơ cấu ngũ
thường và ngũ luân là sự giao thoa giữa tâm linh và thế sự , nó là con đường
xây dựng Tu, Tề, Trị, Bình . Nghe đến tên thì rất cũ, nhưng xét về nội
dung thì lại rất hợp với nhu cầu tâm linh của thế kỷ 21.
Còn điểm quan trọng khác là nền văn hoá này được gọi là
Việt Nho , mà Nho cũng là Nhu, cũng có nghĩa là nhu yếu của con người : đó là
Thực ,Sắc Diện . Thực là ăn , là nhu cầu đầu tiên của mọi người , ngoài cái
ăn để duy trì sự sống , việc ăn còn là một nghệ thuật và đạo thuật nữa
. Còn Sắc là sắc dục là tính dục là nhu cầu yêu đương của thể xác , mà
cũng là nhu cầu truyền sinh để duy trì nòi giống là giờng sinh sinh hoá của
Tạo hoá. Con Diện là thể diện tức là khát vọng tự do đi về nguồn mạch
của Tâm linh , là nguồn Sống và Sáng để vươn tới những giá trị Chân, Thiện,
Mỹ .
Văn hoá lưu tâm tới đời sống của mọi người , để mong đem lại sự
an bình và hạnh phúc cho mọi người nơi đây và bây giờ .
Đây là nền tảng chung của văn gia và chất gia .
Nhưng nền văn hoá này cũng đề cập tói những vấn đế thuộc về Dịch
lý là những vấn đề mà các nhà triết học thời nay đang để tâm nghiên
cứu, nên cũng đáp ứng được khát vọng của những văn gia .
Do đó mà nền văn hoá này được phổ cập cho mọi người trong
xã hội , ai cũng có thể sống theo phần của mình trong đó.
Thầy Kim định đã để suốt cuộc đời mình đề tìm ra cái chủ đạo của
Tổ tiên xưa , mong mỏi thiết tha tìm được sinh lộ cho dân tộc, chứ không
có đi vào con đường hàn lâm để tìm những giá trị khác .
b .- Còn vấn đề cực đoan thì cũng có,
nhưng mà là thứ cực đoan của triết học Đông phương, vì triết là triệt:
triệt thượng và triệt hạ .
Khi đi tìm về bất cứ vấn đề nào cũng đi theo bước lượng
hành để làm nổi bật vấn đề: khi nói về cái khuyết điểm của một vấn đề
thì cũng nêu ra cái ưu điểm để làm sáng rõ vấn đề hơn, khi nói về mặt
tiêu cực thì cũng nêu lên cho được cái mặt tích cực của vấn đề , khi đối
chiếu các nền văn hoá với nhau thì cũng nêu lên cái ưu và khuyết điểm
của các nền văn hoá đó, khi bàn đến hiện tượng thì cũng đề cấp đến vấn
đề bản chất, tất cả là để mong đạt tới cái biết chu tri.
Khi nghiên cứu vế văn hoá thì cũng phải đi tới cái ngọn nguồn là
cái cơ cấu của nền văn hoá, và cùng đích của văn hoá là đề phục vụ con người
cụ thể nơi đây và bây giờ, chứ không bàn đến những chuyện xa xôi không ăn
nhập gì đến con người bao nhiêu, như khi nghiên cứu về văn nghệ thì không
những chỉ chú tâm vào “nghệ thuật vị nghệ thuật“, mà cấn thiết hơn
là thứ “nghệ thuật vị nhân sinh“ .
Ngày nay ngành chính trị đã bao trùm mọi ngành khác trong xã
hội, nếu
không có chế độ chính trị tốt thì đời sống của mọi người
dân sẽ không bao giờ thoát khỏi cảnh lầm than, nên khi bàn đến vấn đề chính
trị là vấn đề rất thiết thân, thì phải nêu lên cho được bản chất của nến
chính trị vương đạo và bá đạo. Đây là công việc của nhà làm văn hoá một
cách tích cực hay nói cách khác là đi tìm cái linh hồn cho các ngành
khác nhất là chính trị, để giúp mình và giúp ngươì ít nhất là trong việc làm
chính trị công dân, chính trị công dân là trách vụ của tất cả mọi người dân
trong một nước.
Nếu cách làm việc như thế này là quá khích thì quả thật Thầy Kim
Định là người rất quá khích.
5 .- Qua các việc khen chê như thế, không bao giờ Thầy Kim
Định như hầu hết các môn sinh của Thầy đều không bao giờ gây ra các cuộc
tranh luận nào cả là vì sao ?
Xin thưa, chúng ta là những người làm Văn Hóa Dân Tộc. Mà
cốt tủy nền Văn hóa của Cha ông ta là chữ Lễ.
Lễ là cung và kính. Cung là trọng mình. Kính là trọng người.
Trọng mình thì ai nấy phải hiểu theo nghĩa sâu xa của Triết
Việt. Có nghĩa là phải đi trên năm bậc: Bác Học, Quảng vấn, Thận tư,
Minh Biện, Đốc Hành.
Trong hai bước đầu tiên là Bác học, Quảng vấn tức là
học và hỏi, đó là điều con người phải tìm tòi, cầu học, tìm hiểu bàn luận nơi
kinh sách, phải có thầy có bạn, đó là ý trong câu : “Trong ba người bạn đồng
hành, một người có thể làm thầy ta được.“
Kinh sách thì kêu lên là rừng rậm, 8000 trang chưa đọc một lần,
mới chỉ vài quyển xem vội xem qua, chẳng nhìn trước nhìn sau, xem bao nhiêu
người bao năm đã từng ngày đêm nghiền ngẫm, tinh nghĩa nhập thần .
Mới vỏn vẹn vài trang khảo cổ mà đã đắc chí rung đùi tưởng mình
là “ trung tâm vũ trụ “, mà nhận với định, phê với phán, thì có quả là
“ếch ngồi đáy giếng“ không ?
Chưa qua nổi bước đầu là tri thức là Bác học và Quảng vấn thì Có
Gì để Tư Duy ? Nên nói ra chỉ là nguỵ biện , và viết gì đi nữa cũng chỉ
là hời hợt kiểu “gãi ghẻ ngoài da“ trong khi kiến thức của mình đã ung
thư đến lục phủ ngũ tạng rồi.
Còn nói chi xa vời đến Chữ Lễ Nội Khởi của triết Việt, xuất
phát từ ý thức trọng mình, trau dồi chữ Học cho đến nơi đến chốn, để rồi còn
Hành, vì triết lý An Vi không phải là loại trí thức suông, nói một đàng làm
một nẻo . Triết lý An Vi là Triết lý Nhân sinh, là một đạo Hành vi. Cho nên
Cung với Kính là bước đầu phải học.
Cho nên Vô học chính là Vô lễ với chính mình, chẳng trách chi vô
lễ với người. Đó là lý do người xưa có câu “ Tiên học Lễ, hậu học Văn “.
Và Lễ được đưa lên hàng KINH , để giáo dục con người thời xưa ,
mà xã hội Duy Lý , Duy Vật đã vong thân , vong bản và đang thiếu trầm trọng .
Hậu quả là cà người bàn về chuyện về nguồn văn hoá, mà chẳng giữ
Lễ là gì!
Đó là chưa kể muốn nói chuyện triết lý với học trò Kim Định thì
ít nhất cũng phải đọc hết sách Kim Định thì mới có đủ yếu tố để bàn luận.
Hai môn sinh
|