Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

GIÁ TRỊ VĂN HÓA VIỆT

GIÁ TRỊ VĂN HÓA VIỆT




TRIẾT LÝ NHÂN BẢN TÂM LINH
CỦA VĂN HÓA VIỆT & CHÚNG TA

A.      Vũ Trụ Quan
-        Vô Cực > Thái Cực > Lưỡng Nghi > Tứ Tượng > Bát Quái > Vô Cùng
-        Nhất Âm Nhất Dương Chi Vị Đạo
-        Đại Đạo Âm Dương Hòa
-        Vũ Trụ Vạn Vật Nhất Thể >> Ngũ Hành Cơ
-        Tam Tài: Thiên, Địa, Nhân

B.      Lý và Huyền Số
-        Dịch Lý là Thiên Lý/ Dịch: Nghịch Lý Chi Số
-        Bộ Huyền số Vài, Ba, Năm >> Nhất, Vài, Ba, Năm, Cửu
-        Tham Thiên Lưỡng Địa (nhi ỷ số)
-        Vạn Giáo Nhất Lý
-        Thần Vô Phương

C.      Nhân Sinh Quan
-        Vũ Trụ Chi Tâm
-        Nhân Chủ, Thái Hòa, Tâm Linh
-        Trông Trời Minh Thời  >> Chín Cái Trông
-        Biết Đủ Không Tham
-        Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng
-        Tình Lý Tương Tham << Âm Dương Tương Thôi
-        Lòng Nhân Ái  cứu cả Thế Giới
-        Tự Do, Dân Chủ, BÌNH SẢN
-        Trí Tuệ, Bản Lĩnh, DẤN THÂN.

     Trên đây là thứ tự các giá trị phổ quát của Văn Hóa Việt từ tầm vĩ mô Vũ Trụ Quan tới vi mô Nhân Sinh Quan thông qua các Phép/Nguyên Lý/Quy Luật của Dịch Lý và Lý Số/ Huyền Số, tạo nên bức tranh sinh động của Văn Hóa Việt, vận động và phát triển trong thế Quân Bình Động của vạn vật trong Vũ Trụ mênh mông.  

A.Vũ Trụ Quan

1.     Vô Cực > Thái Cực > Lưỡng Nghi > Tứ Tượng > Bát Quái > Vô Cùng
     Lời Phát đoan của Dịch: “Thái cực sinh Lưỡng Nghi (Âm Dương ), Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng ( Thái Âm, Thái Dương, Thiếu Âm Thiếu Dương ), Tứ Tượng sinh Bát quái, ( Kiền , Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài ), nhi Biến hoá vô cùng”.
2.     Cặp đối cực - nguyên lý Nhất Âm Nhất Dương Chi Vị Đạo.
   Âm Dương được dùng làm biểu tượng tổng quát cho các cặp đối cực trong Vũ trụ. Khi Âm Dương “tương thôi“, nghĩa là xô đẩy níu kéo nhau, không bên nào thắng hẳn… giúp luôn đạt tới trạng thái quân bình động, được gọi là “Đại Đạo Âm Dương hoà”. 
     Khi các cặp đối cực Giao thoa hay Giao chỉ, Giao hợp  để đạt trạng thái Quân bình động thì ta có nét Lưỡng nhất hay Song trùng lưỡng hợp.  Khi các cặp đối cực đạt thế Quân bình động thì có tính chất Tiến hoá và Trường tồn nghĩa là Thái Hòa.
     Theo Nho thì Quy tư và Suy tư là Nghịch lý, hay là cặp đối cực (opposite term), nếu cặp đối cực có được sự cách biệt thích hợp (3 / 2: Tham Thiên lưỡng Địa nhi ỷ số) thì trở nên một trong muôn vàn nét Lưỡng nhất, nét Lưỡng nhất ( dual unit )  là “Mạch lạc nội tại, là “Nét Nhất quán“ xuyên suốt nền Văn Hóa Việt.
     Đây là lối Sinh hoạt giúp con Người lập được mối liên hệ Hoà với Trời Đất, tức là mối liên hệ hàng Dọc, (Cao minh phối Thiên) nhờ vốn liếng quý giá này mà con Người có thể sống Hoà với nhau, (Bác hậu phối Địa)  đây là mối  liên hệ Hàng Ngang. Khi hai mối liên hệ Dọc Ngang hài hòa thì Vũ Trụ Hòa. (Cosmic rhythm : Tiết nhịp Hòa của Vũ trụ)
     Tổ tiên chúng ta dùng Biểu tượng Bình dân  (Chất gia) và câu văn Bác học  (Văn gia) để giúp người nào cũng có cách dễ tiếp thu Nguồn gốc của Văn Hoá :
- Biểu tượng “ Mẹ Tiên Âu Cơ: Non Nhân“ được dùng để  thay  cho câu  “Cao minh phối Thiên” của Văn gia. Mẹ Âu Cơ được ví như chim Tiên phải sống sao cho bớt Lượng thêm Phẩm cho nhẹ đi, mới bay được Lên Non cao  vắng vẻ yên tĩnh mà un đúc Lòng Nhân, Nhân là Tình Yêu bao la  (hay Lòng rộng) u linh man mác.
- Biểu tượng “Cha Rồng Lạc Long: Nước Trí“ thì được Văn gia gọi  là “Bác hậu phối Địa“. Cha Lạc Long được ví như Rồng, phải tung lên Không trung làm mưa làm gió và lặn sâu Xuống Biển biến động  của thế giới Hiên tượng để phát triển Lý Trí cho được Chu tri. (Trí sâu). Lý thì rõ ràng, khúc chiết.
- Biểu tượng “Con Hùng Vương: Hùng Dũng” là kết tinh của Mẹ Nhân, Cha Trí, nên được Hùng Dũng. Dũng (Nghĩa khí chi dũng) tức là Mạnh phần Hồn, Hùng là sức mạnh Thể Xác (Huyết khí chi dũng), có thế mới nên con Người Nhân chủ, có khả năng Tự Chủ, Tự Lực, Tự Cường để làm Chủ Vận hệ mình, Gia đình mình và Đất Nước mình.
     Vì vậy muốn là con cháu của Vua Hùng thì cũng phải bỏ “Tham, Sân, Si“ để có Lòng  rộng hay Nhân đồng thời phải lăn lộn vào Đời học hỏi không ngừng để có sự hiểu biết viên mãn, gọi là Trí sâu hay Nghĩa, không có Lòng rộng và Trí sâu thì mất Bản tính con Người, trở nên Vô thần, chỉ làm tôi đòi cho Ma Quỷ. Tiền Nhân cũng nhắn nhủ: “Nhân giả kỳ thiên địa chi đức quỷ thần chi hội”, tức Người là nơi hội tụ Đức Trời Đất, cũng là nơi hội tụ của Ma Quỷ.
3.     Tam Tài Thiên Địa Nhân
     Thiên Địa Nhân là cơ chế bình đẳng, hài hòa và đương nhiên ở thế Quân Bình             Động của vòng quay Vũ Trụ. Với tầm nhìn xuyên suốt hàng dọc Thiên Địa Nhân, Triết Lý An Vi cho rằng Trời là chủ, Đất là chủ thì Con Người cũng là chủ, bởi thế giới này tồn tại và trường tồn không thể thiếu một trong ba yếu tố trên. Âm/Đất/Mẹ tương thôi với Dương/Cha/Trời sinh ra Nhân/Người/Gái, Trai.
     Tổ Tiên ta đã gửi gắm êm đẹp Tam Tài trong hình tượng Mẹ/Non/Nhân, Cha/Nước/Trí sinh Con Hùng Dũng, Đảm Đang (Trai Tài, Gái Đảm).
     Nối tiếp cha ông, Cư sĩ Trần Cao Vân gửi gắm trọn vẹn trong bài thơ thất ngôn bát cú “Vịnh Tam Tài”, thể hiện Nhân Chủ Tính của Triết Lý Việt:
“Trời Đất sinh Ta có ý không
Chưa sinh Trời Đất có Ta trong
Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh
Trời Đất in Ta một chữ Đồng
Đất nứt  Ta ra Trời chuyển động
Ta thay Trời mở Đất mênh mông
Trời che chở Đất Ta thong thả
Trời Đất Ta đây đủ hóa công”.
     Và còn vô số những biểu tượng Triết Lý Nhân Bản trong đời sống Văn Hóa Việt từ cổ tới kim.  
4.     Vũ Trụ Vạn Vật Nhất Thể >> Ngũ Hành Cơ
     Vũ Trụ Vạn Vật Nhất Thể tạo nên cơ cấu Ngũ Hành.
                           Hỏa/Nam
                                   
Mộc/Đông ← Thổ/Trung Tâm → Kim/Tây
                                   ↓
                           Thủy/Bắc
Hồng Phạm có nhấn mạnh hành Thổ bằng cách thay chữ “Viết“ bằng chữ “Viên“;
Thủy viết nhuận hạ: Tính chất của nước là nhuần xuống
Hỏa viết viêm thượng: Tính chất của Lửa là bốc cháy lên
Thổ viết giá sắc: Thổ ở trong giá sắc ( Gieo gặt )
     Thổ không có việc thẳng mà chỉ ở trong hai việc của Người ( gieo gặt ) như thế là Thổ không có làm cũng y như là Thổ không có mùa riêng. Có Xuân, Hạ, Thu, Đông cho 4 Hành kia mà không có mùa thứ 5 cho Thổ, cũng như Thổ không có Phương Hướng thứ 5. Do đó mà có một số học giả cho Thổ là phụ thuộc vì không có Việc, không có Mùa, không có Phương ( Xem Legge S.29 + 230 ), nhưng với Triết Đông đó là chỗ đặc biệt của Hành Thổ. Chính vì Thổ không có phương nên mới Thần diệu. Vì Thần vô phương nghĩa là vượt Không Thời gian nên mới được tôn lên bậc Hậu Thổ, đại diện cho Hoàng Thiên ở chung một cung: Đó là danh dự không hề bao giờ dành cho các Hành kia. Chính vì Thổ là Hành vô địa, không Phương riêng, không Mùa riêng, nên Thổ mới có thể che chở mọi Hành và vượt lên mọi Hành để ở vào một bình diện khác hẳn tức là siêu việt, vô hình :           “ Hành vô hành “.

B.   Lý và Huyền Số
     Lý và Huyền Số là công cụ, phương tiện để luận và giải về con người, sự vật, hiện tượng của đời sống.
1   1. Về Lý 
      Khó mà kể hết, bởi có bao nhiêu sự vật hiện tượng thì có bấy nhiêu cái lý để lý giải chúng. Có thể bắt đầu từ Kinh Dịch, Thái Ất Thần Kinh/ Độn Giáp, Tử Vi, Tử Bình, Kỳ Môn Độn Giáp, Bát Tự, Phong Thủy, Tướng Số, Độn Toán, Bốc Dịch, Tướng Pháp, Cảm xạ - Tâm Linh đến Thông Thiên v.v.
     Điển hình căn bản nhất vẫn là Kinh Dịch, người Việt cổ gọi là Kinh Diệc, rồi Kinh Việt, sau có Kinh Dịch họ Hùng.
     Kinh Dịch có thể nói là một trong những Kinh Vô Tự còn gọi là Sách Ước Trời ban cho những cư dân đầu tiên sống trên vùng đồng bằng những con sông lớn như sông Cái (S. Hồng), đến Nam Dương Tử và lên mãi tới lưu vực sông Hoàng Hà của Đại chủng Viêm Việt, còn gọi là Viêm Chủng hay Nhật Chủng, gồm những tộc người Việt cổ đầu tiên như Tam Miêu, Cửu Lê, Tứ Di.
     5 giai đoạn của  Kinh Dịch:
Giai đoạn I . Dịch thiên nhiên hay Ðạo Dịch của Trời Ðất. 
     Tức hồn Dịch gặp được trong các Huyền thoại đầy chất Lưỡng Hợp như truyện Ông Cồ Bà Cộc, Núi Sông, Nước Lửa, Tiên Rồng . . .
Giai đoạn II. Dịch của Phục Hy
     Thành bởi nét Đứt ( - - ) và nét Liền (― ) ghép thành 8 quẻ đơn, mỗi quẻ có 3 nét. Ðó là bộ số Vài, Ba, Năm .
Giai đoạn III . Dịch của Ông Ðại Vũ đúc Cửu đỉnh
     Tức là thêm vào vòng Trong năm số Sinh bốn số Thành nữa là chín, cũng gọi là Cửu Lạc ( số Cửu/Chín của dân Lạc ) .
Giai đoạn IV.  Dịch của Văn Vương
     Bắt đầu có Văn tự, đó là những lời giải nghĩa 64 quẻ gọi là Hào từ hay Thoán/Soán từ.
Giai đoạn V.  Dịch của Khổng Tử có thêm Thập Dực.
     Nổi nhất trong đó là Hệ từ đại truyện có giá trị triết lý siêu hình.  Xưa nay người ta chỉ biết có giai đoạn IV và hầu hết nó đã trở thành sách bói toán và ma thuật. Giai đoạn V được chú ý chút ít. Chí như 3 giai đoạn trước thì hầu như không có ai nói gì tới và đấy là chỗ cắt nghĩa sự sa đọa của Nho là vì Ðạo là cái gì linh thiêng siêu việt không thể dùng ngôn từ hữu hạn mà nói được, “nói được thì không phải Ðạo thường hằng nữa ”, mà chỉ là Ðạo phù phiếm thuộc vòng ngoài.
     Vì thế “Tri giả bất ngôn” người biết Ðạo không nói mà chỉ dùng một hai dấu hiệu, vài ba con số để chỉ thị rồi yên lặng. Ðó là lý do tại sao các đạo lý Phương Ðông quý chữ Trống rỗng, Hư tâm, Vô thể. Vì thế Kinh Dịch khởi đầu chỉ có số vài và ba, đến sau mới thêm lời vào. Vậy mà các thế hệ sau lại chú ý nhiều về lời, thành ra chỉ chuyên ngọn mà bỏ gốc. Nay muốn tìm lại Ðạo Uyên Nguyên thì phải học về bộ huyền số trong Kinh Dịch.
2    2. Về Số
            Bộ Huyền Số Vài, Ba, Năm, Chín
     Trong hệ thống  thập phân thì những con số 2, 3, 5, 9 là quan trọng, những số đó là số nguyên tố, tức là số học trọn vẹn không thể chia cắt. Trong khi Tổ Tiên Việt đã dùng bộ Huyền số Vài, Ba, Năm, Chín vì nó mang theo trong mình ý nghĩa nền tảng của nền Văn Hóa, biểu tượng cho Thiên Lý hay Dịch Lý.
     Vì chưa  có Văn tự nên Tổ Tiên Đại Chủng Việt đã cất dấu bộ số Huyền niệm trong nhiều lãnh vực để khỏi bị mai một, nhất là chống lại âm mưu tiêu diệt Văn Hóa của Tàu .
-         Vài nói Hai, biểu hiện qua Ngọc Long Toại là cặp Trống Mái, được chôn dấu
trong đất mà tia sáng chiếu thẳng lên Trời, các nhà Vọng khí đều biết hòn Ngọc Long Toại còn ở phương Nam. Đây là lời nhắn gửi  kín cho cháu con cháu về nguồn gốc Văn Hóa Dân tộc, chỉ có con cháu mới hiểu, còn người ngoài khó nhận ra. ( Xin xem truyện Việt Tỉnh )
-         Vài Ba, nét Lưỡng Nhất
     Nữ Oa cầm cái Quy (┼: vẽ Vòng Tròn, compa), Phục Hy cầm cái Củ  (┘: vẽ hình vuông, êke), khi chết Nữ Oa biến thành chim Tinh vệ thuộc nòi Tiên, Còn Phục Hy biến thành Thanh tinh tức Rồng Xanh, hai bên giao chỉ nơi đuôi, hay giao thoa thành nét Lưỡng Nhất. Đây là hình ảnh của hình vuông ngoại tiếp, mà Cha ông ta đã ví von là “Mẹ Tròn con Vuông”.
   Tuy hai nhân vật Văn Hóa này có trong Cổ sử  Tàu, là do họ đem vào sử của họ, nhưng hai nhân vật này lại thuộc nòi Tiên Rồng của Chủng Việt. Không những Nữ Oa, Phục Hy, mà cả Thần Nông, Hữu Sào, Nghiêu, Thuấn cũng như Bàn Cổ  đều là những nhân vật Văn Hóa thuộc Nông Nghiệp, do các nhà sử Tàu mới đem vào sử của họ, nhân vật càng xưa lại được đem vào sau hết. Nhân vật xưa nhất là Bàn cổ được Từ Chỉnh đem vào thời nhà Hán.
     Hòn sỏi ở Ngưỡng Thiều, hai hòn để nhẵn, ba hòn để thô. Cây Phủ Việt: bên trên là hai Giao Long (Rồng) “cài hoa kết hoa”  nghĩa là giao thoa nhau,  bên dưới có hình ba người  đầu mang lông Chim (hoá trang thành Tiên), hay ba con nai chà  (nai  Lộc, Lộc Tục). Đây cũng là nơi tộc Việt cất dấu bộ số huyền niệm, hai-ba, vì là Cơ cấu của nền Văn Hóa Đông Nam (Mộc số ba, Hỏa số hai).  Cái Phủ Việt mang Danh tính là Việt  và Thể tính là hai-ba. Cái Tước hai quai, ba chân.
-         Ba là bộ ba cái Chạc (đồ tùy táng giống cái ly uống nước ), bao giờ cũng tìm được bộ ba. 
   Con số ba quan trọng đến độ định tính sự vật, nên biến thể nhiều vật như cóc và chim tìm được ở Ðông Sơn có miệng nhọn, tức ba góc, gà ba chân, cóc cũng ba chân. Để lên chức cậu ông trời ( phải rụng một chân ).
-          Năm là Ngũ Hành, Ngũ Sắc, Ngũ Luân, Ngũ Thường.
     Ðó là bộ số chỉ trỏ sự Quân bình Vũ Trụ : Trời ba , Ðất hai. Vẽ ra là hình Thập tự nhai ┼ gồm nét Ngang là hai Ðất, cộng với nét Dọc là ba Trời thành ngũ hành là số năm. Hoặc cùng vẽ là hình tức là Tròn trên Vuông hay Tròn bao lấy Vuông.  Xã hội theo quy chế Bình sản không có chế độ nô lệ. Hỏi ai là chủ bộ số hai – ba này trước thì đó là Việt.    
-         Cửu/Chín, là Cửu Cung, Cửu Đỉnh, Cửu Trùng… là số thành từ các số sinh bốn và năm hay ba tầng của Ba là Chín/Cửu. Cửu cũng là số Trời.

C.   Nhân Sinh Quan
1.  Nhân Chủ, Thái Hòa, Tâm Linh           
     Trên thế giới chỉ có Việt Nam có nền Văn Hóa sóng đôi thống nhất của Chất gia và Văn gia. Chất gia có kho tàng Huyền Thoại, Ca dao, Tục ngữ, Lời du…  Cả hai đều đồng quy vào  “Gốc Nhân Nghĩa“. Văn gia có Kinh Điển với Tứ Thư, Lục Kinh, (có phần khác với Hán Nho của Tàu),
     Vì sống theo Nghề Nông, Tổ Tiên chúng ta luôn quan chiêm Thời tiết / Trông Trời mà Minh Thời để việc gieo trồng được kết quả. Tổ tiên chúng ta chưa tiến tới nếp sống “đi trên đại lộ huy hoàng“ như  các Dân tộc Văn minh, mà chỉ “đi trên những con đường truyền thống“, bắt đầu làm những việc từ Gần tới Xa, từ Nhỏ tới To… mà từ từ vươn lên từ Lượng tới Phẩm giúp cho cuộc sống siêu việt (Dân tộc chọn tên Nước/Nác/Lác/Lạc là Tộc Việt ở phương Nam còn gọi Lạc Việt) để làm người Nhân Chủ, biết sống tự Chủ, tự Lực, tự Cường hầu làm Chủ Vận hệ mình, Gia đình mình và Đất Nước mình.  Nhờ thế, mà con dân trong nước có đủ Tư cách và Khả năng biết Yêu thương Đùm bọc lấy nhau, Đoàn kết với nhau để Dân tộc có đủ Nội lực mà Dựng Nước và Giữ Nước. Tạo nên những giá trị nhân bản mẫu mực và vững bền. Đó là:
Nhân Chủ, Thái Hòa, Tâm Linh
     Nhân chủ như đã phân tích trong cơ cấu Tam Tài, Nhân Chủ tức người là chủ nhân của chính mình, gia đình mình, Đất Nước mình và chủ nhân của Thế Giới.
     Ngày nay, nhân chủ tính hay con người nhân chủ bị triệt tiêu bởi cơ chế vô hình mà chính chúng ta không vượt qua được. Câu hỏi đặt ra, Việt Nam có trí tuệ không? Tại sao không. Có bản lĩnh không? Tại sao không. Nhưng cái quan trọng nhất là quyết định Dấn Thân. Chúng ta chưa đủ can đảm để quyết định dấn thân, nên chúng ta cùng nhau, bám nhau để chìm xuống đáy.
     Trí khôn thì có đủ, song dũng cảm chưa tới thì phải nhờ Trời vậy thôi (!?)
     Thái Hòa là không gian để vạn vật hòa với nhau, tương tác mà phát triển trường tồn.
     Tâm Linh là là hệ quả của những việc làm từ nhân tâm, an nhiên tự tại, đã dâng hiến cho đời, trở thành cao quý, đáng trân trọng, vượt không thời gian và trở thành giá trị linh thiêng, là tấm gương cho muôn đời. Tâm Linh cũng là Nguồn Sống và Nguồn Sáng của cuộc sống chúng ta.
     Từ những giá trị nhân bản nền tảng, sản sinh ra hàng loạt những giá trị tiếp nối với những ý nghĩa thực tiễn đã đi sâu vào tiềm thức con người trong đời sống nông nghiệp từ buổi sơ khai.
     Biệt tài của người Phương Đông là “Trông Trời Minh Thời”. Thời đây là thời gian, thời thế, thời vận và thời tiết mang tính tổng hòa của triết lý nhân sinh hoàn hảo, áp dụng vào thực tế đời sống và đã đạt ngưỡng huyền đồng. Đơn cử một cách minh thời trong chín cái Trông của người Việt: “Trông trời trông đất trông mây/ Trông mưa trông gió, trông ngày trông đêm/ Trông cho chân cứng đá mềm/ Trời yên biển lặng mới yên tâm lòng”.
    Chín cái Trông thể hiện một Vũ Trụ Quan ứng dụng vào đời sống nông nghiệp lúa nước, để rồi từ đó cái kinh nghiệm sống này truyền cho muôn thế hệ, một khi con người vẫn có nhu cầu tới lúa. Đây cũng là nội dung giáo dục tính kiên nhẫn, cần cù và kính trọng sức lao động đáng quý của nhà nông – để có một hạt lúa phải mất đến Chín Cái Trông như vậy.
     Khi thấu hiểu quy luật xoay vần của Tạo Hóa, người Việt biết kiềm chế những yếu tố thái quá của nếp nghĩ ích kỷ, tiểu tiết, manh mún dẫn đến tranh giành, xung đột, mất đoàn kết trong triết lý “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng” và cũng an ủi nhau một cách tế vi “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Đây là một nguyên tắc kiềm chế đối trọng để giữ công bằng xã hội, mang chuẩn mực nhân văn cao cả, tránh được cái nạn  “Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” (hệt như bức tranh đang diễn).
     Một cái nhìn Minh Triết đã nâng cao Giá Trị Nhân Bản Tâm Linh Việt vượt không gian và thời gian, trở thành Giá Trị Phổ Quát Nhân Loại, đó là  “Biết đủ không tham”. Lẽ đương nhiên khi loài người biết đủ không tham thì thế giới sẽ an bình dài lâu.
     Xin thưa, trước cái lòng tham vô đáy của con người, vốn dĩ bản năng. Từ xa xưa, trong các phép ứng xử, người Việt đã biết toại lòng nhau bằng cách ăn ở phải người phải ta, rồi tình lý tương tham, để lòng nhân ái cứu cả thiên hạ. Người Việt cũng bảo nhau từ tốn, nhã nhặn và yên tâm trong triết lý “Cho là Nhận” một cách an nhiên tự tại. Đức tính này đã trở thành kinh điển trong lời dạy của Bụt để tránh tham, sân, si.
     Tất cả những giá trị Vũ Trụ Quan và Nhân Sinh Quan được cụ thể hóa trong chính sách cai trị Đất Nước bằng cơ chế Bình Sản.
     Đây là vấn đề cũ rất cũ, cũ nhất trong những nền văn hoá xưa nhất của thế giới. Nhưng “Mới là cái Cũ chưa biết”, nên nó rất hợp với thời đại khoa học tân tiến ngày nay, vì gồm cả Khoa học Tự nhiên, (nhất là hệ thống Nhị phân: Binary system), Phép Lập trình và Khoa học Tân Nhân Văn như Cơ cấu luận, Tâm lý miền sâu, Khảo cổ học, Di truyền học. ..  
2Lưỡng Nhất Tính hay Nét Gấp Đôi của Nền Văn Hóa  
     Triết gia Kim Định đã  khám phá  ra vai trò quan trọng của “Nét Lưỡng Nhất” của Dịch lý trong Nho, nét này được tìm thấy trong Cơ cấu của Văn Hóa Đông - Tây, giúp chúng ta tiến tới một cuộc Tổng hợp Đông - Tây - Kim - Cổ. Nét Lưỡng nhất (dual unit) là nền tảng của nền Văn Hóa Thái Hòa Việt Tộc, giúp con Người sống Hòa với nhau.  
Nét Lưỡng nhất cũng là nền tảng của triết lý An Vi là triết lý Hoà giải của Triết gia Kim Định.
     Nét Lưỡng Nhất là các cặp Đối cực: Nhỏ / To, Gần / Xa, Đơn Giản / Phức tạp, Tầm thường / Phi Thường, Không gian / Thời gian, Vũ / Trụ, Tán / Tụ  Tinh vi / Vĩ đại. . . đều  được kết hợp hài hòa làm thành nét Lưỡng Nhất, nên trong Nhất có Đa và Trong Đa có Nhất.
     Nét Lưỡng nhất rất quan trọng, vì nếu không có các cặp đối cực như Gái / Trai, Cái / Đực, Mái / Trống, Nhụy Cái / Nhụy Đực kết hợp hài hòa với nhau mà “Sinh Sinh Hóa Hóa“ thì Quả Đất này chỉ là một bãi Sa mạc mênh mông.
    Trong lãnh vực Văn Hóa Dân tộc, ngoài triết gia Kim Định, ít nhà nghiên cứu Văn Hóa đi tới tận nền Cơ cấu. Việt Nho có :
1. Cơ cấu là bộ Huyền số: Vài - Ba, Năm
2. Nội dung : Thái Hoà, Nhân chủ, Tâm linh ( tức Vũ trụ quan và Nhân sinh quan )
3. Đạt quan :  Phong thái An Vi siêu thoát.

CHÚNG TA

LIÊN HỆ TỚI NGÀY NAY. Với chiều dài Lịch Sử Văn Hóa Vạn Năm, tự hào Văn Hiến Chi Bang, Ngàn Năm Văn Vật  và Văn Minh Trống Đồng, mỗi người cần làm gì cho Đất Nước đang lúc lâm nguy.
Nho đã mất tinh thần, Nho đã hủ lậu càng thêm hủ lậu, Dân Việt Nam đã ngủ say lại càng ngủ mê hơn!   Triết gia Kim Định đã ví von : "Hồn mất trước, Nước mất sau". Hồn đây là Hồn Nhân Nghĩa của Dân Tộc cũng là Tình Nghĩa Đồng Bào. Nước đây là quyền làm Chủ của Giang Sơn Gấm Vóc, được xây dựng từ thuở Vua Hùng.  Nói tóm lại sự sa đọa về Văn Hóa làm cho con Người mất hết Tư cách và Khả năng, không thể hành xử Hòa với nhau, mà phá tan mọi sự!
     Ngày nay, muốn thể hiện Nhân quyền thì mỗi người phải có Tự do căn bản, biết nhận những dị biệt của nhau mà cùng nhau chung Lòng, chung Trí và Góp sức Cứu Dân và Dựng Nước theo Tinh Thần của Hiến Pháp.
     Việc nâng cao Dân Trí, chấn hưng Dân Khí là trọng trách của các vị Lãnh đạo Tinh thần, các vị Trí thức, các nhà làm Văn Hóa Giáo Dục cũng như các vị làm Truyền Thông, đây là thành phần đầu tàu của dân tộc. Ngày nay các trang mạng, các bloggers đóng một vai trò quan trọng, nhưng các bloggers phải đồng thuận vào một Hướng chung của Dân Tộc mới có tác dụng tích cực.
     Cỗ máy đầu tàu Dân Tộc này không chuyển động, thì các toa tàu cứ nằm ụ với nhau. Các nhà Truyền Thông, các trang mạng không những truyền tải thông tin (Information) để mở rộng Kiến thức quần chúng (Khả năng), mà còn giúp phổ biến Tinh Thần của Tôn giáo và nhất là Văn Hóa chung của Dân Tộc (Formation) để un đúc Lòng Nhân (Tư cách) cho mọi người dân.
     Loan truyền Tin tức về Tình yêu thương và Lý công chính là sứ mạng cao cả, giá trị này chung cho cả Dân Tộc, nên Vô tư không thiên vị.
     Một Dân tộc có con Dân Tâm rộng, Trí sâu thì mới Kết Đoàn được, Kết Đoàn trong cách biết chấp nhận những Dị biệt của nhau hợp với tinh thần Nhân Ái và Lý Công Chính để cùng nhau Cứu Dân và Dựng Nước.!


Lê An Vi (tổng hợp từ Việt Nho và Triết lý An Vi)

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

GIỚI THIỆU VĂN MINH LẠC HỒNG

THƯ VIỆN CỘI NGUỒN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU TRANG vanminhlachong.blogspot.com

                                        LỜI NÓI ĐẦU


       Người Việt Nam ngày nay là con Lạc, cháu Hồng, là hậu duệ ở ngay trên Đất Tổ và ở nhiều nơi trên thế giới, mang dòng máu Việt Thường (Việt Thừng) cổ xưa không bị hoàn toàn đồng hóa bởi kẻ ngoại bang. Tổ Tiên ta đã sáng tạo, gây dựng nên một nền văn minh kỳ diệu, là chủ nhân khởi đầu làm nền tảng phát triển “Văn Minh Phương Đông” trở thành kỳ vĩ. Nền văn minh rực rỡ đó từng bị ăn cướp, đánh tráo, xuyên tạc, bị ngược đãi và lãng quên khiến nhiều người hiểu về Lịch sử - Văn Hóa dân tộc Việt quá đơn giản, thậm chí sai lệch, ngô nghê, nguy hại...
       Mặc dù vậy, dòng máu Việt Tộc vẫn không ngừng tuôn chảy, thôi thúc biết bao thế hệ con Lạc, cháu Hồng hiến Tâm, hiến Tài, hiến Sức cho việc tìm ra sự thật để giữ gìn và phát huy Tinh Hoa của nền văn hiến Đại Tộc Việtđồng thời ngày càng làm sáng tỏ nền văn minh Việt cổ thật sự hoành tráng rực rỡ.
       Nhóm sưu tầm, khảo cứu Nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn minh Việt cổ mong muốn từng bước công bố những kết quả nghiên cứu của mình, đồng thời chuyển tải những nghiên cứu nhiều mặt của các nhà nghiên cứu trong, ngoài nước về dân tộc Việt với tinh thần khoa học, nhân văn nhằm làm sáng tỏ thêm nguồn gốc và nền Văn minh Việt tộc, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh.
        Trang “Việt Tộc tinh hoa” của Nhóm sưu tầm, khảo cứu Nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn minh Việt cổ, ra mắt cộng đồng với kỳ vọng thực hiện mục đích nêu trên. Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, xây dựng của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nướcđặng góp phần nhỏ bé nhưng hữu ích vào sự nghiệp hòa hợp, đoàn kết, giúp người Việt Nam ở mọi phương trời, cùng nhau đoàn kết, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm rạng danh Đại tộc Việt, góp phần xứng đáng vào sự tiến hóa của Nhân loại ngày nay.
        Xin trân trọng cảm ơn.





Mọi liên hệ xin gửi về  Email: vanminhlachong@gmail.com

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

TÂM LINH

015007 TÂM LINH



TÂM LINH


1.     Giải nghĩa
Nghĩa từ nguyên.
Tâm
     (1) Tâm là trái tim, mặt khác, người xưa cho tâm là vật để nghĩ ngợi, suy tư, những gì thuộc về tư tưởng đều gọi là tâm. Bình dân hiểu là tấm lòng.
Thí dụ: tâm cảnh, tâm địa, tâm lý. (Từ điển Hán-Việt, Thiều Chửu).
     (2) Tâm là Ánh Linh Quang từ Đấng Tạo Hóa hay nguồn Sống và nguồn Sáng. Đi vào Tâm, tức là Quy tư về nguồn Vô, tức là nguồn Linh Quang: Nguồn Sống  là Lòng Nhân Ái, Bác Ái hay Từ Bi, Nguồn Sáng là Quang Minh, Công lý hay Lẽ công bằng hay Trí Huệ. Nói theo bình dân là Nguồn Tình và Lý.
     Linh
(1)   Linh: là năng lượng khởi phát từ tâm/quang tâm/minh tâm trường tồn,
hiển hiện với thời gian, không gian, nhân tình thế thái.
(2)    Linh: thần linh, khí tinh anh của dương gọi là thần, khí tính anh của
âm là linh. Ý nói vật gì được khí tinh anh đúc lại hơn hẳn các vật khác.
Thí dụ: Con người cao quý gọi là Nhân Linh/Hiền Tài/Hiền Nhân; giống vật quý có Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phượng); đồ vật quý (bảo vật), có Tứ Linh Đại Khí (Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh; Tháp báo Thiên, Thăng Long; Chuông Quy Điền chùa Diên Hựu (Chùa Một Cột), Thăng Long; Vạc Phổ Minh, chùa Phổ Minh, Thiên Trường, Nam Định.
     (3) Thần như Bách Thần gọi là Bách Linh. TD: Sơn Linh, Thủy Linh…
     (4) Người chết gọi là linh/linh hồn, tức thân xác mất đi, hồn ở lại. Đặt bài vị thờ kẻ chết gọi là Thiết Linh.
     (5) Uy phúc không hiện rõ gọi là Linh, như Thanh Linh, cảm là thấy, hình như có cái gì soi xét, bênh vực cho.
     (6) Ứng nghiệm/linh ứng như tiên tri, bói toán, làm thuốc mà thấy hiệu nghiệm đều gọi là Linh.
     (7) Linh hoạt, nhanh nhẹn, không ngu ngốc xuẩn trệ.

     Nghĩa rộng
     Lòng, tấm lòng, lòng dạ, tâm can;
     Kết hợp: tâm hồn, tâm tình, tâm thức, tâm trí, tâm khảm, tâm đạo, tâm vũ trụ, tâm linh…
     Khái niệm tâm linh bắt đầu từ khi những giá trị tinh thần khởi từ tâm qua vô vàn trải nghiệm nghiệt ngã của không thời gian, rồi được mài dũa, chắt lọc, nâng niu và trở thành linh thiêng. Từ đó, được tôn kính dâng lên Ban thờ tối cao của mỗi gia đình và cả cộng đồng.
2.  Tâm Linh là Sinh lực và Linh lực, cũng là Nguồn Sống và Nguồn Sáng
     Tâm Linh không duy về Tâm để thành hiện tượng Duy Tâm, cũng không duy về Vật để trở thành Duy Vật. Tâm Linh vượt lên, bao trùm cả hai cái đó và hòa cùng với chúng, tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn để phát triển trong thế Quân Bình Động.
     Nói theo Triết Đông, Tâm Linh là trạng thái đắc Đạo/ Huyền đồng hay đạt Minh Triết. Bởi Triết là Triết triệt dã, tức triệt thượng và triệt hạ, mọi sự phải tác hành triệt để và tới tận cùng để hoàn thiện, để vuông tròn.
     Ta có thể giải thích nguồn Sống và nguồn Sáng theo Ngũ hành:

Hỏa
MộcThổKim
Thủy

     Trục Tung là trục Tâm linh (Thế giới Vô/Vô cùng): Thuỷ Hỏa là cặp Đối cực qua sự dung hóa của hành Thổ, còn trục Hoành là trục Thế sự (hay Thế giới Hiện tượng): Mộc (sinh vật) Kim (Khoáng chất) là cặp đối cực được giao thoa  nhờ hành Thổ.  Ngũ hành gồm Vật chất năng lượng, sinh vật và khoáng chất được Thổ dung hóa, trở nên  nguồn Sinh Sinh Hóa Hóa của Vũ trụ.  Con Người ở vị trí hành Thổ, nên con người cũng được ví là Vũ trụ chi Tâm: Cái Tâm của Vũ trụ. (Hành Thổ cũng giống như Black Hole: Xem SPACE.com/ Warping Time and Space).
     Ngũ hành cũng tương tự như Time – Space – Continuum của Einstein, cũng như  Lạc Thư (Minh Triết) của Lạc Việt.
Theo thuyết Tam Tài “Nhân giả kỳ Thiên Địa chi Đức“: Người là nơi quy tụ đức của Trời Đất hay Thổ là Kết Tinh của Thủy và Hỏa. Thủy là khí/năng lượng âm, Hỏa là khí/năng lượng dương, âm dương tương thôi sinh vạn vật.
    “Thủy Hỏa Vạn vật chi nguyên”: Nước là Nguồn Sống của Vạn vật, Hỏa là Lửa, là Nguồn Sáng. Hỏa tượng trưng cho Thiên, Thủy tượng trưng cho Địa, Nhân là kết tinh của Thiên Địa, nên cũng là kết tinh của Thủy Hoả.
     Ngày nay người ta đã tìm ra Tình Yêu ở trong Não. Theo Louis De Broglie thì ánh sáng được truyền vừa theo Làn Sóng hình Sin vừa theo đường thẳng của dòng Hạt Photon (Quang tử). Làn Sóng có tính chất bao che ôm ấp Dòng Hạt Photon như Tình yêu, Lòng Nhân ái, Bác ái hay Từ bi. Còn Dòng Photon thì truyền thẳng tắp như Công lý hay Lẽ Công bằng.  Sóng và Hạt không thể tách rời, Tình và Lý cũng vậy.
     Trong Thánh Kinh cũng nói Chúa Jesu là Nguồn Sống và nguồn Sáng, Ngài tạo ra Vũ trụ, tức là nguồn  Sinh Sinh Hóa Hóa của Vũ Trụ. 
     Muốn trau dồi nguồn Sống và nguồn Sáng thì phải Quy tư về nguồn Vô, cũng  là nguồn Tâm Linh, phải dẹp hết những Suy tư theo Lý trí để vén màn Vô minh hầu  tiếp cận với nguồn Sống và nguồn Sáng. Khi sống ngoài đời tức là thế giới Hiện tượng thì phải dùng Lý Trí để sống sao cho: Tuy Ngoài (Gia đình và Xã hội) là Lý, nhưng Trong (Tâm tư) mỗi Cá nhân là Tình (Nguyễn Du). Đó là cách sống “Hợp Nội (Tình) Ngoại (Lý) chi Đạo: Con đường Sống Tình Lý vẹn toàn“.  (Việt Nhân)

3.  Những giá trị Tâm Linh siêu việt của Văn Hóa Việt Nam
     Tâm Linh là trạng thái Vô/Không trong các phép tu luyện sức khỏe, trí huệ như Thiền, Khí công Phật gia, Suối nguồn tươi trẻ, Khí công trường sinh, Hư linh công, Pháp luân công, Thái cực quyền, Mai hoa quyền, Năng lượng Tình thương và hàng trăm môn phái khác. Tựu chung, các phép tu luyện đều lấy Chính Niệm/Ý Niệm/Tập trung tư tưởng làm chủ đạo; Hô hấp/Hít vào-Thở ra làm động lực; Điều hòa Thân-Tâm hợp nhất để tiến tới Không, tới Vô Thức là mục đích.
Kết quả của tu luyện là Tâm và Thân hợp nhất cũng là trạng thái đạt Đạo, đạt Huyền Đồng, đạt Tâm Linh.

     Tâm Linh trong Vũ Trụ Quan của người Việt, một Triết Lý Nhân Sinh từ ngàn xưa, khi người Việt “Trông trời mà minh thời” – đó là Chín cái Trông trong nông nghiệp trồng lúa Mễ: “Trông trời trông đất trông mây/ Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm/ Trông cho chân cứng đá mềm/ Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng”.

     Tất cả những phong tục, tập quán, lễ, hội, diễn xướng dân gian truyền thống trong sinh hoạt từ thời thái cổ của người Việt từ 10.000 đến 15.000 năm cách nay mà đỉnh cao là thời kỳ Hoàng Kim Văn Minh Trống Đồng với Nhà Nước Xích Quỷ-Văn Lang của các vua Hùng đã trở thành những giá trị tâm linh vĩnh cửu mà ngày nay chúng ta kế thừa, gọi là Văn Hóa Tâm Linh.
Tâm Linh còn thể hiện trong tín ngưỡng và văn hóa ứng xử giữa Thiên, Địa, Nhân của người Việt. Mỗi một phong tục hay tập quán đều mang tính tâm linh sâu nặng.
     Một điều mà không mấy ai nhận ra trong tục thờ cúng Tổ Tiên còn gọi là Lễ Gia Tiên và Thần Linh của Việt Nam đã trở thành độc nhất vô nhị trên thế giới.
     Đây là nhận xét xác đáng của các học giả Phương Tây khi nghiên cứu chủ đề Văn Hóa & Văn Minh Việt Nam. Trong cuốn Cơ cấu Việt Nho (1973), của Triết gia Kim Định (1914 - 1997), Chương XII. Điển chương Triết Việt, đã phát hiện những nhận xét xác đáng trên.
     Các nhà nghiên cứu đặt ra hai vấn đề: một “Người Việt Nam vô tôn giáo nhất” “Người Việt Nam là giống người tôn giáo nhất”. Đó là hai nhận xét trái ngược, nhưng Triết gia Kim Định cho rằng cả hai đều đúng. Bởi, chữ tôn giáo đã hiểu theo hai nghĩa khác nhau.
-          Nghĩa thứ nhất hiểu là tôn giáo mặc khải, tức có Thánh Kinh, nghi lễ, tư tế, giáo hội. Rất tiếc, điều đó dân Việt tuyệt nhiên không có.
-          Nghĩa thứ hai là của ông Linh mục người Pháp là Léopold Michel Cadière, nói rằng người Việt có tinh thần tôn giáo cao độ. Điều này đúng một trăm phần trăm, nhưng nên hiểu là tín ngưỡng. Bởi không đâu trên thế giới có nhiều nhà thờ bằng Việt Nam, đến nỗi có bao nhiêu gia đình là có bấy nhiêu nhà thờ, không kể mỗi làng xã lại có các nhà thờ chung như đình, chùa, miếu, mộ, lăng… của cả cộng đồng.
Khác với bên Tây Âu, phải có linh mục tư tế và linh mục dự tế, ở Việt Nam thì tất cả đều là tư tế.  Ông Paul Mus, một học giả nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á trong một câu rất sâu sắc như sau:
     ”Il n’agit pas, il officie”- Người Việt không làm việc, họ tế tự.
     Tế tự ở Việt Nam là tri ân và hiếu đễ với Tổ Tiên, Thần Linh, Đất Trời đã trở thành một tập quán truyền thống cao cả và linh thiêng.

     Tâm Linh đã đạt đỉnh trong xã hội Việt Cổ với Nhà Nước Xích Quỷ-Văn Lang của các vua Hùng. Văn Hóa Tâm Linh của Văn Lang là nền tảng của danh hiệu Văn Hiến Chi Bang của các quốc gia Việt sau đó.
     Nói Tâm Linh đạt đỉnh, bởi quá trình phát triển của tâm thức con người là từ bái vật, ý hệ đến tâm linh. Thời các vua Hùng trong khoa nghiên cứu lịch sử, các học giả, các chuyên gia gọi là Văn Minh Văn Lang. Theo thuyết Việt Nho và triết lý An Vi thì thời đại này đã đạt cái toàn thể, cái môi sinh tinh thần, cái triết lý nhân sinh từ Nhân sinh quan đến Vũ Trụ quan với bốn tiêu chí: Từ, Tượng, Số, Chế.
     Từ là lời nói là văn vẻ, ở đây hiểu là các huyền thoại thời sơ nguyên, trong đó có cả Sáng Thế Ký (Cosmogony) như truyện Bàn Cổ. Với Lạc Việt thì kho tàng ấy gồm 15 truyện trong Kinh Hùng. Mở đầu không có Thần thoại mà toàn là Nhân thoại, tức là toàn các anh hùng văn hóa có đầy hoạt lực để tranh đấu với Thần thoại, với Bái vật. Điển hình là ba vĩ tích hùng tráng của Lạc Long Quân là tiêu diệt Ngư Tinh, Mộc Tinh và Hồ Tinh, giành lại quyền làm chủ cho con người. Tiết Liệu xếp đặt trời đất, tức Bánh Trời để trên Bánh Đất, liên tưởng đến ông nội Bàn Cổ đã thủy phán Âm Dương tạo ra Trời Đất. Nền Nhân Chủ đến cùng cực thể hiện trong nhân vật Thánh Gióng, cũng có tên là Xung Thiên Thần Vương…
Đó là nội dung của Kinh Hùng – đại diện cho Lời/Từ.
     Tượng là những cặp đôi, uy nghi có, cận nhân tình có như: âm-dương, đực-cái, nước-lửa, núi-sông, Ông Cồ-Bà Cộc, Ông Đùng-Bà Đà… Những cặp đôi đó kết tinh lại trong cặp đôi Tiên-Rồng đầy thi vị, biến hóa mênh mông, thẩm thấu vào các ngõ ngách của đời sống bình dị: từ mỹ thuật đến thể chế, ngôn từ, thói tục…
     Cái tượng này sẽ kép nét lên, sinh ra bánh dày bánh chưng hay tròn vuông tương hội. Đầy đủ nhất là tổng hòa các sinh hoạt của người Việt Cổ trên họa tiết trống đồng. Với cấu trúc mang đặc trưng Lưỡng Nhất tính của văn hóa Việt, mặt trống là Mẹ Tiên, tang trống là Cha Rồng, giao hòa và sinh sôi đàn con dân Việt, tạo nên khoảng Trống - Thái Nhất Trống Đồng. Các cặp đôi được xắp đặt theo một trật tự pháp tự nhiên đa phương, đa chiều mở, hài hòa theo tiết nhịp của Vũ Trụ (Cosmic rhythm). Đời sống nông nghiệp lúa Mễ với làm-ăn, ca-múa, lễ-hội… hòa cùng thiên nhiên như chim chóc, thú vật, to nhỏ, ngắn dài trải rộng trên mặt trống. Mặt trống được chia làm hai mảnh, bên lẻ, bên chẵn, 3 đôi chim, 4 đôi chim rồi các đoàn người... Đó là các cặp số 2-3, rồi 3 tròn, 4 vuông, số của bánh trời bánh đất.
Vậy, trống đồng được coi là cái tượng chói chang của Huyền sử nước Việt.
     Số, về số thì phải tìm trong Tượng. Đây là bộ huyền số của Việt Tộc gồm Vài, Ba, Năm (2+3) và Chín (3x3). Bộ huyền số không phải là những con số trong môn Số học.
Vài là Lưỡng Nhất (Dual Unit) – Hai trong Một (đồ hình Âm Dương);
Ba là Tam Tài – Thiên-Địa-Nhân (tài là tác);
Năm/Ngũ là hai cộng ba tức Ngũ Hành. Ngũ Hành là bộ số siêu linh đã bị lãng quên. Số ba trong Tam Tài chỉ con người đầy tác động tính. Số hai chỉ lưỡng thê, tức hai đời sống, một của thế giới hiện tượng, một của thế giới siêu linh mà xưa kia gọi là “hình nhi thượng” tức bên trên hình tượng. Ở đây cần con người phải sang sông để đáo bỉ ngạn, Kinh Dịch kêu là “lội qua sông lớn” (thiệp đại xuyên). Phải hiện thực được bước lội qua sông này mới tới cõi con người Đại Ngã.
Sau ngũ hành là mấy bộ số kép khác như số 9. Đó là do ba bậc của Tam Tài 3 mà ra, rồi số 18 là hai bậc của 9 (trùng cửu): 18 đời Hùng Vương, 18 ngàn năm của Bàn Cổ, 18 thước cao của con ngựa Thánh Dóng, 18 đôi chim ở vòng ngoài cùng của Trống Đồng…
Các số này sau được kết tinh vào Kinh Dịch mà khởi thuỷ là “Kinh vô tự” vì chỉ dùng toàn số 2, 3, 5, 9 (nó chỉ trở nên Kinh hữu tự từ lúc Tàu hóa tức Dịch gọi là của Văn Vương và Khổng Tử). Vậy là ta có thể coi Kinh Dịch như nơi kết tinh của số.
     Chế là các thể chế, tục lệ mà nơi tập trung sống động là cái làng Việt. Làng là một nấc thang đi lên Nước, nên tiền nhân nối liền Làng vào Nước gọi là Làng - Nước, cũng như đã nối liền Nhà với Nước gọi là Nhà Nước. Nối liền như thế là không cho phép quan niệm Nước tách biệt khỏi Nhà như trong lối chuyên chế quen lấy thế Nước để bóp nghẹt tỉnh Nhà, trái lại phải quan niệm Nước theo mẫu mực Nhà. Xưa vua quan được gọi là cha mẹ dân (phụ mẫu chi dân) là theo ý đó; cũng như ta thấy lối xưng hô trong gia đình áp dụng cho hết mọi người trong Nước cũng vì ý đó. Dù với người không quen ta cũng xưng là bà, ông, anh, chị, chú, bác mà sâu xa hơn cả là hai chữ đồng bào. Để được gọi mọi người trong Nước là đồng bào thì phải có huyền thoại bọc trứng Âu Cơ để chỉ mọi người cùng chung một mẹ sống trong tình nhà là đùm bọc, san sẻ, yêu thương, bình sản, lấy chữ hòa làm lý tưởng. Người ta cũng có thể gọi mọi người cùng nước là đồng hương nhấn mạnh trên đất nước (quê hương) nhưng tiền nhân ta đã chọn hai chữ đồng bào là nhấn trên mẹ (đất mẹ) để đặt nổi mối tình người, tình nhà, tình nước.
    Từ, Tượng, Số, Chế, tất cả đều có nơi kết tinh đó là:
-          Kinh Hùng cho Từ
-          Trống Đồng cho Tượng
-          Kinh Dịch cho Số
-          Thôn làng cho Chế.

Nói đến Văn Lang là nói đến nước có lễ trị hay nhân trị. Nhưng lễ trị không phải là một quà tặng vô thường cho loài người vì thế hầu hết chỉ có chuyên chế. Vậy lễ trị chính là thành quả của một cuộc tiến hóa năng động thuộc tâm thức con người từ bái vật, ý hệ đến tâm linh. 
     Trong xã hội dân chủ ấy sản sinh một mẫu hình đặc trưng mà các nền văn minh khác trên thế giới chưa đạt được, đó là Tự Do và Bình Sản.
-          Tự Do vì từ cổ xưa, xã hội Việt là một cộng đồng làng xã, như một đại gia đình với cơ cấu Nhà-Nước, Làng-Nước, Đức Vua-Thần Dân. Cộng đồng có tôn ti trật tự theo tuổi tác, trong xỉ, trọng hiền tài, trọng phụ nữ, mọi người đều có cơ hội như nhau. Cứ đến tuổi thì được vào Hội đồng Kỳ mục. Không có quân đội chính quy, khi có giặc ngoại xâm thì cả nước cùng đánh giặc. Xã hội không hề có phân chia giai cấp, không có chế độ nô lệ, cho dù đây đó vẫn tồn tại số ít người đi ở, làm thuê…
-          Bình sản là ai cũng được tham dự tài sản quốc gia theo định chế, định kỳ quân phân tài sản. Ruộng đất là của chung làng xã (công điền, công thổ), không lấy tư sản làm căn bản, không tuyệt đối hóa quyền tư hữu. Vì vậy không có Tư bản với Vô sản. Chế độ bình sản này kéo dài cho mãi tới cuối thế kỷ 19. Hơn thế nữa, không có phong điền kiến quốc kiểu Tàu hay Tây. Ở Việt Nam có được phong cũng ít người và cũng chỉ được hưởng có một đời. Cho nên cũng không có chế độ phong kiến như  đã lạc lối trong nhận thức khoa học chính trị pháp lý về Nhà Nước, dẫn đến thông tin đại chúng sai lệch như hiện tại.
    
     Một xã hội lý tưởng đã từng tồn tại gần năm ngàn năm, với đỉnh cao là Thời Đại Hùng Vương có cội rễ từ hơn một vạn năm, tiếc thay nó đã bị lãng quên với vô số nguyên do khôn biện bạch. Nay nó còn đọng lại như một di sản của triết lý nhân sinh trên nền tảng Nhân Bản Tâm Linh, đó là:
Nhân Chủ, Thái Hòa, Tâm Linh.
·        Nhân Chủ tức, con người là chủ nhân, làm chủ bản thân, làm chủ gia đình và làm chủ xã hội, theo nghĩa hẹp. Rộng ra, theo Dịch Lý, Nhân đứng ở vị trí bình đẳng như một Tài trong Tam Tài – Thiên, Địa, Nhân. Khi Trời làm, Đất làm thì Người cũng làm gọi là “Tham thông”, nghĩa là cùng tham dự, cùng làm. Đó là nghĩa trọn vẹn của Nhân Chủ.
·        Thái Hòa là không gian giao hòa của vạn vật, là sự giao hòa của Vạn Vật, Việt Nho gọi là “Âm Dương tương thôi”, “Đại Đạo Âm Dương Hòa”. Thái Hòa là sự giao hội người với người, người với thiên nhiên, người với vạn vật. Bởi tính Hòa nên con người không dừng lại ở cá nhân mà vươn tới con người Đại Ngã Tâm Linh, nên có khả năng Hòa Trời, Hòa Đất và Hòa Người. Đó là Đạo Thái Hòa.
·        Tâm Linh, ngoài những Hằng Tính vừa nêu trên như: Song Trùng Lưỡng Cực, Nhân Chủ, Thái Hòa, một nét Đặc Trưng khác của Văn Hóa Việt là tính chất Tâm Linh. Tâm Linh là không Duy Vật, không Duy Tâm được biểu hiệu bằng số 5, Hành Thổ, là hành vô hành, hành đạt tới Không để vượt lên, bao trùm và hòa cùng vạn vật. Tâm Linh là Sinh lực và Linh lực, cũng là Nguồn sống và Nguồn sáng.

Tâm Linh là trạng thái siêu việt trong Nghệ Thuật Thư Pháp Việt Nam và Phương Đông.
     Thư pháp hiểu theo nghĩa đơn giản là cách viết chữ đẹp (caligraphy), cho nên, mỗi một người, mỗi trường phái là một lối thể hiện Thư pháp riêng. Trung Quốc là nơi phát triển phổ quát Thư pháp, nhưng đỉnh cao là ở Nhật Bản với nhiều trường phái khác nhau đã tạo nên Thư Đạo, tức là phối kết hợp pháp Thiền vào bút pháp thư. Tựu chung, Thư Đạo hay Thiền Thư là trạng thái Tâm Thân hợp nhất để đạt tới Hư Không, Huyền Đồng hay Tâm Linh. Những tác phẩm Thiền Thư nổi tiếng đã tải được Đạo một cách tế vi và trở nên huyền diệu.

     Tâm Linh cũng là kết quả, thành tựu của Y học cổ truyền và hiện đại Việt Nam và Phương Đông. Những phương thuốc, bài thuốc, vị thuốc, phép chữa trị bệnh của các lương y, thầy thuốc khi đạt kết quả cuối cùng là giải thoát tâm lý, bệnh lý, tật ách, hài hòa âm dương trong con người bệnh, là trạng thái đạt Tâm Linh trong tác hành nghề y.

Suy đến cùng Tâm Linh chính là nền tảng của Văn Hóa Việt Nam từ cội
nguồn. Tâm Linh vừa là nền móng vững bền, vừa là cái cột trụ trời, là cõi siêu linh của Văn Hóa Việt.
     Hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc trưng siêu việt về cả Văn lẫn Vật, cả Văn lẫn Hiến, tự hào là:
     Đất Nước Văn Hóa Vạn Năm, Ngàn Năm Văn Vật, Văn Hiến Chi Bang và Văn Minh Trống Đồng!

     Mạo muội vài lời từ một số lĩnh vực điển hình chắt lọc từ tinh hoa văn hóa dân tộc về Tâm Linh, cái nguồn sống và nguồn sáng mà mỗi sinh linh đều bẩm thụ. Cơ hội đối với mỗi người là như nhau, còn thành công hay thành nhân là tùy thuộc bản lĩnh, trí tuệ, tác hành và một chút may mắn.

Cảm hứng cho một Mùa Xuân Hy Vọng, Xuân Ất Mùi 2015
Ngày Bảo Quang Hoàng Đạo 25, tháng Đinh Hợi, Giáp Ngọ 2014  


Lê An Vi,  Tổng hợp từ Việt Nho & Triết Lý An Vi

Triết Lý Số Ba

TRIẾT LÝ SỐ BA


      Một trời hai đất ba người.
     Ba người là một nét đặc trưng cho triết lý An Vi, coi người như một tài ngang với trời đất, nên cũng gọi là “Tham thông” cả ba tham dự: nếu trời làm, đất làm thì người cũng làm. Có làm mới là tham thông mới là một tài trong ba tài. Con người khác muôn vật ở chỗ tham dự, cùng làm đó, nên còn gọi là nhân chủ: con người làm chủ sự vật, không giữ được điều đó thì là vật chủ tức con người để cho sự vật sai xử, thí dụ coi tiền tài sản vật cao hơn mình, hơn người, hơn những mối nhân luân, đấy là phí đất. Còn phía trời thì là tất mệnh, định mệnh, đặt trọn tin tưởng vào số kiếp định mệnh, con người không còn giữ lại cho mình quyền lực nào để có thể sửa đổi được thân phận mình, đấy gọi là thiên chủ, thần chủ. Tóm lại, triết có thể chia ra ba loại là thiên chủ, nhân chủ, vật chủ. Nền tảng văn hóa Việt là nhân chủ, được biểu thị trong những câu như:
“Có trời mà cũng có ta”                                                              
“Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều…”
Đấy là những câu kết tinh của một lịch trình tranh đấu dẻo dai trong đêm trường khuyết sử và được phản ánh lại trong những huyền số cũng như huyền thoại và hơn thế nữa cả văn học. Trong sách tự điển đầu tiên của Nho là quyển Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận đã ghi ý nghĩa nhất là trời, nhì là đất, ba là người. Đến khi xem vào những truyện truyền kỳ ta cũng thấy địa vị con người được đề cao xuyên qua những nhân vật chính thường là người nghèo khó cùng tột, nhưng biết tự cường tự lực nên đã xoay đổi được số kiếp như An Tiêm, như Tiết Liệu, và vô số truyện của các dân tộc thiểu số đề cao những vụ thành công rực rỡ đề cao những người nghèo, xấu, thất thế. Những truyện đó hàm ý rằng chính con người mới là chủ chốt, còn giàu sang, xinh đẹp, quyền thế chỉ là phụ thuộc. Vì thế kèm theo đó là những truyện trọng nghĩa khinh tài, như truyện Tiên Dung tuy là công chúa mà không ngại lấy người nghèo cùng cực. Tất cả đều đề cao những nhân vật biết vượt qua vòng địa lợi: coi thường tài sản danh vọng. Đó là thoát được cái bệnh trục vật (chosisme), không để cho sự vật sai xử mình.
     Ngược lại bên thiên đạo nếu không được nâng đỡ bằng quan niệm nhân chủ tất sẽ rơi vào chỗ phục tùng quá đáng để trời choán hết phần quyền của con người để trở thành nạn nhân của tất mệnh: hoàn toàn thụ động. Vì thế tuy Việt Nho coi trời rất trọng như được chứng tỏ trong lễ tế Nam Giao không còn gì trọng hơn, hay triết lý chữ thời cũng chính là đạo thuận thiên, nhưng lại vẫn có những truyện hạ thấp trời xuống một ít để trời không choán hết chỗ người, thú vị nhất là truyện “Con cóc là cậu ông trời”. Đây là một hòn đá ném hai con chim là vua và trời. Vua xưng mình là con trời. Nhưng dân nói “con trời đâu đã bằng cậu ông trời”. Trong chế độ mẫu hệ, địa vị ông cậu rất to lớn, vì thay mặt cho cha, nên nói có là cậu ông trời cũng ngang nghĩa với cậu cóc là cha trời. Do đó mới có những lần cóc kiện trời, mà trời lại thua! Rồi trời tức quá động binh thì cóc đưa dân quân lên đánh tan tác quân nhà trời. Thế là trời thua cả lý cả lực. Tinh thần này sau xuất hiện trong truyện Tôn Ngộ Không nhiều lần cũng đánh quan thiên đình. Dân Bana có truyện Đam Dông đánh tan thần sét, bắt sét chặt ra từng khúc, nên các thần, kể cả thần mặt trời đều sợ run lập cập, tê cả chân không chạy chốn nổi. Đam Dông bắt mặt trời phải dừng lại ở độ cao hơn 3 ngọn núi cho anh giết giặc xong mới được phép lặn.
     Dân Ca Tu có truyện trời thua trận rồi buồn thiu. Đó là truyện Song Pế bắn trời bị thương ở mắt, điều trị mãi chẳng được phải mời Song Pế lên chữa. Xong việc trời đề nghị gả con gái nhà trời cho, nhưng Song Pế không nhận, vì cũng giống như Từ Thức không chịu ở lại trên trời, nhất định trở về đất để nuôi bà. Nuồi bà là nói lên mối tình người rất quan trọng không nên để cho tình trời lấn át.
Đó là thuyết nhân chủ diễn đạt bằng truyện cổ tích truyền kỳ. Đó là nói vòng ngoài cho dễ hiểu, nhưng muốn đi sâu thì phải dùng đến cơ cấu, tức nói bằng số: thay vì nói đạo nhân thì nói bằng số ba. Dùng số Ba là một sự cự tuyệt triết học duy lý Tây Phương cho là không thể có trường hợp thứ ba. La Tinh nói tertium non datur, Pháp gọi là nguyên lý triệt tam- tiers exclu, Mỹ kêu là excluded middle. Trái lại Việt lại nói có số ba ở quãng giữa, nên đã không triệt tam mà còn tôn số ba lên bậc triết lý, tức là khước từ cả nguyên lý đồng nhất cũng như nguyên lý triệt tam, không cho chúng tham dự vào cõi nhân sinh. Nói nôm na thì với sự vật có là có, không là không, nhưng với con người là vật uyển chuyển thì có mà không, không mà vẫn có, nói bằng huyền số thì đó là số Ba. Tất cả túi khôn Đông phương nằm trong chữ Ba đó. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề nhiêu khê này trong quyển Sứ Điệp, ở đây chỉ xin kể thêm vài chuyện liên hệ đến số ba để chứng tỏ ngay từ đầu Việt tộc đã quan trọng hóa số ba đến mức nào.                                
Dân Bana có chuyện sông Ba đầy phép màu, rồi chuyện Tía Ông Tư với chim đại bàng. Câu truyện chỉ dài chừng mươi trang mà đếm sơ sơ đã có tới hai mươi lần số 3. Thí dụ nhà rông chứa được ba trăm con sông, tiếng trống trèo qua ba quả núi, con trâu có sừng bằng ba con voi; bờm nó tốt như bụi nứa làm được ba nhà rông. Họ trồng lên ba cái cột. Trong truyện Đam Dông kể về con quỷ có cái gương thần, hễ nó quay ngửa lên trời xoay ba vòng thì trời nóng như đốt. Khi nó úp gương xuống xoay ba vòng thì trời đất tối như mực v.v…
     Hầu như không mấy truyện mà không có những con số lơ mơ mà nổi bật nhất là số ba. Do đó chúng ta có thể suy đoán là lúc xưa, mấy số này đóng vai trò linh thiêng (từ ma thuật đến triết lý). Do vậy, khi nghiên cứu triết xưa mà coi thường các số, là bỏ lỡ cái chìa khóa mở vào kho tàng ẩn giấu di sản vậy. Việt Nam có câu:
“Mồng ba cá đi ăn thề                                                                       
Mồng bốn cá về cá vượt vũ môn”
Phải đoán đây không phải là những số cầu âu, mà tiên tổ xưa đã muốn xuyên qua các số nọ nói lên cái chi trầm trọng lắm. Ta có thể ngờ điều đó trong chữ ăn thề: chữ ăn thề ở đây hàm ngụ cái gì linh thiêng vượt ra ngoài cõi hiện tượng hữu hình, nơi mà có đối với không, sáng chọi tối, vuông chọi tròn, luôn luôn đề kháng mà không có hòa hợp, nói theo triết đó là nhị nguyên đối kháng thí dụ nước với lửa không sao hợp được, và đó là nguyên lý của triết Tây. Triết Việt trái lại xây trên số Ba mà ta có thể gọi là lưỡng hợp hay là lưỡng nhất tính, hai mà là ba, ba mà là một, nhưng cho được thấy điều “kỳ lạ” đó thì phải có con mắt thứ ba cũng gọi là con mắt minh triết, hay huệ nhãn, thiếu huệ nhãn thì hai là hai đối kháng kịch liệt nên gọi là Nhị Kháng (dualism) mà không thể có nét song trùng hay là lưỡng hợp để đi lên số 3.
Vậy muốn vượt lên số 3 thì phải dùng con mắt thứ ba tâm linh là cái biết thâm sâu chạm vào mối liên hệ nằm ngầm nối 2 lại thành 3, cho nên 2 mà lại 3, vuông mà tròn, có mà không, sáng mà tối, tức là nói lên sự vươn lên khỏi nhị nguyên đối kháng thuộc tai mắt để tiến vào đợt tâm linh và chỉ từ đấy tâm thức mới tiến lên được đợt tam tài. Tài là tác, tức con người được định nghĩa bằng tác hành, mà tác hành cao sâu nền tảng hơn cả là tác hành tâm linh gọi là chí thành như thần, tức con người phải tiến tới đợt như thần. Huyền thoại chỉ thị điều đó bằng ba bước tiến hóa của long: Long chỉ đức người phải tiến từ thấp lên cao, nói bóng tự cá lên long, nên sau ngư long (*) thì còn ba thể long khác là bàn long, quỳ long và phi long.
Bàn long cũng gọi là Bàn Quỳ hay là long cuộn khúc.
Quỳ long hay quỳ văn: khởi đầu múa cặp đôi: giao long.
Đến Phi long thì bay lượn khắp nơi gọi là “phi long tại thiên”. Đó là nhờ đã bước vào số ba tâm linh, nên đạt “vũ trụ chi tâm” (tâm bao la như vũ trụ) rồi vậy.
(*) Ngư long chưa hẳn là long vì mới ở bước đầu biến hóa. Trong Kiến Văn Tiểu Lục (trang 52) có ghi mũ các vị thần thượng đẳng thì áo có hai rồng, trung đẳng áo một rồng, hạ đẳng thì áo chỉ có ngư long.
Đến đây ta có thể hiểu tại sao tiền nhân quý trọng số ba, coi như số linh thiêng siêu việt, vì thế dặn con cháu nắm giữ từ khi sinh ra cho tới chết trong câu phương ngôn triết lý sau:
“Cố sao giữ trọn đạo Ba                                                                          
Sau dù có thác cũng là thơm danh”.
Và để con cháu thấm nhuần thì ngay tự lúc sinh ra đã gọi “ba sinh”, đến lúc chết cũng còn cho ngậm ba đồng tiền gọi là phạm hàm. Rồi ở giữa biết bao là số 3 rải khắp trong đời, cũng như đã phổ cập trong nhân gian, dưới vô số huyền thoại đầy số 3. Vì đã từ lâu lắm, lâu đến nỗi nó đã chìm xuống tiềm thức không ai để ý nữa nên phải dùng cơ cấu mới nhìn ra được.
     Sở dĩ tiền nhân xa xưa đã quan trọng hóa số ba cùng cực đến thế vì nó biểu thị bước tiến lên nhân chủ hay nói theo huyền thoại là đi từ thần thoại lên nhân thoại. Ở thần thoại thì thần làm chủ, còn với nhân thoại thì nhân làm chủ và đây là một phân biệt rất quan trọng mà xưa nay chưa được ai nêu ra vì ít nơi có nhân thoại. Một trong hai vinh hiển của Lạc Việt là không có thần thoại (và không có anh hùng ca theo kiểu võ lực như sẽ nói sau). Vậy đây chính là chìa khóa cho câu hỏi đã có người đặt ra nhưng chưa ai tìm được câu trả lời, vì chưa ý thức được ý nghĩa sâu xa của con số 3. Hỏi rằng tại sao huyền sử nước Việt không có những truyện về sáng thế ký, ít ra không có nhiều bằng các chi khác trong Bách Việt, chẳng hạn như Thái có chuyện Ai Lậc Cậc khai thiên lập địa, gieo giống người, lập địa bàn cư trú, làm ăn và sáng tạo văn hóa Thái; dân Mao (Mán) có truyện Bàn Vũ hoặc Bàn Hồ xếp đặt trời đất và sinh ra loài người. Tại sao Việt không có những truyện như thế, hay nếu có thì cũng không lưu ý tới? Thưa vì Lạc Việt đã tiến mạnh hơn trên con đường nhân thoại. Chứng cớ là Ai Lậc Cậc của Thái lớn lao đến độ có thể dựng lên trời đất… vậy mà sau bị “ông chống trời” của Việt quơ tay bẻ gãy giò bắt bỏ vào giỏ, nên bị chết, thì rõ rệt là nhân thoại của Thái chưa cao bằng bên Việt, nơi có những ông chống trời lên để làm nhà, hiểu là tự tay mình xây lấy nhân tính chứ không để cho “trời” ngãng trở quyền làm người của mình, nên ta thấy tính chất nhân thoại toàn triệt (các nơi khác bị “trời” ngãng trở nên không có nhân thoại mà chỉ có thần thoại).
    Tóm lại, khi tìm hiểu các huyền thoại của Bách Việt ta thấy đầy khí thế của nhân thoại, của những ông khổng lồ làm được những việc lớn lao ơn ích cho con người. Đó là tính thần nhân bản đích thực. Tinh thần này đã manh nha và phát triển trong toàn chủng Việt, nhưng đến Lạc Việt thì tinh thần đó còn đi xa hơn nữa vì đã biến tính chất không lồ thân xác để đưa vào tâm linh tức các ông khổng lồ Lạc Việt không còn to xác nữa mà là to hồn, vì thế mà không giữ truyện những ông có thân xác khổng lồ với những việc biểu thị sức mạnh gân thịt, mà chỉ chú ý đến những việc tinh thần như an bang, tế thế kiểu Lạc Long Quân hay Hùng Vương như sẽ bàn sau.
Trở lên là một số huyền thoại hay tục ngữ, bây giờ chúng ta thử đi vào vùng khảo cổ để tìm vết tích, thì cũng thấy tràn ngập. Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một bằng chứng, đó là những bộ ba cái chạc gặp được trong 6 ngôi mộ ở Lũng Hòa thuộc giai đoạn Phùng Nguyên. Chạc là vật hình cốc (cái ly uống nước) nhưng lại có hai chân dạng ra như cành cây nên gọi là chạc (trạc) còn lòng cốc lại có lỗ, nên không thể dùng để đựng nước mà chỉ dùng làm vật tuỳ táng (vật chôn theo người chết). Các nhà khảo cổ suy luận rằng như vậy là tục khi cúng tổn tiên rót ba chén rượu, đốt ba nén hương, vái ba cái… đã có từ đời ấy rồi. Như thế ngay khảo cổ cũng đã chứng minh sự lâu đời cũng n hư sự quan trọng của số 3, chứ không phải đợi tới thuyết tam tài thì số ba mới được chú ý.
   Sau bằng chứng khảo cổ xin đưa thêm một bằng chứng xã hội, đó là sự kính trọng tuổi già. Đấy là một trong những hậu quả của số ba. Như trong câu đố đã nói số 3 chỉ lúc tuổi già phải chống gậy làm thành chân thứ ba, nên các cụ xưa thường được gọi là “lão trượng” (trượng là gậy) nhưng rồi theo “tâm linh sử quan” thì gậy trở nên tiêu biểu cho minh triết hay nói nôm na là kinh nghiệm sống mà nơi quy tụ là người sống trước quen gọi là tiền nhân hay tiên nhơn, hoặc tiên. Đó là nền tảng cho truyền thuyết gậy thần của Hùng Vương, tức một ẩn dụ chỉ cây gia phả (the penealogical tree or the ancestor pole) để nói lên di sản thiêng liêng của tiên tổ truyền dòng nối dõi qua muôn thế hệ gọi là Việt Thường. Nên chú ý là các tiên thường xuất hiện với cây gậy trong tay là nằm trong bầu khí đề cao kinh nghiệm sống, kính tuổi già.
    Trường cổ nhất của Việt có tên là Động Đình Hồ. Hồ tròn (số 3) giữa có cái đình vuông (số 4). Việc dạy trong đó không ở tại ở việc truyền đạt một mớ tri thức như nay, nhưng là dạy múa bài Hàm Trĩ (**), còn giáo sư là các bô lão. Thoạt mới xem ta cho là kỳ lạ: tại sao lại đưa các bô lão vào đó dạy múa? Gân cốt chùn hết rồi múa đâu có nổi. Nhưng không sao, vì múa đây không phải là giật gân mà là giật giây hướng dẫn sự sống hay là múa trong cuộc đời cần đến kinh nghiệm sống, nó phải ngấm dần vào không những chân tay mà cả đến tâm can tỳ phế, ngũ tạng tức là đời sống tâm linh mà tổ tiên xa xưa chỉ bằng các điệu múa (sẽ bàn sau). Vì thế cần phải là những người sống lâu mới có đủ kinh nghiệm tâm linh (số 3) để dạy cho đời (số 4).
(**) Hàm Trĩ có nghĩa là ao ngậm: hồ ngậm đình.
Vì kinh nghiệm đời sống tinh thần cao hơn đời sống sinh lý, nên xưa có bậc thang “quân, sư, phụ” trong đó đặt thầy trước cha là vì vậy. Cha mới đẻ ra con người xác thân số 4. Sư mới giúp sinh ra người tâm linh số 3. Ba phải trên bốn: bán dày phải trên bánh trưng: tròn phải bao lấy vuông, Hàm Trĩ hay Động Đình Hồ là vậy.
Xã hội Tây Phương theo triết số 4-1 (sẽ nói sau) mà cụ thể nhất là lối đầu phiếu bách tiền, tức ai có tiền nhiều trăm ngàn thì được bỏ nhiều phiếu, ít trăm thì ít phiếu, không trăm nào thì không được bỏ phiếu, khôn ngoan mấy cũng mặc. Đó là đề cao tiền tài trên hết, gọi tắt là Vật chủ hay Địa chủ (gọi là bách tiền centuric, do tiếng Latin centum là trăm). Chính tinh thần trọng tài khinh nghĩa ấy đã truyền đến nay dưới hình thức coi khinh tuổi già, kể như đồ vô dụng, vì hết khả năng sản xuất rồi, giá trị con người tính theo khả năng sản xuất cao thấp. Đông Tây khác nhau ở chỗ đó, nói bằng số thì Tây số 4 còn Đông số 3.
    Huyền thoại là những nét chấm phá lung linh phác họa sử trình văn hóa của một dân, trong đó bước quan trọng hơn hết là vươn lên đến số 3, cha ông ta đã vượt qua được như ghi trong truyện mẹ Âu Cơ đẻ con sau thời kỳ cưu mang dài 3 năm 3 tháng 10 ngày. Ta thấy con số 3 được đặt nổi tới hai lần. Còn cái gậy đi kèm số 3 được biểu thị bằng số 10 của “thập thiên can”. Can là gậy, trong truyện Hùng Vương có truyện gậy thần thì phải hiểu là nét dọc tâm linh giúp sống vươn lên tận trời: tức đợt Đại ngã vậy.
    Vì thế bên cạnh bàn thờ thổ thần bao giờ cũng cố trồng một cây gọi là cây linh, cũng có khi gọi là “ông chống trời”. Ta thấy tang chứng rõ rệt của câu nói “những tư tưởng lớn gặp nhau”. Cái gậy trong Sphinx hàm tàng trong huyền sử nước ta là theo lẽ đó.
    Vậy sự có được cái gậy tâm linh là lý tưởng của cả nhân loại mà tiên tổ Lạc Việt đã có lần may mắn đạt được, nên trong huyền sử nước ta mới có nhiều gậy, từ gậy thần của Hùng Vương qua gậy của các tiên ông tiên bà cho đến những cây linh trên gò đống là ngầm đề cao minh triết số 3. Không may về sau con cháu mất ý thức về ý nghĩa mới chạy theo văn minh Thái Tây xây trên số 4, nên xảy ra những chuyện làm sụp đổ cột trời như trong tích Cộng Công húc vào cột chống trời. Việt Cộng nay không những húc cho đổ cột trời, mà còn đào cả móng cả nền, cạo rửa cả chút di sản trời tròn còn sót lại để nằm sát đất toàn triệt.
     Sau vụ Cộng Công phá hỏng thì may thay có bà Nữ Oa đội đá vá lại liền nên dân ta vẫn còn có trời để che. Không biết sau khi bọn Cộng sản rước triết Tây số 1-4 về dầy mồ tiên tổ, liệu rồi chúng ta có tìm ra được những con cháu đích tôn của bà Nữ Oa vá lại trời tròn chăng? Mong quá hỡi hồn con cháu Lạc Việt.

Chú thích: Bài một nói về số 2 (nét song trùng). Bài ba đặt nổi số 3 nói lên đạo nhân chủ hay là tác động cao cả nhất uyên nguyên nhất là hoà trời với đất. Trời số 1 đất số 2 hoà lại thành 3. Như vậy ta đã tạm có ý niệm sơ sài về cơ cấu nền tảng con người tiên thiên. Từ chương sau chúng ta sẽ đi vào “hậu thiên” để xem con người Đại ngã tâm linh động ứng ra sao như sẽ được biểu thị bằng các số 2-3 và 5 với 9.

Kim Định  (Kinh Hùng Khải Triết)


015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...