Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Thể chế

NHỮNG DỊ BIỆT TA-TÂY-TÀU

     Tôi còn nhớ có cảm tưởng thú vị xưa khi đọc sách Tây họ bỡ ngỡ biết bao vì người ăn mày bên ta cũng được gọi là ông là bà. Họ ngạc nhiên là vì bên Âu Tây ai cũng gọi nhau bằng you bằng vous, chúa cũng gọi là you mà con mèo cũng gọi là you. Vì xã hội họ không xây trên mẫu gia đình mà trên mẫu chủ nô. Ai có của thì là chủ, ai không có của chỉ là nô. Đó là nền móng xã hội La Hy. Người Tàu cũng chỉ có ngộ với nị, nên xã hội nhiều nô lệ hơn ta, và phá chế độ nô lệ muộn. Bên La Mã xưa có phép đầu phiếu “bách tiền” gọi là Centuric. Tiếng này gốc tiếng La tinh Centrum là trăm. Hễ ai có một trăm ngàn thì đựơc bỏ phiếu. Nhiều trăm ngàn thì bỏ nhiều phiếu. Không có tiền không được bỏ phiếu. Đó là tại xã hội xây trên tài sản chứ không trên tình gia đình, mà vì quy chế tài sản là tuyệt đối nên 2, 3 người có 7, 8 người không, thành ra đến 70%, 80% người trong xã hội là nô lệ, chỉ chừng 20% có tự do. Đời ấy người ta chỉ mới biết có công bằng trừu tượng khái quát mà chưa biết đến công bằng xã hội, tức là người nào trong nước cũng phải được tham dự tài sản trong nước. Công bằng xã hội mới được nói đến từ cuối thế kỷ 19.
    Còn bên ta có ngay từ đầu với phép công điền công thổ, tức là ai ai hễ đến tuổi thì đều được làng cấp ruộng. Làng tôi mỗi đinh được 5 sào, nhưng có người giữ miếng đất hay vườn quá 5 sào mà không tiện chia cắt thì người đó phải theo “rong canh” những sào dư: mỗi sào là 5 thúng thóc. Người đến tuổi đinh được có phần điền mà không có ruộng thì được người khác theo rong canh cho 25 thùng thành thử không ai trong nước là vô sản hết. Ông Paul Mus có nói người Việt Nam nghèo thiệt, nhưng nghèo cả hàng tổng: lợi tức không có chênh lệch quá lớn về giàu nghèo như các xã hội tư bản. Đó là nhờ phép công điền. Phép công điền đã được nói bóng trong truyện Mẹ Âu đẻ cái bọc trăm trứng, bà sợ, vứt ra ngoài đồng thế mà rồi con nào cũng được phương trượng hết. Không ai phải làm nô lệ vì thiếu phần điền. Đến sau Việt Nho lược đồ hóa lý tưởng trên bằng phép tỉnh điền, nghĩa là chia một lô đất ra 9 lô theo như hình chữ Tỉnh # cho 8 gia đình 8 lô, còn lô giữa để nộp cho vua, trong đó có đào một cái giếng chung chữ Nho kêu là tỉnh nên gọi là tỉnh điền. Tỉnh điền hay bọc mẹ Âu ném ra ngoài đồng đều chỉ phép công điền công thổ mà tôi gọi là bình sản: tài sản chia đều cho mỗi người dân.
    Phép ấy tiên tổ ta đã có ngay từ Hồng Bàng Thị. Chữ Thị nói lên tinh thần gia tộc, mà về sau các bà còn mang trong tên. Lâu ngày người ta coi thường chữ ấy, nhưng ở thời khai nguyên thì chữ đó cao trọng lắm, nó chỉ tinh thần mẫu hệ, đặt vợ trước chồng. Nước được lập ra do 50 con theo mẹ lên núi, chứ không do 50 con theo cha xuống biển (đi đâu mà bặt tin tức vậy?) nghĩa bóng là văn hóa vẫn giữ được tình người, mà trong triết gọi là giữ được nguyên lý mẹ. Còn văn hóa Tây Âu thì không, nên mang tiếng là đực rựa: duy dương, duy lý mà hình thái cùng cực là cộng sản duy vật chống lại mọi thứ tình: tình nhà, tình nước, tình trời: gọi là tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo, cho nên thuyết tam vô của cộng sản cũng nảy sinh từ Âu Tây là chuyện đương nhiên. Và những người còn bênh vực Karl Marx, Hồ Chí Minh đổ tội cho Lenin, cho Đồng, Duẩn là tỏ ra chưa nghiên cứu thấu triệt văn hóa Âu Tây. Cũng như nói đến Việt Nam có chế độ nô lệ thì chỉ là nói theo “đẳng tính” tức đảng dậy vậy thỉ phải nói vậy chứ có xét đến nguồn gốc trung thực đâu.
    Đành rằng trong thực tế không giữ được đầy đủ như trong lý tưởng, nên có những hiện tượng nô lệ. Chú ý hiện tượng chứ không phải chế độ. Nếu chế độ thì là việc luật pháp, người nô lệ có tiền cũng không thoát ra khỏi chế độ nô lệ. Còn hiện tượng không có hàng rào luật lệ nào. Con sen nếu trúng lô độc đắc thì lập tức có thể trở nên bà chủ, bà giám đốc, không ai ngăn cản cả. Nếu là chế độ thì có tới 70%, 80% người dân nô lệ. Còn hiện tượng thì chỉ vài ba phần trăm, và cũng chỉ là con ăn đầy tớ. Đôi khi bị xử tệ như nô lệ thì cũng chỉ là chuyện làm ẩu của chủ nhà chứ không có luật pháp nào cho phép coi đầy tớ như sự vật. Tuy nhiên vì ảnh hưởng Hán Nho nên chế độ công điền có suy vi dần nhưng nói chung thì đến đầu Thế kỷ 20 quá bán ruộng đất ta vẫn còn là công điền. Đến khi Pháp cai trị thì ở miền Nam (Bạc Liêu thí dụ) công điền nhiều nơi trụt xuống còn vài ba phần trăm, vì có những đồn điền của tư nhân chiếm hàng nghìn mẫu. Đó là chế độ tư sản Tây Âu nương thế bảo hộ xen vào phá vỡ chế độ bình sản của ta, đây là nói kiểu thông thường…
    Còn nói theo kiểu triết lý chính trị thì đó chính là dân chủ. Nói theo chiều tiêu cực thì dân chủ là thoát khỏi nạn chuyên chế; còn tích cực là ăn nói. Được ăn là được tham dự tài sản trong nước gọi là bình sản. Được nói là được tự do phát biểu ý nghĩ của mình. Như vậy dân chủ chân thực phải có bình sản, và được tự do suy tư nói nghĩ. Thiếu hai cái đó thì chỉ là dân chủ giả hiệu. Xã hội Âu Tây có chế độ nô lệ, nên phải dầy công mới lập được chế độ dân chủ, lúc ban đầu cũng chỉ có dân chủ trên pháp lý, chưa có bình sản, nên tự do bị gọi là tự do chết đói. Cộng sản đã có ý sửa lại chỗ đó bằng tuyên bố dân là chủ tài sản quốc gia. Nhưng thực chất vẫn là tư bản, chỉ khác chủ tư bản xưa là cá nhân nay chủ là chính quyền, dân vẫn là vô sản, đã vậy tự do cũng mất luôn nên khốn khổ hơn vô sản xưa muôn vàn.

    Xét theo mấy điều trên ta thấy gia đình là thể chế gây ơn ích hết sức sâu xa. Ơn ích ngay đời ta: con em học hành giỏi, bố mẹ làm ăn chóng nên cơ nghiệp. Còn đời xưa là chế độ dân chủ chân chính có bình sản, có tự do, làm nên một xã hội có tình có nghĩa, một quê hương tổ quốc thẳm sâu. Thật không ngờ nơi ta ra chào đời, sống bên cạnh những ngừơi thân yêu trong quãng đời tươi đẹp nhất lại chất chứa nhiều minh triết xuyên qua bao đời cho đến nay ta vẫn còn được hưởng. 

Kim Định

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Nghệ Thuật Việt Cổ

013060                                  Nghệ Thuật Việt Cổ

NGHỆ THUẬT GIAO CHỈ


Nét An Vi của Trống Đồng
Nhìn đến trống đồng ta thấy đây là một cổ vật rất xa với kích thước khổng lồ cũng như không có cảnh đuổi bắt, giết chóc, không có gì kỳ dị mà về mọi phương diện lại hợp tầm kích con người.  Khi nhìn riêng lên mặt trống ta thấy con người chiếm địa vị then chốt giữa các con vật hiền hòa, với các tác động diễn tả những việc thường nhật như giã gạo, giao hoan rồi đến ca vũ, tất cả đều biểu lộ tự do, mỗi người mỗi vẻ trong tinh thần công thể, không một sự gì gò bó: ta có cảm tưởng là hai điểm căn bản đã được hiện hành đến một trình độ đáng kể, không những hơn Hy Lạp ở chỗ lưu tâm đến cuộc sống mọi người, mà còn hơn cả Trung Quốc ở chỗ tránh hẳn sự kỳ quái vẫn chưa tẩy hết khỏi nghệ thuật Tàu. 
Ở trống đồng thì hoàn toàn tự nhiên, dễ hiểu, vừa tầm con người. Tôi gọi đó là nghệ thuật của nhân chủ hay nghệ thuật Giao Chỉ cũng thế.  Chính quan niệm nhân chủ này giúp con người thoát ra khỏi định mệnh đã đè nặng trên cả hai nền văn hóa Âu, Ấn (xem bài Định Mệnh Con Người trong Nhân chủ). Ở Việt lý đó là quan niệm về con người tự làm chủ lấy mình, một quan niệm cao chót vót vì đã vượt qua những giai đoạn con người sinh ra để được chết cho thần, hầu vượt lên địa vị ngang hàng cùng trời với đất. Chưa đâu có được như thế kể cả bên Hy Lạp xưa, cũng như Au Châu hiện nay là những nơi triết học không bao giờ nắm được quyền chỉ huy toàn bộ đời sống hàng dọc là ý, tình, chí (cả ăn, làm, suy tư) cũng như ở hàng ngang mở rộng cho toàn dân như lẽ ra nó phải là thế, nhưng lại không thế. Lý do? 
Có thể tìm lời đáp ngay trong nghệ thuật: trước hết những nghệ thuật lớn lao như những kiến trúc khổng lồ lại xuất hiện gắn liền với những niềm tin có tính chất bái vật về thần minh, hoặc về vua thần như đền núi Angkorvat, hoặc sự chết: những mộ táng khổng lồ cao từng trăm thước, rộng nhiều trăm mẫu như mộ Tần Thuỷ Hoàng hay các mộ ở miền Thảo Nguyên gọi là Kourgane (Steppes, 20), các Kim Tự Tháp… Vậy sự chết cũng như các thần
hay các vua thần không gần với đời sống của nhân dân, mà lại gần với mê tín, chúng biểu thị một thế giới khác, thế giới bên kia mộ. Đó là dấu chỉ chúng đã giúp vào việc đàn áp con người. 
Do đó dẫn đến nhận xét hai là nghệ thuật nằm ngoài đời sống nhờ đó chúng xuất hiện một cách chói chang y như những đối vật đứng trước mặt ta để cho ta nhìn xem bao giờ cũng nổi bật hơn những cái gì lẩn chìm vào ta, vào đời sống của ta. Đấy là lý do tại sao Việt Nam không có nghệ thuật khổng lồ mà chỉ có nghệ thuật gắn liền với cuộc sống, những chạm trổ nhà thường ở bên trong hay những cái gì vừa tầm tay: bình sứ, chậu, vò, thạp, thố, trống đồng…
Thêm vào đó nghệ thuật khổng lồ vẫn đi đôi với chế độ nô lệ, hễ đâu có đền đài nguy nga, những cung điện đồ sộ đấy có nô lệ. Đền đài càng nhiều nô lê càng đông thì số phẩn càng hẩm hiu. Thí dụ về Ấn Độ mới khám phá sơ sơ đã thấy nhiều công trình kiến trúc hơn toàn cõi Âu Châu… thì hiểu được nô lệ bên đó đông hơn, số kiếp lầm than hơn vô kể. Vậy Việt Nam không có những đền đài khổng lồ lại trở nên một chứng từ không có chế độ nô lệ. Đó
là lý do giải nghĩa tại sao khi vào đến đất Chiêm Thành ông cha ta đã không ngó ngàng chi đến điện đền ở đây, vì chúng ở xa đời và nhất là việc kiến tạo cũng như duy trì chúng đòi phải có chế độ nô lệ… Đấy mới là lý do chính chứ không phải Việt Nam đã khô nguồn sáng tạo như ông Groslier đoán phỏng (p.99). 
Nếu xét đến nội tại như kiểu dáng và hoa văn ta còn gặp lắm điều đáng chú ý.  Về hình dáng thì thường thấp (chiều ngang vượt chiều cao, thí dụ trống đồng Ngọc Lũ cao 1, ngang 1,25). Điều đó nói lên sự an nhiên (nằm an nghỉ, đứng là động) chiều ngang vượt còn nói lên bình thản trông hòa hợp. Điều đó cũng thấy trong nhạc: 
Nhạc đời cổ hoa vì thanh thấp 
Nhạc đời sau ngược lại vì thanh cao. 
Thanh thấp là do lòng người tĩnh mà không ganh đua, 
Thanh cao do lòng người cấp bách mà thích ganh đua. 
(Vân Đài 271) 
Kiến trúc Đông phương cũng theo lối đó nên không vươn lên chọc trời, trái lại dàn rộng ra hòa vào khung cảnh thiên nhiên để làm nên một thể theo hình ảnh trên (trời) lao xuống miệng rồng dưới nước (đất). 
Về hoa văn thường là nét song trùng biểu thị lưỡng hợp tính. Nét này đã gặp ngay tự thời Bắc Sơn và trở nên hoa văn chủ đạo tự Phùng Nguyên nói lên sự vắng bóng mâu thuẫn ở độ cơ cấu, thay vì đối kháng là thân hữu, thay vì cô đơn là sóng đôi giữa tiên với rồng, giữa thiên nhiên với con người, giữa chiến đấu và thơ mộng (như chuôi gươm- chỉ cương- lại là tượng đàn bà, nhu – hoặc múa khiên mộc, cương – mà đầu lại đèo lông chim, nhu).  Các nét cong lớn như thuyền cong, nhà mái cong hay những đình cố đầu dao cong vắt hoặc những vòng chạy quanh đồ vật… là điểm đặc trưng, bởi nét cong là hệ quả do sự hòa hợp giữa tròn và vuông hoặc tròn bao lấy vuông, tức tinh thần bao trùm vật chất khiến vật chất không còn quá gẫy khúc nhưng trở nên cong (H.43). Đấy là hậu quả giao thoa giữa tròn và vuông. Do đó hiểu được tại sao văn minh du mục thường ưa những hình vuông như đền thờ hình thang bên Sumer trên có nhà vuông, qua các Ziggurat bên Babylon cũng như các đền điện của Perse đều vuông. Hy Lạp ban đầu dùng nhiều vòng tròn xoáy ốc là thời còn văn hóa, nhưng tự lối thế kỷ 8 trở đi lại nghiêng về hồi văn gẫy khúc và đồ án hình vuông tức đã bước vào văn minh lấn át văn hóa (xem La Grèce antique par Homann Wedeking. A.Michel Paris, 1966 p.10-15) 
(H.43: Thuyền cong và những nét cong)
Tàu mang nhiều chất du mục hơn bên Việt nên nghiêng về hồi văn gẫy khúc với hình dáng thường nằm bè hay vươn cao vút tức có khuynh hướng đi về hai thái cực, thí dụ cái cổ cao hơn bề ngang đến 3, 4 lần. Vươn cao là dấu còn phải cố gắng để hòa hợp với “trời” chưa đạt độ an vi “ung dung trúng đạo”: trời xà xuống hội nơi người. 
(H.44: Nhà Tàu thẳng, chỉ cong sau đời Đường)
Tóm lại phải đạt hòa tự cơ cấu có được những nét cong lớn là sự hiện thực rất diệu với như mái nhà cong lớn mà sự hiện thực rất diệu vợi như mái nhà cong rất khó làm, vậy mà vẫn cố làm, là cốt để nói lên bầu khí tinh thần hòa hợp. Đó chính là chìa khóa mở ra các ý nghĩa về tròn vuông, chẵn lẻ… với các biểu hiệu về mặt xã hội, mỹ thuật, tôn giáo, chính trị… Nhưng vì nó biến hóa cũng như đã sa sút nên không thiếu trường hợp ngoại lệ khiến cho việc nhìn nhận trở thành khó khăn vi tế, tuy nhiên cần nắm giữ để làm tiêu chuẩn nhận định, hay dùng như sợi dây Ariadnee đặng tìm ra một hai đường mòn trong cánh rừng âm u cổ học. 

Đế Thiên, Đế Thích (Angcor Vat)  
Nhân tiện ở đây xin bàn thêm ít lời về đền Đế Thiên Đế Thích được thế giới trầm trồ ca ngợi như một kỳ quan lớn lao bậc nhất trong nhân loại, khiến nhiều người Việt cảm thấy tủi phận khi nghĩ đến sự nghèo nàn của nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên nếu đứng ở quan điểm nhân sinh mà nhìn Đế Thiên lại thấy không cần phải hổ ngươi như vậy. Vì đó là những nghệ thuật đặt ngoài đời sống nên gây rất nhiều bất tiện trong cõi nhân sinh. 

  
Đế Thiên & Đế Thích


Trước hết, vì là ý niệm đền mộ, nên phải xây nhiều, không như đền cho vua sống chỉ cần một, vua trước chết nhường lại vua sau. Còn đây là đền mộ mỗi vua phải một đền riêng, do đó ta thấy biết bao là đền: nếu chính thể Angkor còn đến nay có lẽ toàn cõi nước Mên cũng không đủ đất trống để xây đền mộ. Đấy là lý do đầu tiên làm kiệt quệ dân nước. Việt Nam nói “Thần đòi đền, chết đòi mộ”. Đây cả hai hợp lực đòi thì dân sống vào đâu. Điểm sau là vua thần còn tai hại hơn ở chỗ bắt dân gian lệ thuộc trọn vào vua, đến độ bị đồng nhất với vua, không còn có tự trị ở cấp làng nữa. Nếu được tự trị thì dân làng vẫn sống như một nước dầu không còn vua. Điều đó Mên không có nên sau này khi ý niệm vua tan rã thì dân cũng khỏi sự tan rã (Groslier p.194). Đấy là điểm hai gây ra do ý niệm vua thần. 
Điểm không tự nhiên thứ ba do đền núi, vì xây trên núi thiếu nước làm sao sống, cho nên đợt đầu xây ở Kulen (30km bắc Angkor) chỉ nghĩ đến núi không nghĩ đến nước phải sớm bỏ (Groslier p.89) để đi xuống Angkor và áp dụng hệ thống dẫn nước sông Xiêm Riệp. Vì thế có nhiều hào rất lớn (hào phía đông dài 7 km, rộng 1,80m). Nhờ hệ thống nước này Angkor đứng vững được ba thế kỷ, nhưng sau hào mương ứ đọng bùn lầy làm tê liệt dần hệ thống phân phối nước. Đã vậy lại còn những cuộc tế tự lớn lao tốn kém cũng như xây đắp liên miên khiến dân gian khổ luỵ (Groslier p.169). 
Khi Thái xâm lăng (lần nhất 1353, lần sau 1431) thì gần như được sự đồng ý ngầm của dân Angkor đã chán cái vinh hiển ngạt thở (réaction profonde et unamine contre l’écrasante hégénmonic Khmere – Groslier p.213). Đó là lý do sâu xa giải nghĩa tại sao Thái đã thắng được Mên dễ dàng, khiến vua Mên phải rút về Nam Vang, bỏ lại miền Angkor làm kinh đô cho muỗi sốt rét (Groslier p.191). 
Tóm lại, nói về Đông Nam Á, nghệ thuật trổi vượt xa nhất là Angkor, nhưng một trật cũng không đâu biểu lộ rõ hơn mặt trái xã hội của nghệ thuật đồ sộ, phụng sự vua thần, hướng về sự chết, mà nguồn gốc là do văn hóa ngoại lai từ Lưỡng Hà truyền sang. 
Trên đây là ít bằng chứng cho thấ các xã hội có những nghệ thuật khổng lồ thì liên hệ xã hội bao giờ cũng là chủ nô, tức xây trên giai cấp, được biểu thị rõ nhất trong nghệ thuật ác thú vùng Thảo Nguyên mà chủ nhânlà các giống du mục như Scythe, nên gọi chung là Art animalier Scythe (Steppes p.13) tức là nghệ thuật ưa tạo hình ác thú, ưa vật rừng hơn gia súc, ưa những cảnh con vật cắn xé ăn thịt nhau hơn là những cảnh con vật hòa hài kiểu lưỡng long chầu nguyệt, sư tử hí cầu bên Việt Nho. 
Cả ba điểm trên (vắng bóng nghệ thuật khổng lồ, chiến đấu liên miên và tính cách xa đời sống) nói lên tính chất nhân chủ là không để người bị đè bẹp do những khối lượng đồ sộ, vượt xa kích thước con người thường, cũng y như không có nô lệ để xây đắp những công trình đó. Xét cho cùng chúng chỉ là chứng tích của kiếp nô lệ; nó báo oán con người bằng lấy chiều kích lớn lao mà uy hiếp tinh thần con người (có những tượng là cả một trái đồi). 
Có thể nói chung là miền Lưỡng Hà thiên về địa: ưa không gian, nổi về điêu khắc, thích những hình vuông như những đền Ziggurat bên Babylon hay những hồi văn gẫy khúc đủ kiểu. Ngược lại Ấn hướng về trời, cố lánh xa đất, tránh né không gian nên không ưa những đồ sứ vì làm bằng đất (Speiser p.123) cũng như không tiến sâu vào điêu khắc mà chỉ đi đến chạm nổi là ngừng (Groslier p.59).  Còn trên mặt trống đồng người ta thấy chung quanh mặt trời cũng như tang trống, cảnh con người hòa hợp với nhau với vạn vật: tất cả đang hòa ca, hòa vũ, rõ ràng là trời đất giao thoa. Đó là đại để cái nhìn bao trùm cánh đồng nghệ thuật nhân loại cổ sơ, ta thấy nằm ngầm bên dưới ba loại triết: một thiên trọng về đất như Hy Lạp, Lưỡng Hà; một thiên trọng về trời như Ấn, một nửa thiên trọng về người được coi là nơi gặp gỡ của trời cùng đất, ta gọi đó là nghệ thuật Giao Chỉ tức chỉ trời chỉ đất giao thoa nơi con người. Kết quả là đặt lý tưởng Nhân Thần chứ không còn là duy vật hay duy linh nữa.


Kim Định, Sứ Điệp Trống Đồng

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Văn Chương Việt Cổ

THI CA TRƯỚC KINH THI
 Kim Định

Kinh Thi là sự tập hợp các bài dân ca, mà dân ca thì muôn vàn. Triều đình có thu thập thì cũng chỉ được một phần nhỏ nào đó thôi. Tương truyền là Kinh Thi có ba ngàn bài. Sau Khổng Tử san định lại còn ba trăm bài. Rất có thể chữ ba ở đây (ba ngàn, ba trăm) thuộc huyền sử “Tam Miêu” đại diện dân gian với Vương triều. Phần quốc phong gồm 15 quốc thì rất có thể 15 là số của Lạc Thư cùng một loại với 15 bộ của nước Văn Lang. Các bài trong Kinh Thi dầu là phần quốc phong cũng chỉ còn là đại biểu vì đã bị thi ca của Vương triều lấn át và đè bẹp; tuy nhiên nhờ sự chấp nhận đó mà còn tới ngày nay, chứ như tất cả các thi
ca trước, gọi là tiền KinhThi thì đến nay kể như đã thất lạc hết. Có nhiều người cố gắng tìm lại và đã thu thập được chừng một trăm bài nhưng cũng không có tiêu chuẩn nào để xác định là chân truyền hay giả tạo, còn nguyên vẹn hay đã sứt mẻ. Sau đây chúng tôi dùng quan điểm Viêm Việt phản kháng Vương triều xâm lăng, để chọn ba bài làm đại biểu cho khối dân ca tiền Kinh Thi. Đó là:



Kích nhưỡng ca chữ hán
Nam phong ca
Thái vi ca
- Kích nhưỡng ca: chép trong sách Đế vương bản kỉ và Cao sĩ truyện của Hoàng Phu Mật.
Nhật xuất nhi tác chữ hán
Nhật nhập nhi tức 
Tạc tỉnh nhi ẩm,
Canh điền nhi thực
Đế lực hà hữu ư ngã tai?
Mặt trời mọc thì làm việc
Mặt trời lặn thì nghỉ ngơi
Đào giếng mà uống
Cày ruộng mà ăn.
Quyền lực của nhà vua cần chi cho ta đâu?
Nhưỡng là một thứ đồ chơi bằng gỗ có lẽ giống với lối chơi quăng ngày nay. Tương truyền Kích nhưỡng ca làm vào đời vua Nghiêu. Đó là điều khó có thể xác định, nhưng cứ nghe giọng trong bài thì có thể đoán là thuộc một người dân Viêm Việt đang sống trong chế độ bộ lạc làng xóm nên coi thường quyền lực của vương triều xâm lăng.
- Nam phong ca
Nam phong chi huân hề chữ hán
Khả dĩ giải ngô dân chi uẩn hề
Nam phong chi thời hề
Khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề
Gió nam mát hề Có thể khuây nỗi giận của dân ta
Gió nam phải thời hề Có thể tăng tài sản của dân ta.
Bài này chép trong Khổng Tử gia ngữ (biên nhạc giải)
Tương truyền là vua Thuấn khi lên ngôi được hai năm có chế ra đàn 5 dây để hát bài ca Nam phong. Theo quan điểm Việt Nho có thể hiểu như sau: khi Bắc phương xâm lấn phương Nam thì phương Nam uất ức. Nhưng khi vua Thuấn là người có khuynh hướng theo văn hóa phương Nam lên nắm chính quyền, thì quyết định áp dụng văn hóa đó và đã tuyên dương ý chí trong bài hát này. Sự kiện xảy ra nhiều lần về sau mà lần  cuối cùng là lúc nhà Thanh từ phía Bắc bắt dân Tàu kết tóc đuôi sam để tỏ lòng thần phục phương Bắc, nhưng cuối cùng dòng tộc Mãn Thanh lại thấm nhuần Nho giáo là một thứ nam phong.
- Thái vi ca
Đăng bỉ Tây Sơn hề chữ hán
Thái kỳ vi hĩ
Dĩ bạo địch bạo hề!
Bất tri kỳ phi dã.
Thần Nông, Ngu, Hạ hốt Yên một hề
Ngã an thích quy hĩ
Vu ta tồ hề!
Mệnh chi suy hĩ!
Lên núi Tây ca hề
Ta hái rau vi.
Lấy bạo thay bạo hề
Chẳng hay là mình trái.
Thần Nông, Ngu, Hạ mau khuất hề.
Ta còn biết theo ai?
Than ôi! Đi hề!
Mệnh ta suy rồi.

Bài ca trên tương truyền là của hai ông Bá Di, Thúc Tề can Vũ Vương đừng diệt nhà Thương nhưng không được nên không chịu ăn thóc nhà Chu, lên núi Thủ dương (huyện Yên Sư, tỉnh Hà Nam) hái rau vi ăn rồi chết đói (sử ký Bá Di liệt truyện). Bá Di, Thúc Tề đại diện cho Việt Nho đứng ra can Chu Võ Vương xâm lăng nhưng không được nên than thở nhắc tới nhà vua Viêm Việt: Thần Nông, Ngu, Hạ mà không nói đến Hoàng Đế. Ngu là vua Thuấn, Hạ là ông Vũ trị thuỷ, tức áp dụng triết lý Lạc Thư.

Nghệ thuật Phương Đông

NGHỆ THUẬT ĐÔNG TÂY

                                                                Kim Định
1. Hai lối nhìn
Giữa hai nền nghệ thuật Đông Tây có một dị biệt căn bản mà bao lâu chưa nhìn ra được thì những cuộc trao đổi văn hóa thay vì làm ơn là phong phú hóa, thường gây hại là đưa đến chỗ tự chối bỏ chính mình. Thế mà không may điều đó không được chú ý trong dĩ vãng. Lý do ở chỗ quá tế vi nên dễ bị bỏ qua. Nhưng trong nghệ thuật cũng như trong triết, chính những cái tế vi mới quan trọng, vì nó phát xuất tự nền tảng, mà nền tảng ăn sâu nên chỉ xuất lộ một cách vi vu dễ khuất mắt, y như rễ cây thường mọc ngầm vậy. Cũng thế những điều tế vi không là đối tượng cho tai mắt, bởi chúng chỉ là những tương quan vô hình, nhưng chính nhờ ở chỗ vô hình mà nó bao quát rộng, ăn thông với mọi ngọn ngành.
Vậy nền tảng đó là chi? Thưa là quan niệm thiên địa vạn vật nhất thể, theo đó mỗi vật gắn bó với nhau như trong một thân thể sống động: phần tử nào cũng nằm trong liên hệ ngầm với toàn thể, nên đều có phần quan trọng. Ngược lại, triết học duy trí quan niệm mọi vật là một cá thể độc lập không liên hệ với toàn bộ, nên nhiều cái bị coi là vô giá trị. Chính sự dị biệt nền tảng nọ có hai quan niệm về nghệ thuật Đông Tây khác nhau. 
Nghệ thuật Đông Phương lấy túc lý tại nội tức không cần quy chiếu tới cái khác cũng đã có đủ lý do tồn tại: vì mối tương liên phổ biến nên vật nào cũng mang trong mình giá trị vô biên đủ cung ứng nền móng cho một nghệ thuật tự thân, không cần lấy lý do tồn tại ở chỗ biểu thị cái khác. Viễn Đông cũng có nghệ thuật biểu thị nhưng đó chỉ là phần tuỳ và thường phát triển vào những thời suy. Còn chủ chốt vẫn là nghệ thuật tự tại.
Ngược lại với Âu Tây nghệ thuật biểu thị lại là phần cốt, theo đó nghệ thuật là một thứ dụ ngôn, một ẩn dụ quy chiếu đến cái khác để chỉ thị, để giải nghĩa. Vì thế phải tìm ở ngoài nghệ thuật cái lý do biện minh cho sự tồn hữu của nó. Giáo sư Northrop đã nhiều lần nhận xét điểm này trong quyển “Đông Tây gặp gỡ”.




Như vậy hệ luận đầu tiên là nghệ thuật Tây Âu có tính cách rõ ràng vì quy chiếu tới một cái gì đã biết rồi, có bờ cõi phân minh. Ngược lại nghệ thuật tự nội đưa đến một cái gì không rõ rệt, không bờ bến nên như kéo theo cái gì vô biên bàng bạc đâu đây.
Hệ luận thứ hai là nghệ thuật Tây Âu đề cao hình thể, thiên về chi tiết, vâng theo nguyên lý mô phỏng của Aristotle. Nói theo triết Việt Nho là chú trọng vòng ngoài thuộc hình thái mà không chú vào vòng trong, vào cái hồn sinh động.
Hệ luận thứ ba là đề cao ích dụng theo định nghĩa của Socrates, đẹp là cái gì có ích. Trong quyển Indonésie: L’art d’un archipel, ông Frits A.Wagner có ghi lại nhận xét sau: “Indoné cũng quý vàng nhưng làm đồ mỹ thuật thì đặt màu sắc mỹ thuật lên trên, thợ tuỳ ý pha, khác mua không nghĩ đến vàng nhiều hay ít… Người Tây chú ý tới vàng là nhận xét dìm quan điểm nghệ thuật xuống dưới quan điểm lợi ích (tr.131). Do đó sự sắp hạng các nghệ thuật cao thấp căn cứ trên hai yếu tố ích dụng và tạo hình: cái chi càng có nhiều ích hoặc tạo hình càng mạnh thì được xếp trước như là kiến trúc, sau đó đến điêu khắc, rồi hội
họa. Kiến trúc vì ơn ích còn điêu khắc có đến ba chiều nên ở trên hội họa chỉ có hai. Trái lại Đông phương theo lối An Vi quý trọng vô hình nên theo thứ tự: cầm, kỳ, thi, họa. Cầm “vô ích” hơn cả nên nói lên được tính cách thiêng liêng. Kỳ cũng “vô ích”. Đông phương có thứ đạo xây trên sự “vô ích”, đó là đạo ngao du nhàn tản “trăm năm bách kể bất như nhàn”. Nói đúng hơn, Đông Phương cũ đi tìm cái hữu ích như Tây Âu nhưng khác ở chỗ có thể nói là tìm cái hữu ích ngay trong cái vô ích; thấy sự cần thiết trong những cái không cần. Có nghĩa là nghệ thuật không dừng lại ở vòng ngoài như ích dụng hay hình dáng, nhưng cố đi đến cái hồn, cái cốt tuỷ như nguyên lý đầu của Tạ Hách về hội họa là “khí vận sinh động” tức tìm cái hồn linh động của sự vật. Nguyên lý thứ hai là cốt vẽ ra được cốt tuỷ: “cốt pháp dụng bút”,  tức chú trọng đến cái hồn hơn những ngành ngọn tiểu tiết.
Đó là những điểm cần chú ý khi đọc sách bàn về nghệ thuật Tàu hay Việt, nên coi xem tác giả đã ý thức được các điểm trên chăng. Chẳng hạn quyển L’Art Vietnamien của Bezaciez toàn nói về kiến trúc. Thế mà về kiến trúc hay cả điêu khắc bên Viễn Đông không ai lưu danh cả, nếu chỉ có bên Việt như thế còn cho là tại kém cỏi không nói làm gì, nhưng ngay bên Tàu cũng thế hầu không ai nổi danh về kiến trúc, nếu có một hai người thì không thấm vào đâu với từng ngàn từng vạn người lưu danh về thi ca, về hội họa… Cũng phải nói như thế về điêu khắc và cần nhận xét thêm những thời nổi về điêu khắc như Lục Triều do ảnh
hưởng của Tây Âu (Hy, Ấn, Perse) như được chứng tỏ ở các động Đôn Hoàng hay Long Môn do các vua Thát Bạt (Nguỵ) hay nhà Đường có gốc gác ở Nguỵ. Như vậy quyển L’Art Vietnamien lẽ ra phải để là kiến trúc Việt Nam không nên để nghệ thuật Việt Nam. Đề thế tỏ ra không nắm được hồn nghệ thuật Việt Nam. Sự thiếu sót đó được biểu lộ rõ rệt khi Bezaciez dịch “Cửu Thiên Huyền Nữ”“La vierge mystérieuse du ciel antique” (p.29). Lầm Cửu ra Cựu (số chín ra cũ), tức là cắt mất mối liên hệ ngầm quan trọng trong triết lý cũng như nghệ thuật Đông Phương. Rất có thể người Việt đã đọc Cửu ra Cựu làm cớ cho sự dịch sai kia, như được chứng tỏ trong việc Bezaciez căn cứ trên tài liệu của trường mỹ thuật Hà Nội. Điều đó nói lên rằng từ lâu rồi người Viễn Đông đã mất ý thức về triết lý của mình nên phán đoán về nhiều phương diện một cách thiếu nền tảng, do đó thiếu vững tâm, nên khi tiếp cận với Tây Âu dễ dàng từ chối chính mình. Lý do sâu xa là vì đã mất ý thức vòng trong, chỉ còn thấy có vòng ngoài là khoa học, là chính trị hay kinh tế là những cương vị cần phải biến đổi theo thời, vì thế khi mất ý thức vòng trong là triết, thay vì phong phú thì sự tiếp xúc lại gây tai hại.

2. Những cuộc tiếp xúc di hại
Bởi Tây Âu lúc gặp Đông phương đã đạt độ văn minh quá rực rỡ nên dễ gây ra trong tâm hồn các dân tộc Đông Phương mặc cảm tự ti, ngoại trừ ít trường hợp ngoại lệ, còn có thể nói đến 99% coi tất cả mọi ngành văn hóa Tây Âu là tiêu chuẩn: tức những gì không hợp quan điểm Tây Âu đều coi như vô giá trị. Thời danh nhất trong việc này có lẽ là câu nói của Mathieu Rici khi cho người Tàu không biết vẽ sơn. Đó là câu nói biểu lộ tâm trạng người Âu Châu lúc xưa: coi tranh cũng như đồ sứ Tàu là chinoiseries theo nghĩa khinh rẻ. Chính trong tâm trạng đó mà nhiều học giả Đông phương bàn về nghệ thuật Đông phương với cái nhìn Tây hóa như chú ý đến điểm trốn hình học, màu sắc… Chính lối nhìn nọ làm người ta không thấy được giá trị đích thực của Đông Phương như sau này người Tây Âu đã nhận ra, thí dụ ông Keim viết về họa sĩ Mục Khê đáng lẽ phải đặt ngang hàng với Greco, với Rembrandt thế mà lại không được ai chú ý (Keim: Panorama de la Chine, p.232, Hachette 1951). Vậy chính lối nhìn bằng mắt ngoại nhân đã làm hư hỏng nghệ thuật Đông Phương.
Thí dụ, người Tây Âu đặt mua đồ sứ làm theo mẫu họ vẽ ra. Vương Hồng Sển than là người Tàu chỉ còn việc làm y nguyên kiểu đặt mà không lo phóng bút tạo dựng nữa, nên “tự thấy người Tàu đã hóa ra thợ” (Đồ Sứ, trang 420). So với những đồ sứ tự ý sáng tạo trước kia theo quan điểm Viễn Đông nét vẽ tinh tế hơn, thơ mộng hơn, khác hẳn loại đồ sứ bán cho Tây vẽ rậm rì: có Tây xía vô chú Ba Tàu mất cái hồn. Nghệ thuật sa đọa ra chinoiseries. Đến nay đã có sự truy nhận rộng rãi nhờ những cuộc triển lãm do các con mắt sành đời tổ chức. Tuy nhiên sự hiểu lầm trước kia đã làm cho hội họa Tàu xuống dốc không thể chữa được nữa “une décadence irrémediable de la peinture chinoise” (Golsmicht, p.167). Điều ấy cũng phải nói chung về toàn thể nền văn hóa lẫn nghệ thuật chứ không riêng về hội họa mà thôi. Hơn thế nữa hội họa còn giữ được vài ba nét độc lập nên còn đại biểu được cho nghệ thuật Viễn Đông như nhận xét của Speiser (p.228). Sau Thế kỷ 18 chỉ còn có hội họa là duy nhất giữ đựơc phẩm tước của nghệ thuật Trung Quốc, còn tất cả đã đốc ra một thứ đồ chơi chinoiseries. Hiện có rất nhiều người, cả Đông lẫn Tây, đang muốn cứu vãn tình trạng đó và đưa ra những công trình nghiên cứu rất đáng kể. Nhưng chúng tôi dám quả quyết rằng chưa đi tới nơi. Vì muốn tới nơi phải có sự trợ lực
của triết lý, vì đó mới là gốc. Nếu gốc chưa tới thì các khoa ngành ngọn chỉ đạt được kết quả mong manh phần mở, vì thế mà ở đây chúng ta cần bàn về triết lý nghệ thuật.

3. Triết lý với nghệ thuật
Ta hãy trở lại với triết lý Việt Nho nó là bà chúa của mọi khoa học. Câu nói này không nên hiểu theo nghĩa bóng mà là nói thật, vì bất cứ môn nào, chính trị, văn học, nghệ thuật, cả đến y học, thiên văn đều mang hồn của triết, nên thiếu triết mà học các ngành kia chỉ là sờ mó từng góc cạnh bên ngoài. Về nghệ thuật cũng thế, cần phải biết đến triết. Vì nét đặc trưng của triết Việt Nho khác triết Tây ở chỗ dựa trên nguyên lý thiên địa vạn vật nhất thể nên là triết lý cơ thể: coi tất cả như một thân thể sống động. Vậy trong sự sống thì nhịp là quan trọng như ta thấy rõ trong nhịp thở, nhịp đập của tim, nhịp lưu thông của huyết. Chính những nhịp đó làm nên sợi dây nối con người với toàn vũ trụ vốn cũng đang đi theo nhịp.
Li lìa nhịp nghệ thuật không thể sống động, như tim ta ngừng đập hay khi hết thở là chết vậy. Bởi thế hệ luận quan trọng trước hết là nhịp. Tạ Hách đã hiểu được điều đó khi đưa ra nguyên lý đầu tiên của hội họa “khí vận sinh động”, có nghĩa là dùng cái nhịp vận chuyển mà diễn tả hồn sống Rendre la vie de l’espret par le rythme des choses. Chính vì nhịp mà nghệ thuật Việt Nho ưa những nét song trùng cũng như đối đáp: nét đậm nét nhạt… ưa lối vẽ ngang dài làm cho dễ đặt nổi sự động có nhịp nhàng, thí dụ những bức tranh đời Hán vẽ lại những con vật múa trên mây kéo dài ra thành tấm khăn, đem lại cho người xem ý tưởng
sinh động lạ lùng. Từ đó đi đến cái nhịp sâu xa nhất được gọi là nhịp siêu hình tức là từ có tới không. Vì thế chỗ để trống trong tranh hay trong trống đồng không bưng đáy chơi vai trò rất tích cực như trong bức “Viễn Phố Quy Phàm” của Mục Khê hay bức “Chiếc thuyền câu trên ao thu” của Mã Viễn nơi mà quãng trống trinh bạch trở nên giá trị phi thường: les espaces vierges prennent une valeur extraodinaire par l’absence de tout signe (Keim p.246). Cũng phải nói như thế về sự im lặng. Im lăng không còn là một thiếu sót nhưng là
một phần quan trọng để ăn sang cõi “bất khả ngôn”. Vì thế mà có lối dạy học “cử nhất ngung” cũng như Kinh Dịch kết sách bằng quẻ vị tế (chưa xong) hoặc như khuynh hướng ưa thích thơ văn chỉ gồm mấy câu vắn là cốt để chỗ trống cho tâm hồn ngao du vào cái vô biên trên cánh nhạc “Lorsque les sons ont laissé la place au silence, l’esprit de l’auditeur touché par la musique et le sens continue à vagabonder à l’infini” (Keim p.255).
Hệ luận thứ hai là biến động. Đây là hệ luận nảy sinh từ hệ luận nhất, vì nói đến nhịp là nói đến động, miễn là phải hiểu động theo triết học tức là sự động tự nền tảng sâu xa hơn hết đó là “từ hữu tới vô” theo nhịp “hữu vô tương sinh” trong mọi giây phút, vì thế mà sự động có tính cách phổ quát vừa sơ nguyên. Nhận ra được điểm này rõ hơn cả có lẽ phải kể tới René Grousset trong hai quyển sách của ông nói về Trung Quốc, một là “La Chine et son art”, hai là “La Chine” trong bộ sử về Viễn Đông. Trong đó ông cho in lại những bức tranh đời Hán ở cổ mộ Vũ Lương Từ vẽ bằng những nét nhỏ như sợi chỉ chạy theo chiều dài trên những cuộn mây bay gợi cho người xem ý niệm về sự động trực tiếp. Có thể xem dài trong La Chine trang 80. Rồi trang 98, tác giả kéo chú ý ta tới hình con chó đang đuổi con thỏ và trang 104, những con chim bay mất hút vào vô biên (*). Ông kết luận thật không còn tìm đâu ra được trong các nền cổ học dù là bên Egypt hay bên Hy Lạp một sự biến động tinh ròng đến như vậy (La Chine p.97). Cũng nên ghi liền vào đây hai nét khác.
Thứ nhất là sự biến động theo vòng tròn hay đường cong vừa cần thiết cho biến động vừa diễn tả ý niệm tuần hoàn phổ biến.
Kế đến là sự biến thể từ vật nọ sang vật kia, từ hùm ra chim, từ cây ra con vật… nói lên sự biến động cùng tột.
(*) Rất tiếc chưa tìm lại được tài liệu để in mấy hình đó vào đây.

4. Tầm kích con người
Đây là hệ luận thứ ba rất quan trọng và cũng rất Việt Nho, thứ triết không xa lìa con người nên nghệ thuật cũng bám sát đời sống, nằm trong tầm kích con người, do đó có sự tránh né nghệ thuật khổng lồ theo kiểu kim tự tháp hay các đền đài vĩ đại như Angkorvat hay Boroboudour bên Java là những nghệ thuật phát xuất từ triết lý đặt bên ngoài con người. Trái lại với triết Việt Nho cái gì vĩ đại lại cố hạ xuống cho vừa tầm kích con người như lối chơi non bộ là thí dụ điển hình, trong đó sông, núi, cảnh vật đều được thu nhỏ vào tầm tay.
Đó là một lối chơi riêng của Nam Á, nó bao gồm hai đợt thu gọn: đợt nhất là rút nhỏ thiên địa lại thành sơn thuỷ theo lối lấy phần mớ để chỉ toàn thể. Đợt hai thu nhỏ sơn thuỷ vào tầm tay để trở nên ngang hàng với người hay bên dưới con người ngay trong chiều kích.
Như thế trò chơi cảnh non bộ chính là tác động thâu vũ trụ lại tầm tay con người. Đó là nghệ thuật đặc trưng của Viễn Đông, nó nói lên sự đề cao con người, ngang hàng trời đất, không muốn cho vật nào lấn át con người cả trong tầm vóc. Chính vì thế mà Việt Nho có lối xếp hạng nghệ thuật khác hẳn Tây Âu mà các nhà nghiên cứu nghệ thuật cần lưu ý, nếu không, xét đoán theo phạm trù Tây Âu với hậu quả là cái gì bên này quý trọng bên kia lại cho là tầm thường. Tây Âu chia nghệ thuật làm hai loại đại tiểu (major et mineur) là căn cứ trên lượng hay xác đàng hơn là trên ích dụng và hình thể, bề thế. Trái lại bên Việt Nho chia nghệ thuật thành hai loại tế vi và thô dại hay nói theo Speiser (p.21) tế vi và tôi đòi (fine and ancillary art). Tế vi như thi, thư, lễ, nhạc. Tôi đòi như kiến trúc hoặc điêu khắc. Gọi là tôi đòi vì nó nhờ nhiều vào khối lượng vật liệu và lao lực để hiện hình. Chính vì sự phân loại này mà có những thời kỳ ảnh hưởng Phật giáo trên nghệ thuật không được kể tới, vì phần lớn là kiến trúc và điêu khắc (Speiser p.22). Trái lại Việt Nho đặt quan trọng vào ca, vũ và nhạc.
Vì thế sự biết nhạc và thơ văn là điểm cốt yếu cho việc hiểu thấu nghệ thuật Việt Nho, cũng như phải coi đồ sứ là tiếng nói trung thực hơn hết của hồn Trung Quốc “Céramique est le plus authetique langage de l’âme Chinoise” (C.Art p.199). Lý do? Vì nó nằm trong tầm tay: có thể mân mê, có thể xem toàn thể, hơn nữa còn gõ lên để nghe tiếng, một đồ sứ hoàn bị phải hội đủ cả ba điều kiện: đẹp mắt, êm tai, mịn tay.

Ngoài ra còn phải kể tới ngọc thạch cũng là một thứ nghệ thuật thuộc loại tiểu theo Tây nhưng lại là tế vi theo Đông phương, nên quan trọng đến độ nếu không biết về nó cũng như về đồ sứ hay các loại nghệ thuật mà Tây kêu là art mineur thì kể như chưa biết đến văn hóa Việt Nho. Nhưng muốn hiểu nhạc và thơ cũng như những nghệ thuật tế vi đó mà thiếu triết là chuyện diệu vợi. Nói cho đúng, về Đông phương mà muốn học bất cứ ngành nào nếu không học triết cũng mới là rờ rịt vòng ngoài. Vì triết chi phối trọn vẹn mọi ngành hoạt động trong đó nghệ thuật tế vi nói lên một cách thấu triệt hơn hết cốt tuỷ của nền văn hóa này. 

Nghệ thuật Việt Cổ


013049        TRỐNG QUÂN



1 .- Trống Quân: Triết lý nhảy đầm
a.- Cuộc nhảy đầm có tính cách Công thể và Tâm linh
c.- Cuộc nhảy: Kết mối Hoa Tình ( Đại Đạo Âm Dương hòa )
d.- Phương thuốc chữa bệnh Duy: Phục hoạt triết lý hướng dẫn Thân Tâm
2.- Trống Quân xét như khôi nguyên:Nghệ thuật sống của Việt tộc
a.- Trống quân biểu hiện nét Lưỡng hơp sinh động
b.- Về nguồn bằng cuộc đấu: Tình, Lý, Nói, Ca
c.- Thời gian và không gian cuộc đấu
d.-Các đấu thủ : Hai bè Nam Nữ
e.-  Khí giới giao đấu: Ca Vũ
g.- Chiến lợi phẩm cuộc đấu: Kết đôi Hoa Tình
h.- Những mối liên hệ trong cuộc đấu Hoa Tình
3.- Kinh Thi: Chiến lợi phẩm của Trống Quân                                                                                           
4 .- Hát trống Quân là một cuộc Tế Lễ: Tôn giáo Phong nhiêu
* Con gái : Nói thẳng làm thẳng
* Chưa có Tinh thần Thanh giáo kiềm chế
 * Con gái làm Chủ tình thế
 b.- Hợp với thời tiết: Triết lý Chữ Thời
5 .- Biến thể của Trống Quân 
a.- Lột xác của Vương triều để thành Tế Giao
* Tế Giao 
*  Lễ Phong Nhiêu
* Lễ Phong Thiện, Lễ Nam Giao
* Ý nghĩa chữ Nam Giao
b.- Lột xác phía dân gian
 * Không gian và thời gian của hát của Trống Quân
* Sự hợp tác giữa Văn gia và Chất gia
6.- Trống quân đối với Lạc Việt
                                           a.- Việt ngữ hợp với Trống Quân
* Giàu song ngữ, có tính chất co dãn
…* Giàu nhạc tính
                            * Nói như Thơ, Thơ như Nói, Nói, Thơ đều để Ve
b.- Triết lý “ Chí Trung Hòa “ trong cách gieo vần Thơ
c.- Trống Quân với nhịp song trùng của Việt
d.- Tiếng ngân nga của Việt và Hư tự của Tàu
7.- Lạc Việt là Chủ Trống Quân
8.- Trống quân trình bày một vũ trụ sinh sinh hoá hoá
9.- Trống Quân thoả đáp được ba nhu yếu nền móng của con Người
10.- Trống Quân: Cuộc Lễ đủ Tam tài
11.- Hát Trống Quân: Lối thông giao với nguồn Tâm linh
IV.- Địa vực lễ lạy : Nguồn gốc văn minh
1.- Tết Nguyên  đán
          a.-Gia đình tính
          b.-Táo quân
          c.-Tổ tiên
          d.-Múa lân
2 .- Đoan Ngọ
3.-  Trung Thu
1.- Định nghĩa về quốc hồn quốc tuý
2.- Đạo được đặt vào truyện thường nhật
3.- Con Người chủ động trong việc Đạo
4.-Cái Ăn: Khung của Đạo lý
a.- Bề ngoài của cái ăn với cái Nhai no say
b.- Bề trong: Tiết nhịp Hòa giữa ba cõi : Thiên, Địa, Nhân
* Nền tảng trung thực cho triết lý mưu hạnh phúc con Người
* Mừng Tết trong cảnh thái hoa
* Lang Liêu sắm món ăn Hòa cho cả 3 cõi
* Tết: Nghi lễ làm Hòa giữa Người với Người
* Chế độ Bình sản: Nền tảng Tự do cho mọi Người
* Tết: Một ấn tượng tươi vui phấn khởi và trẻ trung
* Có ăn Tết thực sự mới nuôi dưỡng đươc ý chí phục Việt kiến quốc


“ Nhảy đầm là chữ nhà quê còn người trí thức gọi là khiêu vũ, nghe sang hơn nhưng không cụ thể và bình dân bằng hai chữ nhảy đầm. Nhảy đầm là do Tây đưa vào nó có tính cách cá nhân còn nếu nhảy đầm công cộng thì đã có bên ta từ lâu đó là hát Trống quân.
Trống quân không những khác nhảy đầm vì tính chất công thể tức không nhảy với một bà nhưng nhảy với một đàn bà.  Nét thứ hai trong việc nhảy còn có cái gì linh thiêng bao bọc nên trống quân lẽ ra phải được tổ chức dưới núi, bên bờ sông ở cửa Đông Nam của thành hay làng.
Thường thì những điều kiện đó khó hội đủ nên người xưa đã sáng chế ra tiếng trời tiếng đất để thay thế cho những điều kiện trên kia. Đó là cái trống đất (đào lỗ xuống đất) lại có dây chằng ở trên chỉ trời. Khi hát mà gõ lên dây phát ra tiếng gầm gừ như là tiếng đất tiếng trời đệm theo quấn quýt lấy những lời hát đối của đôi bên. Còn những lời đối đáp qua lại nhiều khi chở theo rất nhiều yếu tố triết bình dân.  Hãy đưa ra vài thí dụ: miếng trầu là đầu câu chuyện.

          Bè nữ:
                   Gặp nhau ăn một miếng trầu
                   Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào
          Bè nam:

                   Miếng trầu đã nặng là bao
                   Muốn cho đông liễu tây đào là hơn
          Bè nữ:
                   Miếng trầu kể hết nguồn cơn
                   Muốn xem đây đấy thiệt hơn thế nào.
          Bè nam:
                   Miếng trầu là nghĩa xướng giao
                   Muốn cho đây đấy duyên nào hợp duyên.
Thí dụ khác:
          Bè nam
                   Ở đâu năm cửa nàng ơi?
                   Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
                   Sông nào bên đục bên trong?
                   Núi nào thắt quả bồng mà có thánh sinh?………
                   Ai mà xin được túi đồng?
                   Ở đâu mà lại con sông Ngân Hà?
                   Nước nào dệt gấm thêu hoa?
                   Ai sinh ra cửa ra nhà nàng ơi?
                   Kìa ai đội đá vá trời?
                   Kìa ai trị thuỷ cho đời được yên?
          Bè nữ:
                   Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi.
                   Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy suôi một dòng.
                   Nước sông Tương bên đục bên trong.
                   Núi đức Thánh Tản thắt quả bồng mà lại có thánh sinh.

                   Ông Khổng Minh không xin được túi đồng.
                   Trên trời lại có con sông Ngân Hà.
                   Nước Tàu dệt gấm thêu hoa.
                   Ông Hữu Sào sinh ra cửa ra nhà chàng ơi.
                   Bà Nữ Oa đội đá vá trời.
                   Vua Đại Vũ trị thủy cho đời được yên.
          Bè nam:
                   Bây giờ mận mới hỏi đào,
                   Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
          Bè nữ:
                   Mận hỏi thì đào xin thưa:
                   Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
          Nam kết:
                   Ai về đường ấy hôm nay
                   Gởi dăm điều nhớ gởi vài điều thương
                   Gởi cho đến chiếu đến giường.
                   Gởi cho đến chốn buồng hương em nằm.

Đại khái đó là vài mẫu khi đọc lên nhận thấy hai điểm đặc sắc sau đây: Thứ nhất là tính chất động đích của trống quân khác với nhảy đầm. Nhảy đầm chỉ cần biết đưa tay đưa chân sao cho hợp với điệu nhạc khỏi phải suy nghĩ, cũng khỏi phải hát nữa, đã có máy.   Trống quân thì phải hoạt động hơn nhiều: miệng phải hát, tâm trí phải tác động để đối đáp, vì không được hát bài có sẵn mà phải tuỳ cảnh mà sáng tác lấy rồi hát lên tức khắc cho hợp câu hỏi.
Thứ hai là ý phải từ xa tới gần, mà gần cuối cùng là việc lấy nhau, nói lên một cách không úp mở nhưng phải nói “ hoa tình”  tức là nói lên cách văn hoa và như thế nó không phải là một sự vui giải trí như nhảy đầm, mà là việc làm có chủ đích đưa đến hôn nhân nhưng đưa đến bằng nghệ thuật, bằng múa hát, tức là một lối triết lý toàn diện.   Tất cả tinh thần vật chất hòa trộn với nhau, chứ không có kiểu phân chia.
Vào điện hay đền thờ lạy, rồi ra xóm bình khang chui lủi: tinh thần ra tinh thần, vật chất ra vật chất. Ở đây tinh thần vật chất hòa hợp ngay trong một nơi, một lúc theo đúng triết lý tìm phi thường trong cái thường thường.
Trở lên là thử đưa ra một hai thí dụ về sự thấm nhập của triết lý vào trong mọi hành vi cử chỉ của người Việt.
 Đấy là ơn ích rất lớn và nếu biết làm phục hoạt thì sẽ là bài thuốc chữa bệnh thời đại mà Herbert Marcuse kêu là bệnh duy một chiều kích. Hay cũng quen gọi là nhị nguyên, tức là duy vật hoặc duy linh.  Linh thiêng được biểu lộ rất lớn lao trong bao nhiêu điện đài, bao nhiêu sách, bao nhiêu người hy hiến thân tâm cho tinh thần. Nhưng vì là nhị nguyên nên anh đi đường anh tôi đi đường tôi.
                   Đạo là Đạo.
                   Đời là Đời.
Hóa cho nên đời trở nên vô đạo, mặc dầu các thứ đạo lý truyền bá khắp nơi nhưng vì đứng ngoài đời nên đời vẫn vô đạo.   Nhưng hỏi vậy tại sao người đời không để ý đến đạo nằm ngay trong đời. Thưa vì đó là điều rất khó và rất dễ quên đi. Rất khó vì người ta dễ chú ý những cái gì ngoài mình, vì lúc ấy nó là đối tượng, giác quan có thể tác động. Còn như Đạo đã lẫn vào đời vào thân tâm thì không còn đứng ngoài nên không còn là đối tượng. Vì thế Kinh Dịch mới nói là “ bách tính nhật dụng nhi bất tri chi :  ): Bách tính dùng hằng ngày nhưng không biết đến. Không biết đến nên là nguy cơ, và mối nguy cơ đó càng ngày càng trở nên lớn lao vì không những bách tính là thường dân không biết, mà cả giới trí thức cũng không biết đến nữa, thế mới nguy. Vì từ lúc ấy họ sẽ đi tìm triết ở xa xăm theo cả hai nghĩa, một là phát xuất từ ngoài đời sống, đứng ngoài con người nên dễ được tìm thấy, dễ được học hỏi, và do vậy gây nên cho nền triết lý Việt Nam một cơn thử thách lớn lao như chưa từng thấy.  Vì hầu hết tri thức trong nước đã bỏ triết nhà để chạy theo triết ngoài.
Có còn cách nào cứu vớt nổi tình trạng này chăng? Chưa biết, nhưng chắc một điều là nếu không cứu với nổi tinh thần triết Việt thì chúng ta chỉ còn có triết học để học, nghĩa là để mà chơi. Chứ còn triết lý tẩm nhuận việc ăn làm, triết lý hướng dẫn thân tâm thì không còn nữa.
Bởi vậy dù thành hay bại việc đáng làm là chúng ta hãy cố gắng làm. Và đó là mục tiêu của quyển sách nhỏ này, và đường lối của quyển này là bình dân. Cụ thể là những lễ lạy đình đám mà vì tinh thần thống nhất nên chúng ta có quyền coi chúng như tài liệu chân thực về triết lý bình dân trong đó cái đình là trung tâm hiện thực nên lấy đó làm đầu đề cho sách: triết lý cái đình.”    ( Hết trích )
( Văn Lang vũ bộ : I.- Trống Quân như một khôi nguyên . . .  Kim Ðịnh )
“ Trong lãnh vực văn hóa nước ta nếu ai muốn đưa ra một sự kiện vừa căn bản vừa bao trùm hơn hết còn sót lại từ buổi sơ nguyên thì đó là trống quân. Phải, chính tục lệ này nếu không cung ứng thì cũng biểu thị cách chói chang, phong phú hơn hết cái cơ cấu uyên nguyên về vũ trụ quan của tiền nhân Việt tộc cũng như về mối nguyên lý hướng dẫn trọn nền triết lý nhân sinh của cả miền Đông Á, nơi nhân sinh quan xây trên đạo vợ chồng: “ Quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ “.    Vậy mà trước khi nên được vợ chồng thì phải biết ve nhau, nên Kinh Dịch mở đầu hạ kinh bằng hai quẻ hàm và hằng.  Hàm là ve: ve gái hay ve trai tuỳ. Còn Hằng là ở với nhau mãi mãi.  Đây là một nhân sinh quan được xây trên vũ trụ quan ở thượng kinh của Dịch mở đầu với hai quẻ Kiền Khôn có nghĩa là Trời Đất, giao thoa. Nét căn bản nổi bật của văn hóa Việt tộc đầy sinh động nằm trong đó.  Trống quân chính là biểu diễn lại cái nét lưỡng hợp sinh động. Cho nên nắm vững tinh thần trống quân chính là hiểu được đầu mối cái cơ cấu triết lý sinh động của tổ tiên xưa kia vậy.  Đó quả là điều quan trọng hơn hết trong lúc này, lúc mà con người khắp nơi đang cảm thấy thiếu thốn cái chi nên nảy ra ý muốn trở về nguồn.
Khắp nơi trên thế giới đều đang vang lên chữ về nguồn mà vẫn không sao về cho được, là bởi thiếu lối về.   Với người Đông Á thì một trong những lối về đó là Trống Quân, nên hiểu trúng được sẽ giúp ta trên nẻo đường về.  Bởi chưng căn bệnh trầm kha của nhân loại hiện nay là bệnh một chiều kích, cần tìm cho nó con đường nào giàu lưỡng hợp tính hơn cả và đó là trống quân.   Lý do: trong trống quân có nhiều cặp đôi hơn hết.
Hãy kể sơ qua: trước hết nó được tổ chức vào hai mùa Xuân Thu. Đó là đôi đầu thuộc thời gian. Sau là dưới chân núi nơi có suối nước: cặp đôi thứ hai thuộc không gian. Còn nếu không có núi có sông thì thay bằng cửa Đông Nam, hay cùng lắm thì cửa Nam.
Thứ ba, nơi hát phải đào một lỗ làm cái trống đất trên có chăng dây làm trống Trời cũng như làm biên giới giữa hai bè nam nữ đóng vai hai đạo quân. 
Còn khí giới là ca, là vũ, toàn là thứ có nhịp đôi như sẽ phân tích ở dưới.
Cuối cùng những đôi nào “ bị bắt “  sẽ sang qua sông, trao hoa cho nhau và hợp thân ngay trên nệm cỏ xanh (đạp thanh). Đó là đôi uyên ương trong thế sáng tạo hơn cả.  Kèm theo là nhiều trò như bắn nhau bằng những quả cầu làm bằng chỉ ngũ sắc như nói người Mèo, người Thổ chẳng hạn.… Hoặc nhiều trò chơi khác tương tự làm cho trống quân càng thêm giàu tính chất sinh động.  Tây phương nói “ La vie est un combat: đời là chiến đấu “ và ngày xưa hay dùng việc đấu gươm mà xử kiện: ai thua là đuối lý. Như vậy là lý lẽ dựa trên sức mạnh. Đó là lối du mục.  Đông phương theo lối nông nghiệp tuy công nhận đời là chiến đấu, nhưng thay vì đấu gươm thì lại đấu lý, đấu tình, đấu ca, đấu nói như được bày tỏ mặn mà nhất trong trống quân, một bên hát xướng, bè bên kia phải hát đáp liền, nếu không là “ thua “.…
Điều đó nói lên tính chất lưỡng hợp, mà lưỡng hợp tính chính là linh hồn của triết lý Việt Nho.   Nên trống quân là một lễ trong có liên hệ:

                   Tới vũ trụ quan như Trời với Đất,
                   Tới quốc gia như Non với Nước,
                   Tới làng mạc như của Đông với Nam
                   Tới gia đình như hai bè Nam Nữ đưa đến việc nối dõi tông đường.
Hai bè dàn quân ra, rồi biểu diễn các tác động của chiến đấu: nào ve, nào ghẹo, nào thách, nào đố, nào tiến vào đất địch chớp nhoáng lại rút ra vì địch cũng đang tiến vào đất mình, đong đưa như hai con rồng lượn khúc theo nhịp thùng thình “ vài ba “  của trống ngũ liên: 3 trời 2 đất. Quả là một cuộc chiến đấu quan trọng nhưng đừng sợ chết chóc tang thương vì đây là “ một cuộc cờ người “: gọi là “ đấu trí mà chơi “ nên thay vì chết chóc thì chỉ có sống, sống mạnh: sinh sinh, vì cuộc chiến kết hậu bằng sự hợp thân trên nền cỏ xanh. Trước đó có tặng hoa nên hoa trở thành quan trọng, đến độ tiếng hoa gắn liền với tình thành hoa tình. Hoa đây thường là hoa lan (hay thược dược) được trao tặng nhau trước khi giao hợp và sau cuộc đấu mà nàng “ phình phình từ giữa phình ra “ thì đến mùa Thu sẽ làm lễ cưới. Chỉ phác họa sơ qua thế đã thấy ngay tầm quan trọng của trống quân, nó bao hàm một triết lý nhân sinh xây trên vũ trụ quan động, nên cũng là một thứ tế tự của toàn dân. Vậy mà cho tới nay chưa được nghiên cứu thấu đáo nhất là về phương diện triết lý. Vì thế đó sẽ là điều chúng ta bàn ở đây.( 1 )

( 1 ) : Tài liệu trong việc này phần lớn chúng tôi mượn của ông Granet trong cuốn Fêtes et chansons anciennes de la Chine, Paris 1929, sẽ viết tắt là Fêtes. Quyển ấy nhằm tìm hiểu Kinh Thi đúng với ý nghĩa trung thực của nó. Quyển thứ hai là “ Les Chants Alternés “  của tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, Paris 1934, sẽ viết tắt là Huyên. Bá Nho hay Hán nho đều là Nho đã bị bẻ quặt.
Phương pháp sẽ là triết lý với sự trợ giúp của xã hội học, cơ cấu luận, tất cả đi ngược với lối Nho thanh giáo dùng vương triều để giải nghĩa phong tục dân gian.  Còn đây dùng phong tục dân gian để tìm hiểu Kinh Điển, lấy tiếng dân để hiểu trống quân.   Đó cũng là lấy chất gia làm nội dung tìm hiểu văn gia, nên xoay quanh quyển Kinh Thi, nói có cả văn cả chất.   Đây là sách mở đầu toàn bộ kinh điển Nho gia, nên hiểu sai Kinh Thi là dễ dàng hiểu sai cả các kinh sau.  Vì Kinh Thi không là chi khác hơn là chiến lợi phẩm của trống quân.
Nói khác nó ghi tiếng dân nhưng không phải là bất cứ lúc nào mà chính là lúc dân hát trống quân hay ít nữa cũng theo phong thái của trống quân, trong bầu không khí đó, hoặc hướng vào đó.  Sau này bá Nho uốn nắn để theo chiều hướng thanh giáo nên không nhận ra điều trên (Fêtes 7).   Nhưng cũng nhờ bị cạo tẩy mà nó được sống qua các đời để nay chúng ta còn có dấu vết đi tìm lại được nhiều tục lệ cũng như đời sống thời xa xưa. (Về việc cạo tẩy, tức gán tác quyền cho vua quan xin xem Histoire de la literature chinoise, Prose Georges Margoulies p.13).
Là chính những yếu tố gặp thấy trong các cuộc tế lễ:
- Bàn thờ là trống đất trống trời thay cho non và nước khi hoàn cảnh không cho phép có.
- Tư tế là hai bè nam nữ mặc áo đẹp ngày lễ.
- Còn Tế là sự đấu của hai bè: đấu ca, đấu lý, đấu tình…
- Rồi tới Giao hợp được coi là cái đinh của cuộc lễ biểu thị sự phối hợp cao độ nhất mà con người có thể hiện thực: nên non phải trèo, nước phải lội, người phải giao. Ông Granet gọi là “ chịu lễ giao tình “  (communion sexuelle).   Cuối cùng có cuộc đại ẩm làm như nghi lễ Giao thoa với Đất.   Tất cả được gọi là bôn tức lối cưới hỏi trực tiếp: gạ hỏi thằng không môi giới, lẫn làm thẳng, tức hợp thân liền, với niềm tin rằng năm nào không có “bôn “ thì sẽ mất mùa.   Niềm tin này thuộc giai đoạn bái vật sau sẽ thăng hoa và truyền sang cho vua: đức hạnh ông vua ảnh hưởng đến thời tiết. Cả hai niềm tin là một, cùng thuộc tôn giáo phong nhiêu và ở đợt bái vật, lợi hành. Nói dân gian là công thể (toàn dân chịu trách nhiệm) đến khi quy tụ vào vua thì một mình vua chịu trách nhiệm về việc mưa gió, nóng lạnh, nhưng rồi niềm tin đó sẽ được thăng hoa tới đợt triết lý là giúp trời đất trong việc hóa dục. Đó là một tiến trình đi lên, muốn hiểu đựơc ý nghĩa cần tới bầu khí bao quanh trống quân.

                                 a.- Bầu khí của cuộc Lễ: Tự do
Trước hết đó là bầu khí tự do lúc con gái chưa bị bó chân còn có thể một mình đi dạo trên bờ sông Hán sông Giang, có thể mời trai ăn trầu, cho địa chỉ hội họp.… Mối tình thôn dã lúc ấy chưa bị thanh giáo cấm đoán hay bẻ quặt nên mọi cử chỉ đều làm trong tâm trạng vô tội, đường hoàng chứ không phải dấu diếm chi hết. Tất cả được nói thẳng ra. Người ta đang gánh nước nặng trĩu vai mà dám đường đột hỏi:
                   Cô kia gánh nước quang mây
                   Tôi hỏi câu này có lấy tôi chăng.
Nói thẳng, làm thẳng “ trên Bộc trong đâu “  như thấy ở nước Trịnh nơi giữ được nhiều tục lệ xưa hơn cả, cũng là nơi có con sông Bộc chảy qua.  Nên nhớ Bách Việt cũng có tên Bạch Bộc vì nhóm ở trên sông này có nhiều nét biểu hiệu hơn cả (Xuân Thu nói đến Bộc rất nhiều xem bản của Legge tr.273).
Thứ hai, lúc ấy chưa có câu “ nam nữ thụ thụ bất thân “  phát xuất từ óc Thanh giáo bắc phương nên có thể tự do ca hát ngoài đồng nội, trên bờ sông, chung quanh bờ giếng, có thể cùng lên xe, nhìn mặt, cầm tay (xem bài Hưng Ư Thi trong Nguyên Nho).
Điểm thứ ba, gái còn nắm chủ tình thế nên chính các cô khiêu chiến trước.   Phụ lúc ấy còn là cô, cậu mới là phụ, theo phong thái tả nhậm như có thể đọc thấy rất nhiều trong ca dao Việt, cả đến Kinh Thi cũng còn có chỗ giữ thứ tự thất (vợ) trước gia (chồng) “ nghi kỳ thất gia “  (thi đào chi yêu yêu) tức âm đi trước dương, gái trước trai.  Nhiều nho gia có thấy điểm này nhưng lại giải nghĩa bằng lý lẽ siêu hình giả tạo như mùa Xuân dương khí lên mạnh nên con gái (âm) bị ảnh hưởng!   Sự thật thì lễ tổ chức vào hai mùa Xuân Thu, là hai mùa của người hơn hết, đã vậy lại theo tả nhậm: gái nắm phần sáng kiến y như người trước trời đất.
Cần nhấn mạnh điểm này để đặt nổi sự cấm đoán của vương triều không cho gái bắt đầu trước mà phải phu xướng phụ tuỳ về sau.
Điểm thứ tư cũng rất nền tảng là sự thống nhất và căn cơ của sự thống nhất đó là điển tiết cũng gọi là thời tiết, nên Kinh Thi cũng có thể coi là quyển triết lý của Chữ Thời
trong đó hai mùa quan trọng hơn hết là Xuân Thu mà con én đóng vai đại sứ du hành để thông tin cho các cặp nam nữ biết đã đến ngày hội họp để mà “ đưa thoi “.  Như vậy con én là biểu hiệu của cưới xin tự do đã đưa thoi từ những ngày Xuân của muôn thế hệ trước, nên trống quân đã trở thành một cơ cấu, một lễ, tức là cái gì u linh trang trọng dù sức vật lộn với văn hóa du mục đến sau.
Tóm lại yếu tố nền tảng là cuộc tế trong bầu khí tự do cởi mở của công thể: mọi cái là của chung theo một lối nào đó, có thể tóm vào hai cặp danh từ là tâm linh và công thể. Đó là những đức tính đi kèm trống quân và sẽ bị văn hóa du mục phá vỡ.  Vì nét đặc trưng của du mục là độc hữu ngược hẳn với tinh thần công thể của nông nghiệp: Độc hữu là óc cá nhân riêng rẽ với sự độc quyền là hậu quả tất nhiên. Khi óc cá nhân thắng thế thì mạnh được yếu thua, càng mạnh càng có nhiều, chiếm nhiều, chiếm tài sản, rồi chiếm luôn cả đàn bà làm tài sản, vì thế nảy ra sự cấm đoán đàn bà tự do đi lại, cũng từ đó mà nảy ra tục “nam nữ thụ thụ bất thân”.
Chính vì vậy mà trống quân trải qua nhiều cuộc lột xác. Ta hãy theo dõi một số trường hợp: trước hết với vương triều.
Nói rằng lễ Tế Giao phát xuất tự trống quân là một câu nói khó có thể xác quyết vì nó thuộc phạm vi tiền sử bao la.  Rất có thể lễ tế giao là hậu thân của hai lễ Phong và Thiện cũng như Phong Thiện là một dị bản chính thúc của nhà cai trị có tính cách tương đương với trống quân của dân gian.
Tuy nhiên trong tiến trình đàn áp trống quân thì tế Giao có thể đóng vai trò thay thế và nhân đấy là biến thể của trống quân như học giả Granet đã nhận xét.
Học giả Maspéro cũng cho rằng lễ tế thêm vào sau đạo Phong nhiêu, CA p.53. Như vậy là đã hé thấy mối liên hệ giữa hai bên, và trong ý hướng đi tìm chi tiết của liên hệ có thể kể ra những chặng biến thể từ trống quân hướng về tế Giao.
Ông Granet đã làm điều đó xuyên qua những tục lệ mùa Xuân của nước Trịnh, Trần, Lỗ. Ở Trần và nhất là Trịnh có tiếng là duy trì được nhiều tục lệ dân gian nhất thì người ta thấy hầu còn nguyên vẹn hình thức trống quân như trong Quốc phong bài Trăn Vĩ. Ở đây xin chú mục vào nước Lỗ vừa là quê hương của Khổng Tử vừa có sự biến thể rõ hơn. Trong Luận ngữ, thiên XI, câu 25 có lời rằng:
                   Mộ xuân giả, xuân phục kí thành:
                   Quán giả ngữ lục nhân
                   Đồng tử lục thất nhân
                   Dục hồ nghi
                   Phong hồ vũ vu
                   Vịnh nhi quy.
Chúng tôi nhớ khi xưa mới học Nho đến bài này đã cảm thấy có cái chi chèo kéo bí ẩn lạ thường (như đã bày tỏ trong quyển Tâm Tư, chương IV).   Sau này đọc rộng thêm mới nhận ra nhiều học giả khác cũng khoái đoạn văn trên như vậy, cuối cùng chúng tôi nhận ra sức thu hút của câu văn là do tinh thần trống Quân còn lởn vởn trong đó.
Bàn thờ là nơi cầu mưa: đó là đài vũ vu,
Tư tế là hai đoàn trai trẻ mối đoàn từ 6 đến 7 người,
Ca hát là vịnh, là phong (hóng gió),
Tế là sang sông như trong câu “ dục hồ nghi: tắm ở sông Nghi “.
Chịu lễ là quy. Chữ quy theo Vương Thông có liên hệ tới ăn.
Đây là bước thứ hai trên đường hoán thể vì ở bước nhất sách Chu Lễ còn dùng cả trai lẫn gái: cả vu lẫn hích chỉ khác không còn ở tuổi xuân nữa mà đã lớn tuổi, lại đi tu. Đây thì không tu, cũng chưa già nhưng toàn trai thì cũng chẳng làm nên được trò trống gì ngoài sự nhai lại kiểu diễn tuồng trong các nội trú nam sinh: vai nữ phải hóa trang. Dầu sao đó không chỉ là một cuộc chơi thường nhưng là một cuộc lễ, vì có sửa soạn xiêm áo cho dịp này trong câu ‘ xuân phục ký thành “ . Rồi lại có ca vũ dưới đài cầu mưa, nên Vương Thông trong sách Luận Hành cho đó là lễ cầu mưa. 
Sự thực thì không những cầu mưa mà là cầu mùa, hay đúng hơn là lễ Phong Nhiêu nhưng đang được “ thăng hoa “ : tức đang trút bỏ những gì không hợp cho thời Chu nữa, thí dụ bỏ bê nữ để khỏi phạm tục “ nam nữ thụ thụ bất thân “.  Còn hai việc bôn và đại ẩm thì bỏ hẳn.         Vương Thông cho rằng việc đại ẩm nằm trong chữ quy mà lẽ ra quỹ có nghĩa là một thứ tiệc thánh, nên viết với bộ thực (Fêtes 156).
Nếu không là lễ Phong Nhiêu thì tại sao phải hát, phải ăn (quỹ).
Tại sao phải mặc áo xuân.
Tại sao phải hai bè.
Tại sao phải qua sông (dục hồ Nghi có nghĩa như “ thiệp đại xuyên: qua sông “).
Tại sao lại ca hát trên sông và dưới chân đồi (vũ vu)?
Người ta chỉ tìm ra lối đáp thỏa đáng khi cho đó là trống quân đang lột xác, nói cụ thể là bỏ hai yếu tố: toàn dân và bè nữ. Đây là cuộc lột xác thứ hai hay ba.   Còn đợt bốn sẽ đưa sang lễ tế Thiên (hoặc đây là lễ trung gian giữa trống quân và lễ Nam giao).  Lễ Nam Giao xét về nội dung được truyền tụng là có từ đời Vô Hoài thuộc thời đại Thần Nông. Vô Hoài có nghĩa là từ đời nào không ai nhớ được nữa vì lâu quá.  Rồi sau đời Tam Đại gọi là Phong Thiện. Phong là tế Trời: đắp đất cao lên làm bàn thờ để tế, còn Thiện là tế Đất nên quét sạch đất mà tế (1)
(1) Có mối liên hệ nào chăng với câu “ phụ đồng phụ chổi, thổi lổi ma lên “ và câu hát múa Lào: tôi cầm cái chổi, tôi quét cái nhà.…
Có thể Phong Thiện đã là một hình thái biến thể của Trống Quân và cũng là tiền thân của lễ Nam Giao, với mục đích không được rõ ràng như là Phong Nhiêu của Trống Quân. Vì có lúc thiên về việc cầu tự cho nhà vua. Khi vua ra tế thì đưa cung phi đi cùng, người nào được vua ngự rồi thì được uống rượu và trao bao cung tên để chỉ sự cầu cho có con trai (Fêtes 168). Người ta có thể thấy ấn tích của Trống Quân trong những sự kiện đặt vào lễ Giao thấy không ổn.  Thí dụ tại sao không tế Thiên trong thành như trong cung điện mà phải ra ngoài đồng, ở phía Nam?   Tại sao có thời tế địa trên phía Bắc, tế thiên phía Nam? Tại sao lại gọi là Giao khi không có giao nào cả?…  Và ở đây cũng chỉ tìm ra lối đáp thỏa đáng trong Trống Quân mà tế Giao là một biến thể: vì có sự giao hợp trên ruộng nên trống quân là lễ bao giờ cũng diễn trên ruộng.  Đã có dạo người ta tế Địa ở Bắc thành, tế thiên ở Nam, nhưng sau không rõ vì lý do nào lại dồn một: có lẽ vì cách một cái thành thì làm sao mà Giao. Vì vậy cuối cùng đưa cả về Nam và tế Thiên cũng là tế Địa: có xông hương cho Thiên, đổ rượu xuống đất cho Địa. Còn chịu lễ thì vua ăn và chia cho các quan phần thịt tế gọi là quỹ. Nếu chỉ có thế là đủ để bù vào chỗ huỷ bỏ cuộc đại ẩm trong trống quân thì đã có những lễ Bát Chá và Na gọi là trừ tà cuối năm để đón năm mới nên có ăn uống linh đình.   Ban đầu Bát Chá và Na là những lễ đi theo mùa gặt.  Bát Chá là để ăn mừng gặt xong, và thường đặt ở mùa thu. Sau này được kể như lễ cuối năm đặt ở trục chí, như vậy là từ trục Phân thuộc nhân chủ chuyển sang trục Chí chỉ trời đất, thuộc chủ nô (về hai trục chí và phân xin xem bài Xuân Thu trong Ngũ Điển).
Cách giải nghĩa như trên mới hợp tinh thần xã hội học là dùng tục lệ dân gian để tìm hiểu việc tế tự chính thức.  Vì tục lệ có trước và đã đâm rễ sâu vào dân gian không thể phá nên vương triều phải thích nghi.
Nếu hỏi tại sao lại gọi là Nam Giao, có người giải nghĩa bằng chữ Cao Môi là thần coi việc môi giới ở phía Nam: entremetteur de banlieue du Sud (Fêtes 160), nơi mà các bà phải đến cầu khẩn để thoát nạn không con (trừ kỉ vô tử chi tật) nên chữ giao do cao đọc trại. Trả lời thế là gượng, ấy là chưa kể chữ Nam chưa có giải nghĩa.  Vì thế xin đưa ra một lời thưa khác: là chữ Giao nhắc lại nơi phát xuất là chi tộc Dao: có lối đọc giống chữ Keo mà người Nùng người Thái dùng để chỉ người Lạc Việt.  Lối này giải nghĩa được cả chữ Nam là địa bàn của dân Việt. Dầu sao thì ta cũng đã nhận tên Nam tên Giao, tên Giao, cũng như xưa đã là chủ tịch nhóm Trống Quân, và hai chữ Giao Chỉ là tên thuận lợi nhất để nói lên sự giao thoa giữa hai chỉ: đất trời, đông nam, sông núi, nữ nam.
Vì thế tác động Giao có nhiều: giao tình, giao lý, giao ca, giao thân, và đại ẩm là giao với đất (giao thực hồ địa).  Như vậy ta thấy nói lễ tế Giao là biến thể của Trống Quân là câu nói có bằng chứng, tuy xét về nội dung đã mất đi nhiều, nhất là thiếu dân gian và bè nữ nên nét công thể tính, nhưng có lẽ cần thải bớt như vậy để dành cho nhà vua đặng để trọng thể hóa. Điều đó tốt, giả sử Vương triều đã không cấm Trống Quân mà cứ để nó sống song hành với tế Nam Giao thì mới đúng tinh thần hợp tác giữa chất gia và văn gia. 
Nhưng không may Trống Quân đã bị cấm đoán theo óc du mục chủ nô. Nhưng “ phép vua thua lệ làng “ nên Trống Quân vẫn sống và cùng với không gian và thời gian mà biến đổi, ta cần đặt vào đó cái nhìn tổng quan.
Biên cương của dân gian hát Trống Quân rất rộng từ Hoa Nam xuống tận các đảo Thái Bình Dương, còn thời gian thì có tự rất lâu đời trước vương triều.        Vì thế việc nghiên cứu đòi rất nhiều công sức. Đã có một số học giả lưu tâm và được ông Granet thâu lượm lại ở cuối quyển Fêtes.  Xin trích dịch ra vài triệt tiêu biểu để độc giả thấy sơ qua những hình thái khác nhau của trống quân.

Nhật: Bên Nhật trống quân biểu lộ trong lối hát đối gọi là Kagai. Đặc biệt là lúc hai bè đang hát bỗng ngưng lại rồi một người trong nhóm nay đứng ra ứng khẩu hát lên một câu, bè kia cũng sẽ có một người đứng ra hát đáp lại: nội dung vẫn là bày tỏ yêu đương. Tác giả có kể ra một số câu mẫu rất nhiều đoạn giống thơ “ Quốc phong “. Lối hát Kagai này vẫn còn được duy trì trong dân gian, tuy giới thượng lưu đã bỏ.

Tibet và Tân Cương (Fêtes 281): Người ta ưa thích cuộc hát hai bè bên nam bên nữ đối diện với nhau, vừa hát vừa tới rồi lui lại theo nhịp nhàng được tổ chúc vào mùa Xuân và hát công cộng, không được riêng lẻ, nhưng trong lúc làm đồng áng gieo gặt cũng có thể hát.

Vân Nam (Fêtes 281): Người Lô Lô làm cả ngày tối lại hát đối. Xong ngồi từng đôi tặng rượu nhau. Nữ tặng trai trước, trai tặng lại sau. Cuối cùng ai về nhà nấy ngủ nghỉ mai làm để rồi tối lại hát nữa. Có nói sau khi hát quay quần cùng uống rượu.

Lô Lô (Fêtes 282): Cuối năm có hát mà còn thêm một thứ lửa trại, khởi hát từ lúc đi lấy củi về chụm lửa, sau còn thêm đốt pháp cho thêm rộn ràng. Trong Socio 125, ông Granet nhận xét thơ Lô Lô rất giống Kinh Thi quốc phong.
Miêu ở Vân Nam (Fêtes 283): cũng có trống quân như người Miêu ở Quảng Tây hay người Thổ ở Cao Bằng, hai bè trai gái cầm tay nhau hát theo nhịp trống cơm và  cũng có những câu hỏi ứng khẩu phải thưa liền, thưa không được bị phạt rượu uống cho đến say mèm. Có nơi người thua bị vò tai rất mạnh.

Hải Nam (Fêtes 288): Khi một cậu trai ưa cô nào thì mang đàn đến gẩy trước cửa nhà cô ấy. Nếu cô ưng thì ra. Khi đã thỏa thuận về các khoản rồithì trình lên cha mẹ. Cha mẹ làm lễ cưới tại nhà và cậu trai về ở nhà gái.

Nam Chiếu (Fêtes 288): Nơi đây người ta tin tưởng có những vụ mang thai một cách lạ với rồng nhân lúc tắm hoặc khi ra đến giữa sông thì chạm phải cái gậy rồi có thai.
Người Miêu Tử có thêm vào trống quân trò ném cầu làm bằng chỉ ngũ sắc và đánh trống đồng. Tất cả các sắc dân ở đây cũng như Vân Nam đều có ít nhiều thói tục này.

Các sắc dân Bô Di, nam nữ bao giờ cũng hợp thân trước rồi mới cưới sau. Họ không ưa những người nữ ở vậy, y như ở miền Dương Tử Giang và Hán Thuỷ (Fêtes 291).

Long Châu (Fêtes 293): Các người đi dự mang cơm theo, mỗi lần hội có cả trên ngàn người. Tuy tục lệ này bị nhà cầm quyền ngăn cản nhưng vẫn lưu hành trong khắp miền Việt Tây (Quảng Tây). Hễ mỗi lần vua quan Tàu cấm thì sinh xôn xao.
Lô Lô ở Quý Châu (Fêtes 295) cũng hát trên núi. Có sự đấu tài hùng biện và thi ca. Những cuộc hội này vẫn còn truyền tụng tuy đang trên đà biến mất.
Bên Java vợ chồng vẫn giao hợp trên ruộng (Civ I 191). Mã Lai cũng có (Fêtes 228).

Dân Dao, Chi Lao, Lê, Bạch Mán, Thái được nói tới nhiều nhất. Tất nhiên Mán, Mèo, Thái, Thổ, Nùng ở Bắc Việt cũng được nói tới, đủ biết biên cương của trống quân rất rộng, rộng bằng với cái biên cương của nền văn hóa Viêm Việt.
Thứ đến có thể nói rằng khắp thế giới cổ xưa đâu đâu cũng có thể tìm ra vết tích một thứ Trống Quân (Civ I 19) nhưng sau đều biến mất hay biến thể trọn vẹn chỉ còn ở Viễn Đông là tồn tại.       Điều đó giải nghĩa được bằng sức mạnh của nền văn hóa Việt nho trước sức xâm lăng của vương triều, nên đã xuất hiện sự kiện duy nhất trên đời là có sự hợp tác giữa văn gia với chất gia, nhờ đó mà chúng ta sẽ tìm ra được chiều kích thâm sâu của trống quân như sẽ bàn ở triệt sau.   Tuy hai bên sống chung nhưng cũng phải lột xác, trong đó Việt tộc phải bỏ phần bị công kích hơn là hợp thân ngay trên cỏ, rồi thay vào bằng nhiều trò chơi khác: đánh đu, bắt chạch, bắt dế, ném cầu.… Phần nổi nhất còn lại là hát đối, là nơi nhận được nhiều sự hợp tác giữa Thôn dân và Kẻ sĩ. Vì phần hát đối này được biểu lộ sâu xa nhất trong Lạc Việt nên chúng ta sẽ theo dõi cách riêng.
Sở dĩ hát liên hệ mật thiết với Trống Quân vì Trống Quân chính là đạo trời đất, hay nói cách khác là lễ hòa hợp trời đất nên cần tiết nhịp như đất cùng trời, nhất là trời. Tiết trời thì như sáng với tối, Xuân với Hạ, tiết đất thì như Đông với Nam, sông với núi. Vậy mà hát cũng đầy nhịp, có thể nói đó chính là nhịp nghĩa là chưa cần đến lời thì nhạc đã khởi sự có từ lúc có nhịp.
Vậy ngôn ngữ nào giàu nhịp nhàng nhất cũng là giàu nhạc tính nhất, do đó hợp với Trống Quân hơn cả.  Thế mà trong các nhóm Nam Man, Việt ngữ là một trong những tiếng giàu song ngữ nhất: thanh thanh, nhẹ nhõm, vàng vọt, lung tung, lè phè, tà tà.  Tiếng thêm sau có khi để tăng gia phẩm tính như vàng hoe, đỏ đỏ hoặc để bớt đi như tím tím, vàng vàng, đo đỏ.   Nhưng nhiều khi thêm vào coi như là để cho có vậy thôi. Rõ nhất là trong vần iếc: ăn iếc, yêu iếc, học hiếc, chơi chiếc, hôn hiếc.…  
Nhờ những tiếng song trùng đó mà Việt ngữ có một số nét đặc trưng như sau: Thứ nhất phải kể đến nét co giãn làm cho nó biến hóa vô cùng mà hình thức đầu tiên là nói lại. Riêng tiếng nhị âm mới nói lái được, đa âm như Tây hay độc âm như Tàu đều không có nói lái.  
Tây thì đã rõ: dù có tiếng hai âm nhưng không là bản chất của tiếng, nên không nói lái được, thí dụ maison mà lái ra son/mai thì hết nghĩa; còn Việt mà nói nhá cài ai cũng hiểu liền là cái nhà.   Tiếng Tàu không thể nói lái. Lối ký âm trong tự điển kiểu Ngô Hoàn chiết đọc là Ngoan không phải là nói lái. Tiếng Tàu đôi khi kể một hai tích nói lái thì quá cầu kỳ (xem Vân Đài Loại Ngữ quyển VI, câu 42 có cho một thí dụ dài lê thê).  Có lẽ vì thế Tàu ưa dùng lối đồng âm. Con dơi Tàu đọc là phúc nên vẽ hình dơi để chỉ chúc phúc, vẽ con hầu để chỉ hầu tước.
Tính chất thứ hai là giàu nhạc tính đến độ nói thông thường đã có nhạc tính rồi, như nhận xét của nhiều người ngoại quốc rằng: nói tiếng Việt đã là ca hát.  Có thể vì đó mà ta có những danh hiệu đồng hóa được với ca hát chăng như Lạc và Dao, Lạc cùng với nhạc viết như nhau (nhạc giả lạc dã) còn Dao thì là ca dao, có thể hiểu là tiếng hát của người Dao hay Giao Chỉ. (Tàu viết Dao, Diêu, Giao khác nhau mà thấy chua là yao cả).
Tính chất thứ ba là nói với thơ hầu như một gieo vần ngay trong câu nói “ có mới nới cũ, vì cây giây quấn “  Vậy mà đó là thể lệ trong lúc hát Trống Quân. Trong đó nói bằng thơ, hỏi bằng thơ, thưa cũng phả bằng thơ. Thế mà hầu như không ai cho đó là chuyện khó. Hỏi là thưa liền, ứng khẩu thành thơ. Đây là chỗ phải nói về vè. Vè là một lối ở giữa thơ và nói.   Nói như thơ, thơ như nói, rất hợp cho Trống Quân. Nên ghi ra đây như giả thuyết làm việc là vè do chữ ve mà ra, mà ve là ve gái: “ vẻ vè ve bắt vè con nhện “ .   Và khi đã có sự ưng thuận thì bắt về. Ai bắt về? Bắt về đâu? Thời xa xưa là gái bắt trai. Người đàn bà Radhé hiện còn nói “ không đủ tiền đi bắt cái chồng” .  Sau này khi phụ hệ lên chân thì trai bắt gái. Xa xưa nữa là bắt cóc.   Sau này bỏ tục bắt cóc thì vẫn còn một vài nơi giữ một số nghi thức để giả đò bắt cóc. Theo đó câu truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh là bắt gái về núi.
Một điều cần phải nhấn mạnh cho tâm thức hiện nay hay khinh thường những cái giản dị, tưởng vè dễ quá nên không có gì cao sâu, sự thực là không thiếu cao sâu cả trong thơ lẫn trong tiết nhịp. Thứ nhất về thơ thì vè là thơ không những trong tiếng đôi mà luôn trong câu đôi, đó là lục bát so le làm nên nhịp câu. Cả nhịp tỏ trong từng từ (6-8) lẫn nhịp ngầm trong cặp đôi từ (3-4).  Còn triết lý thì nó ẩn trong một nét lạ lùng là gieo vần trên lưng câu sau:
                             Trăm năm / trong cõi / người ta
                             Chữ tài / chữ mệnh / khéo là / ghét nhau.
Triết lý ẩn bên trong sự vụ là tinh thần Chí Trung Hòa của nền văn hóa Đông Nam: theo cung ngũ hành thì đông số 3 chỉ trời, nam số 2 chỉ đất. Đất cũng chỉ bằng các số chẵn khác như 4, 6, 8. Số 3 trời đi với 2 đất thì ra số 5 trong ngũ hành. Số 3 đi với 4 thì ra bánh trời bánh đất.
Áp dụng nét song trùng vào hai số 3, 4 thì ra 6-8. Đó là số của thể thơ lục bát.
Nên thể thơ này gọi được là thể thơ riêng của nước, y như bánh dầy, bánh chưng, hay con số vài ba, bào thai của ngũ hành vậy. (1)

(1) Lần viết đầu tiên tôi móc nối câu thơ với quẻ Chấn Li (xuất chấn hướng li). Chấn số 4 Li số 3 nhân đôi thành 8-6. Nhưng sau xem lại sự móc nối đó không uyển chuyển bằng móc nối với ngũ hành.
Nói theo tiên thiên thì là “ ba trời hai đất “ . Tức là bao hàm được tiết điệu vũ trụ vừa trong hai câu thơ, vừa trong từng cặp đôi tiếng, vừa trong bước chân vũ tức là tiết nhịp đầy ắp, nên câu thơ lục bát nói lên cái nhịp của trống quân hơn hết, cũng là nhịp song trùng đã xuất hiện với dân tộc từ mãi xa xưa.   Bởi đó khi đọc lên những tiếng đi đôi nó gây cho ta cảm giác man mác nhiệm mầu là do cái tiết nhịp cũng như thể thơ và triết lý tàng ẩn bên trong. Vì xuất hiện quá sớm nên khi Hoa tộc vào nước Tàu thì không đổi nữa mà chỉ còn cách thích nghi.   Trước hết bằng đưa vào tiếng Tàu nhiều cặp song ngữ. Mở đầu Kinh Thi đã thấy hai chữ quan quan (thư cưu) rồi kể tiếp biết bao tiếng khác:
                             Đào chi yêu yêu
                             Săn săn hề
                             Hoàng hoàng hề
                             Ân ân, điền điền.
Những tiếng đôi đó có đầy trong Kinh Thi.… Ông Granet đã thu thập vào trong ba trang lớn rồi nhấn mạnh rằng những cặp chữ đôi đó gợi là cái gì cụ thể như những bức họa bằng lời: Comme de véritables peintures vocales (Socio 114).

Việc thứ hai là đưa các Hư tự như các chữ tư, hĩ, nhất là hề lên bậc từ chính cho chiếm một chỗ trong câu thơ. Điều đó với tiếng Việt không cần, nên những tiếng ngân nga (í, a, tình, tang, tính) đứng ngoài thơ là vì tự nhạc đến thơ không gặp khó khăn nào như đã nói trên về vè. Còn Tàu thì gặp khó khăn khi thơ muốn tách khỏi nhạc, nên phải dùng nhiều hư tự. Sau này Ly Tao dùng hề thả dàn là do thơ đã gần tách hẳn khỏi nhạc để sống độc lập, nên phải thêm tiếng hề để người đọc có cảm tưởng hát, mà đồng thời cũng là chấm câu dùng lời thay cho dấu chấm.  Chữ Nho không dùng dấu chấm câu là do chịu ảnh hưởng quá nặng văn Trống Quân đó.
Còn lại mấy cái khác như nhịp câu thì Tàu không có mấy thành công. Kinh Thi hầu hết câu 4 chữ. Sau này chỉ có thơ ngũ ngôn, thất ngôn, vẫn gieo vần ở cuối cả. Không có nhịp từng cặp từ. Sài Ung đã cố đưa thể tứ lục vào thơ Trung Hoa nhưng không được phổ biến, vì không phải cơ cấu của tập thể mà là của một cá nhân. Thứ đến câu 4 quá ngắn không đủ diễn tả tư tưởng cách đầy đủ, nên không chơi nổi vai trò tiếng nói thông thường như thể lục bát. Ấy là chưa nói tới cái vụ câu 4, không theo lối gieo vần trên lưng câu 6 nên thiếu chiếu sâu của triết lý.
Trên đây là thử phác họa sơ sài ảnh hưởng Trống Quân trên ngôn ngữ và do đó trên tư tưởng của Tàu, một nền tư tưởng xây trọn vẹn trên cặp đôi âm dương mà Âm Dương chỉ là kiểu thức hóa các cặp đôi trong Trống quân.
Vậy tiếng Lạc Việt vốn đã là cặp đôi nên có lý do chân chính để nói Lạc Việt là chủ chính của Trống Quân.
 Câu chuyện Âu Cơ đưa 50 con lên núi, Lạc Long Quân đưa 50 xuống biển với hai cái tết mồng 5 tháng 5 xuống nước nên có cuộc đua thuyền, và tết trùng cửu là lên núi gọi là đăng cao để hái hoa vạn thọ để chỉ thu thường, có thể giải nghĩa là phát xuất từ nguồn gốc xa xưa của trống quân. Vì tổ chức đúng chỗ thì khi khỏi hát một bên từ núi xuống một bên từ sông qua. Khi ca dao nói:
                             Công cha như núi Thái Sơn,
                             Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Thì nền tảng siêu hình phải là cặp song trùng sơn xuyên nọ. Chính cặp đôi đó đã làm nền cho 8 quẻ Kinh Dịch vì cả 8 có thể quy vào hai thực thể là núi và nước.
                   Núi: lửa, gíó, mẹ = cấn, li, tốn, khôn
                   Nước: sấm, ao, cha = khảm, chấn, đoài, kiền
Khi mẹ ông Bành Tổ giở nách tả sinh ra ba con, giở nách hữu sinh ra ba con nữa, cũng như 6 anh em Hi Hòa: 3 bên tả 3 bên hữu đều phải quy chiếu vào cặp Nước Non sơ nguyên nọ mới hiểu được mối liên hệ nằm ngầm. Còn khi bỏ huyền thoại mà nói bóng thì ra:
                             Quốc tắc ỷ sơn xuyên
                             Sơn băng xuyên kiệt
                             Vong quốc chi trung dã (Sử Ký II 278).
Nước dựa vào núi sông: khi núi lở sông cạn thì đó là điểm triệu báo hiệu nước sắp mất, nên có niềm tin truyền đời như sau:
                             Sông Nghi sông Lạc cạn nhà Hạ mất,
                             Sông Hà cạn nhà Thương tiêu.
                             Núi Thái Sơn sụt là điềm nguy khốn.
Vì sông núi chính là biểu tượng trời đất, cũng như 2 quẻ kiền khôn là hai trụ cột cho nền đạo lý giữ nước. Đó là điều chúng ta phải hiểu khi “ đứng lên đáp lời sông núi”. Đó cũng là đứng lên đáp tiếng gọi của Tiên Rồng, của con người tiểu ngã đứng lên đáp tiếng gọi u linh của Nguyên Tính. Có thấy mối liên hệ sâu xa đó mới nhận ra giá trị nghệ thuật ẩn trong thể thi lục bất trống quân. “  ( Hết trích )
( Văn Lang vũ bộ: 6.- Trống Quân là một cuộc lễ. Kim Định )
“ Sau khi đã biết tiến trình giao thoa của hai nền văn hóa nông du, sau khi đã hiểu lý do vì sao du mục cấm đoán hay bôi xấu Trống Quân, sau khi đã hiểu sự sống dẻo dai của Trống Quân xuyên qua nhiều thời đại trong một biên cương bát ngát hẳn không còn ai phải ngạc nhiên nữa về câu nói Trống Quân vốn là một cuộc lễ, trái lại cơ thể yên lòng tìm hiểu đến chỗ thâm sâu của nó.  Ai cũng biết tế tự là rốn của tôn giáo, mà tôn giáo là để kết hợp với Thượng Đế. Hiểu theo nghĩa cao siêu hơn hết Thượng Đế là cái toàn thể u linh nên việc gì bất cứ nếu giúp con người kết hợp với toàn thể u linh thì là tế tự. Vậy mà đó là ý chính của Trống Quân trong buổi sơ nguyên.
Hát trống quân là để Hòa hợp với Trời bằng ca hát nhịp nhàng.
Thứ đến là Hòa hợp với Tha nhân trong mối tình sâu thẳm hơn hết là hai người trai gái hợp thân.
Ba là Ăn với đất bằng Đình Đám vì thế phải nói không những là một lễ nhưng là lễ trọng nhất, đầy đủ nhất. Nó trình bày một vũ trụ quan của “ hóa nhi đa hí lộng “ hay một vũ trụ sinh sinh hóa hóa. Rồi một nhân sinh quan cũng theo nhịp vũ trụ:  Cá nhân có ăn uống, dòng tộc có hợp thân giúp trời đất sinh hóa là sinh con và nuôi dưỡng giáo hóa. Vì thế đó là lễ Phong Nhiêu.  Có hai lối hiểu, một lối bái vật là năm nào không có trống quân, không có hợp thân trên ruộng, năm đó mất mùa. Còn một nữa thăng hoa theo lối tâm linh gọi là giúp trời đất hóa dục: “ tán thiên địa chi hóa dục “.
Tức nói lên sự đóng góp của con người vào cái tiết nhịp cao cả của vũ trụ để làm nổi bật lên mối “ thiên nhơn tương dữ “  đã được đổ khuôn vào thuyết Tam tài.  Đó là một vũ trụ quan thống nhất bao gồm trọn vẹn cả kinh tế, chính trị, tôn giáo, ăn, chơi, hát, xướng.
Con người thời nay quá quen với ý niệm nhị nguyên tách rời không thể chấp nhận được sự đi đôi của du hí với tế tự, nhưng với quan niệm nhất nguyên lưỡng cực thì chỉ có một toàn thể không có gì tục với linh, nhưng linh bao hàm tục y như nội ngoại gắn bó vậy.
Cho nên chơi cũng là thành phần của lễ, vì chơi biểu lộ bản chất con người hơn hết ở chỗ nó siêu thoát, không còn cầu lợi nữa nhưng đã nhô đầu vào cõi an hành là đợt đầu tiên để kết hợp với toàn thể u linh.
Cho nên hiểu theo vũ trụ quan “ thiên địa vạn vật nhất thể “ bất phân ly thì Trống Quân dù có đi kèm với những cuộc du hí, ăn uống linh đình vẫn không mất chút nào tính chất cuộc tế lễ của nó cả.  Trái lại càng biểu lộ đến cao độ nền minh triết thâm sâu vì đã thỏa đáp được cả ba nhu yếu nền móng của con người: “ Thực, sắc, diện thiên tính dã “.
Xưa nay lễ hay bị quan niệm quá cao khi chỉ hiểu là cuộc kết hợp với Thượng Đế trừu tượng ngự trên cao xanh. Vậy là lệch lạc vì mới có hàng dọc lý trí khô cằn. Hoặc lại hiểu theo kiểu tả truyện “ lễ là để điều chỉnh việc dân “ . Vậy là mới có hàng ngang.   Lễ mà đầy đủ phải có cả ngang cả dọc: cả trời, cả đất, người đều tham dự. Nói khác là cả ý, tình, chí phải được thỏa thuê mới đúng câu: sử thần nhơn bách vật vô bất đắc kì cực (làm cho cả thần, cả người, cả vạn vật đều được thỏa thích cùng cực). Fêtes 189.

Câu này nói về lễ Bát Chá, là lễ bế mạc mùa gặt mà sau này đổi ra lễ tất niên, trong đó có cuộc đại ẩm là nét còn ghi lại dấu trong Trống Quân, khiến mọi người được no say nhảy múa như điên (quốc chi nhơn giai nhược cuồng) điều đó bị người theo thuyết thanh giáo khắc nghị khinh chê, nhưng thực ra đó mới là bản chất của lễ, cũng gọi là tiết, ta đọc là tết.
Lễ hay tết phải có một cái gì qua mức thường để biểu lộ sự thoát khỏi quy ước thường nhật; đó là một yếu tố quan trọng của lễ. Toute fête est un excès là câu nói mà con người thời nay không hiểu nổi nữa vì bị đè nặng dưới ảnh hưởng của thanh giáo.  Còn ở thời sơ nguyên khi chưa bị những quy ước trái khoáy của du mục bẻ quặt thì Trống Quân là một cuộc tế lễ toàn vẹn có ăn uống, hát xướng, giao hoan và do đó nó gây âm vang sâu thẳm vào lòng con người đến độ chỉ huy cuộc sống trong cả năm, từ ý nghĩ, việc làm, lời nói, nó gây sức mạnh đến nỗi mọi lời khác đã qua đi nhưng những lời hát trong trống quân được giữ lại, như ca dao tục ngữ hay nếu đã có văn học thì như Kinh Điển.
Kinh Thi chính là kết nạp những bài đã hát trong Trống Quân (Fêtes 224). Còn trong Việt thì Trống Quân kết tinh vào Trống Đồng. Trống Đồng không chi khác hơn là tinh tuý Trống Quân, nơi Âu Cơ tiên đang lao xuống miệng rồng là bố Lạc.
Đây là chỗ cần đặt câu hỏi tại sao lại nói Trống Quân. Có nên viết là Chống Quân với ý nghĩa hai đạo quân chống nhau chăng: opposer toupes? (như ông Nguyễn Văn Huyên đề nghị trong Chants alternés p.29). Thưa viết chống không hẳn sai nhưng muốn toàn vẹn phải nói Trống Quân với ý nghĩa để Trống.  Y như cái trống trời trống đất phân hai bè nam nữ cũng để trống mặt.  Và sau này khi đã làm thành Trống , Trống cũng để trống một mặt gọi là Trống Bộc (Huyên 28) tức là trống của dân Bách Bộc (trên Bộc trong dâu) cũng như Trống Đồng cũng phải để một mặt trống mới đúng tên là Trống, là “ thần cổ đánh ở kinh đô Việt mà tiếng ngân mãi tới Lạc Dương “.   Đó là để nói lên lối thông giao với toàn thể u linh vốn là vô biên là cái không thể diễn tả mà chỉ biểu lộ bằng nhạc, bằng sự im lặng, bằng trống rỗng tâm hồn.
Vì lẽ đó cái Trống phải để trống một đầu, sau này người ta mất ý thức nên bịt luôn hai đầu, mà vẫn cứ kêu là trống, là đánh trống, mà thực ra là đánh bịt, đánh bùng, đánh lùng bùng vòng ngoài đối kháng làm ra hai bè chống nhau mà không biết đến vòng trong sinh sinh nội tại.
Như thế là sa đọa tự nhất nguyên lưỡng cực đốc ra nhị nguyên bịt kín: chọn một bỏ một theo kiểu biện chứng, ý hệ , không còn hợp với dịch lý kết hậu bằng quẻ vi tế, tức để trống đầu cuối cho nó mở sang cõi vô biên.  Y như hội họa mà đi đến cùng kỳ cực phải như Mã Viễn “ vẽ bằng không vẽ “  tức biết phối hợp cảnh vật với quãng trống lúc ấy đóng vai vô biên. Chính sự hiện diện của quãng trống kể như một thực tại vô biên đó đem lại cho bức họa nét trầm hùng bi tráng không tìm thấy ở nền hội họa nào khác như René Grousset nói về bức họa “ chiếc thuyền câu trên ao thu “  của Mã Viễn “ une des oeuvres les plus poignantes de la peinture de tous les temps “  (La Chine et son art p.177, 186) vì nó cũng nằm trong một nền triết lý của quẻ vi tế tức của cái trống, cột trụ của Trống Quân. “( Hết trích )
( Triết lý cái Ðình: Kim Ðịnh  )
“ Điều đặc chú trong chương này là địa vực một số lễ được coi như ấn tích của tác giả văn minh. Nếu văn minh là nông nghiệp mà nội dung các lễ cũng là nông nghiệp thì ở đâu mừng lễ đó tức đấy là chủ khởi sáng ra nền văn minh. Tính chất các lễ nông nghiệp là đi sát thiên nhiên như mùa gặt mùa cấy, hoặc những hiện tượng thiên nhiên như ngày trùng ngũ mừng mặt trời vào cung ngọ. Nói chung là các lễ này hướng nhiều đến sự sống, và gọi là Tết:
                             Tết Nguyên đán
                             Tết Đoan ngọ
                             Tết Trung thu.
Có lẽ ý nghĩa chữ Tết là một lối đọc chữ Tiết, hiểu là tiết nhịp uyên nguyên mà mọi tác động đều nhịp theo thì mới đạt cảnh thái hòa “ phác nhi giai trúng. Tiết vị chi hóa “  (T. D ).
Theo Tiết là những nhịp sống cao độ mà mọi cơ năng đều cố vươn lên cực điểm để cùng nhịp theo với tiết điệu thiên nhiên. Vì thế mà có những cuộc vui, tưng bừng ăn uống đình đám kèm theo nói lên sự sống tràn ngập.  Văn minh nông nghiệp đặt nền trên sinh sinh nên chú ý nhiều về sống hơn về chết như lễ thanh minh, lễ các vong hồn là những lễ không được chú ý lắm và phần nhiều mang nặng ảnh hưởng Phật giáo.
Chúng ta chú ý đến ba cái Tết (Lễ sống). Tìm hiểu nơi phát xuất của cái Tết với những biến dạng của nó xuyên qua các đời và hiện nay còn những đâu giữ nhiều nhất v.v, thì đấy là việc dài hơi của một nhóm nghiên cứu và thuộc về văn học xã hội hay cổ tục học.  Ở đây chúng tôi không bàn kỹ về các lễ mà chỉ nhằm ghi lại ít nét thuộc địa vực phát xuất hoặc duy trì. (1)
(1) Trong việc này chúng tôi có nhờ đến tài liệu của một số học giả trong đó phải kể tới quyển Chinese Festivals của giáo sư Wolfram Eberhard (Henry Schuman 1952 N.Y). Tác giả đã tốt nghiệp về triết học, xã hội và Nho học năm 1931. Năm 1933 được hội Baessler cấp học bổng cho sang Tàu nghiên cứu về cổ tục học nước này. Luôn thể ông có dạy Đại học Bắc Kinh cũng như Bắc Bình. Nhờ nghiên cứu tại chỗ nên sách của ông là những tài liệu đáng tin cậy có thể dùng làm tiêu điểm đầu tiên cho những ai muốn đi sâu vào đề tài.
Trước hết là Tết. Cái Tết của ta rất lớn lao như chưa có đâu ăn Tết trọng thể bằng: kéo dài đến cả hai tháng. Tháng chạp sửa soạn còn tháng giêng thì ăn tết ở nhà và tới nay tuy đời sống bắt phải giản lược nó vào những chiều kích bé nhỏ, nhưng so với các nơi khác Tết vẫn còn to hơn, lâu hơn nhiều lắm. Có một điểm mới xuất hiện là bên Tàu, Đài Loan, Nhật đã bãi bỏ Tết để ăn tết Tây, trái lại bên Việt Nam mặc dù ở vào tình trạng thuộc địa thì lẽ ra phải bỏ Tết trước hết, vậy mà vẫn giữ Tết thì có nên xem đó như một dấu chỉ ngầm rằng xưa kia tổ tiên Việt đã đặt ra cái Tết? Đấy chỉ là một sự gợi ý mời các nhà nghiên cứu về sau, ở đây chúng tôi chỉ tìm hiểu ít nhiều nét riêng biệt của ba ngày tết.
Điều nhận xét đầu tiên nằm trong chữ “ tháng giêng ăn Tết ở nhà “.  Đây là nét đặc trưng, bởi vì Tết là lễ trọng thể nhất cũng như lâu dài nhất trong năm mà lại không mừng ở đền chùa cũng như không ở những công sở mà lại mừng ngay ở nhà thì điều đó biểu lộ gia đình là nền móng của xã hội, mà không có gì khác thay thế được kể cả tôn giáo lẫn chính quyền.  Về phía chính quyền thì đã có mấy lễ chung rồi như hai lê “ tế Đế, tế Thường “ hay một hai kỷ niệm gì đó gọi là Quốc khánh thì nói chung dân vẫn tỏ ra hờ hững, họ để chú ý vào đó may ra được một phần mười, còn tất cả dốc trọn vào cái Tết phần lớn nằm trong khuôn khổ gia đình. Vì thế những chế độ ghét gia đình như cộng sản đều cố gắng quốc gia hóa cái Tết như thí dụ cho nghỉ ngày mồng một còn mồng hai thì dân phải thi đua trồng cây cho nhà nước. Đó là dùng võ lực để tước đoạt gia đình. Phía các tôn giáo cũng có tính cách kéo Tết ra khỏi gia đình ít là một phần. Không thành công vì chỉ có thể kéo ra khỏi gia đình để đem đến chỗ tinh thần hơn.  Nhưng theo quan niệm Việt Nho thì tinh thần đã lại nằm sẵn ngay trong nhà rồi nên không có gì hơn mà phải ra ngoài nếu có ra chăng thì cũng là rất chóng vánh: đi lạy Phật, hay hái xem một lát rồi về “ ăn Tết ở nhà “.
 Điều biểu lộ tinh thần gia đình thứ hai là tục Táo quân. Ngày 23 tháng Chạp ông Táo về trời lập bô về các việc đã xảy ra trong năm qua có liên hệ đến nước đến gia đình. Đấy là một tục lệ coi có vẻ dị đoan nhưng biểu lộ niềm tin vào Hoàng Thiên Thượng Đế của các dân Viễn Đông. Đêm 23 tháng chạp các gia đình thường tiễn ông Táo một bữa cơm thịnh soạn những món ăn toàn là đồ ngọt, cốt để cho khi lập bô ông dùng những lời lẽ ngọt ngào. Vì thế mâm chất bánh ngọt, mật, lại thêm một xị mật ong để bôi mép ông Táo! Lễ này do các ông phụ trách, còn các bà lo bếp núc không tham dự. Nhân dịp này ông Eberhard nhận xét về mối liên hệ giữa người và thần trong xã hội Viễn Đông. Tuy Thần có quyền phép hơn nhưng đó chỉ là sự khác về cấp bậc, chứ không về giống loại. Thần cũng chỉ là những công chức, một thứ quan lại, coi một việc nào đó mà nếu không chu toàn nhiệm vụ thì phải đổi đi. Thí dụ khi trời đại hạn dân đã cúng tế đàng hoàng mà thần vẫn không chịu làm mưa thì rất có thể tượng thần sẽ bị đem ra phơi nắng để nếm mùi đại hạn là gì. Cũng có thể bị quăng vào đống rác, rồi dân làng viết đơn lên Thượng Đế xin sai xuống một ông thần khác đắc lực hơn. Học giả Eberhard thêm rằng: tuy người Âu Tây chúng ta coi là buồn cười nhưng theo các nhà tâm lý thì lối quan niệm bình đẳng với thần thánh kiểu này không gây ra cảm tình tội lỗi hay ý niệm bị lệ thuộc quá đáng vào quyền năng thần thánh, đó là điều có sức cứu gỡ tâm hồn khỏi nhiều sự căng thẳng thần kinh do sự dồn nén, sợ sệt thần thánh, nên giúp cho con người cảm thức được quyền hạn riêng của mình. Tuy biết mình là một vật nhỏ không có nhiều quyền năng nhưng có một số quyền lợi bất khả sang nhượng, và hai bên đều có ăn sang ăn giả chứ không một chiều như bên Âu (Festivals 22). Đối với tục lệ táo quân ta có thể coi như việc thanh toán sổ sách trong năm sắp qua đặng có thể bước vào năm mới với tâm hồn thanh thản.
Ngày mồng một đầu năm là ngày trọng đại hơn cả, cũng là ngày nói lên tính chất gia đình đầy đủ hơn hết vì đấy không còn phải là gia đình nhỏ hẹp nữa nhưng là đại gia đình ăn về trước đến các tổ tiên đã qua cũng được thỉnh về để cùng ăn tết với con cháu. Còn về hàng ngang nghĩa là những người đang sống thì dù ở xa mấy mặc lòng trong mấy ngày tết gia đình cũng cố tụ họp để cùng chung vui. Bởi vậy có thể nói ngày mồng một Tết là tuyệt độ cao của đời sống gia đình trong đó mọi người đều được nhắc đến nhờ có tục lệ đọc và ghi gia phả. Ông Eberhard có nhận xét về việc ghi gia phả trong dịp này như sau: “ Bất kỳ đứa con nào sinh ra dù là chết yểu cũng được ghi chú tên tuổi phần số để lại các thế hệ về sau, nhờ đấy ai nấy đều có một địa vị trong cái chuỗi dài bất tận của các thế hệ. Thật là một điều đáng suy nghĩ trước sự đổ vỡ của gia đình hiện nay, các nhà tâm lý nói đi nói lại rằng rất nhiều những khó khăn nội tâm của chúng ta như bệnh thần kinh… là hậu quả những cảm thức bất an ninh cách sâu xa, bởi ngay từ trong những ngày bé bỏng đứa trẻ đã cảm thấy mình trơ trọi trên đời: vì sống trong một nhóm tuy là gia đình nhưng thực chất chỉ là một đơn vị kinh tế. Trái lại ở đây ai nấy đều có một địa vị ngay từ lúc bé thơ và truyền lại mãi về sau. Nó vẫn là một phần trong công thể, mặc dù ngày mai có xảy ra sao đi nữa nó vẫn là một phần tử nên vẫn còn được tham dự trong buổi tiệc đầu năm này. “;  “ Our psychologist tell us over and over that many of our inner difficulties, our neuroses, are the result of a deep-seated feeling of insecurity which begins in the early days of childhood when the child feels itself alone in this world, living in a group of  people called “ family “  but representing no more than an economic unit. Here in this Chinese framework every member has his definite position. Has the security from the early day of his birth: each individual knows that he will have place in this record over his lifetime and in all future time. He is a member of a community, come what may, and will remain a member even after his death. He will take part, even then, in this sacrifice on New Year's.” (Festivals 43). 
Tôi biên lại cả bản văn để độc giả có thể đọc trong chính văn cảm nghĩ của một tác giả ngoại quốc về tính chất gia đình của ngày tết, đặng nhìn ra những điểm rất sâu xa nhưng vì chúng ta ở trong cuộc quá quen nên không nhận thấy được, nên cần nhớ đến những suy nghĩ của người ngoại cuộc xem bằng con mắt lạ lẫm tra hỏi thì cũng là điều hay.
Trong các trò vui công cộng dịp tết thì có tục múa lân. Trong lúc múa người ta vừa múa vừa ca những bài hát Phương Nam “ leader of the group sang the Southern song “  (Festivals 15). Tôi ghi điểm này vì coi là kiện chứng cho tính chất phương Nam của ngày Tết, tức là chủ tịch thuộc Bách Việt rất ưa ca vũ. Nhưng từ năm 200-100 t.c.n xẩy ra một sự đứt khúc rõ rệt gây nên do sự thắng thế của Hán Nho tức một thứ Nho đã bị trộn quá nhiều chất thanh giáo Bắc phương nên từ đấy ca vũ bị trụt xuống dần cho tới độ “ xướng ca vô loài “, và dân ca chỉ còn sống bám víu vào một số lễ lạy mà thôi. Bởi vậy cần phải có con mắt tinh tế nhìn những cái bé nhỏ để tìm ra dấu vết của nguồn gốc chúng ta.
Tết Đoan Ngọ đã được bàn tới trong Việt Lý bài Âu Cơ tuý, ở đây chỉ ghi nhận thêm ít điểm minh chứng đó là Tết của Việt tộc.  Điểm trước hết thuốc màu dùng trong Tết này là sắc đỏ để chỉ sự sáng nóng, mặt trời, mùa hạ, sự sống… vì thế đấy là lễ sống thứ hai gọi là lễ “ cầu may “  hay lễ của sự sống thuộc phương Nam “ double fifth is a Southern festival, lucky festival or festival of the living” . (Festivals 70-71). Vì thế Tết này ít có ở phía Bắc, ngược lại được mừng trọng thể ở phía Nam nước Tàu, tức trong miền của Bắc Việt. Một trong những trò vui của Tết là cuộc đua thuyền trong đó có hai dấu nói lên tính chất phương Nam: một là mỗi thuyền gồm 50 người. Con số 5 vừa nói lên ngày mồng 5 tháng 5 mà đồng thời cũng nói đến “ 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển” . Thứ hai là dùng cồng để đánh hiệu đua thuyền. Cồng đi với bà nên là dấu chỉ thuộc Viêm Việt. Tuy nhiên những yếu tố này dễ mất ý thức nên sau lẫn lộn. Nhất là vì Tết này bị vương triều cấm đoán ít ra hạn chế thí dụ việc đua thuyền, vì khi đua thuyền người ta hát những bài của Khuất Nguyên rất dễ gợi lòng ái quốc, nhưng còn vì một tục lệ nguy hiểm cho tính mạng Hán tộc. Không hiểu tục thi bơi thuyền có từ lúc nào, nhưng về sau nó kéo theo sự kỷ niệm Khuất Nguyên là người Nam Man thuộc nhóm Thái hoặc Dao tức Bách Việt (Festivals 75) vì không được vương triều thâu nhận những bản điều trần mà tự vẫn, thì đấy là một mối thù của dân gian đối với vương triều của Hán tộc, và vì thế có tục bắt một người Hán để đến ngày đua thuyền thì tế đặng báo thù cho Khuất Nguyên. Đấy là tục lệ nguy hiểm cho Hán tộc nhất là những người có bộ râu dài đẹp.
Dân Nam Man bắt có họ đưa về nuối nấng đàng hoàng để đến ngày trùng ngũ đưa ra dìm sông tế Khuất Nguyên. Về sau vì có nhiều biến đổi, nhiều hiện tượng dị đoan len lỏi vào như việc thả cơm cháo xuống nuôi hồn Khuất Nguyên v.v… (Festivals 76). Nhưng ý  tưởng cầu mưa để đặng mùa màng phong đãng luôn đi kèm lễ, nên ta vẫn có thể nhìn ra được gốc gác của nó thuộc nông nghiệp và từ phương Nam phát xuất.
Trung Thu là Tết sống thứ ba hoàn toàn có tính cách đàn bà. Trước hết đây là lễ đặc biệt thuộc mặt trăng. Vì thế không mừng đúng vào ngày thu phân là 21 tháng 9 dương lịch, mà lại mừng vào ngày 15 tháng 8, thường là cuối tháng 9. Cứ kể ra thì lễ nào cũng gọi được là thuộc mặt trăng vì theo lịch Viễn Đông thì tháng tính theo mặt trăng biểu thị nguyên lý mẹ. Nhưng lễ này còn có thêm hai nét nữa nói lên nguyên lý mẹ là mừng về đêm, nên có tính chất “ lãng mạn “  nhất (it is undoubtedly the most romantic. Festivals 79). Hai nữa là việc tế tự thì do các bà chủ sự. Tai sao lại thuộc các bà? Lý do sâu xa là vì mùa gặt là công các bà. Thời sơ nguyên đàn ông đi săn, đàn bà ở nhà nghĩ ra việc gieo, mà đã gieo thì rồi có gặt, cho nên mọi tết đều có tính chất mẹ hơn cha. Nhưng vì hậu quả của gặt kéo dài hơn nên có lẽ vì vậy mà tết Trung Thu là một tết mừng mùa gặt, mùa tích trữ (thu tàng) thóc lúa nơi buồng các bà, nên là lễ thuộc các bà hơn và vì thế cũng phát xuất bởi vùng Viêm Việt nhất là Phúc Kiến, theo như các sách cổ nói: old texts tell us that the mid autumn festival originated in Fukien Province. (Festivals 100).   Không hiểu vì từ lúc nào đó thì có một lễ khác gọi là lễ trùng cửu, tuy sau này sáp nhập với Tết Trung Thu nhưng ban đầu là hai Tết khác nhau. Tết Trung Thu hoàn toàn vui vẻ còn trùng cửu thì có mang sắc thái lo âu, xem ra là riêng của dân Việt một dân có nhiều điểm giống với các dân Thái. The festival of  “ Double Nine “  belonged to an East Chinese ethnic group, the Yueh. These Yueh were in many respects similar to the Tai. (Festivals 111) Có lẽ vì sự bành trướng của du mục Bắc Phương nên nhiều lần Viêm Việt phải bỏ tất cả để tháo chạy nên lễ trùng cửu tỏ ý lo âu chăng.  Ngoài những lý lẽ trên thì ta còn thêm được một chiều kích siêu hình của tết Trung Thu, tức là sự trùng hợp với các số Lạc Thư mà Lạc Thư biểu thị một nền triết đạt quan như đã trình bày trong quyển Dịch Kinh Linh Thể (bài cuối). Thế mà Lạc Thư có những con số hợp với Tết Trung Thu. Vì Lạc Thư gồm 8 lô với một trung cung, và cộng chiều nào cũng được 15, như vậy là có sự trùng hợp với ý cùng của Tết là ăn mừng mùa màng thu gặt thì Lạc Thư cũng là triết đạt quan thâu thái, vì là biểu hiện nguyên lý mẹ đối với nhà Hà Đồ biểu hiện nguyên lý cha. “  
 ( Hết trích )
( Pho tượng đẹp nhất của Việt tộc: 10.- Pho tượng đẹp nhất . . . Kim Định )
“ Quốc hồn là cái hồn thiêng của đất nước, cái tinh hoa văn hóa dân tộc, ta có thể gọi bằng tiếng mới là cái triết lý của tiên tổ chúng ta.  Quốc tuý trái lại là cái gì vật chất thường gắn liền với ăn với uống, có tính cách tinh vi, có khả năng làm cho say, say tuý luý như quen nói về thuốc lào, rượu đế, một số món ăn đặc biệt tinh xảo.
Hai điểm trên nếu để rời thì nói được là đâu cũng có cách nọ hoặc cách kia, nhưng khi đem hai cặp thành ngữ đó ghép vào nhau thì đấy là một nét đặc trưng nghĩa là không đâu có.  Nét đặc trưng nói lên hai điều: 
Thứ nhất là đặt đạo vào ngay những truyện thường nhật như ăn uống là điều khác với nhiều nơi, thí dụ Tây Âu và Hy Lạp thì họ đặt trên lý giới rất xa cõi người ta: ăn ra ăn, triết ra triết. Họ nói ăn đã rồi mới triết lý sau: prius manducare deinde philosophari. Với ta thì ăn đã là triết. Triết ngay trong việc ăn.
Điểm hai là nói lên tác động con người, chính con người giữ một vai chủ động ngay từ trong việc đạo, việc linh thiêng.
Đó là điều đặc biệt của triết lý nhân chủ vốn đề cao tác động con người, đưa lên tới bậc ngang hàng cùng trời đất như bánh dầy chỉ trời chỉ đạo đó là quốc hồn, bánh chưng chi đất là quốc tuý: còn phần việc của con người là ăn. Nếu ta để tâm suy nghĩ sẽ thấy việc của con người cao cả xiết bao: đó là ăn trời ăn đất, hoặc nói theo Kinh Dịch là vui với trời, ăn với đất (lạc hồ thiên, thực hồ địa).
Chính vì nét đặc trưng đó mà tiếng Việt có những cặp danh từ kỳ lạ như ăn học, ăn chơi, ăn nói, ăn làm, ăn hỏi, ăn cưới, ăn lời, nếu không thì ăn đòn v.v, tức là ăn đi với những việc không phải ăn.
Vậy thì tiếng ăn ở đây nó như cái khung của đạo lý: thay vì nói phương pháp tôn chỉ của học của chơi thì ta nói ăn học, ăn chơi. Là vì đạo lý nào muốn có thực chất thì phải tiêu hóa, nên sau mỗi cái ăn đều có một đạo lý, thường được biểu lộ bằng một câu truyện và những âm vang như tục ngữ thói tục.  Thí dụ cụ thể là ăn trầu. Ăn trầu là một lối ăn riêng biệt rất công phu, kéo dài gọi là nhai. Nhai thì Mỹ cũng có, Mỹ Việt đều nhai: Mỹ nhai chewing gum, Việt nhai trầu. Nhưng đàng sau cái nhai của Mỹ không còn gì ngoại giả cao su. Ngược lại với miếng trầu thì đàng sau còn lắm điều hay.
Điều thứ nhất là có say: có tuý luý, có đỏ mặt và nóng ran người.  Điều hay thứ hai là có truyện trầu cau. Đây là truyện hay ở chỗ biểu thị cao sâu của nó, cây cau mọc thẳng lên tượng trời, hòn đá vôi nằm ngang dưới gốc tượng đất, còn người là cô gái trở thành cây leo quấn quýt lấy cả hai cây và đá. Vì đó có bản gọi tên cô là Liên tức đóng vai liên lạc giữa trời cùng đất.  Quốc tuý được biểu thị bằng nhai đi nhai lại cho trầu cau hòa hợp vào nhau để sinh ra một chất mới là nước trầu đỏ thắm để chỉ quốc hồn quốc tuý hòa hợp và như vậy rất tiện để chỉ việc hôn phối giữa nam nữ, hầu sinh ra con cái nối dòng, do vậy mà miếng trầu  trở nên đầu câu truyện với vô số phong dao tục ngữ đi kèm:
                             Trầu bọc khăn trắng cau tươi
                             Trầu bọc khăn trắng đãi người xinh xinh
                               Ăn cho nó thỏa tâm tình (tuý đấy)
                             Ăn cho nó thỏa sự mình với ta (hồn đấy)
                             Trầu này trầu quế trầu hồi
                             Trâu loan trầu phượng trầu tôi trầu mình
                             Trầu này trầu tính trầu tình
                             Trầu nhân trầu nghĩa trầu mình lấy ta.
                             Trầu này têm tối hôm qua
                             Trầu cha trầu mẹ đem ra cho chàng
                             Trầu này không phải trầu hàng
                             Không bùa không thuốc sao chàng không ăn?
                             Hay là chê khó chê khăn
                             Xin chàng đứng lại mà ăn miếng trầu.
Còn biết bao nhiêu nữa nhưng vậy tạm đủ để thấy sự dị biệt giữa cái nhai của Mỹ và cái nhai của tiền nhân ta. Nhai chewing gum thì chỉ có nhai đàng sau không còn gì; còn nhai trầu thì đàng sau có câu truyện trầu cau đầy ứ ý nghĩa với vô số cái ăn đàng sau: ăn hỏi, ăn cưới, rồi ăn ở, ăn nằm.…Sau ăn trầu thì nói đến ăn Tết ta còn thấy sự dị biệt lớn lao hơn nhiều.  Trước hết Tây đâu có nói ăn Tết, họ nói célébrate gì đó, nghĩa là mừng.
Thí dụ Tết Tây chỉ có một ngày là hết, hôm sau là chấm tròn đi job.  Tết ta thì có đến ba ngày, ta quen nói “ ba ngày Tết “, đã vậy đó chỉ là chính cốt chứ phải kể cả sửa soạn và cái đuôi thì cả hàng tháng. Đến nỗi phong dao có câu:
                             Tháng giêng ăn tết ở nhà
                             Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè.
Đấy là cái khác nhau bên ngoài, bây giờ tìm vào đến nội dung ta mới thấy một sự khác biệt sâu xa lạ lùng.
Ta thấy Tết chính là Tiết, tức là tiết nhịp hòa âm thống nhất. Thống nhất chi? Thưa là trời đất người, cả ba phải hòa nhịp.   Vì thế mà Tết phải có ba ngày và cả ba đều là căn bản, vì thiếu ba thì làm sao có hòa hợp, có thống nhất. Trời quá cao đất quá thấp, phải có người làm trung gian mới có thái hòa.
Rồi để cho sự thống nhất có nội dung trung thực thì Tết phải mừng vào lúc trời hết lạnh, lúc đất nở hoa lá, con người có thể ra đồng trồng gieo.
Vậy nên đó phải là mùa Xuân lúc khí trời ấm áp, thảo mộc nảy mầm lá hoa, người có thể đi ra để khởi đầu quá trình gieo gặt. Đó là một cảnh thái hòa được diễn cách cụ thể trong mùa Xuân. Ta quen nói: “ Ngày xuân con én đưa thoi “ là vậy.  Phải là mùa Xuân én mới đưa thoi được chứ ngày Đông mà rở thoi ra thì teo gấp, còn đâu nữa mà đưa, mà thoi không đưa thì làm gì có hòa hợp.   Tết Tây không bao hàm triết nên họ đặt Tết vào lúc thịnh đông: lúc trời rét căm căm, đất đầy tuyết, người phải rúc trong nhà. Như vậy là chỉ nghĩ đến Trời mà không kể đến Đất đến Người, nên Tết chỉ có một ngày, nếu nói ngặt thì Tây chỉ có một ngày đầu năm mà không có Tết. Vì Tết là tiết là nhịp mà có nhịp với ai đâu: độc tấu à, chỉ có Trời độc tấu. Đất với Người không tham dự, làm sao mà có truyện Tết như ta.
Truyện Tết kể rằng vua Hùng Vương thứ ba muốn truyền ngôi cho con, nhưng không truyền cho bất cứ con nào mà phải là con có tài có đức, vậy để tìm ra người đó thì vua đặt ra cuộc thi gia chánh kỳ lạ: hễ con nào làm được món ăn vừa ý vua hơn cả thì sẽ truyền ngôi cho. Các con vua liền bổ đi khắp ngả để tìm của ngon vật lạ người lên rừng, kẻ  xuống bể, kẻ đi đông người sang tây đưa về thôi thì đủ thứ: sơn nhung, hải vị, giò lụa, nem công, chả phượng, chả quế, hot dog, hamburger không thiếu thứ gì. Trong khi đó công tử thứ 9 tên là Lang Liêu nhà nghèo không có phương tiện chuyên chở nên chẳng tìm ra được cái gì xa lạ, nên buồn rầu cả đêm trằn trọc mất ngủ. May thay đang lúc bối rối thì có thần hiện đến mách nước rằng khỏi đi đâu xa xôi hãy xuống ngay bếp lấy gạo nếp ra làm một bánh vuông, và một bánh tròn, rồi chồng lên nhau mà dâng vua cha. Lang Liêu liền làm theo đó. Đến ngày thi thì được vua cha chấm nhất với ưu hạng khen rằng ăn không những đã ngon mà ý nghĩa thì hàm súc vô cùng, vì bánh chưng vuông chỉ đất, bánh dầy tròn chỉ trời. Vậy đó là đạo người rồi còn chi, vì người được định nghĩa là “ nhân giả kỳ thiên địa chi đức “  mà. Thực là không thể sâu xa hơn được nữa. Thế là vua truyền ngôi cho Lang Liêu và cải hiệu là Tiết Liệu nghĩa là biết lo liệu cho cuộc sống hợp với tiết trời cùng đất.  Và từ đấy thì gọi ngày đầu Xuân là Tết và cũng từ đấy hễ đến Tết thì tiên tổ ta gói bánh dầy bánh chưng và gọi là bánh vua Tiết Liệu, với ý nghĩa là phải xếp đặt cuộc sống cho hợp với đạo trời đạo đất.
 Đấy là câu truyện Tết.  Còn âm vang của câu truyện là sự thái hòa trước là giữa Trời, Người với Đất sau là giữa người với người. Về Trời với Đất thì có những nghi lễ nhớ trời đất như múa lân, trời thì có Rồng với ông địa đi kèm.   …Còn với người thì kỹ hơn. Với thế hệ đã qua thì có lễ Gia tiên, với những nghi thức tưởng nhớ đến ông bà. Với người đang sống thì thăm hỏi quà cáp, những người họ hàng ở xa cũng cố trở về quê hương ăn Tết để gặp lại và thăm hỏi bà con.
Ấy là chưa kể đến thể chế bình sản, xóa bỏ sự phân chia giai cấp giữa kẻ có với người không, giữa chủ với nô, để ai ai cũng là người tự do, và nếu vì kế sinh nhai cả năm vất vả thì nhờ vào “ ba ngày tết “  mà nghỉ ngơi ít bữa để có dịp ngửa mặt nhìn trời, cúi xuống nhìn đất tức sống an vui trong mấy ngày: tạm xếp sang bên mọi bận rộn, lo âu thường nhật để lòng phơi phới vui Xuân: vì thế ngày Tết không ai dám đòi nợ, hay trách mắng, trái lại ai nấy cố vui tươi mời gọi, chào đón, đi đâu cũng có ăn với những nét mặt hân hoan cười nói làm ta dễ cảm tưởng đó là quang cảnh lân bàng với bồng lai tiên cảnh, vì là lúc người nghèo tới đâu cũng được hưởng cảnh dư dật phong nhiêu tràn ngập của ngon vật lạ.  Đó lẽ ra phải là cuộc sống thường xuyên của con người nghĩa là con người lẽ ra phải được sống thảnh thơi như những con chim, làm ít chơi nhiều, tung tăng với ca xướng và vũ điệu như được ghi tạc trên mặt trồng đồng Ngọc Lũ.
Chính đó là lý tưởng của triết lý an vi, một nền triết nhằm hạnh phúc của mọi người như lý tưởng, như là cứu cánh.
Và quả thực trong dĩ vãng lý tưởng đã hiện thực được phần nào tuy còn xa mới hoàn bị, nhưng so với những nơi khác thì quả không hổ mặt xưng là nước có văn hiến sống theo lý tưởng Tết là hoà hợp giữa Trời, Đất, Người.  Tuy vì trình độ lúc xưa chưa có cơ khí, cũng như vì nhiều lý do phức tạp con người chưa đạt được cảnh an vui thịnh vượng như ý, thì ít ra mỗi năm để ra ít ngày và tạo điều kiện để mọi người có thể sống lối sống lý tưởng nọ ít nhất trong ba ngày, rồi sau đó cố kéo dài ra được đến đâu thì đến, bằng các cuộc hội hè, đình đám, chơi xuân.  Đấy là lý do giải nghĩa tại sao Tết đã in sâu vào tâm thức người Việt một ấn tượng tươi vui phấn khởi đầy tưng bừng trẻ trung đến nỗi thiếu Tết nó làm cho ta cảm thấy mất mát một cái gì quá ư trầm trọng, mà trầm trọng thật, vì nó là dấu mất một nền triết lý ơn ích hơn hết cho con người mà Việt tộc có cái may đã sáng tạo và duy trì được trên bốn ngàn năm.

                                    * Ba ngày Tết; Triết lý xây trên chữ Thời
Đang khi các nơi chỉ có triết lý một chiều bất động gây nên các thứ độc quyền, độc chiếm, độc chuyên, đã không giúp cho đời được an vui thì chớ, mà nếu chẳng may nó cướp được chính quyền thì gieo rắc đau thương trầm thống khôn cùng, như dân nước ta hiện đang là nạn nhân cực kỳ khốn đốn. Đó là trái đắng của triết lý xây trên không gian bất động với cái Tết chỉ có một ngày, trái ngược hẳn với triết Việt xây trên chữ Thời rất uyển chuyển vì làm bằng tiết, nhịp, hợp hòa, thống nhất dễ giúp gây được nhiều hạnh phúc như nước ta trong hơn bốn ngàn năm qua đã nhiều lần được hưởng.  Đành rằng so với đời sống hiện nay được nâng đỡ do khoa học kỹ thuật: đâu đâu cũng đầy xe hơi nhà lầu với tiện nghi tràn ngập thì đời sống thôn quê ta xưa thấp hơn nhiều lắm. Thế nhưng biết bao người di tản vẫn nuối tiếc cuộc sống bên nhà là vì hạnh phúc con người chỉ lệ thuộc vào tiện nghi có 2 phần 5, còn ba phần nữa ở tại lối xắp đặt, ở tại môi sinh tinh thần, ở tại tâm hồn thảnh thơi: không có tủ lạnh nhưng gà vẫn chạy quanh vườn, cá vẫn lội dưới ao, lúc hứng lên muốn nhậu là chạy ra xùa rãnh bắt ít con tôm, hái thêm mớ rau mớ lá, lôi ra vài xị đế nữa, thế là một cuộc nhậu khởi đầu bất tận, nhiều khi có sáu câu vọng cổ mùi giúp vui hay dăm ba ván cờ tướng! Khỏi lo mất job với đụng xe. Đấy không phải bản ráp của cuộc sống trên “ bồng lai tiên cảnh “  hay sao?  Thế mà không phải chỉ có trong huyền thoại nhưng đã thấp thoáng xuất hiện nhiều lần trong trình sử của nước ta.
Đó là công hiệu của một nền triết lý trung thực hơn hết cho con người mà “ ba ngày Tết “  là một bản tóm sinh động.  Như vậy quả là đáng cho chúng ta nâng niu gìn giữ như một gia sản thiêng liêng để mà truyền dòng nối dõi. Chúng ta cần phải nghiên cứu học hỏi để duy trì lấy nền văn hóa ơn ích nọ trong các đoàn thể người Việt hải ngoại, cũng như để nuôi dưỡng cho ngày thêm vững mạnh ý chí phục Việt kiến quốc, mong một ngày nào đó không còn phải kỷ niệm tết, nói về tết nhưng là “ ăn tết ” với sự tham gia của mọi giác quan trên chính quê nước khi đã tìm lại được tự do hạnh phúc như xưa.”  


Việt Nhân giới thiệu )Triết lý cái Ðình của Kim Ðịnh) 

015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...