Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

0017023 ĐẠO ĐỨC KINH NHÌN TỪ PHƯƠNG NAM




ĐẠO ĐỨC KINH NHÌN TỪ PHƯƠNG NAM
Ngô Sỹ Thuyết
******
TT: Người Nhật nói Ông Khổng tại Nhật Bn là ông Khổng sống, ông Khổng tại Trung Hoa là ông Khổng chết”. Đó là vì người Nhật đã biết tìm cái mới, cái tinh hoa của Khổng học, trong khi người Trung Hoa chỉ biết truyền dạy cho nhau một chiều về tư tưởng người xưa từ mấy ngàn đời. Lại nữa ai cũng biết hang động Đôn Hoàng nổi tiếng ở TQ, nhưng ở Nhật lại có Đôn Hoàng học. Và biết đâu, Đạo Đức Kinh lại được chúng ta, người phương Nam hiểu rõ và chỉ ra được những  giá trị đích thực của tư tưởng Lão tử, đặc biệt là có thể “làm mới” và ứng dụng thành công.
Lão tử, Trang tử đều cho rằng: “Đạo bất khả tư nghị, nên nói hay viết gì về Đạo cũng đều bất xứng. Hỏi, thưa, bàn luận về Đạo, tất cả đều vô nghĩa. Còn luẩn quẩn trong vòng đó, thời chưa thể nào thoát phàm, nhập thánh được”. Biết vậy, nhưng con người ta vẫn bị thôi thúc tìm hiểu và diễn giải cái điều bí ẩn nhất của vũ trụ - Đạo.
Cụ Phan Bội Châu có một lời khuyên rất thú vị viết trong bộ Khổng Học Đăng: «Hễ ai đọc bản sách này, trước phải lập định một cách tự nhiên rằng: “Ta là Khổng Tử, ta là Mạnh Tử, ta là Platon, ta là Kant, chẳng qua đời tuy có xưa- nay, đất tuy có Đông - Tây, mà tâm lý y như nhau, thánh hiền tức là ta, ta tức là thánh hiền, ta chỉ là người hậu tiến của cổ nhân mà thôi.”» (Khổng Học Đăng I, Phàm Lệ). Đọc Đạo Đức Kinh cũng vậy, nếu đâu đó thấp thoáng bóng hình của chính mình thì chắc chắn bạn đã có những tiến bộ quan trọng trên con đường tìm Đạo.
Cảm ơn Internet đã cho tôi được đọc những cuốn sách thú vị, được gặp gỡ, được chia sẻ những tri thức cổ kim, đông tây từ rất nhiều người tài ba trên khắp thế giới. Với chủ đề “Đạo Đức Kinh nhìn từ Phương Nam” tôi chỉ mong muốn trình bày một số hiểu biết có phần chủ quan, hạn hẹp của tôi - một kỹ sư tin học bình thường về cuốn sách của Lão Tử, người phương Bắc, tôi là người Việt Nam, ở phương Nam.
Tôi cũng vô cùng biết ơn Cố Bác sỹ Nhân tử Nguyễn Văn Thọ (1921-2014) cùng phu nhân của ông – bà Huyền Linh Yến Lê (Lê Thị Yến) và ban quản trị trang mạng Văn hóa Đông Phương tại địa chỉ http://nhantu.net  đã giúp tôi có được những hiểu biết quan trọng trong hành trình đi tìm Minh Triết. Với tôi, ông đúng là 
một Người Thầy tâm linh vĩ đại, một Triết gia lỗi lạc, một Đạo gia phi thường, một Văn gia cự phách, một Học giả uyên bác, một Thi sĩ tài hoa.
Với cách trình bày rõ ràng, khoa học, nhất quán và bay bướm đầy chất thi ca ông giúp cho người đọc hiểu và dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ nội dung, ý nghĩa những lời răn dạy của tiền nhân. Tôi cũng xin phép được sử dụng những lời bình giải, dịch thơ của ông trong bài thuyết trình của mình, bởi tôi cũng chỉ là người may mắn thấy được cái hay, cái đẹp trong các công trình nghiên cứu Văn hóa Đông phương của ông. Tôi cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân rằng, có thể đọc và hiểu những cuốn sách của tiền nhân dễ dàng hơn nếu chúng ta biết sử dụng hệ thống khái niệm của công nghệ thông tin, của máy tính và Internet và tư duy “lập trình tin học”. 
Thượng Đế là … Nhà Lập trình ? Đạo là Chương trình Tạo hóa ?
Tôi là dân IT, chuyên về lập trình. Từ cuối những năm 1990, tôi đã nhận thấy rằng, tin học là thứ rất quan trọng, mọi lĩnh vực đều có thể là đối tượng phục vụ của công nghệ thông tin. Nói cách khác, có thể tin học hoá mọi lĩnh vực trong xã hội, các phần mềm tin học đã và sẽ được dùng mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực và ngày càng tinh vi hiện đại. Những năm sau đó, khi có thời gian nghiên cứu về triết học, văn hoá, tôn giáo,.. tôi lại thấy rằng ngoài những chương trình phần mềm (do con người lập) có trong những chiếc máy tính hay thiết bị điện tử thì “sự lập trình” (của thiên nhiên) dường như hiện hữu ở khắp nơi quanh ta trong mỗi cái cây, ngọn cỏ hay muôn loài động, thực vật.
Khi nghiên cứu về Minh Triết tôi đã phát hiện ra rằng:
Thượng Đế tồn tại và Ngài là Nhà lập trình vĩ đại nhất, vũ trụ là công trình sáng tạo vĩ đại của Ngài, là đồ án được Ngài thiết kế và triển khai, giám sát một cách hoàn toàn tự động bằng phần mềm “Chương trình Tạo hoá”.
Từ việc nhận thức thế giới sự vật hiện tượng qua lăng kính của dân IT tôi tin rằng chúng ta có thể sử dụng hệ thống khái niệm và tri thức của khoa học máy tính và công nghệ thông tin để giải thích, diễn giải hầu hết mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong vũ trụ. Một điều thú vị là 20 năm trước, khi viết cuốn “Lược sử thời gian” (A brief history of time, 1987) S.Hawking còn tin rằng có Thượng Đế nhưng khi viết “The grand Design, 2010” ông lại quả quyết rằng triết học đã chết và “Vũ trụ hình thành không cần đến Chúa”. Ở đây, tôi thấy được những mâu thuẫn và khiếm khuyết trong lập luận của S.Hawking trong cuốn “The grand Design” cũng như một số phát biểu gần đây của ông về Thượng Đế và Vũ trụ. Một trong những khiếm khuyết đó là ông đã bỏ qua mối liên hệ về thông tin giữa mỗi cá nhân với không gian thông tin toàn thể của vũ trụ (trí tuệ vũ trụ), chúng ta được “nối mạng” online với “siêu máy tính vũ trụ”, giống như mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta được kết nối để trao đổi thông tin với bộ xử lý trung ương (CPU) trong trí não của mỗi người.
Tôi trở nên có Đức tin về Thiên nhiên, về Tạo hoá còn do lòng trắc ẩn và sự nhạy cảm của bản thân về sự lập trình phần mềm, về những điều chúng ta có thể học được ông Trời trong cách lưu trữ, quản lý, xử lý thông tin số liệu là những hoạt động bình thường, phổ biến trong nền kinh tế tri thức. Tôi có thể chứng minh, mô phỏng những điều mình nói bằng chính những thành quả khoa học kỹ thuật của nhân loại và sản phẩm phần mềm đặc biệt của chúng tôi, vì vậy tôi không sợ trở thành người quá “duy tâm, chủ quan”. Tôi sử dụng tri thức và những thành tựu của khoa học công nghệ để làm phương tiện và sở cứ cho luận thuyết của mình một cách nhất quán.
Việc “phát hiện” ra có Ông Trời chẳng phải là điều gì mới mẻ, cái chính là phải làm sao để cùng nhau thấy được Ngài đã và đang làm gì, con người đã học hỏi rất nhiều từ thiên nhiên, nay muốn vươn lên một tầm cao mới sẽ phải tiếp tục học được những gì nữa để giải quyết những vấn đề lớn, những bế tắc trước mắt và tương lai bằng chính sự nỗ lực sáng tạo của mỗi người và của cả nhân loại.
Minh Triết là gì?
Theo từ điển Cao đài Minh triết (明哲, Wisdom, Sagacity, Sagacité) là luận giải một cách thấu suốt những lý lẽ tận cùng liên quan đến sự vật hay con người. Người minh triết là người thông suốt lý đạo và thời thế, lại biết dụng trí dụng tâm mà phân biệt điều phải điều quấy, luôn luôn giúp đời tiến hóa theo đạo lý tự nhiên. Người minh triết dùng lý trí để suy nghĩ hiểu biết nhưng khi phán đoán thì dùng cái chân tâm, vì cái chân tâm luôn luôn thuận tùng Thiên lý. Do đó, người minh triết không bao giờ dang xa nẻo đạo.
Dấu hiệu của Minh Triết là sự kiểm soát được những cảm xúc của bản thân để trở thành người điềm đạm, ôn hòa và có kỷ luật chứ không phải là kẻ kiêu ngạo, buông thả và lố bịch.
Đạo, Đạo Trời là gì?
Với tôi, Đạo chính là Chương trình Tạo hóa do Thượng Đế tạo lập ra để Sáng tạo và cai quản, vận hành Vũ trụ cùng vạn vật. Như vậy, Chương trình Tạo hóa có mục đích, có kế hoạch, có ý nghĩa thiêng liêng, cao cả và là công trình của một trí tuệ vĩ đại – Trí tuệ Vũ trụ.
Huyền học, Phiếm thần
Tư duy “lập trình” rất gần gũi với Huyền học (Mysticisme), bởi vậy tôi đồng ý với phương pháp bình giảng của Nhân tử Nguyễn Văn Thọ nhìn ĐĐK cũng như học thuyết Lão-Trang nói riêng, và các tác phẩm của đạo gia nói chung qua lăng kính của Huyền học.
Huyền học chủ trương Trời chẳng xa người. Đạo thể, hay Tuyệt đối thể đã ẩn tàng sẵn trong lòng con người. Tuyệt đối thể ấy tùy theo đạo giáo sẽ đổi danh hiệu: Đạo trong Lão giáo, Thái cực trong Nho giáo, Chân như trong Phật giáo, Thượng đế trong Công giáo, Atman trong Bà la môn giáo, Allah trong Hồi giáo, v.v. Cái phần thiên tính ấy, vì là tuyệt đối, vĩnh cửu nên bất sinh bất tử, có trước đất trời và trường tồn mãi với thời gian. Các nhà huyền học khi đã nhận định được rằng trong mình có Trời, có tính Trời, có Tuyệt đối, liền ra công tu sửa tâm hồn mình để kết hợp với Đạo thể cao siêu ấy.
Ngoài ra, tôi cũng cho rằng, công nghệ thông tin chính là nhịp cầu cuối cùng kết nối giữa khoa học và tâm linh. Sự sáng tạo của con người khi viết những chương trình phần mềm chính là chúng ta học tập và làm theo Thượng Đế, Chúa Trời trong việc Tạo ra thế giới và vận hành, cai quản vạn vật. Tất cả dường như đều được thiết kế, lập trình, kết nối,… bấm Enter cho CHẠY để rồi sau đó chúng ta quan sát được thế giới vạn vật. Bên trong muôn vàn sự vật hiện tượng đang hiển dương ở khắp nơi là những kênh, luồng thông tin, dữ liệu được mã hóa bằng “kỹ thuật số”, bằng những bytes, những bits thông tin. Năng lượng tràn đầy trong vũ trụ dưỡng nuôi, duy trì các “trường” để những bits thông tin được lưu trữ, xử lý, phân phối tới những phần tử khác nhau trong vũ trụ này. Các vị thánh nhân xưa đã mường tượng và “nhìn thấy” được sự trao đổi thông tin vô hình đó nên từ rất lâu rồi họ phát biểu rằng “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể”.
So sánh, đối chiếu các tôn giáo, Phiếm Thần (Panthéisme) coi Thượng đế này là chính vũ trụ, hay nói đúng hơn, Thượng đế là Đại Ngã, là ChânTâm vũ trụ, Thượng đế là căn cơ, gốc gác muôn loài. Phiếm Thần không bao giờ coi Thượng đế là vũ trụ hình danh, sắc tướng bên ngoài mà chỉ coi Ngài là Chân tâm vũ trụ. Vì Vũ trụ hình danh sắc tướng bên ngoài là cái gì biến thiên, còn Chân tâm mới là cái gì vĩnh cửu, bất biến. Phiếm thần dạy chúng ta muốn tìm Thượng đế phải tìm Ngài trong thâm tâm ta, vì Ngài chính là Bản Thể ta. Chúng ta là hình hiện của Ngài. Bất kỳ ai theo học thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể đều theo thuyết Phiếm Thần.
Kinh sách, sách Thánh hiền là gì ?
Tra trên Google không có một định nghĩa cụ thể “kinh”, “kinh sách” là gì mặc dù rõ ràng chúng ta thường được nghe, được thấy kinh Thánh, kinh Phật, kinh Koran,… và vô số những cuốn kinh khác. Sách Thánh hiền cũng vậy, không thấy có định nghĩa cụ thể nào.
Chúng tôi cho rằng, “KINH” là những thứ không phải chỉ đọc một vài lần, phải đọc đi đọc lại hàng nghìn lần, đọc từ đời này sang đời khác mà vẫn thấy hay, thấy mới, đó là sức hấp dẫn kỳ diệu có lẽ chỉ giành cho người có đức tin. Đạo Đức Kinh (ĐĐK) của Lão tử là một cuốn kinh như vậy, tôi vẫn đọc hàng ngày, đọc bất cứ lúc nào, mỗi lần đọc đều thấy tâm hồn thư thái, an nhiên.
Đạo Đức kinh cũng là một cuốn Sách Thánh hiền, gồm 81 chương, với khoảng 5000 chữ, hết sức khái quát và cô đọng. Sách thánh hiền là sách do các vị thánh viết ra hoặc người đời viết về các vị thánh với những lời khuyên răn dạy dỗ của họ. Sách chứa những câu danh ngôn và những câu truyện đầy tính triết lý. Đấng thánh nhân là hiện thân của Ông Trời, cho nên đời sống của họ là gương sáng cho thiên hạ. Ai mà theo các ngài thì chỉ có lợi, chứ không có hại, lợi vì tâm hồn sẽ trở nên sảng khoái, thư thái, an nhiên.
Lão tử là bậc thánh nhân, Ngài viết ĐĐK như kể lại những trải nghiệm, đúc kết của mình, nhưng chính các thánh nhân (với bản tính khiêm cung) cũng không thể nào mô tả lại cho thiên hạ biết mọi trạng thái nội tâm của mình khi đã đắc Đạo, cũng như không thể mô tả được hết mọi kỳ thú của Đạo. Vì thế cho nên, chính chúng ta phải chứng nghiệm lại những điều cổ nhân đã nói, phải thực hiện lại những trạng thái tâm thần mà cổ nhân đã qua, nếu không thì Đạo sẽ trở nên vô vị, nhạt nhẽo.
Đạo Thánh hiền
Cuốn Trung dung tân khảo của Nhân tử Nguyễn Văn Thọ (http://nhantu.net) có thể nói là cuốn sách đầy đủ và rõ ràng nhất về Đạo Thánh hiền, tác giả chẳng những khảo cứu Trung Dung mà còn làm mới mẻ Đạo Trung Dung. Theo đó, Thánh nhân là những người có thể:
- Tháo gỡ và tìm ra những đường lối chính yếu của nhân loại.
- Tìm ra được căn bản của nhân loại.
- Hiểu được mục đích biến thiên, hóa dục của trời đất.
Thánh nhân đã tìm ra được căn bản của nhân loại và minh định căn bản căn nguyên ấy chính là Trời. Đồng thời các ngài cũng nhận định rằng tất cả mọi cuộc biến thiên, tiến hóa trong trời đất là cốt giúp con người cải thiện mình, giúp con người đạt được mục đích cao siêu ấy. Thánh nhân là những người siêu việt, có một lý tưởng cao siêu tuyệt đỉnh, sống một cuộc đời hoàn thiện tuyệt vời, sâu xa như vực thẳm, mênh mang như Trời.
Thánh nhân là những người: Đạt đạo Trung Dung; Thông minh thượng trí; Đạt tới thiên đức, thiên đạo, cho nên phi là những bậc thánh nhân, thì không ai hiểu nổi thánh nhân. Điều đó không lạ, vì định luật “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
(Duy thiên hạ chí thành, vi năng kinh luân thiên hạ chi đại kinh, lập thiên hạ chi đại bản, tri thiên địa chi hóa dục, phù yên hữu sở ỷ ? Chuân chuân kỳ nhân; uyên uyên kỳ uyên; hạo hạo kỳ thiên. Cẩu bất cố thông minh thánh trí, đạt thiên đức giả, kỳ thục năng tri chi ?, Ch. 32, Thánh Nhân là bậc đại trí và hoàn hảo, TrDTK).

Tìm hiểu về Đạo Đức Kinh
Đạo đức kinh  của Lão tử chia làm hai phần: Thượng kinh gồm 37 chương, 2140 chữ, bắt đầu bằng chữ Đạo . Hạ kinh gồm 44 chương (từ chương 38 đến hết chương 81), 2815 chữ, bắt đầu bằng chữ Thượng đức  .
Đạo đức kinh là một quyển sách nhỏ, nhưng nổi tiếng là khó hiểu xưa nay. Mỗi người bình giải một cách, Tây có, Tàu có, Việt có, không biết cơ man nào là người bình, mà bức màn bí mật nhiều khi vẫn còn nguyên vẹn. Đây cũng là một sự may mắn hiếm có, bởi như vậy kinh mới không bị lợi dụng/ sửa chữa/ xuyên tạc. Riêng Lão tử thì cho rằng quyển Đạo đức kinh là một quyển sách dễ hiểu, mạch lạc, có chủ trương, trình bày nhất quán. Đạo đức kinh chương 70 viết:
Lời ta dễ biết dễ làm/ Nhưng mà thiên hạ chẳng am chẳng tường…
Chỉ với khoảng 5000 chữ nhưng có thể nói, Đạo Đức Kinh dạy cách làm người, dạy làm vua, làm quan và dạy cả “làm Thánh”. Hiểu được ĐĐK tức là hiểu được Lão tử, Ngài là người hiếu cổ và cũng là nhà huyền học.
Lão tử một con người hiếu cổ, Ngài không phải là người đầu tiên và duy nhất khám phá được Chân đạo, Chân lý. Nhiều người trước Ngài đã khám phá và đã thực hiện được Chân đạo, Chân lý. Trong Đạo đức kinh Lão tử nhiều lần đã nói đến đời sống cao siêu, những phương châm, mục đích cao đại của người xưa.
Ngài để cả chương 15 để mô tả lại đời sống huyền diệu của các nhà huyền học đời xưa. Ngài viết:
Ai người xưa khuôn theo Đạo cả/ Sống huyền vi rất khó tri tường…
Nơi chương 41, ngài viết:
Lời xưa đã từng khi truyền tụng,
Biết đạo thời như vụng như đần.
Tiến lên mà ngỡ lui chân,
Tới bên đạo cả mà thân tưởng hèn, v.v.
Nơi chương 42, ngài nhắc lại một phương châm bất bạo động của người xưa:
Người xưa dạy câu này chí lý,
Ta cũng đem ta chỉ cho đời:
Xin đừng bạo động ai ơi,
Ai mà bạo động chết thôi bạo tàn.
Đó lời giáo phụ ta ban.
Nơi chương 68, ngài viết: «Sống kết hợp với Trời là tuyệt điểm của đời xưa...» (Thị vị phối thiên cổ chi cực), trong rất nhiều chương Ngài đều trích dẫn cổ thư. Xem như vậy, thì Lão tử: Chuộng cổ nhân; Mộ đạo cổ nhân.; Yêu nếp sống thiên nhiên của cổ nhân; Đã đạt tới tinh hoa mà cổ nhân đã đạt; Muốn làm sống lại nếp sống của cổ nhân, về phương diện cá nhân cũng như về phương diện chính trị.
Về phương diện hiếu cổ, hoài cổ này Lão tử cũng giống Khổng tử, trong Luận Ngữ, Khổng tử nói:             «Ta trần thuật, chứ không sáng tạo/ Tin cổ nhân mộ đạo cổ nhân.»
Như vậy người xưa phải có cái gì đẹp đẽ, siêu việt cho nên, các thánh hiền sau này mới ra công khai thác, bảo vệ và lưu lại cho hậu thế. Cái tinh hoa, siêu việt của người xưa là: sống gần Đạo, gần Trời, sống ngoài sự vận chuyển của thời gian, sống trong trạng thái ban sơ, hồn nhiên, toàn mỹ, không bị những tập tục xã hội ràng buộc; không bị những nhà cầm quyền với những luật pháp khắt khe chèn ép. Lão tử đã gợi lại cuộc đời lý tưởng ấy, và cố gắng giải thoát con người khỏi những trói buộc của những tập tục, những qui ước của nhân quần xã hội và lịch sử gây nên.
Hamvas Béla nói:Khoảng thời gian sáu trăm năm trước công nguyên đã tách nhân loại ra thành thời hoàng kim và thời khải huyền. Khoảng thời gian này là tấm mành che giữa sự sống mở và đời sống khép kín. Khi truyền thống nói về thời hoàng kim, cần nghĩ đến nhân loại trong sự sống mở; khi nói đến thời kỳ khải huyền, cần nghĩ đến sự sống này đã bị đánh mất, và nhân loại chìm vào đời sống khép kín… Để con người có thể hiểu được sự khác biệt về nhân loại thời hoàng kim và thời khải huyền, cần tiếp cận gần hơn một vài điểm của sự sống. Điểm quan trọng nhất: linh hồn.
Lão tử là một nhà huyền học. Huyền học là một danh hiệu cao siêu dành tặng cho những ai có một đời sống siêu nhiên mãnh liệt, ý thức như đã tiếp xúc được với luồng quyền lực vô biên củavũ trụ. Những nhà huyền học là những người:
1. Có tâm thần rất thông minh, tinh tế;
2. Nhìn thấy Đạo, thấy Trời nơi tâm khảm mình;
3. Nhận thức được tấn tuồng biến thiên ảo hóa của vũ trụ cũng như của lịch sử nhân quần.
4. Cố tu luyện, cố thanh lọc tâm thần để đi đến chỗ cao minh linh diệu;
5. Sống phối hợp với Trời, coi mình là hiện thân của Thượng đế.
Các nhà huyền học đông cũng như tây đều tin tưởng rằng sau bức màn hiện tượng biến thiên chất chưởng, còn có một Bản thể siêu việt, tuyệt vời. Các ngài không biết dùng danh từ gì để mô tả Tuyệt đối thể ấy cho hay, cho xứng, cho nên hoặc là tuyên bố mình bất lực trước Tuyệt đối vô biên ấy, hoặc là dùng những danh từ tiêu cực, mơ hồ để diễn tả, để đề cập đến Tuyệt đối thể ấy. Các ngài cho rằng con người sinh ra phải tìm cho về được nguồn mạch linh thiêng huyền diệu ấy, và tất cả các sự biến hóa của vũ trụ lúc chung cuộc cũng kết thực trong đại thể vô biên vô tận ấy. Mạch nguồn linh thiêng huyền diệu ấy đã tiềm ẩn ngay trong lòng con người. Con người chỉ việc lắng lòng lại, chỉ việc thu thần định trí, nhìn sâu vào tâm khảm mình sẽ tìm ra được Bản thể siêu việt huyền nhiệm ấy. Quyển Đạo Đức kinh với tất cả tư tưởng của Lão tử đều xoay quanh mấy vấn đề then chốt đó.
(a). Thoạt đầu sách, Lão tử đã đề cập đến Đạo. Chữ Đạo đây phải được hiểu là Tuyệt đối thể bất khả tư nghị, vô biên tế, là căn cơ, là nguồn gốc muôn loài.
Ngoài chương đầu sách, Lão tử còn đề cập đến Đạo, đến tính chất của Đạo, đến quyền năng của Đạo ở các chương: 4, 14, 21, 25, 32, 34, 51.
(b). Còn chữ Đức phải được hiểu là sự hiển dương của Đạo. Thánh nhân chính là sự hiển dương tuyệt vời của Đạo, cho nên cũng được gọi là Thượng đức   nơi đầu chương 38, tức là chương đầu của Hạ kinh.
(c). Sau khi đã hiểu Đạo là bản thể của vũ trụ, là trục cốt của vũ trụ, thì những sự biến thiên bên ngoài đều được coi là tương đối không mấy đáng cho ta quan tâm (Xem các chương 2 và 36). Mục đích của cuộc biến hóa chính là sự trở về hiệp nhất với Đạo (chương 42).
(d). Thánh nhân là những người lãnh hội được đạo thể, thực hiện được đạo thể nơi mình, nên không ra khỏi nhà mà vẫn thấu suốt thiên hạ sự (chương 47). Các ngài sống khiêm cung đơn sơ, hồn nhiên, tiêu sái, phối hợp với trời, treo gương sáng cho đời, sống giữa hồng trần mà chẳng vương tục lụy, chẳng để cho vinh nhục lợi danh và những thú vui giác quan làm tản lạc tâm thần, mờ ám lương tâm (Xem các chương 4, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 26, 27, 28, 29, 30, 33, 34, 35, 37, 38, 41, 44, 45, 47, 48, 49, 50, 55, 63, 64, 66, 67, 71, 72, 79, 81).
(e). Nguyện ước của Lão tử là muốn cho mọi người đắc Nhất, đắc đạo, để trần hoàn này sống trong thanh bình hoan lạc (các chương 39 và 46).
(f). Con đường tu luyện của ngài rất là giản dị: Không tập thở, tập hít; Không cần tư thế ngồi thiền; Không cầu trường sinh bất tử cho thân xác; Không nấu thuốc luyện đơn, cũng không cầu linh chi, linh thảo, tuyệt thực, tuyệt cốc.
Nơi chương 52, ngài viết:
Quang minh là thấu vi phân,
Cương cường là biết giữ phần mềm non.
Hãy dùng ánh sáng ngàn muôn,
Đem về soi tỏ gốc nguồn chói chang.
Thế là thoát mọi tai ương,
Thế là biết sống cửu trường vô biên.
(g). Lão tử rất ghét hình thức bên ngoài. Nơi chương 38, ngài viết:
Hễ Đạo mất, nặng tình với Đức,
Đức không còn lục tục theo nhân…
(h). Về phương diện chính trị, Lão tử chủ trương:
- Không làm khổ dân, không vẽ chuyện (các chương 3, 17, 29, 75).
- Tránh chiến tranh (chương 30).
- Không sùng thượng chiến tướng (chương 31).
- Để cho dân sống hồn nhiên, không kích thích lòng tham của dân (các chương 17, 65).
- Ngài mơ ước các nước trong thiên hạ đều nhỏ như những làng xóm, gần nhau đến nỗi gà kêu chó cắn đều nghe thấy; mà rất xa nhau, chẳng ai muốn làm phiền nhau.
(i). Trong Đạo Đức kinh, Lão tử đề cao Vô vi (xem các chương 3, 10, 37, 38; 43; 48; 63; v. v.) và muốn đem chủ trương vô vi vừa vào công cuộc tu thân, vừa vào công cuộc trị quốc, an dân.
Vô vi về phương diện tu thân, dĩ nhiên không phải là sống nhàn cư vô sự, mà chính là sống một cuộc đời cao siêu, huyền hóa với Trời. Liệt tử định nghĩa «vô vi» là hoạt động siêu việt.» Trang tử định nghĩa «vô vi» là hoạt động của Trời. 
Vô vi về phương diện chính trị, là cảm hóa dân bằng thần uy, thần lực của mình, chứ không phải là vô cớ làm phiền dân, bắt dân hi sinh để thực hiện những tham vọng của mình.
———
Lão Tử là nhân vật đầy bí hiểm, ảo mà thật: không ai rõ ông sinh ra ở đâu, bao nhiêu tuổi, tên thật là gì, trước hay sau Khổng Tử, tuy
nhiên cuốn Đạo Đức Kinh của ông là sự thật, là tác phẩm của Một Người duy nhất đó là Lão Đam!. Càng theo đà thời gian, tiểu sử Lão tử càng trở nên huyền thoại, thậm chí Ngài có từ trước đất trời, sống vĩnh cửu cùng với đất trời. Huyền thoại từ thời nhà Hán, Lão tử đã được coi như là Thượng đế, chẳng những giáng trần một lần mà đã giáng trần nhiều lần.
Bậc thầy tâm linh Osho nói Lão Tử là vĩ đại nhất, ông là “toàn bộ”, khác với Đức Phật hay Đức Chúa – là những bậc “hoàn thiện”, Osho còn tự nhận mình chính là người hiểu Lão Tử nhất và là “bản sao” đích thực của Lão Tử!.
Ở thời đại công nghệ thông tin và Internet ngày nay, chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy được cái tài của Lão Tử được thể hiện trong Đạo Đức Kinh:
Thời Lão chưa có máy tính, chưa có khái niệm chương trình phần mềm (software, programe,…) nhưng ông đã biết có “một cái gì đó” rất vi diệu đang vận hành cả vũ trụ này một cách hoàn toàn tự động, sau này người ta gọi là Tạo hóa, Chương trình Tạo hoá, Lão Tử “gọi liều là Đạo, xưng ào là to” (Đại Đạo); Trong cái cây, ngọn cỏ cũng vậy, cái “Đạo”, “chương trình phần mềm”,… đều được lập trình và “chạy” âm thầm bền bỉ, không nói một lời,..;
Lão tử có thể đã tiên tri đến thời đại của máy tính và Internet ngày nay:
“Ở nhà chẳng bước đi đâu,
Thế mà thiên hạ gót đầu vẫn hay.
Tuy rằng cửa đóng then cài,
Thế mà vẫn hiểu Đạo trời tinh vi.
(Bất xuất hộ, tri thi
ên hạ;… – Chương 47:  Giám viễn, ĐĐK)
Lão Tử khuyên nhà cầm quyền tôn trọng, đề cao cá nhân con người, chương 29 – Vô Vi ông viết: “Muốn đem thiên hạ mà làm (theo ý mình) ta thấy không thể được. Thiên hạ là đồ vật linh thiêng, không thể làm (theo ý mình). Hễ làm thì hỏng, hễ giữ thì mất…”.
“Những muốn nặn, muốn nhào thiên hạ,
Suy cho cùng, chẳng khá được nao.
Lòng người nghệ phẩm (thần khí) tối cao,
Ai cho ta nặn, ta nhào tự do…
Về chuyện phân hoá giàu nghèo, nước chảy chỗ trũng ông còn viết (Đạo Trời thì lấy cao bù thấp, công bằng bình đẳng; Đạo người thì ngược lại lấy nghèo nuôi giàu, đã giàu lại càng giàu, Chương 77, Thiên Đạo, ĐĐK):
“1. Đạo Trời như thể giương cung,
Làm căng chỗ thấp, làm chùng chỗ cao.
Bớt thừa bù thiếu khéo sao,
Chỗ thêm chỗ bớt tơ hào chẳng sai.
2. Lối người ngược lại lối Trời,
Luôn bòn chỗ thiếu mang bồi chỗ dư.
Ấy ai biết lấy chỗ thừa,
Làm cho thiên hạ ấm no vẹn toàn.
Của thừa đem giúp thế gian,
Họa là đắc đạo siêu phàm mấy ai”.
Chương 68 (Phối thiên) ông viết: “Tướng giỏi không dùng vũ lực. Người chiến đấu giỏi không giận dữ. Người khéo thắng không giao tranh với địch;  Khéo dùng người là hạ mình ở dưới người. Thế gọi là cái đức của không tranh. Thế là dùng sức người. Thế là kết hợp với Trời, cực điểm của người xưa”. Do vậy, muốn thắng phải biết “Phối Thiên”, kết hợp với Trời, hiểu được Đạo Trời, “học tập, làm theo” ông Trời/ Thiên nhiên. Nếu hình dung ông Trời là Nhà Lập trình vĩ đại nhất thì dân IT có lẽ là những người có phúc lớn nhất bởi sẽ là những người hiểu và gần gũi với cách nghĩ, cách làm của ông Trời hơn cả (!).
Hiểu Đạo Đức Kinh của Lão Tử sẽ thấy “Cổ Nhân” thật vĩ đại. Ngài Osho còn khẳng định: “Và chừng nào Lão Tử còn chưa được hiểu rõ và nhân loại còn chưa bắt đầu cảm thấy cần Lão Tử, nhân loại không thể sống trong hoà bình được”. ; “Nếu bạn được dạy mạnh mẽ, bạn nhất định đánh nhau, chiến tranh sẽ tiếp tục. Tất cả các nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới cứ nói rằng họ yêu hoà bình – và họ tất cả đều chuẩn bị cho chiến tranh. Họ nói họ ủng hộ hoà bình – và họ tất cả đều cứ tích trữ vũ khí. Họ nói về hoà bình, và họ chuẩn bị cho chiến tranh, và họ tất cả đều nói họ sợ người khác. Và người khác nói cùng điều đó! Toàn thể mọi sự có vẻ ngu si và xuẩn ngốc thế. Trung Quốc sợ Ấn Độ, Ấn Độ sợ Trung Quốc. Sao bạn không thể thấy ra được vấn đề! Nga sợ Mỹ, Mỹ sợ Nga. Họ cả hai đều nói về hoà bình, và họ cả hai cứ chuẩn bị chiến tranh. Và tất nhiên, cái mà bạn chuẩn bị lại xảy ra”.
Mong lắm thay con cháu của Lão Đam sẽ hiểu và làm theo lời dạy của ông. (Liên hệ với bài 100 năm nữa TQ cũng không có tư tưởng gì mới ? của Lê Minh).
———
Nói về quyền lực mềm, Osho –
bản sao của Lão Tử viết: “Lão Tử có vẻ ngớ ngẩn. Ông ấy nói khi quân đội cứng đầu nó sẽ thua trên chiến trường, còn bạn nghĩ bất kì khi nào bạn cứng đầu bạn sẽ thắng. Khi cây cứng rắn, nó sẽ bị chặt hạ. Cái lớn và mạnh thuộc vào bên dưới. Cái mềm mại và yếu đuối thuộc về đỉnh (lưỡi chăng). Rễ là cứng, chúng thuộc về bên dưới. Hoa là mềm, chúng thuộc về đỉnh.
Và đây là cấu trúc đúng của xã hội: Những người mạnh mẽ thuộc vào gốc rễ, và những người mềm mại thuộc vào đỉnh. Nhà thơ và hoạ sĩ nên thuộc về đỉnh. Thánh nhân và hiền nhân nên thuộc vào đỉnh cao nhất. Lính tráng, chính khách, doanh nhân nên thuộc vào bên dưới; họ không nên thuộc vào đỉnh.
Toàn thế giới đang lộn ngược bởi vì người cứng rắn đang cố gắng ở trên đỉnh (đ/c XX, đ/c Tập, đ/c Trump,,..). Cứ dường như rễ đã trở thành chính khách, và chúng đang cố gắng đi tới đỉnh của cây, và chúng đang cố gắng buộc hoa đi xuống rễ, xuống dưới đất. Một khi thế giới này được trong cân bằng hơn – chẳng hạn ở Ấn Độ, brahmin thuộc về đỉnh. Chúng ta đã đặt họ ở trên đỉnh. Brahmin là hiền nhân, những người đã biết tới Brahma. Nó không phải là đẳng cấp; nó chẳng liên quan gì tới việc sinh ra; nó liên quan tới việc phục sinh bên trong. Những người đã biết tới điều tối thượng đều là Brahman. Họ thuộc về đỉnh, họ là hoa. Mọi vua chúa, mọi hoàng đế rất mạnh, đều phải tới và cúi lạy dưới chân họ. Đó là đúng cách – nhà vua, dù mạnh thế nào và dù vĩ đại thế nào, cũng vẫn là vua thôi. Con người của thế gian vẫn bị thần kinh, vẫn bị theo tham vọng và bản ngã; người đó phải cúi lạy”. (Theo OSHO, Ngô Trung Việt).
———
Còn nữa, người xưa mong muốn quyền năng của Phật Bà Quán Thế Âm nghìn mắt, nghìn tay (thiên thủ, thiên nhãn) thì nay hệ thống IT của WB dễ đến vạn mắt, vạn tay. Facebook của Mark Zuckerberg có ngót tỉ tay, chân, miêng, tai mắt,… Chưa kể bọn “bưu tá” Gmail, Hotmail, Yahoomail,… Tuy nhiên, những software đó chưa là gì đối với cái software trong cơ thể mỗi chúng ta, bởi Tạo hoá đã “lập trình” để phần mềm này có thể quản lý đến
50.000 tỷ tế bào các loại một cách tinh vi và tài tình.
Nếu chúng ta nắm được chút ít bí quyết của ngôn ngữ và thuật toán của Tạo hoá thì quản lý 90 triệu dân VN hay 7 tỷ người cả thế giới đâu còn gì khó!. Vậy mà khi xưa Lão Tử cũng đã biết trong mỗi người, mỗi cây, mỗi con,… đều có cái software như vậy, ông không mô tả hay gọi tên được nên “gọi liều là Đạo”. Các bậc thánh hiền cũng đồng thuận với phát hiện đó nên có câu “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể” (trời đất, vạn vật đều có điểm chung nhau, đều do Tạo hoá “lập trình” mà ra).
Phải chăng đã đến lúc không còn cảnh “Thiên cao, Hoàng Đế viễn” nữa (Trời thì cao, vua ở xa, việc ta chén (tham nhũng) không ai biết, ai hay), bởi với hàng triu tai, mắt, tay chân của các hệ thống IT thì việc biết rõ mỗi người có bao nhiêu tiền, mấy cái nhà, bao nhiêu vàng, đô,… đâu còn là nhiệm vụ bất khả thi?.
———
Trở lại câu hỏi Đạo là gì?. Lão tử viết “Đạo khả đạo, phi thường đạo. Danh khả danh, phi thường danh. Vô danh thiên địa chi thuỷ. Hữu danh vạn vật chi mẫu” (Đạo mà có thể gọi ra được thì không phải là Đạo thường hằng cửu. Tên mà có thể gọi lên được, không còn là tên thường hằng cửu. Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật, Chương 1, DDK). Nhưng nếu chỉ có vậy thì thật khó, do đó, ở chương 25, DDK, Lão tử viết về Đại Đạo như sau:
“Có một Đấng an nhiên tự hữu,
Trước đất trời, vĩnh cửu tự thành.
Tịch liêu, vắng ngắt, vắng tanh,
Một mình mình biết, một mình mình hay.
Muôn vàn chẳng chút đổi thay,
Đó đây quanh quất, đó đây chẳng chồn,
Sinh muôn vật, mẹ muôn thiên hạ.
Tính danh người ta há biết sao,
Tên Ngài phải gọi thế nào,
Gọi liều là Đạo, xưng ào là To”.
Trong cuốn sách nổi tiếng “Hành trình về phương Đông” của Baird T. Spalding, có kể về việc người ta tìm ra được những tấm tài liệu cổ vô cùng quý giá, một trong những tấm đó viết rằng: Có một Tinh thần toàn trí sáng suốt, rằng trí tuệ này là Thiêng liêng và vô tận, thấm nhuần vào tất cả mọi thứ, không thể phủ nhận được. Bởi vì trí tuệ này thấm nhuần tất cả mọi thứ nên nó vô tận và là nguồn gốc của tất cả. Nó Thiêng liêng và sự Thiêng liêng của nó đã tạo ra thể xác có thể suy nghĩ hay thể xác hữu hình, tạo ra thực tế hay chân lý của tất cả mọi thứ.
Các bạn có thể đặt tên cho Tinh thần toàn trí, thông thái này là Thượng Đế hay sự tốt lành hoặc bất cứ cái tên nào các bạn muốn, vì con người phải đặt tên cho mọi thứ. Khi con người đặt tên cho một thứ nào đó, anh ta có quyền cho nó tồn tại. Nếu con người đặt tên cho bất cứ thứ gì thông qua sự tôn kính, tôn thờ và tán dương thực sự, họ có thể và đã trở thành thứ mà họ đặt tên. … Trí tuệ này luôn là nơi lĩnh hội và chỉ huy kế hoạch lý tưởng thiêng liêng hoàn hảo của nó”.
Những trang tài liệu được chế tác tinh xảo trên những tấm đá quý giát vàng, được giữ gìn, bảo quản, bị thất lạc và được tìm thấy một cách đầy bí ẩn, hiện lưu trữ trong cung điện của Đức Lạt Ma vĩ đại tại Shamballa (Tây Tạng) được chứng minh là những bản sao của những ghi chép từ xa xưa, được tạo ra để bảo vệ những tấm tài liệu gốc.
Có một sự trùng hợp kỳ lạ về “Đấng an nhiên tự hữu” của Lão Tử và “Tinh thần toàn trí sáng suốt” được ghi tạc trong các tấm tài liệu nói trên, cho dù cả hai xuất hiện ở những thời gian và địa điểm hoàn toàn khác nhau, cả hai đều thể hiện rằng Thiên địa vạn vật đồng nhất thể và đó cũng là quan điểm chủ đạo của thuyết Phiếm Thần. Phiếm Thần coi Thượng Đế là chính vũ trụ này, hay nói đúng hơn, Thượng Đế là Đại Ngã, là Chân Tâm vũ trụ. Phiếm Thần không bao giờ coi Thượng Đế là vũ trụ hình danh, sắc tướng bên ngoài mà chỉ coi Ngài là Chân tâm vũ trụ. Tại sao?. Vì Vũ trụ hình danh sắc tướng bên ngoài là cái gì biến thiên, còn Chân tâm mới là cái gì vĩnh cửu, bất biến. Phiếm thần dạy chúng ta muốn tìm Thượng Đế phải tìm Ngài trong thâm tâm ta, vì Ngài chính là Bản Thể ta. Chúng ta là hình hiện của Ngài.
Và giờ đây, đến thời đại của máy tính và Internet, với tư duy “lập trình”, chúng ta có thể hình dung, tưởng tượng rằng Tinh thần toàn trí sáng suốt chính là “Chương trình Tạo hoá”, là Đạo, Thiên Đạo. Khái niệm “Chương trình” được hiểu như là một phần mềm tin học (software), một khái niệm không xa lạ gì trong thời đại Công nghệ Thông tin ngày nay. Đạo rõ ràng phải có tính xuyên suốt, nhất quán từ thuở khai thiên lập địa tới nay, và phải là nguyên lý đúng đắn nhất cho dù ở bất kỳ đâu, ở thời điểm nào trong vũ trụ này. Chúng tôi tin rằng, chỉ có thể hình dung về Ông Trời, Thượng Đế như là Nhà Lập trình vĩ đại nhất, là tác giả của Chương trình Tạo hoá – Chương trình tạo dựng vũ trụ đã và đang “chạy” ổn định, bền bỉ một cách “Vô vi” hàng chục tỉ năm qua mới có thể giải thích về một vũ trụ biết tự sinh, tự phát triển, biết tự điều chỉnh để tồn tại.
Cái mà Lão Tử gọi là Đạo chính là Chương trình Tạo hoá – cái có trước đất trời, cái được thiết kế, lập trình, “thử nghiệm” để hoàn thiện ở một thời điểm nào đó trước Bigbang và ở đâu đó trong một thế giới khác, trước vũ trụ của chúng ta. “Trời có nói gì đâu mà bốn mùa cứ tiếp nối, vạn vật cứ sinh hoá. Trời có nói gì đâu?”(lời Khổng Tử), là hình ảnh của Vô vi. Khi Chương trình Tạo hoá “chạy” thì mọi thứ cứ thế mà vận hành một cách tự động thì cần chi phải nói, phải hét. Vô vi mà Lão Tử nói đến chính là việc không được tuỳ tiện can thiệp một cách thô bạo, bị động vào các tiến trình diễn ra, vào Chương trình Tạo hoá cho dù người đó có quyền năng tối thượng. Cũng bởi Vô vi là nguyên tắc tối thượng nên nhiều khi chúng sinh oán thán, trách móc Trời còn nhiều hơn việc xướng danh, ca tụng Ngài!.
———
Kinh dịch là một loại “ngôn ngữ” đặc biệt của người xưa dùng để mô tả và ghi lại sự vận động (biến dịch) của vạn vật “Nguyên – Hanh – Lợi – Trinh” hoặc “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là các công đoạn trong chu trình (vòng đời) tiến hoá. Với nhiều loài, như virus, vi khuẩn cuộc đời tính bằng giây, phút, con sâu cái kiến sống được mấy ngày,.. một đời người quãng 2×50,.. một triều đại, một đế chế có thể vài trăm năm. Tuổi của một hành tinh hay một dải ngân hà là hàng tỉ, thậm chí cả chục tỉ năm. Cũng không hẳn là vật càng lớn thì tuổi thọ càng dài, nhưng thông thường, một “công trình” – sản phẩm của Tạo hoá càng lớn, càng phức tạp thì từ lúc sinh ra, trưởng thành, suy yếu rồi chết đi thì vòng đời càng lớn. Những “công trình” sản phẩm quy mô nhỏ cho chúng ta thấy sự “Luân hồi” của vòng đời lặp lại “Sinh – lão – bệnh – tử”, giống như các vòng lặp (Do … While …), hoặc For Begin EndFor trong các chương trình máy tính vậy.
Như vậy cái gọi là Entropy phải chăng là một hoặc nhiều tham số được sử dụng để kiểm soát vòng đời của một hệ thống, một đối tượng. Chương trình Tạo hoá dùng những tham số này để kiểm soát, giám sát sự vận động, phát triển, đặc biệt là sự khởi đầu cũng như kết thúc vòng đời của bất kỳ đối tượng nào. Cả vũ trụ cũng là một hệ thống, không tránh khỏi kết cục bệnh – tử, nhưng bởi vũ trụ quá to lớn, quá quan trọng nên vòng đời của vũ trụ phải tính hàng chục tỷ năm tuổi. Mọi thứ đã được “Đấng an nhiên tự hữu” hoặc “Một trí tuệ thiêng liêng” mà chúng ta vẫn gọi là Thượng Đế toàn năng kiểm soát bằng một cái Software vi diệu, mà gọi bằng Đạo (Thiên Đạo, Đạo Trời, Cơ Trời) nghe cũng rất ổn.
Theo tôi, chúng ta có thể “học tập, làm theo” cách làm của Thượng Đế là viết ra những phần mềm để quản trị xã hội, điều hành đất nước cho thật hiện đại. Lập ra hệ quản trị thông tin số liệu của mỗi quốc gia và kết nối toàn cầu để không một người dân nào bị bỏ sót, mọi con số, thông tin, sự kiện, … đều được cập nhật đầy đủ và nhanh chóng. Rồi bật những chiếc đồng hồ hiển thị real time về dân số, về nợ công, thậm chí cả về Entropy của Trái đất nữa để mọi người biết và tự điều chỉnh hành vi của mình nhằm chung sống hạnh phúc với vạn vật trên trái đất này.
———
Câu hỏi Ai tạo ra Thượng Đế là vô nghĩa, nếu Thượng Đế được hiểu theo nghĩa Toàn trí toàn năng tuyệt đối. Cần phải hiểu rằng Thượng Đế cũng tiến hoá, cũng đã từng trải qua nhiều version, từ thấp đến cao, từ thô đến tinh, nay có thể vẫn đang tiến hoá cũng như Vũ trụ đang nở ra vậy. (Dĩ nhiên, “Thánh nhân hữu sở bất tri” – Thánh nhân cũng có điều không biết
hết).
Chúng ta sẽ làm gì nếu biết chắc rằng có Thượng Đế?, Liệu khi đó chúng ta có phó mặc mọi sự cho Ngài hoặc chúng ta không còn động lực sáng tạo nữa. Hay chúng ta vĩnh viễn trở thành nô lệ, theo sự sai phái, cai trị, thưởng phạt của Ngài?.
Nếu có một kịch bản như vậy, chắc chắn đó là một sự thụt lùi của con đường tiến hoá, điều này không bao giờ xảy ra bởi sự vi diệu của Chương trình Tạo hoá. Tạo hoá khéo léo che giấu cái gọi là “định mệnh”, luôn tạo ra những động lực, những nỗ lực cá nhân và cộng đồng để các giống loài phải vươn lên trên con đường tiến hoá nhọc nhằn nhưng đầy vinh quang.
Giống như một nhà viết kịch kiêm đạo diễn tài ba, hàng tỉ diễn viên được phân đóng những vai nhất định và giao cho họ với lời nhắn SOHM – Hãy tự thể hiện mình. có những vai diễn lớn, và cả những diễn viên tồi, vô vàn quần chúng tham gia đầy nhiệt tình hăng say và cuồng nhiệt. Một cuộc trình diễn vĩ đại kéo dài hàng triệu, hàng tỉ năm sẽ phải được thiết kế, lập trình và vận hành giám sát chặt chẽ, tốt nhất phải được tự động hoá cao độ bằng phần mềm – software!.
Quy mô của công trình càng lớn thì tuổi thọ (vòng đời) càng dài, Thái dương hệ khoảng 5 tỷ năm tuổi; trong khi đó thiên hà MACS0647-JD đã 13,3 tỷ tuổi và cách chúng ta cỡ 13,3 tỷ năm ánh sáng.
———
Từ trước đến nay tôi luôn hình dung Thượng Đế là Nhà Lập trình vĩ đại nhất, Chương trình Tạo hoá do Ngài lập nên để vận hành cả Vũ trụ này từ hạt lượng tử vô hình đến các thiên hà xa xôi đều có những mục đích, ý nghĩa, vai trò nào đó. Mọi khả năng, tình huống, mọi sự vật hiện tượng đều đã được hoạch định và lường trước, các bước cứ tiếp diễn theo những luật định, chu kỳ. Sự kỳ diệu ở đây là cái nọ liên quan đến cái kia, ảnh hưởng lẫn nhau, tương tác lẫn nhau, tưởng riêng rẽ, độc lập mà lại phụ thuộc vào nhau. Có cái con người thấy được, có cái chưa thấy được, nhiều cái không thấy được đành chấp nhận.
Chương trình Tạo hoá vận hành ở chế độ tự động do vậy Thượng Đế sẽ không phải trực tiếp xét xử tội lỗi một cách “thủ công”. Có lẽ ở giai đoạn hồng hoang, dưới trướng Thượng Đế có các vị thần (giống như bộ lễ, bộ hộ, bộ hình,..) được phân công những mảng việc cụ thể (thần sấm, thần mưa, thần gió, thần biển,…), điển hình là mô hình đa thần giáo trên đỉnh núi Olympia. Sau, Thượng Đế thấy mô hình này không ổn, các thần luôn gây chiến với nhau, dẫm chân lên nhau, thi thố sức mạnh và tranh giành quyền lực, dân chúng khổ cực trăm bề, Ngài đã rút lại và trở thành Đấng toàn trí, toàn năng. Nhưng Ngài cũng thấy rõ ràng rằng, độc quyền, độc tài là xấu, là không ổn vì vậy Ngài thấy cần phải tự động hoá, phải tin học hoá, phải dùng software để vận hành Vũ trụ và Vô vi là nguyên tắc tối thượng mà Ngài tuân thủ. Vô vi không phải là không làm gì mà phải được hiểu là Ngài không làm điều gì trái với kịch bản, tiến trình, chương trình đã được hoạch định rất công phu, trí tuệ từ trước đó. Ngài không nao núng, bị động, hay tuỳ tiện can thiệp thô bạo, cưỡng bức vào những tiến trình khi Chương trình Tạo hoá đang “chạy” (mặc dù Ngài có thể làm điều đó). Cho dù Ngài nghe được hàng vạn lời cầu xin, thấy được những thảm hoạ khủng khiếp, cho dù Ngài bị người dân oán trách coi là “mù”, là “không có mắt”. Tất nhiên là Ngài không có mắt, không có đôi “mắt thịt” như chúng ta, mắt Ngài phải khác.
———
Thượng Đế có nhân từ không? về mặt này Lão Tử viết: “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu/ Thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu” (Trời đất không có lòng nhân, coi vạn vật như chó rơm/ Thánh nhân không có lòng nhân, coi bách tính như chó rơm) (Đạo Đức Kinh, Chương 5: Hư dụng).
Chó rơm (sô cẩu) ở đây là đồ hàng mã, dùng cho việc tế lễ quỉ thần, ta thấy khi chưa cúng thì nâng niu thành kính, khi cúng xong rồi nếu không hoá vàng thì bị vất lăn lóc bên vệ đường, bãi rác bởi “hết vị”!.
Thái độ của trời đất và ông thánh đối với vạn vật và bá tính “bất nhân” vậy sao?. Không phải vậy, các nhà bình giải DDK rất dễ nhầm lẫn câu này, “nhân” của Thượng Đế khác với “nhân” thường, đó chỉ là thái độ thể hiện sự công bình đối với vạn vật của Thượng Đế, ai cũng như ai, vật nào cũng có ý nghĩa, vai trò nhất định nào đó trong cõi trời này. Tâm của Thượng Đế thật bao la (bởi Ngài là toàn bộ) nên bao dung cả kẻ ác, dùng kẻ ác rồi trừng phạt kẻ ác để thử thách và răn dạy chúng dân. Chắc chắn sự tiến hoá của loài người sẽ dừng lại nếu không còn sự ác! (bởi chúng ta chẳng còn điều gì phải học, phải làm, phải ước ao nữa).
———
Trên trang web 
http://tiasang.com.vn ngày 10/04/2012 có đăng bài hết sức thú vị nhan đề “Vũ trụ là số?” do GS Cao Chi tổng hợp và phân tích ( nguồn từ bài viết “Is Space Digital? “ của Michael Moyer, Tạp chí Scientific American số tháng 2/2012). Các nhà vật lý lượng tử đã đặt vấn đề phải chăng Vũ trụ là số, là không liên lục như chúng ta thường cảm nhận mà là số, bị “gián đoạn”, là cấu thành bởi những bit (0/1) những byte.
Điều này làm chúng ta nhớ lại người xưa đã từng nói “Nhất âm, nhất dương chi vị đạo” (một âm, một dương tạo thành Đạo hay trời đất và vạn vật đều do âm – dương tạo nên).
Phái Duy Thức của Phật giáo (đại diện là Long Thọ, sau Đức Phật khoảng 700 năm) còn phát triển luận thuyết “tất cả đều là thức”, mọi vật đều là ảo, là “giả hợp”, được lắp ghép, sắp xếp,…
Và ngày nay chúng ta được chứng kiến sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin: đưa loài người vào thế số – kỷ nguyên tri thức!. Đương nhiên, thế giới ảo của hệ thống máy tính và Internet này được tạo nên bởi những bits số (0/1) như chúng ta đã thấy.
Những phát hiện thú vị trên đã giúp tôi hình dung về cái gọi là Đạo mà Lão Tử nói đến trong Đạo Đức Kinh chính là Chương trình Tạo hoá, Tạo hoá giống như một đại chương trình phần mềm vô cùng tinh vi, huyền diệu – sản phẩm của Trí tuệ Vũ trụ. Nói cách khác, Thượng Đế, ông Trời sáng thế và vận hành giám sát mọi thứ bằng “software”. Thế giới không phải là analog mà là digital, không phải “tương tự” mà là “số hoá”.
Như vậy, vô vi phải được hiểu là không tuỳ tiện can thiệp vào những cái software khi nó đang chạy (chưa xong). Thượng Đế tuân thủ rất nghiêm nguyên tắc vô vi – không tuỳ tiện can thiệp thô bạo, bị động, vô cớ vào “Chương trình Tạo hoá” mặc dù Ngài toàn quyền. Dân chúng lắm lúc ca thán “Ông Trời không có mắt” là vì vậy. Các nước văn minh thượng tôn pháp luật chính là vô vi, mọi người đều bình đẳng, tổng thống cũng như dân thường. Ngược lại, các nước độc tài, nhà lãnh đạo ngồi xổm lên luật pháp, cần thì dùng quyền, dùng tiền “chạy” và luật pháp bị can thiệp, xâm phạm một cách tuỳ tiện, vô lối. Xét cho cùng, luật pháp cũng là cái chương trình – software do chính thể và người dân lập ra và vận hành. Hãy thật sự tôn trọng nó khi đã dày công lập lên và sửa đổi khi thật cần thiết, thật đúng cho những mục đích do dân, vì dân, mà ý dân lại là ý Trời.
Hệ thống luật pháp tinh vi hiện đại là lường trước được mọi sự, mọi tình huống sẽ xảy ra trong thực tế, mỗi tình huống đều có đáp án xử lý đúng đắn, hợp lý, tối ưu nhất, vì con người nhất. Liên hệ với dân “lập trình”, software chạy ngon lành khi mọi lỗi đều được làm sạch, mọi tình huống, khả năng xả ra đều được tính đến và có giải pháp thích đáng, đó mới là phần mềm tốt. Dĩ nhiên, mọi sự đều có quá trình tiến hoá, sửa sai để đi tới hoàn thiện, các phần mềm trải qua nhiều version là vì vậy!. Tất cả đều là sự “lập trình” và Ông Trời là “Nhà lập trình” tài ba nhất!. Lão Tử biết rõ điều đó mà.
———
Lão Tử biết rất rõ “thân phận” cao quý “Thánh Nhân” của mình nhưng lúc nào ông cùng hết mực khiêm cung, từ ái không bao giờ so bì đua tranh với ai (ông biết rõ không ai có thể sánh với ông được!):
Ta có 3 vật báu, ta hết sức nắm giữ chắt chiu. Một là khoan từ. Hai là tiết kiệm. Ba là không dám đứng trước thiên hạ (coi mình hơn người)”.
Với ông, vua quan chẳng là gì hết, không bằng đạt đạo, hiểu đạo:
“1. Đạo là bí quyết muôn loài, là châu báu của người lành, là chỗ dựa nương của người bất lương. (Nhờ Đạo) mà có những lời hay việc đẹp (Nhờ Đạo mà những lời hay được tăng giá trị, được trọng vọng; mà những việc đẹp tăng phẩm cách con người). (Nhờ Đạo) mà những kẻ bất lương không bị ruồng rẫy.
2. Cho nên lập thiên tử, lập tam công tuy tay cầm ngọc bích, tuy thân ngồi xe tứ mã, nhưng vẫn không bằng ngồi mà đem Đạo ấy (vào thân mình, và vào người khác).
3. Người xưa quí Đạo là vì sao? Há chẳng có lời rằng: Cầu Đạo thời được, có tội thời được khỏi sao? Cho nên Đạo quí nhất thiên hạ”. (Chương 62: Vi đạo (Quí đạo), DDK).
Tuy nhiên, nhiều lúc ông cũng bực mình vì ít người hiểu ông (Chương 70:Tri nan, DDK):
“1. Lời ta dễ biết dễ làm,
Nhưng mà thiên hạ chẳng am, chẳng tường.
2. Lời ta nói có chủ trương,
Việc ta vốn có lối đường chốt then.
3. Nhưng mà tục tử ngu hèn,
Hiểu ta chẳng nổi chuyện xem thường tình.
Hiểu ta mấy bậc tinh anh,
Ít người hiểu nổi nên danh càng lừng.
Xưa nay những bậc thánh nhân,
Ngọc tàng dưới lớp áo quần xác xơ”.
Đến 3000 năm trôi qua mà “tục tử” vẫn không hiểu, không chịu hiểu những lời “dễ biết, dễ làm” của Lão Tử thì thật là thua xa các cụ lắm lắm. 

Giá trị của Đạo Đức Kinh
Những bài học Lão tử cho ta về phương diện tu thân, cũng như về phương diện chính trị, tuy giản dị nhưng rất cao siêu, và rất khó thực hiện. Đó là một lý tưởng cho cá nhân cũng như nhân quần phải vươn lên. Có lẽ đến thời hoàng kim mai hậu nhân loại mới thực thi được. Ước gì học Đạo Đức kinh xong chúng ta sẽ: 
Thảnh thơi, ta sống thảnh thơi,
Đời ta chẳng chút lôi thôi tần phiền.
Đời ta thơm phức hương tiên,
Cho nên những bậc thánh nhân,
Biết e cái khó, khó khăn chừa người.
 (ĐĐK, chương 63)
Tất cả giá trị Đạo đức kinh là ở chỗ đã vạch cho chúng ta con đường nội tâm, với những giai đoạn, những công phu tu luyện để trở về kết hợp với Đạo thể, Đạo tâm. Khi chúng ta hiểu được như vậy rồi chúng ta có thể so sánh Upanishad với Đạo đức kinh, Đạo đức kinh với Nam hoa kinh, Lão tử với Ramakrishna, với Eckhart, Jacob Boehme, Jean de la Croix, Al Ghazzâli, Phật Thích ca, Khổng tử, v.v. và chúng ta sẽ thấy nhiều điểm tương đồng hiện ra rõ như hai mảnh tre vừa mới được chẻ ra từ một ống tre duy nhất.
Mạnh tử nói: «Tiên thánh, hậu thánh kỳ quĩ nhất dã    thực là chí lý vậy. Henri Maspero có lẽ là một học giả châu Âu đầu tiên đã nói được những câu hết sức sâu sắc như sau: «Thực hiện một đời sống huyền đồng, đó là khám phá lớn lao nhất của môn phái Lão-Trang: Họ là những người đầu tiên ở Trung Hoa đã đi trên con đường đó, và đã mô tả những giai đoạn của con đường đó
Tôi không rõ tại sao Tướng Lưu Á Châu (TQ) lại có một đánh giá rất hồ đồ như sau: “Lão Đam (Lão Tử) có phải là tư tưởng gia hay không? Chỉ dựa vào cuốn "Đạo đức kinh" 5.000 chữ có thể trở thành tư tưởng gia được không? Chưa kể tới "Đạo đức kinh" có vấn đề”. Phải chăng chủ trương của Lão tử là:Tiểu quốc quả dân?,… Sử dân phục kết thằng nhi dụng chi…” ( Nước nhỏ, dân ít, dù có ít nhiều tôi giỏi, nhưng chưa cần dùng đến. Dạy dân sợ chết, đừng đi xa. Tuy có xe thuyền, mà chẳng khi dùng. Tuy có giáp binh, mà chẳng phô trương. Khiến dân trở lại thắt nút mà dùng…”) - tư tưởng này trái ngược với chủ nghĩa bành trướng của Nhà cầm quyền TQ?, gây bất lợi cho giấc mộng Trung Hoa của các người ?.
Hãy mở to mắt và nghe Fb Nguyễn Hoàng Ánh nói: “Lần nào ghé Sing cũng không hết ngạc nhiên vì quốc gia bé xíu này. Ngạc nhiên hơn nữa là những quốc gia be bé (Denmark, Norway, Switzerland, Vatican, Monaco, Singapore,..) lại đẹp, giàu có và sống tốt hơn các quốc gia lớn”.
Cuộc sống ở những “tiểu quốc” này chính là giấc mơ tiên Lão tử đã phác ra. Có thể thời Ngài sống, luôn luôn chứng kiến những cảnh đoạn trường, nhà tan cửa nát, tử biệt sinh ly, nên cuối Đạo Đức kinh đã muốn phác họa lại một cảnh thiên đàng nơi trần thế. Cảnh thiên đàng của Lão tử được mường tưởng như là một nước nhỏ bé có những công dân chất phác, sống một cuộc sống vô tư, vô cầu, chẳng màng đến những tiện nghi của nền văn minh trần thế, xe thuyền binh, giáp đều cho vào bảo tàng, sống hồn nhiên, ăn ở đạm bạc mà vẫn lấy thế làm sung sướng, suốt đời chẳng muốn đi đâu, vui trong cái vui thuần phác của mình.
Cái hạnh phúc, cái sung sướng của con người thực ra không lệ thuộc vào tiến bộ văn minh vật chất bên ngoài, nhưng lại căn cốt ở nơi tâm hồn con người. Có một tâm hồn đẹp đẽ, khoáng đạt, biết thưởng thức những cái hay, cái đẹp quanh mình, biết bè bạn cùng những người có những tâm hồn thanh cao, thuần phác như mình; biến được cuộc đời thực tại của mình, thành cuộc đời lý tưởng; rũ bỏ được mọi tần phiền của thế tục; sống một cuộc sống bình dị, vui tươi; hòa hàivới tha nhân và vũ trụ. Một đời sống như vậy thực là mơ mộng và siêu thoát.
Ngày nay sống trong một thế giới hỗn tạp và vật chất nếu chúng ta biết sống vươn vượt lên trên những nỗi lo âu và phiền toái của ngoại cảnh, biết thưởng thức được cái hay cái đẹp của đất trời, biết sống giản dị, đừng để cho lòng dính bén những phù du tục lụy, thì chúng ta cũng đã lãnh hội được phần nào tinh hoa của Đạo Đức kinh vậy!.
Tôi nhớ một câu chuyện khi đọc Thông thiên học: “Một Đại sư một hôm được một đệ tử hỏi thế nào là sự hiểu biết. Ngài đáp rằng có hai sự hiểu biết, một thứ thấp và một thứ cao. Tất cả những điều hiểu biết thông thường như khoa học, mỹ thuật, văn chương, kinh sách cho đến thánh thư Vệ đà, tất cả những môn đó đều thuộc thứ hiểu biết thấp. Chỉ có sự hiểu biết Đấng Duy Nhứt sáng tạo vạn vật mới là sự hiểu biết cao. Đó là ý nghĩa của Thông Thiên Học, sự hiểu biết Trời, sự hiểu biết Thượng Đế, nguồn cội của sự sống trường tồn. Bạn hãy hướng vào trong chớ đừng quay ra ngoài, bạn hãy tiến sâu vào lòng bạn và tìm ở buồng tim của bạn sự mầu nhiệm rất đáng cho bạn khám phá, và chỉ ở đó và ở đó mà thôi, bạn mới có thể tìm ra Thượng Đế. Và khi bạn tìm được Ngài, bạn sẽ thấy rằng tất cả trong vũ trụ đều ca tụng sự vinh quang của Ngài và bạn sẽ thấy Ngài ở khắp nơi.”
Hiểu Đạo Đức Kinh sẽ giúp chúng ta có được sự hiểu biết cao hơn, thánh thiện hơn, đó là hiểu biết về Đạo, về Thượng Đế, về Ông Trời, về các “Thánh, Thần” và sự vận hành của vạn vật. Đó là những hiểu biết căn bản cần thiết mà người xưa cũng như bao lớp Thánh nhân đã cố công truyền dạy cho chúng ta dưới rất nhiều hình thức, bền bỉ và tự nhiên. Nên nhớ rằng, sự phát triển của ngành khoa học máy tính, của công nghệ thông tin và Internet cũng chỉ là thành quả của sự nỗ lực của loài người khi chúng ta “học tập và làm theo” cách thức mà Thượng Đế sáng tạo thế giới, Đạo – Chương trình Tạo hóa là tất cả những gì Ngài đã “thiết kế, lập trình, vận hành, chỉnh sửa, hoàn thiện, nâng cấp,…” để vũ trụ và chúng ta có mặt trên cuộc đời này. Đạo là bí quyết muôn loài, và là thứ cao quý nhất. Chương 39, Đạo Đức Kinh viết:
1. Những vật xưa được Đạo: Trời được Đạo, nên trong. Đất được Đạo, nên yên. Thần được Đạo, nên linh. Hang được Đạo, nên đầy. Vạn vật được Đạo, nên sống. Vương Hầu được Đạo, nên trị vì thiên hạ. Đều là do đạt Đạo mà nên.
2. Trời không có Đạo (để) trong, sẽ vỡ. Đất không có Đạo (để) yên sẽ lở. Hang không có Đạo (để) đầy, sẽ cạn. Thần không có Đạo (để) linh, sẽ tán. Vạn vật không có Đạo (để) sống, sẽ tuyệt. Hầu vương không có Đạo (để) được sang cả, sẽ bị diệt vong…”.
Như vậy, với tư duy “lập trình” công nghệ thông tin (IT) chúng ta đã góp phần “làm tươi mới” tư tưởng của Lão tử, khẳng định rằng Đạo của Ngài là có thật, mạng Internet toàn cầu chính là minh chứng cho sự “hiển xương” của Đạo. IoT – Internet của vạn vật thực ra không phải là cái gì mới mẻ, bởi vạn vật vốn đã đồng nhất thể, điều chúng ta làm giờ đây là kết nối để vạn vật trao đổi thông tin, dữ liệu và qua đó con người “lấy được” những dữ liệu đó phục vụ cho cuộc sống và công cuộc tiến hóa của mình, đích cuối cùng là “phối Thiên”, được kết nối với Trí tuệ Vũ trụ và trở thành Một./. 

Kính thưa quí vị,
Ngoài kia, biết bao người đang gắng gỏi và lam lũ, hối hả và tất bật chuẩn bị đón Xuân Đinh Dậu (2017). Tại buổi Cafe thứ Bảy tuần cuối cùng của năm con Khỉ chúng ta hãy cùng nhau điểm lại những năm con Gà đã ghi dấu những sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc:  
1.         Năm Đinh Dậu 157, Chu Đạt lãnh đạo nhân dân vùng Cửu Chân và Nhật Nam (miền Trung) nổi dậy đánh chiếm các quận huyện, làm lao đao chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán.
2.         Năm Đinh Dậu 937, tháng 12, Ngô Quyền kéo binh từ Châu Ái (Thanh Hóa) ra trị tội tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, rồi gấp rút chuẩn bị chống ngoại xâm để sau đó làm nên chiến thắng oanh liệt Bạch Đằng, đánh tan giặc Nam Hán, kế thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài cho dân tộc ta.
3.         Năm Kỷ Dậu 1009, tháng 11, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi vua, khai sinh triều Lý và chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Ông đại xá toàn quốc, xóa bỏ tù ngục, kiện tụng; cho phép những người có việc tranh chấp, kiện cáo được đến tận triều đình tâu bày, đích thân vua sẽ phân xử.
4.         Năm Kỷ Dậu 1069, tháng 3, Lý Thường Kiệt cầm binh đi dẹp giặc Chiêm Thành xâm lấn biên giới phía Nam. Quân ta đại thắng, chiếm kinh đô Vijaya, bắt sống vua Chế Củ, đánh tan 50.000 quân Chiêm.
5.         Năm Ất Dậu 1225, tháng 11, Lý Chiêu Hoàng kết hôn rồi nhường ngôi cho chồng là Trần cảnh, kết thúc thời Lý, lập ra triều Trần.
6.         Năm Tân Dậu 1261, Nhà Trần tổ chức nhiều cuộc thi viết, tính toán và thi nghiệp vụ cho những người làm việc tại các cơ quan công quyền, y dược, tế lễ. Thực hiện chế độ tuyển quân rộng rãi cả ở cấp trung ương và địa phương.
7.         Năm Ất Dậu 1285, tháng 1, Thượng hoàng Thánh Tông tổ chức Hội nghị Diên Hồng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông. Suốt nửa năm tiếp theo, dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Hưng Đạo, quân dân ta ngoan cường chống trả, đánh tan 50 vạn quân Nguyên – Mông xâm lược. Ngày 9 tháng 7, triều đình và quân đội nhà Trần trở về thủ đô Thăng Long ăn mừng chiến thắng.
8.         Năm Đinh Dậu 1297, tháng 3, tiến hành sâu rộng cải cách hành chính cơ sở: duyệt định dân binh các xã, đổi giáp thành hương, thay mới cơ chế quản lý và quan chức địa phương.
9.         Năm Ất Dậu 1405, tháng 10, triều Hồ định lại quy chế quân ngũ, chia lực lượng vũ trang thành nhiều ban, vệ, đội dưới sự điều hành chung của Đại tướng quân. Cũng năm này, tổ chức nhiều cuộc thi khoa học, văn hóa, triết luận và tích cực phòng thủ chống giặc Minh xâm lược.
10.     Năm Kỷ Dậu 1429, tháng 2, triều Lê ban lệnh trừng trị nghiêm khắc tệ nạn cờ bạc, rượu chè, du thủ du thực. Tháng 3, ban hành chính sách quân điền. Tháng 8, quy định thể lệ tiêu dùng và lưu thông tiền tệ.
11.     Năm Đinh Dậu 1477, tháng 12, ban hành chính sách lộc điền hướng dẫn việc phong tặng, ban phát ruộng đất cho quan lại và những người có công.
12.     Năm Tân Dậu 1621, chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai sứ sang nước Chân Lạp yêu cầu cho người Việt buôn bán ở khu vực Đồng Nai. Linh mục Francesco de Pina và Cristofero Borri dịch quyển kinh thánh đầu tiên ra tiếng Việt.
13.     Năm Kỷ Dậu 1789, vào đúng dịp Tết, vua Quang Trung lãnh đạo quân Tây Sơn thần tốc tiến ra Bắc, lập nên chiến thắng Ngọc Hồi, Khương Thượng, Đống Đa oanh liệt, đại phá 29 vạn giặc Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long, thống nhất Tổ quốc.
14.     Năm Đinh Dậu 1837, ban hành chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và bảo vệ giá trị lưu thông của tiền tệ, vàng bạc. Cũng năm này, triều Nguyễn cho thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia Đông Nam Á và một số nước phương Tây.
15.     Năm Tân Dậu 1861, nhân dân Nam Bộ kiên cường đứng lên chống Pháp xâm lược với các cuộc khởi nghĩa lớn của Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Phan Văn Đạt và Lê Cao Dũng.
16.     Năm Ất Dậu 1885, ngày 5 tháng 7, Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công giặc Pháp ở kinh thành Huế, rồi đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, phát động phong trào Cần Vương chống Pháp, được nhân dân cả nước hưởng ứng mạnh mẽ.
17.     Năm Ất Dậu 1945, ngày 15 tháng 5, thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng thành Việt Nam Giải phóng quân. Ngày 13 tháng 8, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc phát lệnh tổng khởi nghĩa. Ngày 19 tháng 8, giành được chính quyền tại Hà Nội. Ngày 30 tháng 8, vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ. Ngày 2 tháng 9, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
18.     Năm Kỷ Dậu 1969, tháng 4, BCT ra nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách đối với cách mạng miền Nam. Tại miền Nam, ngày 10 tháng 5, thành lập chính quyền cách mạng ở Sài Gòn – Chợ Lớn; ngày 23 tháng 5, các phong trào tiến bộ tổ chức hội nghị hiệp thương bàn việc triệu tập Đại hội Đại biểu quốc dân để cử ra Chính phủ Cách mạng lâm thời. Ngày 2/9, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần.
19.     Năm Ất Dậu 2005, cả nước tiến hành nhiều lễ kỷ niệm trọng đại: 75 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản (3/2/1930 – 2005), 60 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 – 2005), 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 2005)…
20.     Năm Đinh Dậu 2017 này, liệu có những gì mới cho đất nước, cho dân tộc và cho mỗi chúng ta ? Chú Gà Vàng Kim Kê  có xuất hiện để báo hiệu một giai đoạn thái bình thịnh vượng cho con dân nước Việt. Vốn là người lạc quan, tôi chỉ xin nhắc lại một tứ thơ của Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau:
“Kê Minh Ngọc Thụ thiên khuynh bắc,
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông.
Nhược đãi Ưng lai Sư tử thượng,
Tứ phương thiên hạ thái bình phong.”
Xin cảm ơn và kính chúc Quí vị, các bạn cùng Gia đình đón Năm mới, Xuân 2017 An khanh, Thịnh vượng!. 

TÓM TẮT THÔNG TIN VỀ DIỄN GIẢ
Họ và tên:  Ngô Sỹ Thuyết, sinh năm 1964, kỹ sư tin học, tốt nghiệp Ngành toán Ứng dụng, Khoa Toán Lý, ĐH Bách khoa Hà Nội, Khóa 26 (1981-1986).
-          Từ năm 9/1986 đến 12/1988 làm nghĩa vụ quân sự tại biên giới phía Bắc;
-          Từ 1/1989 đến 6/2007 công tác tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, phụ trách việc phát triển Phần mềm báo cáo số liệu của VNPT;
-          Từ 3/2007 thành lập Công ty CP Minh Ngọc Việt Nam, sở hữu bản quyền “Phần mềm MNC - tổ chức, quản lý Cây thông tin dữ liệu”; Từ tháng 7/2007 rời khỏi VNPT;
-          Năm 2011 đề xuất dự án “Điều chế văcxin phòng chống tham nhũng tại Việt Nam” trong cuộc thi Sáng kiến phòng chống tham nhũng (VACI-2011) do Ngân hàng thế giới và Thanh tra Chính phủ tổ chức, đề án được chọn và cho triển khai thực hiện.
-          Năm 2009 bắt đầu tìm hiểu Minh Triết; Năm 2012 nghiên cứu Đạo Đức kinh.

Tóm tắt nội dung trình bày
-----------
Đạo Đức Kinh (ĐĐK) của Lão tử là cuốn sách Trung Hoa cổ nổi tiếng và đã có rất nhiều các nhà bình giải ĐĐK từ Trung Hoa, Việt Nam và Âu Mỹ. (Ở Trung Quốc có những nhà bình giải nổi tiếng như: Hà Thượng Công  , Vương Bật  , Huỳnh Nguyên Cát  , v.v. Ở Việt Nam cũng đã có mấy quyển Đạo đức kinh bình giải công phu của Nghiêm Toản, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, v.v. Ở Âu Mỹ cũng có rất nhiều sách bình dịch Đạo đức kinh. Ví dụ: Le livre de la Voie et de la Vertu của Stanislas Julien (1842); Tao Tei king của linh mục Léon Wieger (1950); Le livre de la Voie et de la Vertu của J. J. L. Duyvendak (1953); The Way and its Power của Arthur Waley (1934); The Tao Te ching của James Legge, v.v. – theo NVT).
Tôi cho rằng, bản bình giải Đạo Đức Kinh của Cố Bác sỹ Nhân tử Nguyễn Văn Thọ (1921-2014), Việt kiều tại Hoa Kỳ là bản Tiếng Việt đầy đủ và dễ hiểu hơn cả (xem trên trang mạng  http://nhantu.net). Như một người học trò nhỏ, tôi xin phép được trích dẫn, được sử dụng những gì ông viết để sẻ chia những hiểu biết của mình với sự kính phục và ngưỡng mộ không nguôi. Giá trị của cuốn ĐĐK cũng như tư tưởng của Lão tử dường như được nâng lên, đẹp lên, rõ ràng nhất quán hơn qua phương pháp bình giải và sự uyên bác của Nhân tử NVT.
Xuất phát điểm là dân toán, được đào tạo và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT, dân lập trình, dân IT) nên tôi sẽ sử dụng tư duy “lập trình” để diễn giải những khái niệm liên quan như:
1.      Thế nào là Kinh sách, sách Thánh hiền là gì, Thánh nhân quân tử là người như thế nào?.
2.      Huyền học, Phiếm thần được hiểu như thế nào, có thể hình dung được Thượng Đế không?
3.      Minh Triết, Đạo, Đạo Trời, Đạo Thánh hiền,… là gì?
4.      Nội dung chính sẽ xoay quanh cuốn Đạo Đức Kinh, liệu những tư tưởng cổ xưa của Lão tử có còn đúng và có còn giá trị (ứng dụng) cho nhân loại khi chúng ta đang bước vào kỷ nguyên số với máy tính và Internet.
5.      Trên cơ sở những hiểu biết hơn về ĐĐK chúng ta có thể thảo luận về: Ý kiến đánh giá của Tướng Lưu Á Châu (TQ) nói về ĐĐK và tư tưởng của Lão tử có gì sai trái. Ngược lại, sự đề cao quá mức của Lí Minh (TQ) trong bài “100 năm sau TQ cũng không có tư tưởng gì mới” có phải là vấn đề đáng quan tâm.
6.      Trao đổi, thảo luận./.


015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...