Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

014011 DI TÍCH, DI CHỈ, KHẢO CỔ


                                                DI TÍCH, DI CHỈ, KHẢO CỔ

014011    KHÁM PHÁ NGÔI MỘ 6500 NĂM TRƯỚC                       
CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HÀ NAM TRUNG QUỐC

Hà Văn Thùy

   Tháng Năm 1987, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện khu mộ cổ tại dốc Tây Thủy, thành phố Bộc Dương tỉnh Hà Nam. Khu mộ có 45 ngôi. Ngôi số 45 được khảo sát đặc biệt. Định tuổi bằng C14, ngôi mộ có niên đại khoảng 6500 năm (6460+/- 135), thuộc trung kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều. Đầu mộ quay về hướng nam, chân phía bắc, phía đông là một con rồng ghép bằng vỏ sò, có móng vuốt, sống động như thật; phía tây của nó giống như một con hổ bằng vỏ sò, đầu lặng lẽ, uy nghi; phần bụng con hổ ghép bằng vỏ sò có hình giống hoa mai.
Ngôi mộ số 45 có ba người tuẫn táng ở ba hướng Đông, Tây, Bắc, được chôn theo một độ xiên nhất định. Kiểm tra các bộ xương cho thấy những người tuẫn táng trong độ tuổi từ 12 tới 16, đầu của họ có dấu vết đâm, chứng tỏ là những cái chết không tự nhiên. Dưới chân mộ chủ có hình tam giác và hai ống xương chày trẻ em lấy từ ngôi mộ số 31.



Mộ số 45

                             濮阳西水坡45号墓示意图
                                  Sơ đồ ngôi mộ số 45



濮阳西水坡45号墓的青龙白虎图和曾侯乙墓漆箱盖28宿青龙白虎图对比
Mộ Bộc Dương Tây Pha số 45 thanh long bạch hổ đồ và 28 điểm tương ứng với thanh long bạch hổ đồ



濮阳西水坡45号墓分析图
Bộc Dương Tây Thủy pha số 45 mộ phân  tích đồ
Sau khi phát hiện báu vật, Trung Quốc đã xây nhà bảo tàng lớn để giới thiệu khu mộ này.
Ông Từ Thiều Sam, nhà phong thủy từng nghiên cứu ngôi mộ đưa ra nhận định sau:
“1. Mộ Bộc Dương số 45 có hình thanh long bạch hổ và 28 địa điểm đồ hình tương ứng với đồ hình thanh long bạch hổ, (cho thấy) thanh long bạch hổ đồ của mộ Bộc Dương số 45 là tứ tượng đồ. Theo hình dạng và kích thước của thanh long bạch hổ trong mộ Bộc Dương 45 thấy bảy con số phù hợp vị trí có thể được xác định 28 địa điểm đã được thiết lập tại thời điểm chôn cất.
2. xa nhất về phương nam theo hướng tý ngọ (Bắc Nam) của mộ 45 là mộ số 31. Chủ nhân mộ số 31 ở phía cực nam là một đồng nữ, là thần hạ chí. Ba nạn nhân hiến tế trong mộ 45 thì một là biểu tượng của thần Xuân phân (phía Đông, đồng nam), thần Thu phân (phía Tây, đồng nữ) và thần Đông chí (Bắc, đồng nam). Tại đây chu kỳ mùa được hoàn tất. Người xưa đã có một niềm tin văn hóa rất đầy đủ: Đông, Xuân là dương, được biểu thị bằng đồng nam; Hạ, Thu là âm được biểu thị bởi đồng nữ. 
3.Thứ ba, trong phần bụng con hổ bằng vỏ sò ở ngôi mộ số 45, có một loạt các vỏ sò nằm rải rác. Đống này nằm trong bụng của con hổ bằng vỏ sò, đồ hình ngọn lửa trong bụng con hổ chỉ nhằm để khẳng định lẫn nhau. Trong đồ án của ngôi mộ 45 với mô hình đồ án đối chiếu, chúng phản ánh chính xác cùng một nội dung, hình ảnh là một "bản đồ sao." Trong bụng hổ là mặt trời hình hoa mai, theo thông lệ là ngày Xuân phân.   Khái quát, ngôi mộ được sắp xếp theo tượng sao lúc hoàng hôn ngày Xuân phân.  
4. Đo bằng con số ngôi mộ có sẵn  BP'P =  B'P'P = 24 ° 00 '. Thứ hai,  những vỏ sò trong bụng con hổ có hình hoa mai là mặt trời, theo tiền lệ đó là quỹ đạo của sao vào ngày Xuân phân.
5. Đêm quan sát sao Bắc Đẩu, ngày dựng tiêu. Dưới chân chủ nhân ngôi mộ số 45 có hình tam giác nhỏ và hai xương chày trẻ em. Xương chày như cán của chòm Bắc Đẩu. Bắc Đẩu được người xưa dùng trong chiêm tinh học. Đêm quan sát Bắc Đẩu, ngày dựng tiêu đo bóng. Phương pháp cắm tiêu đo hình cổ nhất là người xưa thông qua bóng trên cơ thể người thay đổi phương hướng mà dần dần học được cách thiết kế, đó là “tiêu.” Do cơ thể con người, cọc tiêu và thời gian có mối quan hệ đặc biệt, vì vậy người xưa gọi là “thời gian đo đùi”, ý nghĩa của chân đùi con người. Bắc Đẩu đồ trong ngôi mộ Bộc Dương 45, chân, tiêu và thời gian liên kết lại, phản ánh người xưa thông qua dựng tiêu đo bóng và quan trắc Bắc Đẩu để xác định thời điểm. 
6. Để xương chày như cán của chòm sao Bắc Đẩu, xác định bốn tượng kiến lập trên quan sát tại Bắc đẩu.
7. Tôn thờ vật tổ của Trung Quốc tồn tại trong 6500 năm trước. Từ tính toán vị trí tứ tượng đồ tinh, người xưa tiến hành tối thiểu 100.000 quan sát chiêm tinh trước khi bắt đầu ghi chép.
8. Đây là lần đầu tiên ở Trung Quốc phát hiện bố cục âm trạch phong thủy, quyết định phương hướng phát triển của phong thủy sau này.
9. Ngôi mộ số 45 đầu hình bán nguyệt, chân mộ vuông chứng tỏ  quan niệm trời tròn đất vuông đã hình thành.
10. Theo 28 địa điểm và chia ra bốn thần cho thấy 6500 năm trước đã nắm được sự vận hành của năm và sáng tạo các hệ thống thiên văn can chi.”

Ý kiến của chúng tôi:

Trước hết phải khẳng định, chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều 6500 năm trước là người Việt. 40.000 năm cách nay, người Australoid từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa, đã để lại những di chỉ: Động Người Tiên, với mảnh gốm đầu tiên trên thế giới 20.000 tuổi cùng hạt lúa trồng sớm nhất 12.400 năm. Tiếp đó là văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước, Hà Mẫu Độ 7000 năm trước. Người Việt mang giống kê, giống lúa lên lưu vực Hoàng Hà. Tại vĩ độ 35, do khí hậu quá khô, cây lúa không sống được nên cây kê trở thành cây lương thực chủ yếu. Khoảng 7000 năm trước, tại trung du Hoàng Hà, người Việt tiếp xúc với người sống trên đồng cỏ bờ phía Bắc (sau này Đồng Cỏ được nói trại thành Mồng Cỏ rồi Mông Cổ), sinh ra chủng người mới Mongoloid phương Nam (North Mongoloid). Người Mongoloid phương Nam do người mẹ Việt sinh ra, sống trong dân cư văn hóa Việt, nói tiếng Việt nên là người Việt. Như vậy là, một chủng người Việt mới ra đời. Với thời gian, số lượng người Mongoloid phương Nam tăng lên, trở thành chủ nhân văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều. Văn hóa Ngưỡng Thiều có diện tích khoảng 3.000.000 m2, bao gồm các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc… Như vậy, ngôi mộ Bộc Dương số 45 với 6500 tuổi là của người Việt.
Gần 2000 năm sau (khoảng 2700 năm TCN), người Mông Cổ phương Bắc tràn vào chiếm đất của người Việt ở nam Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Người của Hoàng Đế hòa huyết với người Việt, sinh ra lớp người lai, tự nhận là Hoa Hạ, được coi là tổ tiên người Hán. Do số lượng ít nên sau thời Chu, người Hoa Hạ hòa tan trong cộng đồng người Việt đông đúc. Người Ngưỡng Thiều là tổ tiên cả người Hoa Hạ và người Việt, hai cộng đồng dân cư tạo thành người Hán ngày nay.
Mộ Bộc Dương 45 là cột mốc có ý nghĩa đặc biệt, cho thấy 6500 năm trước người Việt đã có:
1.     Kiến thức thiên văn học trưởng thành. Đã hình thành quan niệm trời tròn đất vuông, khám phá sao Bắc Đẩu cùng Nhị thập bát tú trên bầu trời.
2.     Đã sáng tạo can, chi, lịch pháp với những ngày tiết trong năm.
3.     Đã trưởng thành về thuật phong thủy và áp dụng trong mai táng.
4.     Từ những tri thức trên chứng tỏ rằng người Việc lúc này đã nắm được dịch lý. Đây là bằng chứng vững chắc khẳng định Dịch là sáng tạo của tộc Việt đồng thời cho thấy, Dịch lý đã hình thành từ trước thời điểm này.

Sẽ có người nói rằng ông nhà văn này hư cấu bay bổng. Những chuyện quá xa xôi ấy lấy đâu làm bằng? Xin thưa rằng không thiếu!
Ta biết, vùng Hà Nam hiện nay có Hán Thủy và một chi lưu của nó là Đan Giang. Hai con sông làm nên đồng bằng Trung Nguyên, được coi là trung tâm phát tích của người Trung Hoa. Nhưng trước đấy hai sông này có tên Việt là sông Nguồn và sông Đen (do nước trong xanh nên có tên vậy). Những con sông làm nên đồng bằng Trong Nguồn, là trung tâm lớn của người Việt. Do cuộc xâm lăng của Hoàng Đế, người Việt từ đây chạy về Việt Nam, mang theo câu ca Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra. Sau khi làm chủ đất này, người Hoa Hạ đổi Trong Nguồn thành Trung Nguyên, Sông Đen thành Đan Giang, Sông Nguồn thành Hán Thủy.
Từ truyền thuyết hay những ghi chép hiếm hoi sau này ta biết, người Trung Hoa gọi những vị vua huyền thoại xa xưa là Cộng Công, Nữ Oa… Nếu truy tới tận nguồn, đấy là cách nói biến âm của tiếng Việt: Klong à sông à Cộng Công. Nước --> nõa à Nữ Oa. Ông vua thứ tư thời Hoàng Đế là Đế Khốc, tên của con chim Cốc, được mô tả có nước da đen của dân phương Nam. Bà Khương Nguyên vợ của ông là người con gái thị tộc Thái (thai thị nữ), một dòng Việt sống ở Thiểm Tây. Ông vua khởi nghiệp nhà Thương là Thành Thang. Thang là Than đọc trại. Do da đen nên trong Thương tụng Kinh Thư gọi là “thiên mệnh huyền điểu.” Sách cũng nói rằng thời Thương, trên địa bàn Trung Nguyên có nước Dương Việt từng chống lại nhà Thương. Khi nhà Chu mới lập, cũng nổi lên kình chống nhà Chu. Nước Dương Việt hay Ư Việt này là của người Việt từ xa xưa, luôn chống lại sự xâm lăng của người Mông Cổ cùng sự thống trị của Hoa Hạ. Thượng thư nhiều lần ghi lại việc vua Thuấn “dẹp loạn Tam Miêu.” Tam Miêu là một trong những tên mà người Hoa Hạ đặt cho người Việt bản địa.
Chúng ta biết, nữ hoàng đế duy nhất của Trung Hoa là Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên khó ai ngờ bà lại là người Việt. Wikipedia ghi: nhũ danh (tên thời con gái) của bà là Mỵ Nương. Một danh xưng dùng cho con gái quý tộc người Việt. Khi làm vua, bà có hai tôn hiệu: Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế (越古金轮圣神皇帝) và Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế (慈氏越古金轮圣神皇帝). Đáng chú ý là từ Việt cổ được ghi theo ngữ pháp Việt mà không phải ngữ pháp Hán (cổ Việt)!
Năm chục năm trước, khi triết gia Kim Định viết: “tiếng Hán cũng như chữ Hán đều là của người Việt”, đã gây phản ứng dữ dội trong học giả Sài Gòn. Nhiều người cho ông là cực đoan, hoang tưởng. Nhưng nay thì người ta chứng minh được, Kim Định đã đúng. Không chỉ “tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa mà chữ Việt cũng là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa.” Chiều hôm qua, anh Đỗ Ngọc Thành, một người bạn Việt gốc Triều Châu gọi về cho tôi từ Sacramento nói rằng: “Người Tàu đọc chữ Hán chỉ là những thằng mù xem voi. Chữ vuông vốn được tạo ra để ký âm tiếng Việt. Nên mọi chữ Hán chỉ được đọc bằng âm Việt, giải nghĩa bằng tiếng Việt mới chính xác.” Đúng hay không, xin quý vị xem thử. Người Trung Hoa gọi tên ông vua cuối đời Thương và Chu là Kiệt và Trụ. Nhưng đó là gọi sai vì hai ông vua tàn bạo dâm bôn được dân đặt là “cặc” và “đụ”. Do không hiểu nghĩa của hai từ Việt này, người Hoa theo âm mà phiên ra như chúng ta thấy hôm nay! Hàng ngàn năm văn nhân tài tử Trung Hoa gọi quê quán nàng Tây Thi là “Trữ La thôn”, trong khi tên thực nôm na là xóm trái, xóm tả! Trên đời chẳng làm gì có cái tên “Câu Tiễn” quái dị mà chi có ông vua người Việt vốn tên là Cu Tí! Các Đại Nho Trung Quốc không biết Lệnh Doãn là chức quan gì nên ghi vào từ điển: “Lệnh doãn, chức quan của nước Sở, tương đương tể tướng.” Trong khi đó là quan lang, quan loan, quan loãn của người Việt! Câu cuối bài Quan thư nổi tiếng nhất của Kinh Thi “quân tử hảo cầu” là đã bị cụ Khổng xuyên tạc theo thanh giáo. Câu ca gốc của người Việt là “quân tử hiếu kều”: giữa bãi vắng, gặp người đẹp, quân tử Tàu (của cụ Khổng) mang vòng kim cô thanh giáo nên chỉ đứng đó mà “cầu!” Quân tử Việt thì không thế mà động thủ, sẽ kều khều ve vuốt!
Còn nhiều, nhiều lắm những bằng chứng lý thú như vậy. Có lẽ chỉ khi nào có những thức giả người Việt ở Việt Nam, Quảng Đông, Quảng Tây chung tay viết cuốn BÁCH VIỆT ĐẠI TỪ ĐIỂN mới có thể gom đủ!                

                                                                         22. 7. 2014
Tham khảo:

徐韶杉:从阴宅风水看仰韶天文

http://www.chinahexie.org.cn/a/yishupinsheji/gudongshoucang/shoucangshichang/2011/0106/6043.html

 



015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...