02005
TỨ BẤT TỬ
TRIẾT
LÝ NHÂN BẢN TÂM LINH CỦA VĂN HÓA VIỆT
Tứ
Bất Tử Việt Nam là hình tượng văn hóa nhân bản tâm linh của vũ trụ quần sinh
trong lịch sử văn hóa Việt Nam và Thế giới.
Tứ Bất Tử là biểu hiện lưỡng nhất tính gồm
bản thể và hiện tượng. Bản thể là trung
tâm, là hạt nhân, là yếu tố sinh, là tượng. Hiện tượng là vòng
ngoài, là yếu tố thành, là hình. Cho nên, có thể nói Tứ Bất Tử Việt
Nam đã đạt được hai chiều kích văn hóa bản thể và hiện tượng, đạo và đời.
Bất
tử vì nó là bản nguyên, là chân lý tối thượng, là đạo của Vũ Trụ mà nhân loại
tôn kính và thờ phụng. Bất tử vì nó là hình ảnh chân thực của những con Dân, con Trời mang sứ mệnh khai mở, tạo dựng và tỏa
sáng càn khôn.
Tứ
Bất Tử thuộc vòng huyền sử như một chân lý, một bản nguyên của ký ức dân tộc mang
tính cộng thông nhân loại. Cho nên nó đầy tính thiêng liêng, vi diệu được bảo tồn,
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để từ đó con cháu tri ân, tự hào và
luôn hướng về cội nguồn Tổ Tiên.
Tứ Bất Tử là cả Dân Tộc Việt Nam triệu
người như một, kiến tạo, bảo vệ và phát triển cùng nhân loại.
Trước khi đi vào chủ đề Tứ Bất Tử,
chúng ta thử quay lại bối cảnh lịch sử văn hóa thời Tiền Sử, cái nôi của hiện
tượng Tứ Bất Tử huyền vĩ này.
Thoạt kỳ thủy thời sơ sử, do điều kiện
khí hậu, thổ nhưỡng và thời gian đã xóa đi tất cả những vết tích người xưa từ
40.000 năm. Xin trích dẫn một nhận định của Nhà nghiên cứu Tiền sử người Việt
như sau:
“Những năm cuối thế kỷ XX, bùng nổ thông tin gây chấn động: “Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện ở
châu Phi 200.000 năm trước. Khoảng 70.000 năm trước, theo ven biển Ấn Độ Dương,
người từ châu Phi di cư tới Việt Nam. Tại đây thời Đồ Đá xuất hiện hai đại chủng
Australoid và Mongoloid. Họ hòa huyết với nhau sinh ra bốn chủng người Việt cổ
Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc nhóm loại hình
Australoid. Sang thời kim khí, người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở
thành chủ thể dân cư. Người Australoid biến mất khỏi đất này không hiểu do di
cư hay đồng hóa?” Nghỉ lại ở đây 20.000 năm để gia tăng nhân số, 50.000 năm trước, người từ Việt Nam lan tỏa ra các đảo
Đông Nam Á và chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước, do khí hậu phía Bắc được cải
thiện, người từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục. 30.000 năm trước, từ Siberia
vượt qua eo Bering, chinh phục châu Mỹ…”
Giới khảo cổ học choáng váng. Tuy nhiên, khám phá từ ADN không thể nghi
ngờ! Như vậy, thực tế cho thấy, con người đã có mặt tại Việt Nam từ 70.000 năm
trước. Nhưng thổ nhưỡng và khí hậu khắc nghiệt đã xóa đi mọi dấu vết của họ,
khiến cho 40.000 năm chìm vào đêm tối!” (Tiền sử người Việt. Hà Văn Thùy, NXB Hồng
Đức 2020).
Đây là câu chuyện dài đã được giải mã,
trong khuôn khổ của chủ đề Tứ Bất Tử, chúng tôi chỉ giới thiệu bối cảnh lịch sử
văn hóa hậu kỳ Cựu Thạch, Tân Thạch trở về sau, khi mà bắt đầu hình thành xã hội
người Việt Cổ đầu tiên từ lưu vực sông Hoàng Hà đến Nam sông Dương Tử và trải rộng
ra Thái Bình Dương.
Khoa
học Nhân chủng cho biết, chủ nhân của nền văn minh nông nghiệp lúa nước đầu
tiên của nhân loại là chủng người Indonesian/ Việt Cổ/Lạc Việt/Lou Yue. Sau đó
người Mông Cổ phương Bắc hòa huyết với người Việt Cổ bản địa, sinh ra giống con
lai Hoa Hạ, trở thành chủng người Mông Cổ phương Nam.
Nhân chủng học và Văn Hóa học cũng xác
định đây là cuộc Cách mạng Tân Thạch Lần thứ nhất với những đặc trưng: Nông nghiệp trồng lúa & kê, Thuần dưỡng
gia súc (chó, lợn, gà), Nuôi tằm tang, dệt vải và Nghề gốm.
Những cộng đồng Thị tộc đầu tiên là Tam
Hoàng, gồm Thiên Thần Phục Hy Thị, Địa Thần Nữ Oa Thị và Nhân Thần Thần Nông Thị.
Tiếp đến là Ngũ Đế, gồm Hoàng Đế, Đế Chuyên
Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn.
Tiếp nữa là thời Tam Đại Hạ, Thương/Ân,
Chu.
Từ thời Hoàng Đế Hiên Viên, do máu Du mục
nổi trội, sinh ra tham tàn, cường bạo, bành trướng. Người Du mục Hoa Hạ đã lấn
át và xua đuổi người Nông nghiệp Lạc Việt về phía Nam. Người Lạc Việt lập kinh
đô ở vùng Hồ Động Đình Nam sông Dương tử, xây dựng Vương triều Xích Quỷ Văn Lang,
sau Trung Quốc gọi là Lương Chử và tự xưng người Trung Hoa là hậu duệ của người
Lou Yue/Lạc Việt. (Nhà Nước Xích Quỷ Văn
Lang từ huyền thoại đến hiện thực. Hà Văn Thùy, NXB Hội Nhà Văn, 2017)
Năm 2698 TCN, những bộ lạc du mục hung
hãn trên bờ Bắc Hoàng Hà do họ Hiên Viên cầm đầu, đánh vào Trác Lộc, chiếm
giang sơn của người Việt, lập nhà nước Hoàng Đế. Cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng
được ghi lại trong Kinh Thư: “Phạt Tam
Miêu, đầy Tam Miêu tam phục, ngũ phục…”.
“Ngươi phải ghi nhớ, không được để Tam Miêu quấy rối Hoa Hạ!” (Lời vua
Nghiêu dạy bề tôi). Đấy là ở thời Nghiêu Thuấn, “thời đại Hoàng Kim”. Từ sau thời
Chu, hàng triệu người Tiên Ti, Hung nô vào chiếm đất, mặc sức chém giết… đẩy những
đợt sóng người Việt chạy về Nam tìm đường sống. Đó là buổi giao thời, khi người
Việt hiện đại Mongoloid phương Nam - lớp con cháu từ Núi Thái -Trong Nguồn trở
về, thay máu đồng bào và đổi mới kỹ năng sống, đưa tộc Việt từ văn minh đồ đá
chuyển sang văn minh kim khí của thời đại Phùng Nguyên - Đông Sơn rực rỡ.
Hùng
Vương Sự Tích Ngọc Phả Cổ Truyền có lời rằng:“Vua Kinh Dương Vương vâng ngọc chỉ phụng mệnh Trời về núi Nam Miêu
Sơn lập đô ở phía Hoan Châu thuộc Nghệ An xứ”).Và sau cùng là thời kỳ các
Vua Hùng kéo dân về Phong Châu, Phú Thọ ngày nay.
Khoảng
ba nghìn đến bảy nghìn năm cách nay là thời kỳ của Văn Minh Trống Đồng là cơ sở
nền tảng cho những câu truyện huyền tích về Tứ Bất Tử trong lịch sử văn hóa tâm
linh của người Việt. Các Ngài chính là Hồn Thiêng Sông Núi để độ trì cho Dân tộc
trong lúc nguy biến suốt dòng Lịch Sử. Tinh thần của các Ngài đã được lưu truyền
cho Dân tộc Việt Nam, cho Con Cháu muôn đời về sau. Đó là Bốn Vị:
1. Tản Viên Sơn Thánh
2. Phù Đổng Thiên Vương
3. Chử Đồng Tử - Tiên Dung
4. Chúa Mẫu Thượng Ngàn Liễu Hạnh
I. TẢN VIÊN SƠN THÁNH
Tản Viên Sơn Thánh “hạo khí anh linh của
trời đất”, một bản nguyên, một chân lý vĩnh hằng của Việt Tộc. Tản Viên Sơn
Thánh là hình tượng của nhân duyên phù hợp với
luật nhân quả thiên địa nhân hợp nhất hay Đại Đạo âm dương hòa. Đó cũng
là món quà mà Tạo Hóa ban tặng về nghị lực sống, trí tuệ và bản lĩnh của người
Việt.
HUYỀN
THOẠI SÁCH ƯỚC & GẬY THẦN
“Sách Ước là sách huyền diệu có sức màu
ban cho người có quyền ước gì được nấy. Tìm về nguồn gốc chúng, ta chỉ gặp thấy
có nói đến sách Ước trong câu truyện Thần núi Tản Viên: “Thần xưa kia là một đứa
con bị bỏ rơi giữa rừng được một người tiều phu gặp đem về nuôi, đặt tên là Kỳ
Mạng. Sở dĩ Thần có tên này là vì trước khi gặp cha nuôi đứa bé mới lọt lòng đã
được dê rừng cho bú, chim chóc ấp ủ. Kỳ Mạng chóng lớn khôn, theo nghề cha nuôi
ngày ngày vác rìu vào rừng đốn củi. Một hôm Kỳ Mạng đốn một cây đại thụ. Cây to
lớn quá, chặt từ sáng tới chiều mà vẫn chưa hạ nổi. Bỏ dở ra về, đến sáng hôm
sau trở vào rừng, Kỳ Mạng hết sức ngạc nhiên thấy những vết chặt đã dính liền lại
khắp thân cây. Kỳ Mạng lại xách rìu chặt nữa, suốt ngày hết sức không xong, đến
ngày thứ hai trở lại cũng thấy cây vẫn nguyên vẹn như chưa hề đụng tới. Không nản
chí, Kỳ Mạng lại ra công chặt nữa, quyết hạ cho kỳ được, rồi đến tối ở lại nấp
gần cây rình xem sự thế. Vào khoảng nửa đêm, Kỳ Mạng thấy một bà lão hiện ra,
tay cầm gậy chỉ vào cây, đi một vòng quanh cây, tự nhiên những vết chặt lại liền
như cũ, Kỳ Mạng nhảy ra khỏi chỗ nấp, tức giận hỏi bà lão sao lại phá công việc
làm ăn của mình. Bà lão nói: “Ta là Thần Thái Bạch, ta không muốn cho cây này bị
chặt, vì đây là chỗ nghỉ của ta“. Không
chặt cây thì lấy gì mà nuôi cha? Thái Bạch
đưa cho Kỳ mạng cái gậy rồi biến mất.
Được chiếc gậy Thần, đời sống của cha con Kỳ Mạng từ đấy có phần dễ chịu lắm,
và chàng mang đi cứu giúp những người bệnh tật ốm đau. Một hôm Kỳ Mạng đi chơi
gặp xác một con rắn nước bị trẻ chăn trâu đập chết vứt ở bờ sông, mới dùng gậy
Thần chỉ cho con rắn sống lại. Vài ngày sau có một người lại tới tự xưng là Tiểu
Long Hầu, đem nhiều châu báu tạ ơn Kỳ Mạng đã cứu sống. Thần Tiểu Long lại mời
Kỳ Mạng xuống chơi dưới thủy phủ. Kỳ Mạng nhận lời theo Long Quân rẽ nước xuống
biển ở lại ba hôm, Tiểu Long bày yến tiệc tiếp đãi nồng hậu và dẫn chàng đi thăm
khắp thủy giới.
Khi về Kỳ Mạng lại được Long Quân biếu
một cuốn sách Ước, nhờ sách mà cầu gì được nấy. Kỳ Mạng sung sướng đem sách về
trần.
Cuốn sách Ước có 3 trang trống trơn bằng da cá, ngoài bọc vỏ rùa, 3 trang là: Kim, Mộc, Hỏa. . ., thiếu trang Thủy mà Long Quân đã giữ lại. Kỳ Mạng mở sách thử linh nghiệm, đặt tay vào trang Hỏa và khấn khứa, ngay lập tức sấm sét, vân vũ nổi lên dày đặc, rung chuyển bầu trời. Kỳ Mạng mỉm cười đắc ý, đặt tay tiếp vào trang Mộc, ước ao thấy một rừng cây đi. Tức thì rừng cây hiện lên như một đạo quân. Kỳ Mạng gấp sách lại, thấy mình từ đấy uy quyền, sức mạnh không còn ai sánh kịp. Rồi chàng lang thang đó đây, giúp đời. Cuối cùng chán cảnh trần tục, Kỳ Mạng lên núi Tản Viên ngụ luôn tại đấy. Với cuốn sách Ước, chàng dựng lên những khu nhà cửa, dân cư sầm uất giữa chốn rừng hoang vu. Từ đó thiên hạ đồn rằng núi Tản Viên do một vị thần có pháp thuật thần thông biến hóa cai quản“. (Văn Học, Hoàng Trọng Miên )
Giải nghĩa
Câu truyện huyền sử truyền lại cho hậu
thế một thông điệp mang tính nền tảng của Kinh Dịch, còn gọi là Thiên Thư mà dịch
lý cũng là thiên lý với cuốn sách Vô ngôn và bộ Huyền số của Lạc Thư, thông qua
hai bảo vật Sách Ước & Gậy Thần.
Sách Ước vô ngôn, vô tự nguyên thủy là
những ký hiệu vạch đứt (- -) âm, vạch liền
(–) dương, được xắp xếp theo biến dịch càn khôn thành các hào, quẻ. Sau đó mỗi
quẻ được giả nghĩa bằng hệ từ hay soán/thoán từ của Chu Văn Vương, Khổng Tử,
Chu Hy, Trình Di, Ngô Tất Tố… mà thành Kinh Dịch thành văn như ngày nay.
Gậy Thần chín đốt, hai đầu sinh tử/âm
dương chính là bộ Huyền số của Việt tộc trong Lạc Thư, đặt theo hai trục tung
hoành hay thập tự nhai, lấy tâm điểm là số 5:
1
2
3
4
1 2 3
4 5 6 7
8 9
6
7
8
9
Người biết quyền biến dùng Gậy Thần, nắm
vào điểm giữa gậy số 5 rồi xoay thì sinh tử biến hóa, mọi điều mong ước thành sự
thực, đầu sinh làm điều thiện, phục sinh, chí khí, đầu tử để trừng trị tà ác, giải
oan, tiêu diệt kẻ thù.
Sách Việt sử lược bảo Hùng vương biết
dùng ảo thuật thì có nghĩa là biết ứng dụng
nền Minh triết Lạc Thư: đem đạo ( Tròn ) Tản vào đời sống ( Vuông ) Viên
đó là Tản Viên, tức Tròn Vuông xoắn xuýt, Trời Đất giao hòa.
Gậy Thần đi với Mẹ với nông nghiệp, nên gây ra được nhiều ơn ích thiết thực, còn Sách Ước là do Bố, Lạc Long quân tuy cũng có thần thông nhưng mang nhiều tính vu nghiễn như khi Kỳ Mạng niệm chú cho trời mưa, cho rừng cây xuất hiện…, đó là kiểu nói bóng về khả năng biến hoá của Kinh Dịch, nhưng về sau vì bị hiểu theo lối vu nghiễn, nên không ơn ích cho đời sống như Gậy Thần. Gậy Thần biểu thị Minh Triết nông nghiệp, nên mỗi lần chặt cây là biểu thị chối bỏ nền Minh Triết đó.
1. Ý nghĩa Gậy Thần
Vậy Gậy Thần không chi khác hơn là nền Minh Triết nông nghiệp. Khi người nào đạt độ Minh Triết đó thì không cần đến tôn giáo vu nghiễn nữa, còn khi chỉ có triết học duy niệm như trong văn minh Cha thì không đủ thỏa mãn Tâm linh nên cần đến vu nghiễn, như phần nào đã thấy xẩy ra trong Hán Nho có pha nhiều chất tai dị. Đã là Minh Triết thì nó biểu lộ ra trong nét Nhất quán tức như sợi dây xỏ xuyên qua hai bờ Âm Dương, mà không Duy bên nào. Nói bóng là gậy Thần. Gậy là để xỏ qua, Thần là khắp hết, tức đem đạo (tròn) tản ra mọi việc (vuông). Vậy trong nền văn hoá Việt Nam ta thấy cái gì cũng Lưỡng nhất tính kể từ vật tổ trở đi là Tiên Rồng cho đến thể chế làng nước, mẹ cha, cách tính tuổi, cách đặt tên… và vì thế tiếng nước ta rất nhiều danh từ đi đôi: đất trời, chiếu chăn, nước non, ăn uống, mênh mông, kỳ diệu. Tưởng không ngôn ngữ nào trên thế giới diễn đạt nét gấp đôi rõ như vậy, tiếng ngoài thăng, tiếng trong giáng. Lối nói lại đặt chữ Kỳ tức lấy mình làm trung tâm: Ta nói xe chạy ngoài đường là quy chiếu vào mình tức con đường ở ngoài mình. Đó là hệ quả Tam Tài, lấy con người làm trung tâm “Trời che Đất chở ta thong thả“ và do đó hiện thực được sứ mạng của mình (Kỳ Mạng), tức là của con người đại ngã Tâm Linh mà các nền văn minh khác chưa đâu thực hiện nổi. ( xin xem Nhân Chủ , Kim Định)
2. Ý nghĩa Nhân sinh
Thân phận cuộc đời Kỳ Mạng là hình tượng
thời kỳ sơ khai của loài người. Sinh ra chưa rõ gốc gác, được nhặt về nuôi, mà
lão tiều phu chính là bàn tay Tạo Hóa. Kỳ Mạng cầm rìu đốn củi là hoạt động
sinh tồn trong giới tự nhiên. Cái rìu biểu hiện cho thời hái lượm săn bắt, khai
hoang để mưu sinh của người Việt Cổ. Chữ Việt được ghi với biểu tượng hình cái
qua (rừu đá) gọi là bộ chữ Qua
Kỳ Mạng chặt cây nhiều lần, biểu hiện của sức lao động cần cù, vất vả và phụ thuộc vào thiên nhiên. Sau thời gian dài, thành quả mới đạt và được Thần Thái Bạch cho Gậy Thần. Kỳ Mạng xoay chuyển Gậy Thần làm nên nhà cửa, dân cư sầm uất, cuộc sống ấm no. Đó chính là sự phát triển thịnh vượng của nền Văn Minh Nông Nghiệp, mở đầu cuộc Cách mạng Tân Thạch Lần thứ nhất của Nhân Loại.
Cây đàn Kinh
Tinh thần
HÒA của nền Văn Hóa
Nếu hỏi trên hoàn cầu có cây đàn nào giàu chất triết nhất thì phải thưa
là cây đàn bầu hay đôc huyền. Huyền có
nghĩa là dây cũng có nghĩa là huyền bí, huyền nhiệm, nhiệm màu. Có rất nhiều lý
do để gọi như vậy:
Trước hết chỉ có một dây
mà làm nẩy ra đủ mọi cung trong âm giai.
Thứ đến lạ lùng hơn nữa là
cung nào cũng là cung Hòa.
Các đàn khác chỉ có tiếng đơn (Soni), một
hai cung là hòa (harmonique): một mình đàn Kinh thì cung nào cũng là hòa. Nói
khác đi nó là âm thanh thứ ba phát sinh ra bởi “Tiếng Sống“ và “Tiếng Chết“. Khi
đánh thì dùng cái nạy gảy vào dây, đó là “Tiếng Sống“, nhưng đồng thời cạnh bàn
tay lại đè xuống dây, đó là “Tiếng Chết“, cả hai tiếng phát ra một trật làm nên
tiếng thứ ba “không Sống, không Chết“ mà là “Tiếng Hòa“.
Thứ ba đây không phải là hòa thường mà là hoà cùng cực ở chỗ không tìm
ra được kẽ hở, như trong các đàn khác, ở dương cầm thí dụ tự Do đến Re là một quảng cách
có thể chia ra 9 hoặc 27 coma, nên nếu không kép cung vào để làm nên một âm
thanh hòa thí dụ Do Mi Sol thì vẫn còn
quảng cách giữa Do - Mi và Mi - Sol. Đàng này ở đàn huyền dù một coma cũng
không thể có, vì tự đó lướt êm sang Re.
Thứ bốn nhờ cung nào cũng
là âm hòa nên có thể diễn tả cả một bản nhạc toàn bằng âm hòa trọn vẹn. Đức
tính hòa hợp là tính chất thâm sâu của triết lý Việt Nho có thể hàm ngụ trong
những huyền thoại về quả bầu trăm hột hay cái bọc trăm trứng Âu Cơ. Đó là tính
chất Tổng Hợp hay là Cơ cấu. Nhớ lại Cơ Cấu là Tổng Hợp. Càng có lý do nghĩ như
vậy nên đàn bầu có nơi gọi là đàn Kinh, vì Kinh có nghĩa là sợi dây xâu tất cả
yếu tố lẻ tẻ lại làm thành một nét nhất quán hay là mạch lạc nội tại, mà đó là
dấu hiệu của Minh triết.
Cái bọc Âu Cơ cũng là nền Minh triết tổng hợp và được biểu lộ ra bằng những điển chương đầy chất tổng hợp. Vì thế mà đàn bầu quả là một trong những điển chương của nền MINH TRIẾT VIỆT NHO nằm trong sự hoà hợp giữa Âm và Dương: Đạo không phải nhất Âm, Đạo cũng không phải là nhất Dương. Nhưng là cả Âm lẫn Dương hòa hợp: Nhất Âm nhất Dương vị chi Đạo.
Tiếng Đàn chính cũng là tiếng Đạo vậy.
Và như thế còn một điểm cuối cùng cần được nhấn mạnh, đó là vai trò quan
yếu của con người: mọi yếu tố khác như bị xoá nhòa đi để cho vai trò Người nổi
bật. Vì rằng hay hay dở là ở nơi Người. Với các đàn khác thì Người không biết động
tới ít ra cũng làm phát sinh được âm thanh chẳng hạn trên piano người nào cũng
có thể kéo ra một âm giai. Còn với đàn Kinh mà không biết thì chẳng kéo ra được
gì ngoài mấy tiếng phèng phèng vô duyên. Trái lại nếu giỏi thì làm nảy sinh ra
những tiếng tuyệt vời u linh man mác. Vì
thế có thể nói đàn bầu biểu lộ linh hồn người gảy hơn bất cứ cây đàn nào khác,
nên có thể nói nó là cây đàn người hơn hết, cũng như biểu lộ nền triết lý nhân
bản Tâm linh là một triết lý Người hơn bất
cứ nền triết lý nào trên thế giới. Vậy
mà cây đàn này lại là của Việt Nam, vì thế ta có thể coi là một di sản nhiệm
màu và mong mỏi cho nó vẫn âm vang mãi mãi dưới bầu trời của Việt tộc. Và đấy
là sứ mạng của Văn Triết, của Văn hoá Việt Nam.
Hiện nay nền văn hoá này đang như con thuyền không lái xoay quanh tứ
phía đấy hiểm nguy. Nếu các nhà làm văn hoá biết dùng triết Việt làm kim chỉ
Nam thì rồi nó sẽ trở nên cây đàn bầu kinh nghiệm: quy tụ tất cả vào thống nhất.
Kinh Đức Bỉnh Triết là vậy.
( Kim
Định )