Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

013057 SỬ TÀU XUYÊN TẠC NHỮNG GÌ

SỬ TÀU XUYÊN TẠC NHỮNG GÌ

1. Những vị khai thiên lập địa đầu tiên – Tam Hoàng còn gọi Tam Vương.                                                                               
     Tân quốc văn (quyển 5 bài I) có viết “Hỏa thực thủy ư Toại Nhân, súc mục thủy ư Phục Hy, giá sắc, y dược thủy ư Thần Nông. Các vị sáng lập này có lâu đời trước khi người Tàu vào Trung Quốc. Quyển Tân quốc văn đã thâu thập từ nhân thoại (trong dân chúng) nên là chứng tích vô tư. Ðó là một số lý do cho phép nghĩ rằng Viêm Việt đã đi vào nông nghiệp trước Tàu và nếu cứ căn cứ vào niên kỷ truyền thuyết của Toại Nhân là năm 6.000, Phục Hy là năm 4477 và Thần Nông 3326. Toại Nhân là thời săn bắt hái lượm, mới tìm ra lửa, Phục Hy là thời Viêm Việt bước mạnh vào súc mục, còn Thần Nông là thời đi vào nông nghiệp. Các học giả đời mới hạ thấp hai niên kỷ trên xuống 1628 cho Phục Hy ( tức 2852 thay vì 4477 cũ ) và 583 cho Thần Nông ( tức 2737 thay vì 3320 cũ ) là vô tình bóp méo truyền thuyết của Viêm Việt để sáp nhập vào sử của Hoa tộc.                                        
                             
            
Vậy phải coi niên kỷ cũ là của Viêm Việt và cần được duy trì thì mới hợp với những thám quật ở Non Nok Tha và Hang Thần cũng như Lang Chử, Phương Tị Ðầu . . .
     Giả thuyết cho rằng Phục Hy, Thần Nông là Tổ của Tàu, còn Việt Nam chỉ nhận là cháu ba đời, cũng đồng ý rằng Phục Hy và Thần Nông không có mặt tại Hoa Bắc. Vậy thì ở đâu ? Nếu xét theo niên kỷ truyền thuyết ( mà ở đây không có căn cứ khác ) thì phải ở Hoa Nam vùng Tứ Xuyên và sông Hoài vì câu chuyện Lộc Tục với họ Hồng Bàng của Ta xẩy ra năm 2879, tức lâu trước khi Hoàng Ðế vào nước Tàu ( 2697 ) .Và tuy Ðế Minh chỉ nhận cháu 3 đời của Thần Nông thì cũng hơn Tàu không có liên hệ nào tuy có truyền thuyết nói Hoàng Ðế với Thần Nông cùng một Tổ là Thiểu Ðiển, nhưng khó chấp nhận và cách nhau cả hơn 600 năm, lại ở xa dưới miền Nam và cực Ðông vùng Bắc Kinh, là miền mãi đời Hạ, Tàu cũng còn chưa tới được, thế mà Thần Nông lại có con cháu ở Hoa Nam, thí dụ Tam Miêu con cháu của Tấn Văn Chi chòm của Thần Nông. Vì thế chính sử Tàu không kể tới, còn truyền thuyết nhận Thần Nông Phục Hy là Tổ người Tàu thì chẳng qua là chuyện lộn xộn do xâm lăng chiếm đất thì cũng chiếm luôn Tổ và nhận vơ, chứ nếu cứ xét theo huyền thoại thì Phục Hy không phải là người Tàu. Bà Hoa Lư dẫm vào lốt chân người to lớn ở Lôi Trạch mà đẻ ra ông Phục Hy, vậy là Phục Hy được sinh ra theo lối “Dã hợp” của Viêm Việt. Có truyền thuyết nói về thần Nữ Bạt sợ điền Tổ ( Thần Nông ) không dám lên trời, Hoàng Ðế phải cho lên trú ngụ mạn Bắc. Vậy thì Nữ Thần Bạt là con Hoàng Ðế, nay thánh quan thầy của Hoàng Ðế đã có công giúp ông đánh bại Si Vưu , mà lại sợ Thần Nông thì chắc khác chủng tộc . . .
2. Hoàng Đế đánh Đế Lai tức Li Vưu, sau bị xuyên tạc thành Si Vưu (Thủ lĩnh ngu si ngớ ngẩn) ở trận Trác Lộc. (X. Thử máu văn hóa Việt, Kim Định)
3. Vua Tàu hủy bỏ Trống Quân
     Ý tưởng bàng bạc (tức không ý thức minh nhiên) trong bầu khí trống quân trong các lối hát, các lối hội chùa Lim v.v… mà ta có thể gọi chung là Hội mùa xuân = “chơi xuân”. Tuyệt không có một ý nghĩ tội tình nào pha trộn: từ khi hát đối, liếc nhìn, chọn lựa đến việc tặng hoa thược dược, hoặc trao mấy cành cây nhỏ bó lại để biểu thị sự đoàn tụ đôi bên và cuối cùng hợp thân v.v… tất cả đều được làm một cách kính cẩn trang trọng của một cuộc tế tự có tất cả dân làng tham dự, trong không khí tưng bừng của ngày đại lễ, làm bằng ăn, uống, hát, múa trong niềm hoan lạc thiêng liêng. Nó soi sáng cho những tích trong lịch sử chẳng hạn bà Giản Địch nhân lúc đang dạo ngoài đồng nuốt trứng chim én liền có mang sinh ra tổ nhà Thương… thì ta hiểu ngay được rằng khi bà đi hội vào lúc hoa nở “ngày xuân con én đưa thoi” nó thoi ngay vào bụng bà nên bà có mang. Sự có mang đó không hề một ai cho là xấu mà còn mừng cho đứa con của bà sau này được tôn lên làm vua nhà Thương v.v… Vua nhà Thương được sinh ra do bà mẹ nếu không Việt trong dòng máu thì cũng được thụ thai trong buổi lễ đầy Việt tính nên nói là nuốt trứng chim (Kinh Thi Đại nhã bài Huyền điểu). Chim đi với Tiên, mà lại nuốt trong buổi lễ “giao mối” (người mối lái ở phía nam) tức là trong một cuộc hát trống quân được kiểu thức hóa. Nói vắn là hoàn toàn Việt nền bà Giản Địch may mắn hơn bà Khương Nguyên sinh ra Hậu Tắc là tổ nhà Chu . Nhà Chu thuộc du mục rồi sau mới được chuyển hóa theo văn minh nông nghiệp của Viêm Việt. Cho nên bài sinh dân (kinh Thi đại nhã) có thể coi là một thứ huyền sử ghi lại sự chuyển hóa tự du mục Hoa sang nông nghiệp Việt. Thoạt tiên bà Khương Nguyên đi hội mùa xuân. Kinh Thi nói là bà đạp lên lốt chân người to lớn, bụng sưng lên, nhưng khi đẻ ra thì bà sợ nên đem con bỏ ngoài đường hẻm. Đó là hậu quả của luân lý thanh giáo Bắc phương không chấp nhận lối sinh con ngoài hôn phối. Thế nhưng bò dê (hiểu là văn hóa nông nghiệp) lại đến sưởi ấm và khi Hậu Tắc lớn thì trời ban cho tài trí biết trồng ngũ cốc (hiểu là đi vào văn hóa Viêm Việt).
     Sở dĩ người ta không hiểu vì thói tục trên đi ngược Bắc phong, nên Hán Nho thường có những câu kể lại cách khinh dễ như “quân thần đồng xuyên chi dục” của sách Phong tục thông và “Nam nữ đồng xuyên chi dục” của Hậu Hán Thư và các vương triều của Trung Hoa xưa đã cấm hát trống quân ở phương nam và gọi việc cấm đó là “đức hóa” của nhà vua và thực chất chỉ là một cố gắng đàn áp văn hóa Viêm tộc. Sau này Tần Thuỷ Hoàng khoe mình đã trong sạch hóa phong tục phương nam nhất là ở nước Việt, thì phải hiểu về vấn đề tình dục (nên đọc cả trang 488 trong quyển La pensée chinoise của Granet để thấy rõ hai tinh thần Hoa Việt). Trống quân nếu được tổ chức đúng, thì phải ở bên bờ sông dưới chân núi và nhất là ở cửa Đông và Nam (Socio 79-80). Điều ấy nói lên mối liên hệ với nền văn hóa Đông Nam của Việt tộc.

VỤ ÁN xuyên tạc, đốt sách chôn Nho, sửa kinh văn

     Nhà Chu kéo dài 897 năm từ 1122-225 phát xuất từ Tây Di, học Cơ thuộc bộ tộc Nhung (hoặc Khương). Về văn hóa sút hơn nhà Thương rất nhiều, tuy nhiên chính nhà Chu đã biến đổi văn hóa Di Việt thành ra văn minh Tàu là do đến sau và cai trị lâu năm, và nhất là vì có tính cách du mục: phụ hệ, võ biền: đưa vào văn hóa Di Việt nhiều yếu tố du mục như chức thiên tử (ghé vua thần) quân đội chuyên nghiệp, luật hình, hoạn quan, hữu nhậm, ưa số 6 và 4, đàn áp đàn bà, khinh miệt dân chúng gọi là lê dân (dân đen đầu) hay kiềm thủ. Vì có pha máu Turc tóc vàng nên gọi dân thế. Và cũng từ đấy thì bắt đầu phân biệt Tàu với Di Việt bằng cách coi khinh và những chữ Di Địch mới hàm ý “rợ mọi” chứ trước không hề có thế. Vì Tàu đều xuất phát từ Tứ Di cả, nhưng khi đã chinh phục được Tứ Di rồi thì quay lại khinh rẻ gốc của mình. 
     Nhà Chu tận diệt sách của nhà Thương, nhà Tần đốt sách chôn Nho, nhà Hán xuyên tạc kinh văn (Hán Vũ Đế sai Lưu Hâm làm sách ngụy kinh của cổ nhân gọi là bí thư trong thư viện Thạch Cừ của riêng triều đình. Các nhà Thái học ở kinh đô đều phải dùng sách ở thư viện Thạch Cừ). Và sau này tuy đã nhận Nho nhưng vẫn còn lưu lại hai yếu tố phát xuất từ Tây là hoạn quan (Iran) và pháp hình để kiểm soát nho sĩ.                                                                                            
Hán Vũ Đế còn nghe Đổng Trọng Thư mà bãi bỏ bách gia chư tử. Điều đó làm cho nhiều người công phẫn với Thư, và đổ cho Thư là đổ đường cho Nho giáo đi đến chỗ độc tôn. Sự thật thì không phải là bãi bỏ bách gia chi hết mà chỉ là kế hoạch chính phủ dùng để vừa lấy lòng dân vẫn sùng Nho giáo, vừa chiếm độc quyền kiểm soát việc chú sớ kinh sách và cả đến "san định" lại các kinh truyện đã bị thất lạc sau vụ đốt sách chôn Nho của Tần Hoàng. "Do đấy mà Lưu Hâm được sai ra làm sách nguỵ kinh của cổ nhân gọi những sách bí thư trong gác Thạch Cừ của riêng chính phủ, tư nhân không ai có. Ở cái thời mà sách vở làm được rất khó khăn, chính phủ lại độc quyền tư hữu, những nhà thái học chốn kinh đô đều phải dùng sách ở gác Thạch Cừ, làm sách Thái sử coi như gia pháp" (Thục IV, 25) thì việc uốn nắn cho Nho giáo trở thành công cụ của óc độc tài chuyên chế có thể thi hành cách êm thắm. Vì thế mà trải qua bao đời mà rất ít người nhận ra hay có nhận ra đôi chút nhưng chưa bao giờ nghĩ tới việc gạn lọc cho Nho giáo trở nên tinh ròng. Hầu hết chỉ thấy "tử viết" thì cho là lời của Khổng Tử rồi lôi ra để hoan hô hay đả đảo tuỳ khuynh hướng, mà không nghi ngờ gì đến sự kiện lịch sử lớn lao trên đây. Do đó ta có thể cho việc bãi bỏ bách gia này là một cú chí tử đánh trúng tim gan Nho giáo; đem đặt vào miệng Khổng Tử những điều ông đả kích, để môn đệ ông phải chấp nhận và từ đấy Nho giáo đốc ra Hán nho. Vì thế ngày nay muốn tìm cho ra tư tưởng chính truyền của Nho giáo, chúng ta gặp khó khăn phụ trội: là phải phân định lại những câu trong tứ thư ngũ kinh có phải là của Nho chăng hay phải trả về cho chủ cũ của nó. Đó là một việc làm rất dài hơi, đòi rất nhiều công trình thuộc văn học. Ở đây chúng ta đứng trong cương vị triết lý thì sẽ dùng phương pháp triết lý; đó là nguyên lý nhất quán, nghĩa là tìm ra tinh thần Nho giáo nguyên thuỷ làm hồn và gạch bỏ những điều trái với tinh thần đó. Sau đây là vài thí dụ:  Trong Luận Ngữ chương XVI.2, Khổng Tử nói: "khi thiên hạ có đạo thì lễ nhạc, hình phạt, chinh phạt đều do thiên tử… Thiên hạ hữu đạo tắc lễ nhạc, chinh phạt tự thiên tử xuất… chính bất tại đại phu… thứ nhân bất nghị"Câu này rất dễ giải nghĩa theo lối chuyên chế nên có thể nghi ngờ là do luật gia xen giặm ít nhiều, nếu không toàn bích thì cũng một số chữ đủ bẻ quặt ý nghĩa.  Trước hết ngay từ ngữ đã nói lên điều đó. Trong câu dùng chữ thiên tử. Chữ này theo nghĩa gốc có tính chất thần thoại: coi vua như con Trời nên được những người chủ trương "kế thừa huyết thống Thượng Đế" ưa dùng, vì nó bao hàm ý tưởng nâng ông vua lên một bậc cao xa vượt hẳn dân chúng. Vì thế Khổng Tử không dùng chữ thiên tử mà chỉ dùng chữ Vương. Trong Luận Ngữ ông dùng chữ đó có một lần (III.2) nhưng là khi trưng lời Kinh Thi: "Thiên tử mục mục" (thiên tử phúc đức). Mạnh Tử dĩ nhiên cũng theo thầy và chỉ dùng chữ Vương, còn những lần ông dùng chữ thiên tử như "đắc hồ khâu dân, nhi vi thiên tử" thì rõ rệt là ông có y chọi chữ (le contraste des termes) để nói lên chủ trương kế hiền của ông: "thiên tử chẳng có nghĩa thần thánh chi mà hễ được lòng thắng dân là thắng cử". Chữ Khâu dân chỉ người dân ở đồng bái, thuộc thành phần "bố cu mẹ đĩ": hèn hạ là thế đấy nhưng hễ ai chiếm được lòng nó là làm đến tột phẩm cao sang, tức là làm Thiên tử. Nếu gặp một đôi trường hợp khác thì nên cân nhắc theo đồng văn để nhận ra dụng ý tác giả.

Trích những tác phẩm trong Triết Lý An Vi









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...