013001b
NHẬP MÔN
TẠI SAO TÌM VỀ
VĂN HÓA CỘI NGUỒN
Lê An Vi
Tại sao phải tìm về cội nguồn VHDT? Xin
thưa, bởi vì chúng ta cần một bản lý lịch của chính mình. Âu cũng là nhu cầu
của một người có văn hóa, cũng như một dân tộc văn minh thì nhu cầu hiểu biết
về quá khứ là dĩ nhiên để tạo đà thăng tiến.
Thế giới ngày nay, hầu như ai cũng hiểu
biết quá khứ của mình, cho nên họ có nền tảng và điểm tựa để đi xa và bay cao.
Việt Nam
nhìn lại mình, thấy đang ở tầng âm so với thế giới, bởi vì mình bị đoạn tuyệt
với quá khứ (còn gọi là trạng thái mất chân âm hay khoảng trống văn hóa). Khi
nói điều này, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi buồn tủi vì nỗi, đây là những kiến
thức vỡ lòng về văn hóa mà ít nhất sau chiến tranh, chúng ta phải học nó ngay
rồi. Hơn nữa lịch sử văn hóa là cả một quá trình không thể đi tắt đón đầu được.
Trí thức Trung Quốc khi bàn luận về sự
phát triển tiến bộ của Phương Tây thừa nhận một điều rằng, Phương Tây rất tường
tận lịch sử văn hóa của mình, họ nhanh chóng loại bỏ những tiểu tiết, vòng ngoài
thuộc thế giới hiện tượng, đi sâu vào bản chất và triệt để tới cùng, kết quả là
họ luôn luôn ở vị thế chinh phục thế giới.
Xin chia sẻ một triết lý nhân sinh người
Việt. Trong lời mở đầu mỗi cuốn Gia Phả thường ghi: “Chim có tổ, người có
tông”, “Cây có rễ, nước có nguồn”, ý nhắc nhở con cháu luôn ghi nhớ, hướng về cội
nguồn Tổ Tiên và tri ân Đấng sinh thành. Đạo Hiếu được cả Nhân Loại đặt lên Ban
thờ tôn kính là vì vậy.
Nếu tính từ Văn Hóa Hòa Bình vạn năm và
thời Hồng Bàng Thị thì dân tộc Việt có một cái cây cổ thụ đáng phải suy ngẫm để
tự hào. Rất tiếc, từ cái cây vạn tuổi, phát sinh một nhánh tại họa, đó là nghìn
năm Bắc thuộc, làm cây biến dạng đến tận gốc. Chưa hết, cái nhánh tai họa vừa
tàn thì lại nhô lên một nhánh nô dịch khác, mất 80 năm dưới dạng “Thực dân Pháp
Lan Tây”. Cái cành nô dịch này vừa hết nhựa thì lại lâm vào họa “thân đục thân”
để rồi sau 30 năm “huynh đệ tương tàn”. Vẫn chưa xong, 40 năm bơm tiếp thuốc nhập ngoại "Định hướng hỏa ngục", không phù hợp, và suy sụp may mà cứu vớt được “Thống nhất Đất Nước” chứ chưa “Thống nhất Văn Hóa”. Tại sao?
Tại vì Văn Hóa mới là tinh hoa, là yếu
tố nội sinh tạo nên động lực để phát triển. Cái văn hóa đang có là thứ văn hóa bị
nhiễm tư tưởng ngoại lai mà cả thế giới đã loại bỏ từ một phần tư thế kỷ, dẫn
tới vong bản, vong thân và vong nô. Cho nên nói “Đạo mất trước, Nước mất sau”
là vì vậy.
Nay nhìn lại thấy Cây vạn tuổi vẫn đầy sức
sống từ gốc trào lên. Nếu sáng suốt và tỉnh ngộ, chỉ cần bịt lại những cái cành
tai họa trước kia để dồn sinh khí và sinh lực cho cái thân chính, tạo đà vươn
thẳng lên trời cao.
Cơ hội ngàn năm có một!
Vì vậy, hành trình khám phá cái Cây vạn
tuổi của dân tộc từ cội rễ là nhu cầu
cấp thiết của chúng ta hôm nay.
Những thông tin ban đầu mà chúng tôi muốn
chia sẻ với quý vị và các bạn là tổng hợp hệ thống những công trình nghiên cứu
của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước với chủ đề văn hóa VN
từ cội nguồn trong tiến trình lịch sử văn hóa Thế giới. Đặc biệt là những kết
quả nghiên cứu bằng Công nghệ Di truyền học (ADN) mới nhất của thế giới đã được
công bố về Nguồn gốc Loài Người và Hành trình vĩ đại của Nhân Loại, là bằng
chứng khoa học đã làm sáng tỏ những luận thuyết về cổ sử Việt Nam, Đông Nam Á
và Châu Á.
Nếu không được trang bị kiến thức văn hóa nền
tảng này thì khó có thể có một trí tuệ và bản lĩnh để hội nhập.
Xin mời
quý vị và các bạn bắt đầu từ bài nhập môn, giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhất
là phương pháp, cách thức tiếp cận các công trình nghiên cứu theo chủ đề.
Từ đó sẽ tiết kiệm thời gian
và không bị áp lực bởi khối lượng tài liệu, sách vở.
Quan
điểm của chúng tôi:
Mới là cái cũ chưa biết, cho nên không khó
để kiến tạo cho mình
Trí
Tuệ, Bản Lĩnh và Dân Thân.
Như vậy mới có thể phất cờ “Cứu Nước Bằng Văn Hóa”.
Hãy quan sát toàn cảnh khu rừng trước khi
mở lối tìm cây.
Trước hết, chúng tôi xin giới thiệu toàn
cảnh bức tranh Thế giới với Hành trình của Nhân Loại qua các trang:
Bradshow Foundation >> Journey of Mankind > click Begin your
journey
Với đồ hình power-point và
phần giới thiệu ngắn gọn, độc giả sẽ có khái niệm về hành trình của Nhân Loại.
Aliceroberts.com -
giới
thiệu hành trình tới Châu Á, khẳng định cư dân từ Đông Phi cách nay hơn 200.000
năm không có quan hệ huyết thống với tất cả các giống người trước đó như: người
Vượn Bắc Kinh, người Tiền sử Châu Á, Châu Âu…
Tiếp đến là các trang VHVN:
vietnamvanhien.net
; minhtrietviet.net ; thuyhavan.blogspot.com
anvile235.blogspot.com ; diendanlyhocphuongdong.org
Có thể nói rằng, đây là những thông tin
khoa học phổ thông thế giới hiển nhiên và dễ chấp nhận. Nhưng ở VN do chưa có
tự do báo chí và xuất bản đại chúng, cộng với sự tụt hậu của các ngành khoa học
xã hội nhân văn, cho nên xã hội không có thông tin đa chiều, dẫn tới lạc hậu
với thế giới hiện đại.
Mặc dù vậy, những mạch ngầm tìm về văn hóa
cội nguồn trong giới nhân sĩ trí thức yêu nước vẫn chảy và đang tuôn trào để
hợp lưu thành sông lớn.
Sau 50 năm, người khởi xướng trào lưu đã
tìm thấy viên Ngọc Long Toại của Tổ Tiên Lạc Hồng Vạn Năm. Một thư viện lớn đã
ra mắt độc giả VN trên toàn cầu. Rất tiếc, những năm đầu chưa mấy người ở trong
nước được tiếp cận. Nhưng cho đến nay, dòng chảy thông tin từ nhiều phía đã
hình thành những nhóm học giả đầu tiên, lấy Ngọc Long Toại làm gương soi để sau
đó cho ra đời hàng loạt các tác phẩm có giá trị, đóng góp vị trí xứng đáng vào
tủ sách Quốc gia và Nhân loại.
Khi tiếp cận với chủ đề chuyên ngành, độc
giả được chú thích và viện dẫn địa chỉ truy cập. Đó là bước nhảy vọt của CNTT
hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho độc giả rộng đường truy cập.
Những rào
cản và khó khăn
Như đã
dẫn, Đất Nước đang trong cơn đại khủng hoảng từ nền tảng, để lại một "Khoảng
Trống Văn Hóa" mà mỗi chúng ta đều có nghĩa vụ san lấp cho tròn và vẹn.
Trước hết, chúng tôi lưu ý quý vị độc giả
khi tiếp cận các tác phẩm Văn Hóa Việt Nam từ cội nguồn, còn gọi là Văn Hóa
Việt Cổ, nên đứng ở vị trí người Việt có gốc từ Văn Hóa Vạn Niên, chứ không
phải tâm trạng của người Việt bị nô dịch văn hóa một ngàn năm Bắc thuộc. Khi
gặp những danh từ như Nước Việt, Việt tộc, người Việt thì nên hiểu những danh
xưng ấy ứng với từng thời điểm cụ thể có chung một gốc là Đại Chủng Viêm Việt, còn gọi là Viêm Tộc, Viêm Việt,
Nhật Chủng gồm các tộc người đầu tiên là
Tam Miêu, Cửu Lê, Tứ Di, sau phát triển thành Miêu, Man, Di,
Bách Việt, Việt Thường… đã từng tồn tại khắp khu vực Thái Bình Dương từ thời kỳ Đồ đá cũ, sau này là Việt Nam. Nếu không vượt qua cái rào cản
nô dịch này thì những đặc trưng văn hóa cội nguồn đều là thứ hư vô, bịa đặt
ngoại lai với chủ ý tham lam, vơ về.
Về
phương pháp
Khoa học xã hội nhân văn VN và thế giới
cùng sụp đổ với phương pháp duy vật sử quan Mác xít và duy sử do chưa có sự bứt phá mới để giải quyết dứt
điểm vấn đề cơ bản nhất là Nguồn gốc
người hiện đại và quá trình hình thành các tộc người trên Trái đất.
Trong khi kho tàng văn hóa dân gian cổ
xưa, chứa đựng những giá trị đặc trưng cơ bản nhất lại nằm chủ yếu trong huyền
thoại, truyền kỳ, cổ tích, ca dao, tục ngữ, diễn xướng dân gian… Vì lẽ đó phải
dùng Huyền sử và Cơ cấu luận để khám
phá. Xin truy cập toàn văn hai phương pháp này trong anvile235.blogspot.com , chuyên mục “Phương pháp”.
Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo ngay
thông tin các kết quả nghiên cứu Di truyền học về Đa dạng di truyền của cư dân
Trung Quốc của Nhóm GS. J.Y. Chu Texas University - (J.Y. Chu et
al. Genetic relationship of population in
China .
Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 n. 95 p. 11763-1768).
Tiếp
đến là những bài hướng dẫn cách truy cập, tiếp cận theo chủ đề, tác giả, tác
phẩm với mục đích tạo dựng cho mỗi người có đủ phương tiện và công cụ để khai
phá rừng Cổ Sử bí ẩn, rậm rạp nhưng đầy thú vị và hữu ích.
Chúc vạn sự may mắn và viên
thông!
Lê An Vi
Liên lạc: M: 0904898957
Bl. : anvile235.blogspot.com
E : khatsi235@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét