Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

0018001 PHÁT HIỆN XƯƠNG NGƯỜI VIỆT KHAI PHÁ HOA LỤC 40.000 NĂM TRƯỚC




PHÁT HIỆN XƯƠNG NGƯỜI VIỆT
KHAI PHÁ HOA LỤC 40.000 NĂM TRƯỚC
Hà Văn Thùy

Tháng Chín năm 1998 tạp chí Kỷ yếu Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) công bố tài liệu Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc (Genetic Relationship of Populations in China) cho biết:
Người Khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi theo ven bờ Ấn Độ Dương tới Việt Nam 60.000 năm trước. Nghỉ lại ở đây 10.000 năm. Khoảng 50.000 năm trước, người từ Việt Nam lan tỏa ra các hải đảo Đông Nam Á và đi về phía Tây chiếm lĩnh Ấn Độ. Khoảng 40.000 năm trước, nhờ khí hậu phía bắc được cải thiện, người từ Việt Nam đi lên chiếm đóng Hoa lục và 30.000 năm trước vượt eo Bering sang chiếm lĩnh châu Mỹ.”
Bản tin làm chấn động giới khoa học nước Mỹ vì nó lật đổ những hiểu biết hiện có về nguồn gốc của loài người. Ngay lập tức, nhiều trung tâm di truyền lớn quyết định kiểm tra nghiên cứu trên. Vài năm sau, nhiều kết quả được công bố, trên cơ bản xác nhận phát hiện của nhóm nghiên cứu của giáo sư J.Y. Chu và đồng nghiệp.
 Công việc của nhà di truyền là lấy mẫu gen rồi phân tích, tính toán trong phòng thí nghiệm, nó giống như những thày phù thủy chơi trò giả kim nên khó thuyết phục những nhà nhân học cổ điển, xác định các chủng loại người bằng phương pháp đo sọ. Từ thập kỷ 1930, giới khoa học tin rằng, người Trung Quốc cũng như châu Á là hậu duệ của người Bắc Kinh Homo beijinensis… Khám phá của di truyền học cần được kiểm định bằng khảo cổ và cổ nhân học. Tiếc rằng thời gian đó xương cốt người cổ tìm được quá ít. Những năm 20 phát hiện ở Hang Thượng di chỉ Chu Khẩu Điếm ba cốt sọ người hiện đại có tuổi khoảng 27.000 năm. Tiếc rằng khi liên quân tấn công Bắc Kinh, những mẫu vật này bị thất lạc. Do không thể khảo sát DNA nên chưa thể có kết luận cuối cùng.
Sang thế kỷ XXI nhiều di chỉ khảo cổ ở Trung Hoa được khám phá dần soi sáng vấn đề. Năm 2012 phát hiện di chỉ Tiên Nhân động ở huyện Vạn Niên tỉnh Giang Tây với công cụ đá cũ muộn và di cốt người 25.000 năm tuổi. Khảo sát nhân thể xác định, đó là người Lạc Việt chủng Indonesian, là tổ tiên của cộng đồng người Tày-Thái sau này.
Năm 2003 khảo cổ học phát hiện tại di chỉ Điền Nguyên Động thuộc huyện Chu Khẩu Điếm gần Bắc Kinh những mảnh xương chân của người hiện đại 40.000 năm tuổi. Năm 2013, từ DNA chiết ra của các mảnh xương chân, các nhà khoa học thuộc Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức, xác nhận: “Người Tianyuan đã có chung nguồn gốc với tổ tiên của nhiều người châu Á và người Mỹ bản địa ngày nay. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ DNA của người Neanderthal và Denisovan trong con người hiện đại sớm này không cao hơn so với những người sống trong vùng này ngày nay.”
Đối chiếu với sơ đồ phía dưới, ta thấy mã di truyền của người Điền Nguyên (màu đỏ) rất gần gũi với nhiều dân cư châu Á như Hán, Nhật Bản, Hàn quốc, người Thái, thổ dân Đài Loan… Ta biết rằng, người Tày Thái, thổ dân Đài Loan thuộc chủng Lạc Việt Indonesian được sinh ra trên đất Việt Nam. Như vậy, di cốt người Điền Nguyên đã chứng tỏ rằng, từ 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Quốc, đã có mặt phía Nam Hoàng Hà. Rồi sau đó, vượt Hoàng Hà, lên Siberia, người Lạc Việt qua eo Bering chiếm lĩnh châu Mỹ. Như vậy, khảo cứu của di truyền học được khảo cổ học và cổ nhân chủng học xác nhận.


                                               Xương chân người Điền Nguyên

Một chi tiết khác cũng rất đáng chú ý: “Tỷ lệ DNA của người Neanderthal và Denisovan trong con người hiện đại sớm này không cao hơn so với những người sống trong vùng này ngày nay.” Điều này chứng tỏ rằng trên đường rời châu Phi, tại bán đảo A-rập, tổ tiên chúng ta đã gặp gỡ và giao phối với hai loài tiền nhiệm Denisovan và Neanderthals nên lượng máu cả hai loài người này chia đều cho mỗi chúng ta từ rất xa xưa. Và trên đường lên Hoa lục, người Điền Nguyên cũng không gặp đại diện của hai loài tiền nhiệm. Điều này đưa tới hai kết luận:
i.                   Người Denisovan và Neanderthals đã không có mặt trên lục địa châu Á từ 40.000 năm trước.
ii.                 Cho rằng: “Những dấu tích về Người vượn ở Núi Đọ, Xuân Lộc, Sa Thầy, Yaly tuy còn thiếu những chứng cứ về địa tầng và cổ sinh, không có tầng văn hóa rõ rệt; ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai chưa tìm thấy công cụ lao động nhưng được coi là xưa nhất, mở đầu cho lịch sử nguyên thủy ở Việt Nam.” “Người Thẩm Ôm là dạng Người đi thẳng muộn, thuộc Người tinh khôn hay Người hiện đại (Homo sapiens) ở Việt Nam. Niên đại cho các hóa thạch này từ 140.000 năm đến 250.000 năm BP” in ở trang 28 Tập 1 bộ Lịch sử Việt Nam của Viện Sử học là không có cơ sở.



                      Cây phả hệ và sự phân bố của thân nhân người Điền Nguyên

THAM KHẢO
1.     Qiaomei Fu,a,b,1 Matthias Meyer,b Xing Gao,a Udo Stenzel,b Hernán A. Burbano,b,c Janet Kelso,b andSvante Pääboa. DNA analysis of an early modern human from Tianyuan Cave, China







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...