015008 TIỀN SỬ VIỆT NAM
DOCUMENTS OF
VIETNAMESE ANCIENT CULTURE VI
DOCUMENTS
OF VIETNAMESE ANCIENT CULTURE VII
Collected
by Nguyễn Thiên Thụ
Địa đàng không phải ở phương Tây...
Tags: Đông Nam Á, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Hoa, Thái Lan,Solheim II, Văn Minh Nông Nghiệp, nhà khảo cổ học, miền Nam Trung Quốc, di truyền học, nền văn minh, trước công nguyên, có thể là, ngày nay, nguồn gốc, đến
Ảnh minh họa người nguyên thủy Hòa
Bình
|
LTS: Phát hiện mới nhất về nguồn gốc của heo ở các vùng
Nam Đảo vừa được báo chí phương Tây đồng loạt đưa tin, một lần nữa cung cấp
thêm bằng chứng khoa học và khách quan cho thấy Đông Nam Á từng là một trung
tâm văn minh nông nghiệp. Đây cũng là đề tài mà TS Nguyễn Văn Tuấn nghiên cứu
từ nhiều năm qua. Tòa soạn xin giới thiệu cùng bạn đọc Đông Nam
Á là một trong những vùng đất với nhiều sắc dân và nhiều nền văn minh phong phú
nhất và cổ nhất của nhân loại. Về mặt địa lý, có hai khu vực riêng biệt: một
khu thuộc về đất liền và một khu thuộc về hải đảo. Khu vực đất liền thực ra gồm
hai bán đảo: khu rộng lớn bao gồm Myanmar thuộc hướng Đông Bắc, Thái Lan ở
giữa, và Lào, Campuchia, và Việt Nam thuộc hướng Đông và Đông Nam; khu nhỏ hơn
bao gồm bán đảo Mã Lai, chạy dài từ Thái Lan xuống tận Myanmar.
Thành kiến của giới thiệu nghiên cứu phương Tây
Thành kiến của giới thiệu nghiên cứu phương Tây
Myanmar có nhiều chùa chiền được kiến trúc một cách phi thường, nhiều lâu
đài được chạm khắc rất tinh vi. Ở miền Bắc Thái Lan cũng còn lưu lại nhiều công
trình kiến trúc vĩ đại mang đậm ảnh hưởng của Phật giáo. Vịnh Hạ Long thuộc
phía Bắc Việt Nam trồi lên những tác phẩm thiên nhiên như được chạm bằng đá
vôi, mà có lẽ từng là một vùng lục địa khoảng 10.000 năm trước đây. Cổ Loa, một
huyện nhỏ của Việt Nam ngày nay, có lẽ là một trung tâm đô thị (hay một tp) đầu
tiên của vùng Đông Nam
Á, với niên biểu được ước đoán vào khoảng niên kỷ thứ ba trước Công nguyên.
Những công trình kiến trúc ở Huế và Đà Nẵng cho thấy sự tương phản giữa hai nền
văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Tp Huế, tuy lâu đời hơn, nhưng có nhiều công trình
kiến trúc trẻ hơn tp Đà Nẵng, nơi mà nhiều tháp Chăm còn lưu lại như những dấu
ấn của văn minh Ấn Độ. Campuchia có đền Angkor Wat nổi tiếng và nhiều dấu vết
của một nền văn minh sáng chói trước đây.
Các vật
dụng và vũ khí thời đá muộn - cổ vật Phùng Nguyên
|
Chủ nhân của những công trình này là ai? Sách giáo khoa thường viết rằng
chủ nhân hoặc là người Trung Hoa hoặc là người Ấn Độ, chứ không phải người địa
phương Đông Nam
Á! Quan điểm này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, và đã bám rể vào một bộ phận
không nhỏ trong chúng ta.
Với một lịch sử lâu đời và nhiều nền văn minh phong phú như thế, song Đông
Nam
Á lại không được các nhà sử học để ý đến như các vùng đất khác. Đây là một ví
dụ về thành kiến của giới sử học Tây phương. Khoảng 200 năm trước đây, các nhà
sử học phát hiện rằng phần lớn hai họ ngôn ngữ Ấn và Âu (Indian và European)
thuộc vào một họ ngôn ngữ mà ngày nay chúng ta gọi là nhóm Ấn - Âu
(Indo-European language group). Khám phá này được đánh giá như là một thành quả
vĩ đại của tri thức vào thời gian đó. Nhưng mỉa mai thay, trước đó vài năm,
người ta đã phát hiện một nhóm ngôn ngữ khác, có tên là Austronesian, nhưng
phát hiện này chẳng đem lại một sự chú ý nào đáng kể trong giới khoa bảng Tây
phương cả! Nhóm ngôn ngữ này rất phổ biến, từ các vùng như Madagascar, Đài
Loan, Hawaii và Tân Tây Lan, vượt Thái Bình Dương đến tận Ấn Độ Dương khá lâu,
có thể trước khi Phật Thích Ca ra đời.
Sách viết về nguồn gốc văn minh thế giới hoàn toàn không đề cập đến Đông
Nam Á. Ngay cả khi đề cập đến khu vực này trong vài năm gần đây, các sách cũng
chỉ viết một cách sơ sài vài hàng, với giọng văn thiếu nghiêm túc, nhưng lại
tập trung vào hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, nhất là vào khoảng 2.000 năm
trước đây. Mãi đến thời gian gần đây, văn minh của Thời đại Đồng thiết Đông Sơn
(Bronze Age) và các nền văn hóa trước đó (vào niên kỷ thứ nhất trước Công
nguyên) của Việt Nam mới được công nhận như là văn minh nguyên thủy của khu vực
Đông Nam Á.
Nhưng một loạt phát hiện mới trong những năm gần đây cho thấy giả thuyết
Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đã khai hóa hay truyền bá văn minh cho các nước
thuộc vùng Đông Nam
Á không còn đứng vững nữa. Các phát hiện này cụ thể như sau:
Nguồn gốc lúa nước: Đông Nam Á
Theo Stephen Oppenheimer trong Eden in the East (Địa đàng ở phương Đông,
Nxb Lao động, 2005), Đông Nam Á từng là trung tâm của cuộc cách mạng thời đại
đồ đá mới (Neolithic Revolution), bắt đầu phát triển kỹ thuật trồng trọt, dùng
đá để nghiền hạt lúa, vào khoảng 24.000 năm trước đây, tức là trước cả Ai Cập
và Palestine khoảng 10.000 năm.
Thực vậy, phát hiện về hạt lúa ở hang Sakai (miền Bắc Thái Lan) gần đây
cho thấy cư dân ở đây đã biết trồng lúa có thể trước cả thời kỳ nước biển dâng
cao vào khoảng 8.000 năm về trước, ít nhất là từ thiên niên kỷ thứ 6 hay thứ 7
trước Công nguyên. Hệ thống nông nghiệp được tìm thấy ở Indonesia có niên biểu
lâu đời hơn cả thời đại mà những thành tựu được xem là “cách mạng” về trồng lúa
ở Trung Quốc. Thực vậy, ở Indonesia, kỹ thuật về trồng khoai lang và khoai nước
được ước đoán có tuổi từ 15.000 đến 10.000 năm trước Công nguyên. Ở Việt Nam,
phát hiện ở Phùng Nguyên bằng kỹ thuật định tuổi (dùng Carbon-14) cho thấy cư
dân ở đây từng trồng trọt ngũ cốc khoảng 5.000 đến 6.000 năm trước đây, tức là
còn sớm hơn nhiều niên biểu của những thành tựu của người Trung Hoa. Ngoài ra,
nhà khảo cổ học uy tín gốc Mỹ, giáo sư Wilhelm G. Solheim II, trong một loạt
nghiên cứu từ năm 1965 đến 1968, cho thế giới thấy nền văn minh Hòa Bình là nền
văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới, khoảng 15.000 năm trước Công
nguyên. Một nhà khảo cổ học danh tiếng khác người Úc, giáo sư Peter Bellwood,
cho rằng quê hương nguyên thủy của cây lúa nước rất có thể là ở chung quanh
vùng Đông Dương - Mã Lai - Myanmar, vì ở đây khí hậu nhiệt đới là môi trường
thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.
Di truyền học
Trước và đặc biệt là trong, thời kỳ nước biển dần dần dâng cao (khoảng
8.000 năm trước), người Đông Nam Á di dân đến những vùng đất láng giềng: miền
Nam Trung Quốc ngày nay, Ấn Độ, Mesopotamia và vài hòn đảo từ Madagascar đến
Philippines, Tân Guinea, và sau này họ chiếm luôn vùng Polynesia cho đến Hawaii
và Tân Tây Lan. Các dữ kiện di truyền học chứng minh rằng các sắc dân trong
quần đảo như Tân Guinea, Polynesia, Melanesia, v.v... có cấu trúc di truyền tố
giống với các sắc dân thuộc vùng Đông Nam Á ngày nay. Gần đây, còn có một
số nghiên cứu di truyền học cho thấy người Hán miền Nam
Trung Quốc có nguồn gốc từ Đông Nam
Á.
Trong quá trình di cư, họ đem theo ngôn ngữ, truyền thuyết, quan niệm tôn
giáo, kinh nghiệm thiên văn, yêu thuật và đẳng cấp xã hội đến các vùng đất mới.
Thực vậy, ngày nay, dấu vết của cuộc di dân trên vẫn còn ghi đậm trong các quần
đảo Melanesia, Polynesia và Micronesia; dân chúng những nơi này nói tiếng thuộc
hệ ngôn ngữ Austronesian có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Có lẽ người ta không ngạc
nhiên khi thấy trong các dân tộc vùng Đông Nam Á, Trung Đông, Úc châu và Mỹ
châu đều có những câu chuyện thần thoại về trận lụt vĩ đại này, và các câu
chuyện này có độ tương tự rất cao. Điều này chứng tỏ rằng các sắc dân này xuất
phát từ một nền văn hóa nguyên thủy. Có thể người Đông Nam Á, những nhà nông
đầu tiên thế giới, chính là những người thầy ở các vùng đất mới, dạy người địa
phương những kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.
Nguồn gốc heo: Đông Nam
Á
Trong quá khứ (trước khi công nghệ sinh học ra đời), các nhà khảo cổ học
dựa vào những di chỉ khảo cổ học (chủ yếu là xương sọ) được khai quật từ nhiều
vùng khác nhau để đặt giả thuyết và tìm câu trả lời về nguồn gốc heo. Theo các
di chỉ này, heo được thuần hóa vào khoảng 9.000 năm về trước ở vùng mà ngày nay
thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, cũng có các di chỉ khảo cổ học cho thấy
(hay được diễn dịch) là heo cũng từng được thuần hóa vào khoảng thời gian này
tại Trung Quốc ngày nay.
Nhưng vài thập niên gần đây, với sự phát triển phi thường của di truyền
học và sinh học phân tử, giới khoa học đã có một phương tiện mới, chính xác hơn
và đáng tin cậy hơn để truy tìm nguồn gốc heo. Phương tiện đó chính là gien,
hay nói chính xác hơn là DNA.
Một nghiên cứu quy mô nhất từ trước đến nay về nguồn gốc heo được tiến
hành với sự hợp tác giữa các nhà di truyền học Mỹ và Thụy Điển. Qua phân tích
xu hướng phân bố và đồng dạng DNA của các giống heo (700 con) trên thế giới,
các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng tổ tiên của heo ngày nay chính là heo
rừng và quê hương của heo rừng nguyên thủy này chính là vùng Đông Nam Á ngày
nay. Sau khi được thuần hóa ở Đông Nam Á, heo tản mát theo con người đến các
vùng Âu - Á (Eurasia), vượt biển đến Âu châu và ra các bán đảo Thái Bình Dương.
Sau khi tản mát ra khỏi Đông Nam Á, heo được tiếp tục thuần hóa nhiều lần ở
nhiều vùng tại Trung Quốc, vùng cận đông và Âu châu.
Một nghiên cứu di truyền mới nhất qua phân tích DNA các giống heo thuộc
các hải đảo Thái Bình Dương và đặc biệt là heo không lông thuộc đảo Vanuatu,
các nhà nghiên cứu Úc và Mỹ khẳng định rằng heo tại các hải đảo này cũng xuất
phát và được thuần hóa từ lục địa Đông Nam Á (đặc biệt là từ Việt Nam) khoảng 3.000
năm trước đây. Sau đó, chúng theo con người “di dân” ra khỏi lục địa và đến các
hải đảo như Vanuatu
và Ryukyu. Ngoài ra, các giống heo tại các hải đảo này cũng có “hồ sơ” DNA rất
giống với heo ở Âu châu.
Nguồn gốc gà: Đông Nam
Á
Hiện nay trên thế giới, người ta thống kê có tất cả 175 giống gà khác
nhau, và tất cả đều xuất thân từ loài chim rừng màu đỏ có tên [tiếng Anh] là
Red Jungle Fowl, và tên khoa học là Gallus gallus. Theo các tài liệu khảo cổ
học và dựa vào các di vật khảo cổ, giới khoa học cho rằng loài chim này được
con người thuần dưỡng vào khoảng 4.000 năm trước đây tại vùng thung lũng Indus
(tức Pakistan
ngày nay). Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học Trung Quốc dựa vào các di chỉ tìm
thấy trong các vùng thuộc sông Hoàng Hà (Yellow River) cho rằng Trung Quốc mới
là nơi đầu tiên thuần dưỡng các loài gia cầm như gà và ước tính thời điểm thuần
hóa gà xảy ra vào khoảng 6.000 đến 7.500 năm trước đây. Nhưng thời điểm này
cũng bị nghi ngờ, bởi vì khí hậu và môi trường miền Bắc Trung Quốc không thể là
nơi lý tưởng cho loài gà rừng Red Jungle Fowl được.
Trong hai công trình nghiên cứu quan trọng công bố trên tập san Viện hàn
lâm khoa học quốc gia Mỹ, một nhóm khoa học gia Nhật so sánh cấu trúc di truyền
của 21 giống gà nuôi thuộc gia đình Gallus gallus từ Thái Lan, Nam Dương, Ấn
Độ, Trung Quốc, Nhật, Sri Lanka, v.v... và phát hiện rằng giống gà ở Thái Lan
có hệ số phong phú di truyền cao nhất, tức là giống gà ở đây có độ tuổi di
truyền cao nhất. So sánh DNA gà Đông Nam Á và DNA các giống gà khác trên thế
giới, các nhà nghiên cứu Nhật đi đến kết luận rằng tất cả các giống gà nuôi
trên thế giới ngày nay xuất phát từ một giống gà từng sống (hay được thuần
dưỡng) tại một vùng đất mà ngày nay thuộc Thái Lan và Việt Nam. Họ còn ước tính
rằng thời điểm thuần hóa gà rừng tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam bắt đầu vào
khoảng 8.000 năm về trước.
Trong cuốn Origin of species, Darwin cũng từng khẳng định rằng tất cả các
giống gà nuôi trên thế giới đều có nguồn gốc từ gà rừng Đông Nam Á. Trong một
bài viết cho tập san National Geographic, W. G. Solheim II nhận xét rằng Đông
Nam Á là nơi phát triển nền chăn nuôi đầu tiên trên trái đất.
Tất cả những bằng chứng này cho thấy Đông Nam Á có thể là một cái nôi văn
minh nông nghiệp đầu tiên của con người và cư dân tại đây rất có thể là những
người phát minh ra kỹ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi và truyền các kỹ thuật
này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay). Phát hiện mới nhất về
nguồn gốc heo và gà (và trước đó, chó) từ Đông Nam Á cung cấp thêm một cơ sở để
suy luận rằng trong quá trình định cư và phát triển nông nghiệp, người Đông Nam
Á cổ đã thuần dưỡng giống gà rừng và từ đây giống gà này được truyền bá đến
miền Nam Trung Quốc và từ Trung Quốc “di cư” sang Âu châu. Những phát hiện này,
cộng với những di chỉ khảo cổ học và di truyền học mới nhất củng cố thêm cho
giả thuyết Đông Nam
Á là một trung tâm văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới.
Địa đàng ở phương Đông (*)
Cuốn sách
gây chấn động trong giới nghiên cứu phương Tây. Phải chăng phương Đông, cụ
thể là khu vực Đông Nam Á, là cái nôi cổ của văn minh nhân loại?
Bạn đọc
đang cầm trên tay một cuốn sách rất quan trọng về lịch sử văn minh và văn hóa
Đông Nam Á. Cuốn sách thực chất là một công trình nghiên cứu văn minh và văn
hóa thời tiền sử, và có liên quan mật thiết đến Việt Nam. Cuốn sách này đã
làm cho Tây phương, và sẽ làm cho bạn đọc, thay đổi cái nhìn cố hữu về văn
minh và văn hóa Đông Nam Á. Để làm sáng tỏ hơn câu phát biểu trên, tôi muốn
có vài hàng thưa chuyện cùng bạn đọc về những diễn biến dẫn đến sự ra đời và
ý nghĩa của tác phẩm này.
Trước
thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng nước đọng
của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung Hoa và Ấn
Độ, hay thậm chí Đông Âu, đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích. Một quan
điểm gần như “chính thống” của đại đa số giới học giả Tây phương là văn hóa
Đông Nam Á chỉ là một sự pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và văn minh
Đông Nam Á chẳng có phát kiến gì đáng kể.
Cuốn sách
này sẽ làm cho bạn phải suy nghĩ lại và sẽ thay đổi những định kiến trên.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy người Đông Nam Á có lẽ là một tộc người cổ
nhất thế giới và là tổ tiên của người miền Nam Trung Quốc ngày nay. Qua những
dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên cứu khác
nhau được trình bày trong sách, bạn đọc sẽ nhận thức rằng Đông Nam Á là nơi
phát triển nền nông nghiệp sớm nhất và có thể là quê hương của kỹ nghệ kim
loại đầu tiên trên thế giới. Những kỹ thuật này đã được truyền đi khắp thế
giới qua làn sóng di cư vĩ đại xuất phát từ Đông Nam Á. Những khám phá mà nói
theo nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ, Wilhelm G. Solheim II, làm cho
người ta phải suy nghĩ lại vai trò và vị trí của người phương Tây trong quá
trình tiến hóa của văn hóa thế giới, bởi vì có nhiều bằng chứng cho thấy một
cách hùng hồn rằng Đông Nam Á (chứ không phải Trung Quốc hay Ấn Độ) có thể là
nơi đã đặt một số nền tảng đầu tiên cho văn minh của nhân loại.
Người
viết lời giới thiệu này có may mắn đã đọc
Nguyễn Văn Tuấn
|
Tiến sĩ Nguyễn Văn
Tuấn (Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney ,
Úc)
(*) Tác giả: Stephen Oppenheimer. Lê Sĩ Giảng, Hoàng Thị
Hà dịch từ nguyên tác tiếng Anh: Eden
of the East. Hiệu đính: GS Cao Xuân Phổ. Sách dày 800 trang, giá bìa: 100.000
đồng.
Nhà Xuất bản Lao động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây ấn hành, Hà Nội, 1-2005.
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Dia-dang-khong-phai-o-phuong-Tay/62185353/188/
Nhà Xuất bản Lao động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây ấn hành, Hà Nội, 1-2005.
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Dia-dang-khong-phai-o-phuong-Tay/62185353/188/
39. Giới thiệu sách: Địa đàng phương Đông
Nguyễn
Văn Tuấn
Sunday, 10 October 2010 14:45
Cuốn sách gây chấn động trong giới nghiên cứu phương Tây. Phải chăng phương Đông, cụ thể là khu vực Đông Nam Á, là cái nôi cổ của văn minh nhân loại?
Tên sách: Địa đàng phương Đông
Tác giả: Stephen Oppenheimer
Lê Sĩ Giảng, Hoàng Thị Hà dịch từ nguyên tác tiếng Anh:
Hiệu
Sách dày 800 trang, giá bìa: 100.000 đồng
Nhà xuất bản Lao Động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây ấn hành, Hà Nội, 1/2005.
Lời giới thiệu
Tìm hiểu cội nguồn văn minh và văn hóa dân tộc hiện đang là một đề tài
thời sự nóng trên thế giới, bởi vì trong xã hội hiện đại và thế kỷ 21, văn hóa
sẽ là một yếu tố nhận dạng của một dân tộc. ở nước ta, sách vở và các công
trình nghiên cứu khoa học về văn hóa dù đã và đang phát triển, nhưng nói chung
vẫn còn khiêm tốn. Trong bối cảnh đó, bạn đọc đang cầm trên tay một cuốn sách
rất quan trọng về lịch sử văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Cuốn sách thực chất
là một công trình nghiên cứu văn minh và văn hóa thời tiền sử, và có liên quan
mật thiết đến Việt Nam.
Cuốn sách này đã làm cho Tây phương, và sẽ làm cho bạn đọc, thay đổi cái nhìn cố hữu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Để làm sáng tỏ hơn câu phát biểu trên, tôi muốn có vài hàng thưa chuyện cùng bạn đọc về những diễn biến dẫn đến sự ra đời và ý nghĩa của tác phẩm này. Trước thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng nước đọng của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, hay thậm chí Đông Âu, đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích. Một quan điểm gần như “chính thống” của đại đa số giới học giả Tây phương là văn hóa Đông Nam Á chỉ là một sự pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và văn minh Đông Nam Á chẳng có phát kiến gì đáng kể. Cuốn sách này sẽ làm cho bạn phải suy nghĩ lại, và sẽ thay đổi những định kiến trên. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy người Đông Nam Á có lẽ là một tộc người cổ nhất thế giới, và là tổ tiên của người miềnNam Trung Quốc ngày nay.
Cuốn sách này đã làm cho Tây phương, và sẽ làm cho bạn đọc, thay đổi cái nhìn cố hữu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Để làm sáng tỏ hơn câu phát biểu trên, tôi muốn có vài hàng thưa chuyện cùng bạn đọc về những diễn biến dẫn đến sự ra đời và ý nghĩa của tác phẩm này. Trước thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng nước đọng của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, hay thậm chí Đông Âu, đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích. Một quan điểm gần như “chính thống” của đại đa số giới học giả Tây phương là văn hóa Đông Nam Á chỉ là một sự pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và văn minh Đông Nam Á chẳng có phát kiến gì đáng kể. Cuốn sách này sẽ làm cho bạn phải suy nghĩ lại, và sẽ thay đổi những định kiến trên. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy người Đông Nam Á có lẽ là một tộc người cổ nhất thế giới, và là tổ tiên của người miền
Qua những dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành
nghiên cứu khác nhau được trình bày trong sách, bạn đọc sẽ nhận thức rằng Đông
Nam Á là nơi phát triển nền nông nghiệp sớm nhất, và có thể là quê hương của kỹ
nghệ kim loại đầu tiên trên thế giới. Những kỹ thuật này đã được truyền đi khắp
thế giới qua làn sóng di cư vĩ đại xuất phát từ Đông Nam Á. Những khám phá mà
nói theo nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ, Wilhelm G. Solheim II, làm cho
người ta phải suy nghĩ lại vai trò và vị trí của người phương Tây trong quá
trình tiến hóa của văn hóa thế giới, bởi vì có nhiều bằng chứng cho thấy một
cách hùng hồn rằng Đông Nam Á (chứ không phải Trung Quốc hay Ấn Độ) có thể là
nơi đã đặt một số nền tảng đầu tiên cho văn minh của nhân loại. Trước đây, Đông
Nam Á là một lục địa nhỏ
chạy dài từ miền Nam
Trung Quốc và một phần đất của Ấn Độ ngày nay đến gần châu Úc.
Vào thời đó, biển Đông, vịnh Thái Lan và biển Java là một vùng đất khô nối
liền các khu vực của lục địa. Nói cách khác, phần đất phía Nam sông Dương Tử thuộc Trung Quốc ngày nay cũng
được xem là một phần đất của Đông Nam Á cổ. Sau khi kỷ Băng hà
chấm dứt khoảng 10.000 năm về trước, Đông Nam Á bị ngập bởi nước biển. Những
vùng đất thấp của lục địa trở thành đáy biển Đông ngày nay, và những vùng cao
phía Nam lục địa nay là các
quần đảo thuộc Indonesia .
Những vùng đất liền hiện nay thuộc Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar (Miến Điện), Thái Lan và Malaysia . Do
đó, Địa đàng ở phương Đông bắt đầu bằng một giả thuyết rằng nền văn minh Đông Nam Á cổ hiện
nay đang nằm dưới lòng biển. (Khoảng 5 năm trước đây, người ta phát hiện một số
công trình xây cất, tòa nhà được kiến trúc rất độc đáo dưới lòng biển thuộc Đài
Loan). Giả thuyết này có nhiều cơ sở khoa học mà chúng ta sẽ
thấy trong sách. Người Tây phương, dẫn đầu là người Bồ Đào Nha, bắt đầu biết
đến Đông Nam Á từ thế kỷ 16, khi họ đến đây và thành lập những trạm tìm kiếm
hương liệu hiếm để buôn bán. Người Bồ Đào Nha trở thành độc quyền trong việc
mua bán hương liệu (như hạt nhục đậu khấu, cây đinh hương, cây chùy... ) cả
trăm năm liền. Đến đầu thế kỷ 17, Anh và Hà Lan dùng lực lượng hải quân của họ
đẩy lui người Bồ Đào Nha, và lập các trang trại để bành trướng khai thác hương
liệu sang khai thác cao su, trà (chè) và thiếc.
Các đế quốc lần lượt xâm chiếm Đông Nam Á: Anh chiếm Ấn Độ và Miến Điện,
Hà Lan chiếm đóng Java và Sumatra ở Indonesia, Pháp thì chiếm đóng Việt Nam,
Campuchia và Lào, một vùng đất mà họ đặt tên là “Indochina”. (Qua cách đặt tên
của thực dân Pháp, chúng ta cũng có thể thấy định kiến của người Pháp lúc đó
xem ba nước Việt, Miên, Lào chỉ là phần phụ của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa!)
Chỉ có một phần đất duy nhất không bị thuộc địa hóa là Siam hay Thái
Lan ngày nay. Năm
1858, trong khi người Pháp đã thiết lập ảnh hưởng của họ tại Đông Nam Á, một
học giả tên là Henri Moubot tiến hành một cuộc thám hiểm khoa học vào các vùng
đất liền Đông Nam Á. Những ghi chép trong cuộc hành trình này được ông sắp xếp
cho xuất bản vào năm 1864 (sau khi ông qua đời) làm cho thế giới bắt đầu chú ý
đến những di tích lịch sử quan trọng như đền Angkor phía Bắc Biển Hồ (Tonle
Sap), lúc đó đang bị bỏ hoang và bị cây rừng bao phủ, nhưng qua kiến trúc hoành
tráng và nghệ thuật điêu khắc độc đáo nó nói lên sự thịnh vượng của một nền văn
minh tiên tiến. Song, Moubot chỉ ghi lại chi tiết và đề nghị nghiên cứu thêm,
chứ không diễn dịch, những gì ông thấy. Bốn thập niên sau chuyến thám hiểm của
Moubot, năm 1898, Nhà cầm quyền thuộc địa Pháp cho thành lập trường Viễn Đông
Bác Cổ (École Française d’Êxtrême Orient, hay EFEO) và nhiều cuộc nghiên cứu về
văn minh và văn hóa Đông Nam Á được tiến hành.
Qua nhiều nghiên cứu khảo cổ, các học giả thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ
mới phát hiện ra một số thành phố Khmer bị chôn vùi trong rừng, và Angkor từng là
thủ đô của đế quốc hùng mạnh Khmer vào đầu thiên niên kỷ (khoảng 2000 năm về
trước). Họ còn phát hiện thêm rằng một nền văn minh rực rỡ khác, Văn minh Chăm,
cũng hiện hữu cùng thời với nền Văn minh Khmer. Một trong những học giả danh
tiếng thời đó là Georges Coedès, giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ từ thập niên
1920 đến 1950, bỏ ra nhiều năm để phiên dịch những văn bia tiếng Phạn mà ông
tìm thấy ở các tháp Chăm tại Việt Nam . Coedès và nhiều đồng nghiệp
của ông thời đó tin rằng văn minh nhân loại khởi nguồn từ vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia ) đến Ai Cập, rồi lan sang Hy Lạp và La Mã.
Niên đại của các tượng đài tại Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy đây là hai nền văn
minh phát triển sau nền văn minh Lưỡng Hà. Coedès từ đó suy luận rằng Đông Nam Á chỉ là
hậu thân của hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Quốc mà thôi. Năm 1966, Coedès
còn viết: người Đông Nam
Á “có vẻ thiếu thiên tư sáng tạo và năng khiếu tiến bộ”. Mãi đến năm 1971, nhà
sử học người Anh Grahame Clark vẫn đánh giá thấp văn minh Đông Nam Á. Ông cho
rằng người tiền sử Đông Nam Á chưa bao giờ thoát khỏi Thời đại Đồ đá (Stone
Age) để tiến lên Thời đại Đồ đồng như các nền văn minh khác.
Clark viết rằng không như văn minh Lưỡng Hà hay Trung Hoa, “người Đông Nam Á vẫn tiếp
tục sử dụng công cụ bằng đá cho đến thời đại Kitô giáo”. Từ năm 1879, trước một
số di vật được sản xuất bằng đồng và một số đồ gốm thuộc thời tiền sử được tìm
thấy ở Đông Nam Á, Clark vẫn bác bỏ sự hiện hữu của một nền văn minh Đông Nam
Á: ông cho rằng đó chỉ là những phát hiện “khác thường” và tin rằng đó là những
công cụ do các nền văn minh khác đem lại cho Việt Nam mà thôi. Vào thập niên
1920, Nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani bắt đầu khảo cứu các vùng
duyên hải Việt Nam và qua các di vật thu thập được, bà chứng minh rằng tại đây
đã có cư dân sống qua từ Thời đại Đồ đá. Tiếp theo phát hiện đó, bà Colani tiến
hành khai quật quanh vùng Hòa Bình và phát hiện một nền văn hóa săn bắt cá biệt
mà bà gọi là “Văn hóa Hòa Bình”. Sau này, qua bằng chứng về các công cụ săn bắt
làm bằng đá từ Văn hóa Hòa Bình được phát hiện tại nhiều nơi dọc theo bờ biển
Nam Hải chạy dài đến Mã Lai Á, các nhà khảo cổ học kết luận rằng những di chỉ
từ Văn hóa Hòa Bình không phải xuất phát từ một nhóm người mà từ một công nghệ
đồ đá. Thoạt đầu, những phát hiện của Colani có vẻ xác định những giả thuyết
của Grahame Clark và Georges Coedès rằng văn minh Đông Nam Á lạc hậu so với hai
nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Hoa, nhưng mặt khác Colani còn phát
hiện đồ gốm từ Văn hóa Hòa Bình có niên đại 8000 năm về trước - tức còn cổ hơn
thời kỳ mà các nhà khảo cổ tin rằng cư dân Đông Nam Á vẫn còn học cách làm đồ
gốm!
Thế rồi, đến khi những trống đồng lớn có hoa văn tinh vi được phát hiện
tại Đông Sơn cho thấy một công nghệ luyện kim khá hoàn chỉnh từ thời tiền sử đã
được hình thành. Phải diễn dịch sao cho hợp lý trước những phát hiện này? Năm
1932, Nhà nhân chủng học người Áo Robert Heine-Geldern đề ra một giả thuyết để
giải thích những sự thật trên như sau: Đông Nam Á là vùng đã kinh qua nhiều
“làn sóng văn hóa”, và một làn sóng di cư liên tục đem đến cho Đông Nam Á những
kỹ thuật hiện đại. Ông tin rằng những cái rìu mang hình lưỡi vòm hay những
người thợ làm ra chúng chắc chắn phải xuất phát từ miền Bắc Trung Quốc. Thế còn
trống đồng Đông Sơn? Heine-Geldern đề ra giả thuyết rằng đó là thành quả của
một làn sóng văn hóa khác, lần này thì xuất phát từ người Đông Âu, những người
- theo ông - di cư về phía Nam vào khoảng 1000 năm trước CN và đến Đông Nam Á
vào khoảng 500 năm sau đó. Mặc dù giả thuyết của Heine-Geldern, ngày nay mới
đọc qua ai cũng phải lắc đầu về sự thiếu cơ sở khảo cổ và phi lý của nó, cực kỳ
sơ sài, nhưng được chấp nhận như là một cách giải thích khoa học nhất thời đó!
Nhưng nhiều bằng chứng thu thập sau đó cho thấy giả thuyết “làn sóng văn hóa”
của Heine-Geldern không thể đứng vững được. Năm 1930, học giả người Hà Lan F.
D. K. Bosch tái thẩm định những văn bia được khắc trên các đền đài ở Nam Dương,
và ông khám phá rằng các văn bia này không hề đề cập đến sự xâm nhập hay chinh
phục của Ấn Độ. Những ảnh hưởng của Ấn Độ trong ngôn ngữ và biểu tượng thường
thấy trong các vương quốc trong lục địa hơn là trong các vùng duyên hải.
Nếu ảnh hưởng của Ấn Độ đến Đông Nam Á có thật thì nó phải biểu hiện
ở các vùng duyên hải hơn là các vùng trong đất liền. Do đó, phát hiện này cho
thấy cách diễn giải của Heine-Geldern và vài học giả trước đó như Coedès hay Clark là không đúng. Ngoài ngành khảo cổ học và nhân
chủng học, giới thực vật học cũng thu thập nhiều bằng chứng cho thấy giả thuyết
của Heine-Geldern thiếu cơ sở khoa học. Các nhà thực vật học nghiên cứu nguồn
gốc của cây cỏ và cây ăn trái từng suy luận rằng Đông Nam Á là quê hương của
một số loài thực vật như cây lúa, khoai mỡ, khoai nước, mía và chuối. Năm 1952,
nhà địa lý học người Mỹ Carl Sauer, qua quan sát khí hậu và nhiều giống cây
trồng, đưa ra ý kiến rằng Đông Nam
Á có thể là nơi phát sinh nền nông nghiệp trên thế giới. Nhưng lúc đó, chưa có
bằng chứng khoa học nào để làm cơ sở cho đề xuất này. Năm 1965, Chester Gorman,
một học trò của Wilhelm Solheim II, quyết chí đến Thái Lan truy tìm những di
chỉ về nông nghiệp Thời đại Đồ đá để làm bằng chứng cho giả thuyết của Sauer.
Để làm việc này, Gorman phải học tiếng Thái và bỏ ra nhiều năm tháng sống với
người Thái trong các làng xã xa xôi. Ông lang thang từng thôn làng và hỏi thăm
có ai biết bất cứ di chỉ nào từ các hang động cổ hay không. Tháng 4/1966, một
người thợ săn làng Mai Sang Nam
dẫn ông đến một hang động đá vôi gồm có ba ngăn. Ông bèn đi ngay đến hang động
và đặt tên là Động Linh hồn (Spirit
Cave ).
Qua những phương pháp khảo cổ hiện đại, Gorman và các cộng sự nghiên cứu
viên ước đoán rằng Động Linh hồn đã được con người sử dụng khoảng 10.000 năm
trước CN. Tại đây, Gorman phát hiện một cây rìu và dao có niên đại 7.000 năm
trước CN (niên đại này còn cổ hơn các cây rìu tìm thấy ở Trung Quốc đến 2.000
năm. Trước đó, người ta vẫn cho rằng các công cụ như thế do Trung Quốc “xuất
cảng” sang Đông Nam
Á khoảng 3.000 năm trước CN). Cũng tại Động Linh hồn, Gorman còn phát hiện con
người tại đây đã biết nấu ăn và đã bắt đầu dùng (hay sản xuất) đồ gốm có trang
trí hoa văn. Sau ba năm phân tích và viết về khám phá từ Động Linh hồn, Gorman
quay lại Thái Lan vào năm 1972 để khai quật các hang động chung quanh. Ông tìm
thấy hai động khác, và có thể kết luận rằng có một quá trình định cư tại đây
khoảng 10.000 năm trước CN đến 1.000 năm sau CN. Ông đặt tên nền kinh tế thịnh
vượng này là nền kinh tế Hòa Bình (vì các công cụ dùng có cùng hình dạng với
công cụ tìm thấy tại Hòa Bình trước đó). Năm 1966, một học trò khác của Solheim
là Donn Bayard tiến hành khai quật một nghĩa trang thời tiền sử có tên là Non
Nok Tha (Thái Lan). Tại đây, dù chỉ đào xuống 1,5 mét, ông đã phát hiện 800
bình, lọ làm bằng gốm được chôn cất cùng với những chủ nhân của chúng. Qua phân
tích cẩn thận, Bayard ước tính niên đại của các di chỉ này từ 3.500 trước CN
đến 2.000 năm trước CN (thời gian này cũng là lúc các thành phố vùng Lưỡng Hà
bắt đầu xuất hiện).
Ngoài ra, Mayard còn khám phá một số công cụ như rìu, vòng đeo tay làm
bằng đồng và thiếc. Những công cụ tìm thấy ở đây hoàn toàn không có dấu hiệu
thô sơ chút nào; ngược lại, chúng cho thấy người sản xuất đã nấu chảy kim loại
và đổ khuôn. Những phát hiện tại Động Linh hồn và nghĩa trang Non Nok Tha là
một thách thức nghiêm trọng đến những giả thuyết từng được lưu hành và chấp
nhận trước đây. Wilhelm Solheim II không ngần ngại tuyên bố rằng Đông Nam Á là
cái nôi đầu tiên của văn minh nhân loại. Nhưng quan điểm của Solheim và những
phát hiện quan trọng vừa trình bày trên có ít người trên thế giới biết đến, vì
những tài liệu khảo cổ thường chỉ lưu hành trong giới chuyên môn, chưa được
truyền bá đến mức độ đại chúng. Cuốn Địa đàng ở Phương Đông là một tác phẩm
được viết ra cho quần chúng. Kế tiếp sự nghiệp của Solheim và những người trước
đó, qua cuốn sách bạn đang cầm trên tay, Stephen Oppenheimer, một bác sĩ nhi
khoa, đã bỏ ra 15 năm trời để thu thập, phân tích và tổng hợp dữ kiện từ các
ngành nghiên cứu như di truyền học, nhân chủng học, thần thoại học, văn học dân
gian, ngôn ngữ học, hải dương học và khảo cổ học để cho ra đời một tác phẩm làm
cho nhiều nhà nghiên cứu Đông Nam Á học và khảo cổ học phải ngẩn ngơ. Giả
thuyết mà Oppenheimer trình bày trong cuốn sách này lần đầu tiên đặt Đông Nam Á
vào trung tâm của các nguồn gốc văn hóa và văn minh thế giới.
Oppenheimer
chứng minh rằng khoảng 9.000 đến 10.000 năm về trước, một số dân vùng Đông Nam
Á đã là những nhà canh nông chuyên nghiệp, không chỉ là những người sống bằng
nghề săn bắn ban sơ như giới khảo cổ học Tây phương mô tả. Vào khoảng 8.000 năm
trước đây, mực nước biển tăng một cách đột ngột và gây ra một trận đại hồng
thủy, và trận lụt vĩ đại này đã làm cho những nhà nông đầu tiên trên thế giới
này phải di tản đi các vùng đất khác để mưu sinh. Trong quá trình di cư đến các
vùng đất mới, họ đem theo ngôn ngữ, truyền thuyết, quan niệm tôn giáo, kinh
nghiệm thiên văn, yêu thuật và đẳng cấp xã hội đến vùng đất mới. Thực vậy, ngày
nay, dấu vết của cuộc di dân trên vẫn còn ghi đậm trong các quần đảo Melanesia,
Polynesia và Micronesia; dân chúng những nơi này nói tiếng thuộc hệ ngôn ngữ
Nam Đảo (Austronesian) có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Theo Oppenheimer, những
“người tị nạn” này có thể là những hạt giống cho những nền văn minh lớn khác mà
sau này được phát triển ở Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập và Địa Trung Hải. Những kết
luận và phát biểu của Oppenheimer cũng phù hợp với hàng loạt nghiên cứu di
truyền học mới được công bố gần đây. Chẳng hạn như qua phân tích DNA, các nhà
khoa học Mỹ đã có thể tái xây dựng quá trình di cư thời tiền sử. Con người hiện
đại di dân khỏi châu Phi đến châu Á vào khoảng 100.000 năm trước đây.
Có thể trong đợt di dân đầu tiên họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định
cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm một hành trình
thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á. Cũng có thể họ đi thẳng từ Đông
Phi, dọc theo đường biển ảrập ngày nay băng ngang qua Ấn Độ, và đến định cư ở
Đông Nam Á. Từ
Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa: nhóm một đi về hướng nam ra châu úc và
Tân Guinea; nhóm hai đi về hướng bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản, và cuộc di dân
này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây. Điều này
cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày
nay, nhất là người Trung Hoa ở phía Nam Trung Quốc rất gần và có tổ tiên ở vùng
Đông Nam Á. Nhưng những phát hiện mới nhất về văn minh Đông Nam Á có ý nghĩa gì
đến đời sống tinh thần của người Việt chúng ta? Để trả lời câu hỏi này, có lẽ
chúng ta cần phải nói rõ rằng tọa độ văn hóa Việt Nam nằm trong bối cảnh văn
hóa Đông Nam Á. Là người Việt, chúng ta cần phải hiểu và biết về nguồn gốc văn
minh và văn hóa nước nhà, bởi vì văn hóa là tài sản quí báu nhất mà tổ tiên ta
đã truyền lại qua bao thế hệ. Nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của ý thức hệ, thì thế kỷ
21 là thế kỷ của văn hóa. Suốt 100 năm tranh chấp dai dẳng trong thế kỷ 20,
người ta phân biệt các quốc gia qua chủ nghĩa, và cao điểm của sự phân biệt đó
là cuộc “Chiến tranh lạnh”. Trong tương lai, các quốc gia trên thế giới có thể
sẽ quy tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa và tôn giáo. Trong thế kỷ
21, người ta sẽ hỏi “Anh là ai” thay vì “Anh thuộc phe nào” như trong thời
Chiến tranh lạnh. Tức là một sự chuyển biến về nhận dạng từ phe phái sang diện
mạo. Câu trả lời trước tiên là dựa vào diện mạo văn hóa, bởi vì văn hóa gắn
liền với con người trong thế giới hiện đại. Cuốn sách bạn đang cầm trên tay góp
phần trả lời cho câu hỏi đó.
Người viết lời giới thiệu này có may mắn đã đọc Eden in the East và đã có
dịp giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc Việt Nam qua Tạp chí Tia Sáng vài năm
trước đây. Nay, có cơ hội viết lời giới thiệu cho bản tiếng Việt của một cuốn
sách viết bằng tiếng Anh là một vinh hạnh cho người viết, bởi vì tôi thấy những
câu trả lời khoa học của cuốn sách đã vượt biên giới quốc gia, âu cũng là một
ước muốn của tác giả và những người tổ chức dịch và xuất bản cuốn sách này sang
tiếng Việt. Trước khi viết những dòng giới thiệu này, người viết đã đọc hết bản
dịch, và người viết rất phấn khởi thấy bản dịch có chất lượng cao, vì người
dịch tỏ ra trân trọng với tiếng Việt và cẩn thận với các thuật ngữ chuyên môn.
Cuốn sách quả xứng đáng có trong tủ sách văn minh và văn hóa của bạn đọc. Cuốn
sách tuy cung cấp cho chúng ta câu trả lời đầy đủ cho toàn vùng, những vẫn chưa
cụ thể cho người Việt chúng ta. Tổ tiên gần nhất của chúng ta xuất phát từ đâu,
hay họ đến Việt Nam bằng cách nào vẫn còn là những vấn đề khoa học “nóng”, đòi
hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học. Tuy nhiên,
với sự tiến bộ phi thường về khoa học di truyền và công nghệ sinh học trong
khoảng mười năm trở lại đây, chúng ta có thể tin rằng việc nghiên cứu quá trình
lịch sử di truyền của người Việt sẽ đem lại nhiều kết quả thích thú và làm sáng
tỏ hơn về nguồn gốc tổ tiên của chúng ta. Nhưng muốn làm sáng tỏ vấn đề, xã hội
cần đến sự đóng góp của nhiều người, kể cả bạn đọc. Vì thế bạn đọc không nên
chỉ đọc sách, mà cần phải bỏ thì giờ để suy nghiệm về những dữ kiện trong sách,
để đặt vấn đề và giả thuyết, để tự mình tiến hành nghiên cứu thêm. Tôi thực sự
hân hạnh mời đón bạn đọc cùng tác giả và dịch giả đi ngược thời gian để tìm về
cội nguồn của một nền văn hóa và văn minh huy hoàng ở Đông Nam Á và Việt Nam,
để tìm thấy hình dáng tổ tiên mình trong những trang sách kế tiếp. Nguyễn Văn
Tuấn
Viện Nghiên cứu Y
khoa Garvan
Sydney, Australia
Sydney, Australia
40.
BÀN VỀ NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT
TS. NGUYỄN VĂN TUẤN ( giáo sư thỉnh giảng tại Đại học New South Wales, Úc)
Mấy hôm nay dư luận có vẻ xôn xao về một bài báo của một người có tên là
Đỗ Ngọc Bích viết về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam[1] mà cô dùng những từ
tương đối trịch thượng và mỉa mai như “mù quáng”, “bài xích”, “rên rỉ”. Lập
luận của cô ĐNB có thể gói gọn trong giả định quan trọng này: “Người dân
Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung
Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha… từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý
Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v…”, rồi đi từ giả định
đó, cô cho rằng những phản ứng của người Việt trước hành động xâm lấn và giết
hại người Việt là cực đoan, là mù quáng, gây tác hại hơn là đem lại lợi ích. Có
lẽ cái thông điệp ngầm mà cô muốn nói cho người Việt là nên buông tay, quay về
với tổ tiên Trung Hoa, và trở thành một huyện hay gì đó của Trung Quốc. Tôi
biết cô chưa viết ra điều này, nhưng cái thông điệp đó bàng bạc trong bài
viết.
Vậy thì chúng ta phải xem xét giả định của cô Bích có
đúng không. Cách đây trên 15 năm, tôi có viết một loạt bài về nguồn gốc người
Việt, và xin trích lại vài ý chính trong entry dưới đây. Xin tóm tắt như thế
này: cho đến nay, không có bằng chứng nào để nói rằng người Việt xuất phát từ
Trung Quốc. Thật ra, có bằng chứng di truyền học cho thấy ngược lại: người Nam
Trung Quốc có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nên nhớ
rằng ngày xưa không có người Thái, Việt, mã Lai … mà chỉ có Đông Nam Á. Do đó,
nói Đông Nam Á ở đây tôi muốn nói đến người Thái, Mon-Khmer, Tạng-Miến, Mã Lai,
hay gọi chung là Bách Việt.
Xin nói thêm rằng người Trung Hoa không phải là dân tộc
đầu tiên phát triển kĩ thuật trồng lúa nước. Người Đông Nam Á mới chính là chủ
nhân của kĩ thuật này. Hạt lúa lâu đời nhất được tìm thấy trong một hang động ở
Thái Lan. Nghiên cứu di truyền gần đây cho thấy tất cả các loài gia cầm như gà,
chó, heo, v.v… trên thế giới đều có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Trong cuốn “Origin
of species”, Darwin cũng từng khẳng định rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế
giới đều có nguồn gốc từ gà rừng Đông Nam Á. Trong một bài viết cho Tập san National Geographic, W. G. Solheim II nhận xét rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền chăn
nuôi đầu tiên trên trái đất [18]. Điều này phù hợp với giả thuyết Đông Nam Á là
một cái nôi văn minh nông nghiệp đầu tiên của con người, và cư dân tại đây tất
là những người phát minh ra kĩ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi, và truyền các
kĩ thuật này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay).
Như vậy có thể suy luận rằng trước khi tiếp xúc và chịu
ảnh hưởng hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, vùng Đông Nam Á đã hình thành
một nền văn hóa lúa nước, và cư dân cổ ở đây (dân Bách Việt) đã phát triển một
nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trong đó có cả văn minh châu thổ sông Hồng,
hay văn minh Đông Sơn. Theo Trần Quốc Vượng, chính nghề trồng lúa nước (một
ngành nghề đòi hỏi người dân phải nắm vững và thích nghi với thời tiết, môi
trường sông nước) đã dẫn người cư dân cổ Đông Nam Á sáng tạo ra lịch dùng 12
con vật gần gụi với nền văn minh lúa nước làm biểu tượng.
Do đó, tôi nghĩ rằng giả định (assumption) của cô Bích
không có cơ sở khoa học. Thật ra, tôi thấy những lập luận của cô Bích – nói
theo người Tây phương là – chưa học thuộc bài. Ấy thế màBBCVietnamese trịnh trọng giới
thiệu cô Bích như sau: “tác giả […] là Tiến sỹ về Quan hệ Quốc tế và Hoa Kỳ
học, hiện đang giảng dạy Việt học và tham gia dịch thuật các công trình sử học
cổ, trung đại của VN tại Đại học Yale, Hoa Kỳ.” Thật ra, ngay cả lời giới
thiệu này hình như không đúng. Trong website của Đại học Yale không thấy tên cô
Đỗ Ngọc Bích, chứ nói gì đến chuyện cô ấy “giảng dạy” ở đó. Một bạn đọc gửi
email cho tôi chỉ ra rằng cô Bích hình như đang theo học PhD ở Hawaii. Website Đại học Hawaii cho biết cô là công
dân Việt, từng học ở Hà Nội và đang theo học PhD ở Hawaii:
“Bich Ngoc Do is currently in the department’s PhD program. She was
born and raised in Hanoi, Vietnam, where she also did her undergraduate work.
Bich has a BA in Foreign Language Studies, with a major in English and a minor
in French, and another degree in Sociology. For several years before coming to
Hawai`i she taught English for Specific Purposes in the Departments of
Sociology and International Studies at Hanoi University of Social Sciences and
Humanities – Vietnam National University. She also served as a part-time
project assistant for an Australian NGO in Hanoi that was working on women’s
reproductive health (1997) and as a director assistant to the International
Relations Office – Asia Pacific Committee, at her university (1999). At UH she
is focusing her studies on cultural studies, diplomatic history, and popular
culture. She fulfilled a Certificate of International Cultural Studies at the
East West Center in May 2002 with a project on the politics of nostalgia and
visual representations in Vietnamese American music productions. In November
2002, she defended her MA thesis on Volunteers in Asia – Vietnam Program
(1990-2002) and Vietnam – U.S. relations, and entered the PhD program. At the
moment, she is completing her coursework and preparing for her qualifying as
well as the comprehensive exams. The dissertation topic she is contemplating is
“The cultures of Vietnam-U.S. normalization,” with an emphasis on tourism, mass
media, army museums, and politics. Upon the completion of her ABD, Bich plans
to return to Hanoi to teach and do fieldwork research before coming back for
the doctoral defense.”
Nếu đúng thế thì chẳng trách lập luận của cô Bích còn nhiều thiếu sót. Tôi
chợt nhớ câu “Chưa đỗ cô / ông nghè đã đe hàng tổng”.
NVT
===
Hỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời
mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc. Ngay
cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có
những ý kiến tương tự. Đào Duy Anh, trong Việt Nam văn hóa sử cương; và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng
cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc [1] hay từ Tây Tạng [2], dù
họ có chút dè dặt và thận trọng trong phát biểu.
Có lẽ cái quan điểm dân tộc Việt có nguồn gốc từ Trung
Quốc đã ăn sâu vào tâm trí của chúng ta, nên văn minh Việt Nam cũng được nghiễm
nhiên suy luận là bắt nguồn từ văn minh Trung Quốc. Quan điểm này phù hợp với
sách vở của Trung Quốc. Chẳng hạn như trong Hậu Hán thư , các sử gia của
Trung Quốc, với một giọng văn cực kì trịch thượng và kì thị chủng tộc, viết
rằng tổ tiên ta ngày xưa giống như loài “cầm thú”, xã hội thì chẳng có tôn ti
trật tự gì cả, phải đợi đến khi hai quan Thái thú của họ là Tích Quang và Nhâm
Diên dạy cho tổ tiên ta cách ăn mặc và cách trồng lúa. Sau đó các nhà sử học
này thản nhiên kết luận: “Miền Lĩnh Nam theo phong hóa Trung Quốc là bắt đầu từ
hai Thái thú ấy” [3].
Điều thú vị là nhận xét này đã được giới có học của Việt Nam tiếp nhận và
lấy làm một thứ kinh điển, một câu văn giáo khoa, mà không có một chất vấn tính
trung thực, hay thách thức tính khoa học của nó. Tính dễ dãi chấp nhận sử liệu
ngoại bang của giới có học người Việt đã vô tình gieo vào lòng nhiều người Việt
một tâm lí tự ti, đánh giá thấp nền văn hóa Việt Nam khi so sánh với các nền
văn hóa khác, như của Trung Hoa chẳng hạn.
Thực ra, chẳng riêng gì giới trí thức Việt Nam, ngay cả
một phần lớn trong giới sử học Tây phương cũng từng quan niệm, hay nói đúng hơn
là giả định, rằng các nền văn minh Đông Nam Á (kể cả của Việt Nam) chỉ là những
chi nhánh của hai nền văn hóa lớn hơn: Trung Hoa và Ấn Độ. Giả định này đã được
dùng như là một sử liệu, một thuyết đáng tin cậy để dạy học cho học sinh (trong
đó có cả học sinh người Việt); và một cách vô tình, nó được lưu truyền hết thế
hệ này sang thế hệ khác như là một sự thật! Bởi vì qua nhiều năm, chẳng ai chất
vấn lý thuyết này, nên một cách nghiễm nhiên, nó được xem là một “thuyết chính
thống”.
Mãi đến thập niên 1960s, một số nhà khảo cổ học rất uy
tín (phần lớn là Mĩ), dựa vào nhiều kết quả của một loạt nghiên cứu ở Việt Nam
và Thái Lan, đã bắt đầu chất vấn sự chính xác và tính logic của thuyết chính
thống trên đây [4]. Có thể nói họ là những “con cừu đen” trong giới tiền sử
học, vì đã can đảm thách thức một quan điểm mà đại đa số đồng nghiệp đều mặc
nhiên công nhận. Nhưng họ không phải là những người đơn độc. Gần đây, đã có một
số nhà nghiên cứu từ Việt Nam, Thái Lan, và Nam Dương công bố nhiều dữ kiện
khảo cổ học cho thấy rằng thuyết văn hóa Đông Nam Á xuất phát từ văn hóa Trung
Hoa và Ấn Độ không còn đứng vững nữa.
Nhưng trong những nhà nghiên cứu chuyên môn này, chưa ai
trình bày dữ kiện một cách có hệ thống và nghiên cứu một cách sâu xa bằng một
nhà nghiên cứu “tài tử” là ông Stephen Oppenheimer trong cuốn sách Eden in the East:
The Drowned Continent of Southeast Asia (tạm dịch là “Thiên
đàng ở phương Đông: Lục địa chìm đắm của Đông Nam Á) [5]. Trong tác phẩm này,
qua những dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên
cứu khác nhau, Oppenheimer trực tiếp thách thức cái thuyết chính thống, và làm
thay đổi những quan niệm về thời tiền sử mà chúng ta từng hiểu và từng được
dạy. Đặc biệt, cuốn sách đặt trọng tâm vào việc thẩm định lại các quan điểm về
văn minh vào thời tiền sử ở Đông Nam Á, tác giả cho rằng:
(a) Trận đại hồng thủy [6] được đề cập đến trong Kinh Thánh là có thật và xảy
ra vào cuối thời đại Băng hà (Ice Age).
(b) Trận đại hồng thủy này xảy ra khoảng 8000 năm về
trước làm chìm đắm lục địa Đông Nam Á, và làm cho dân chúng phải di tản đi các
vùng đất khác để sống. Họ chính là những người gầy dựng nên nền văn hóa Tân Đồ
Đá (Neolithic cultures) của Trung Quốc, Ấn Độ, Mesopotamia, Ai Cập và vùng đông
Địa Trung hải, và do đó, họ là những người cha đẻ và vun đắp các nền văn minh
vĩ đại ở phương Tây.
(c) Những dân tộc thuộc quần đảo Polynesian không phải xuất phát từ Trung
Quốc, nhưng có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
(d)
Người Trung Quốc không phải là người sáng chế ra kĩ thuật trồng lúa. Khoảng
9,000 đến 10,000 năm về trước, một số dân thuộc vùng Đông Nam Á đã là những nhà
canh nông chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới (chứ không chỉ sống bằng nghề
săn bắn), họ đã phát triển kĩ thuật trồng khoai và qua đó làm một cuộc cách mạng
nông nghiệp.
Nói một cách khác cho rõ ràng hơn, qua công trình nghiên
cứu này, Oppenheimer đề xuất một thuyết cho rằng Đông Nam Á là cái nôi của văn
minh nhân loại ngày nay. Thuyết này thể hiện một thách thức rất lớn đến các tri
thức về thời tiền sử đã và đang được lưu truyền trong giới khoa bảng. Và do đó,
Oppenheimer đã, lần đầu tiên, đặt vùng Đông Nam Á vào vị trí xứng đáng của một
vùng đất thường bị lãng quên bên cạnh hai nền văn minh lớn là Trung Hoa và Ấn
Độ.
Theo thuyết của Oppenheimer thì người Trung Quốc và Ấn Độ ngày nay có gốc
gác từ Đông Nam Á, chứ không phải nguồn gốc của người Đông Nam Á là ở Trung
Quốc hay Ấn Độ. Đây cũng là một đảo vòng xoay 180 độ về nguồn gốc dân tộc Việt
Nam. Mà, xem ra thuyết của Oppenheimer có nhiều “đồng minh.” Một số học giả
khác (như M. Colani, J. Hornell, P. van Stein, H. Geldern, B, Karlgren, NJ
Krom) cũng cho rằng làn sóng người từ Bắc Việt tràn xuống phía Nam và vào Ấn Độ
trước khi vùng này bị giống dân Aryan xâm chiếm. Giáo sư Solheim II căn cứ trên
những dữ kiện khảo cổ thì thấy rằng giống người Hòa Bình tràn lan xuống phía
Nam, lên hướng Bắc, và sang hướng Tây. Tại mỗi nơi, người Hòa Bình phối hợp với
dân địa phương để tạo thành các chủng tộc mới của mỗi vùng.
Thuyết của Oppenheimer có cơ sở khoa học. Sau khi cuốn sáchEden in the East xuất bản, một loạt nghiên cứu di truyền học cung cấp nhiều bằng chứng quí báu về hành trình của con người. Tưởng cần nhắc lại rằng trong quá khứ người ta thường tập trung vào nghiên cứu các đặc tính nhân trắc và ngôn ngữ để xác định nguồn gốc con người, và xu hướng này làm xao lãng các dữ kiện có thể cho chúng ta nhiều thông tin hơn: đó là gien. Không giống như xương sọ, những thay đổi trong gien thường xảy ra theo những qui luật mà chúng ta hiểu khá rõ, và vì thế gien và các đặc điểm của gien, như tầng số gien, cấu trúc DNA, phân phối gien, v.v… cho chúng ta những thông tin cực kì quí giá về sự tiến hóa của con người.
Ngày nay, những tiến bộ phi thường trong ngành di truyền học và sinh học phân tử (molecular biology) trong mấy năm gần đây đã cung cấp cho ngành nhân chủng học một phương tiện cực kì quan trọng trong việc xác định lịch sử tiến hóa của con người và mối liên hệ giữa các dân tộc.
Giá trị của di truyền học trong việc truy tầm nguồn gốc
dân tộc đã được đánh giá cao về mức độ tin cậy. Di truyền học là một cửa sổ để
chúng ta nhìn lại quá khứ của chúng ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu về di
truyền học trong người Việt còn cực kì khiêm tốn, nếu không muốn nói là không
đáng kể. Trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, đã có một số bằng chứng,
tuy gián tiếp, nhưng cũng đủ để chúng ta có lí do để xem xét lại lịch sử tiến
hóa của dân tộc Việt. Những bằng chứng này là:
(a) Năm 1998, Giáo sư Chu và đồng nghiệp (thuộc Trường Đại học Texas) [7]
phân tích 15 đến 30 mẫu “vi vệ tinh” DNA (microsatellites) để thử nghiệm sự
khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4
nhóm dân vùng Đông Nam Á (hai thuộc thổ dân Mĩ, một thuộc thổ dân Úc châu, và
một thuộc Tân Guinea), 4 nhóm dân da trắng (Caucasian), và 3 nhóm dân Phi châu.
Bằng một phương pháp phân tích thống kê có tên là “phân tích phát sinh chủng
loại” (Phylogenetic analysis)”, một số kết quả đáng ghi nhận như sau:
(i) hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi châu và các dân không
thuộc Phi châu;
(ii) tất cả các nhóm dân Đông Nam Á “tập hợp” thành một nhóm, và nhóm dân
có đặc tính di truyền gần họ nhất là người thổ dân Mĩ châu, kế đến là thổ dân
Úc châu, và Tân Guinea (Những kết quả này cũng phù hợp với thời gian định cư ở
Úc châu (khoảng 60,000 đến 50,000 năm trước đây, và thời gian định cư ở Mĩ châu
(từ 30,000 đến 15,000 năm trước đây);
(iii) các nhóm dân miền nam Trung Quốc phân phối thành ba
nhóm, gọi là S1, S2, và S3 (ngoại trừ nhóm S2 là người Hán từ tỉnh Henan, phần
còn lại (S1 và S3) gồm các sắc dân trong vùng Yunnan); và
(iv) các sắc dân miền bắc Trung Quốc phân phối thành hai
nhóm, gọi là N1 và N2. Nhóm N1 gồm 6 sắc dân nói tiếng Altaic, một nhóm Hán tộc
miền Bắc từ tỉnh Yunnan. Nhóm N2 gồm 4 sắc tộc thiểu số có lịch sử sinh sống
lâu đời ở miền Bắc, trong đó có một sắc tộc từ tỉnh Ninxia.
Từ những phát hiện trên, một số mô hình có thể đặt ra để
giải thích, nhưng mô hình thích hợp với dữ kiện của Giáo sư Chu và đồng nghiệp
là các dân tộc miền Bắc Á được tiến hóa từ các dân tộc Đông Nam Á châu. Các dữ
kiện liên quan đến răng, sọ [8-9] cũng nhất quán với mô hình này. Do đó, Giáo
sư Chu và đồng nghiệp kết luận rằng: “Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay
có nguồn gốc từ Đông Nam Á”. Nói một cách khác, các dữ kiện di truyền học của
Giáo sư Chu và đồng nghiệp cho thấy tổ tiên của những người nói tiếng Altaic từ
Đông Á đã di cư vào Á châu từ ngả Đông Nam chứ không phải từ ngả Trung Á.
(b) Nhưng nghiên cứu của Giáo sư Chu và đồng nghiệp có
một điểm yếu, đó là họ dựa vào vi vệ tinh DNA, một chất liệu di truyền rất
“nhạy” (sensitive) và dễ bị đột biến (mutation). Để khắc phục nhược điểm này,
một nhóm nghiên cứu khác đã tiến hành một nghiên cứu độc lập và qui mô hơn để
xác định nguồn gốc Đông Nam Á của dân tộc Trung Hoa. Nhóm nghiên cứu Mĩ – Trung
Quốc phân tích DNA trong nhiễm sắc thể Y trong các nhóm dân Hán (thuộc 22 tỉnh
của Trung Quốc), 3 nhóm dân Đông Bắc Á (Buryat, Đại Hàn, và Nhật Bản), 5 nhóm
dân Đông Nam Á (Cambốt, Thái Lan, Mã Lai, Batak, và Java), và 12 nhóm dân ngoài
Á châu (3 nhóm từ Phi châu, 3 từ Mĩ châu, 2 từ Âu châu, và 4 từ châu Đại
dương). Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng mức độ biến thiên đa hình thái
(polymorphic variation) trong các nhóm dân Đông Nam Á cao hơn trong các nhóm
dân thuộc vùng Bắc Á.Điều này có nghĩa là các sắc dân ở
Đông Nam Á có một quá trình định cư lâu dài hơn là các nhóm dân Bắc Á. Dùng các
phương pháp phân tích di truyền quần thể (population genetics), các nhà nghiên
cứu kết luận rằng con người thời đó đã di cư từ Phi châu sang đến Đông Nam Á
[10] vào khoảng 60 ngàn năm về trước, và sau đó đã di chuyển lên phía Bắc Á (kể
cả Trung Quốc ngày nay) và Siberia [11]. Ngoài ra, còn có bằng chứng di truyền
cho thấy các nhóm dân Polynesians cũng có nguồn gốc từ Đông Nam Á [12].
(c) Trong một nghiên cứu trên 103 người ở Hà Nội [13],
các nhà nghiên cứu Việt – Pháp phân tích DNA trong hai gien (HLA-DR và DQB1),
và so sánh kết quả này với các sắc dân thuộc châu Đại Dương (Oceania) và Đông
Á. Sau khi ước tính khoảng cách di truyền [14] giữa các sắc dân, các nhà nghiên
cứu kết luận rằng cấu trúc di truyền của hai gien này trong người Việt gần với
người Thái và người Hoa. Các nhà nghiên cứu này kết luận rằng dữ kiện của họ
phù hợp với giả thuyết người Việt có nguồn gốc từ người Trung Hoa và Thái-Nam
Dương.
Tuy nhiên, sau khi xem xét kĩ phần phương pháp nghiên cứu, tôi có lí do để
cho rằng kết luận này rất có thể không đúng. Những lí do này là: Thứ nhất,
nghiên cứu này chỉ dựa vào hai gien mà thôi (con người có khoảng 35 đến 39 ngàn
gien), và với những điểm yếu của mtDNA, các ước đoán về khoảng cách di truyền
không ổn định. Thứ hai, ngay cả trong bài báo các nhà nghiên cứu không xây dựng
được một cây di truyền nào, và cũng chẳng phân tích phát sinh chủng loại thì
không thể phán đoán về chiều hướng di cư hay nguồn gốc dân tộc được.
(d) Khoảng 2 năm sau, các nhà nghiên
cứu này lại tiến hành một nghiên cứu khác trên 50 người cũng ở Hà Nội [15], và
cũng qua dùng kĩ thuật PCR (polymerase chain reaction) họ phân tích 6
“restriction enzymes”, và ghi nhận khoảng cách di truyền giữa người Việt và
người Hoa rất thấp (chỉ 0.0022), nhưng giữa người Việt và Ấn Độ thì tương đối
cao hơn (0.0468), có nghĩa là quan hệ giữa giống người Việt và Hoa gần nhau hơn
so với quan hệ Việt và Ấn.
Nghiên cứu này cũng có những điểm yếu như nghiên cứu trình bày phần (c),
tức là số lượng gien quá ít (trong trường hợp này chỉ có một gien), và tác giả
cũng không tính toán mức độ biến thiên của chỉ số khoảng cách di truyền, nên
không thể nào phát biểu khoảng cách giữa Việt – Hoa gần hơn khoảng cách giữa
Việt – Ấn. Thực ra, sau khi tính toán lại, tôi thấy hai khoảng cách di truyền
(Việt – Hoa và Việt – Ấn) không có sự khác biệt đáng kể (non-significant)!
(e) Tuy nhiên, một nghiên cứu khác trên 5 gien trong
nhiễm sắc thể Y trong hai nhóm dân: Bắc Á (Bắc Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, và
Mông Cổ), và Nam Á (Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái, và Việt Nam) cho thấy người
Việt gần với các nhóm dân Bắc Á (nhất là Hàn Quốc) hơn là các nhóm dân Nam Á
[16]! Chúng ta biết rằng, qua nghiên cứu của Giáo sư Chu, người Hoa phía Bắc
Trung Quốc có cấu trúc di truyền khác với người Hoa phía Nam Trung Quốc. Do đó,
phát hiện này quả rất khó giải thích. Càng khó giải thích hơn nữa khi phần lớn
những người Việt trong nghiên cứu này là cư dân ở Hà Nội, tức gần miền Nam
Trung Quốc.
(f) Trong một nghiên cứu dùng mtDNA, Ballinger và đồng
nghiệp [17] ghi nhận rằng chỉ số biến thiên (trong di truyền học gọi là
F-value) trong người Việt cao nhất trong các sắc dân vùng Đông Nam Á. Tuy
nhiên, các tác giả kết luận một cách mơ hồ rằng các dữ kiện này cho thấy “người
Á châu có nguồn gốc từ nhóm dân Nam Mông” (nguyên văn: “The greatest mtDNA
diversity and the highest frequency of mtDNA with HpaI/HincII morph 1 were
observed in the Vietnamese suggesting a Southern Mongoloid origin of Asians”).
Thực ra, các dữ kiện mà tác giả trình bày không cho phép họ kết luận như thế,
bởi vì họ chỉ 7 nhóm dân Á châu mà thôi, và cũng chỉ nghiên cứu trên vài mẫu
gien rất nhỏ. Nhưng qua số liệu của các nhà nghiên cứu này, chúng ta có thể
phát biểu rằng trong hai gien mà họ nghiên cứu, người Việt có lẽ là một sắc dân
cổ nhất trong vùng Đông Nam Á.
Qua các nghiên cứu di truyền dựa vào nhiễm sắc thể Y và
mtDNA mà tôi vừa tóm lược và nhận xét cho chúng ta thấy rằng các nhóm dân Đông
Á có cùng một nguồn gốc chung: đó là tất cả đều xuất phát từ Phi châu. Cũng dựa
theo các dữ kiện mới này, các nhà nghiên cứu ước đoán rằng đợt người đầu tiên
di cư đến Đông Nam Á xảy ra vào khoảng 18.000 đến 60.000 năm trước đây, và sau
đó từ đây một đợt di cư về phía Bắc. Một đợt khác cũng từ Đông Nam Á di cư sang
các quần đảo Thái Bình Dương qua ngả Mã Lai Á ngày nay. Tất nhiên, đây chỉ là
“câu chuyện” mới được phác họa, nhiều chi tiết vẫn còn trong vòng nghiên cứu
thêm.
Các kết quả của các nghiên cứu này đã cung cấp thông tin cho chúng ta để
phát biểu một giả thuyết mới, rằng người Hoa ngày nay, nhất là người Hoa ở phía
Nam Trung Quốc, có thể xuất phát từ Đông Nam Á; và có bằng chứng [tuy chưa đầy
đủ] cho thấy người Việt có thể là một dân tộc cổ nhất trong vùng Đông Nam Á;
cho nên có thể người Việt cũng có thể chính là tổ tiên của người Hoa ngày nay,
nhất là các sắc dân ở miền Nam Trung Quốc. Cố nhiên, đó chỉ là một giả thuyết
cần được thử nghiệm.
Nguồn gốc con người hiện đại, mà đặc biệt là nguồn gốc dân tộc Việt, là
một câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời thì không đơn giản chút nào. Tổ tiên
chúng ta xuất phát từ đâu, họ đến Việt Nam bằng cách nào, vẫn còn là những vấn
đề khoa học “nóng”, đòi hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và
ngôn ngữ học. Tuy nhiên, với sự tiến bộ phi thường về khoa học di truyền và
công nghệ sinh học trong khoảng mười năm qua, chúng tôi tin rằng việc nghiên
cứu quá trình lịch sử di truyền của người Việt chúng ta sẽ đem lại nhiều kết
quả thích thú và làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc tổ tiên của chúng ta. Chúng tôi
đang làm việc này và hi vọng sẽ có dịp trình bày kết quả nay mai.
NVT
Chú thích:
1. Trong Việt Nam văn hóa sử cương (Nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh tái bản năm 1992), ở trang 24-25, Đào Duy Anh viết: “Nay ta hãy
căn cứ vào sự nghiên cứu của các nhà sử học, nhất là các vị giáo sư ở trường
Viễn Đông bác cổ, mà xem gốc tích của dân tộc ta như thế nào. Có người cho rằng
tổ tiên ta phát xuất từ Tây Tạng, sau theo lưu vực sông Nhị mà di cư xuống miền
trung châu Bắc Việt. Nhưng theo ông Aurousseau dẫn chứng có điều rất kỹ càng
thì tổ tiên ta lại là người nước Việt ở miền hạ lưu sông Dương Tử, sau bị nước
Sở (đời Xuân thu) đánh đuổi phải chạy xuống miền nam ở miền Quảng Đông, Quảng
Tây, rồi lần lần đến Bắc Việt và phía Bắc Trung Việt.
Theo nhiều nhà nhân chủng học hiện thời thì ở thời thượng cổ, giống người Indonesian bị giống Aryan đuổi ở Ấn Độ mà tràn sang bán đảo Ấn Độ Chi-na, làm tiêu diệt giống người thổ trước đầu tiên ở đây là giống Melanesian rồi một phần trong đám di dân ấy đi thẳng mãi sang Nam Dương quần đảo, còn một phần ở lại Ấn Độ Chi-na, ở phía nam thành người Chiêm Thành và Cao Man sau đồng hóa theo văn hóa Ấn Độ, ở phía bắc thì hỗn hợp với giống Mông Cổ ở Trung Hoa xuống mà thành người Việt Nam”.
Theo nhiều nhà nhân chủng học hiện thời thì ở thời thượng cổ, giống người Indonesian bị giống Aryan đuổi ở Ấn Độ mà tràn sang bán đảo Ấn Độ Chi-na, làm tiêu diệt giống người thổ trước đầu tiên ở đây là giống Melanesian rồi một phần trong đám di dân ấy đi thẳng mãi sang Nam Dương quần đảo, còn một phần ở lại Ấn Độ Chi-na, ở phía nam thành người Chiêm Thành và Cao Man sau đồng hóa theo văn hóa Ấn Độ, ở phía bắc thì hỗn hợp với giống Mông Cổ ở Trung Hoa xuống mà thành người Việt Nam”.
2. Trong Việt Nam sử lược (Trung tâm Học liệu Bộ Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1971),
ở trang 5, Trần Trọng Kim viết: “Theo ý kiến những nhà kê cứu của nước Pháp,
thì người Việt Nam và người Thái đều ở miền núi Tây Tạng xuống. Người Việt Nam
theo sông Hồng Hà lần xuống phía Đông nam, lập ra nước Việt Nam ta bây giờ; còn
người Thái thì họ theo sông Mê-kông xuống, lập ra nước Tiêm la (tức là Thái
Lan) và các nước Lào. Lại có nhiều người Tàu và người Việt Nam nói rằng nguyên
khi xưa đất nước Tàu có giống Tam Miêu ở, sau giống Hán tộc (tức người Tàu bây
giờ) ở phía Tây Bắc đến đánh đuổi người Tam Miêu đi, chiếm giữ lấy vùng sông
Hoàng Hà lập ra nước Tàu, rồi dần dần xuống phía nam, người Tam Miêu phải lẩn
núp vào rừng hay là xuống ở miền Việt Nam ta bây giờ. Những ý kiến ấy là theo
lý mà suy ra đó thôi, chứ cũng chưa có cái gì làm chứng cho đích xác. Chỉ biết
rằng người Việt Nam ta trước có hai ngón chân cái giao lại với nhau, cho nên
Tàu mới gọi ta là Giao Chỉ; mà xem các loài khác, không có loài nào như vậy,
thì tất ta là một loài riêng, chứ không phải là loài Tam Miêu”.
3. Sách Hậu Hán thư (tức sử của Trung Quốc) chép: “Phàm đất thuộc bộ Giao Chỉ, tuy đã đặt
quận, huyện, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, nhưng ngôn ngữ vẫn khác nhau, phải
có thông ngôn mới hiểu. Người như cầm thú, không phân biệt trưởng ấu (tức không
có tôn ti trật tự), búi tóc ở gáy, đi chân không, lấy vải quấn qua đầu làm áo.
Sau đó những người tội phạm Trung Quốc đến ở lẫn với họ, mới biết ngôn ngữ dần
dần thấy hóa theo lễ. Đến thời Quang Vũ Trung Hung, Tích Quang làm thái thú
Giao Chỉ, Nhâm Diên làm thái thú Cử Chân, bấy giờ mới dạy cho dân biết cày cấy,
biết đội mũ đi giày, đặt mối lái, dân mới biết hôn nhân, dựng học hiệu dạy lễ
nghĩa …”
4. Về các bài báo khoa học mang tính tiền phong trong
ngành khảo cổ học ở Đông Nam Á, xin xem những bài sau đây: (i) “On the
improbability of Austronesian origins in South China”, của Giáo sư William
Meacham, đăng trong Tập san Asian Perspectives, quyển 25, năm 1984-5; (ii) “The nusantao and North-South dispersals,”
của Giáo sư Wilhelm G. Solheim II, in trong Indo-Pacific Prehistory
Association Bulletin, quyển 2, năm 1996; (iii)
“Southeast Asia and Korea: from the beginings of food production to the first
states,” cũng của Giáo sư Solheim II, in trong The History of
Humanity: scientific and cultural development, quyển I: “Prehistory and the Beginning of Civilization,” do
UNESCO/Routledge (London) xuất bản năm 1994.
5. Sách Eden in the East: the Drowned Continent of Southeast Asia, của Stephen Oppenheimer, Nhà xuất bản Phoenix (London), 1998. Sách khổ
13 x 20 cm, dày 560 trang, kể cả 47 trang tài liệu tham khảo và 28 trang bảng
danh mục, chữ loại nhỏ (Times cỡ 8). Giá đề 15 đô-la Canada, hoặc 9 sterling
Anh.
6. Theo sách Genesis, và theo truyền thuyết của nhiều nền văn minh cổ, ngày
xưa có xảy ra một số trận lụt vĩ đại (hay đại hồng thủy) phủ ngập cả trái đất.
Huyền thoại về lụt nổi tiếng nhất là câu chuyện về Noah, một giáo trưởng, được
của Thượng đế, xây dựng một chiếc thuyền lớn tên là Ark để gia đình ông ta và
mọi sinh vật có thể sống sót qua cơn lụt.
7. Xem bài “Genetic relationship of populations in China,” tác giả J. Y.
Chu và đồng nghiệp, Tập san Proceedings of the National Academy of Science (USA) 1998; số 95,
trang 11763-11768.
8. Xem bài “Major features of Sundadonty and Sinodonty, including
suggestions about East Asian microevolution, population history, and late
Pleistocene relationships with Australian aboriginals”, C. G. Turner, Tập san American Journal of
Physical Anthropology, năm1990; bộ 82,
trang 295-317.
9. Xem bài “Population prehistory of east Asia and the Pacific as viewed
from craniofacial morphology: the basic populations in east Asia, VII” T. Hanihara, American
Journal of Physical Anthropology, năm 1990, năm
1993, bộ 91, trang 173-87.
10. Xem bài “African origin of modern humans in East Asia: a tale of 12000
Y chromosomes,” tác giả Yuehai Ke và đồng nghiệp, [Tập san] Science, năm 2001, bộ 292, trang 1151-1153.
11. Xem bài “Y-chromosome evidence for a northward migration of modern
humans into eastern Asia during the last Ice Age,” tác giả Bing Su và đồng
nghiệp, [Tập san] American Journal of Human Genetics, năm 1999, bộ 65, trang 1718-1724.
12. Xem bài báo khoa học “Polynesian origins: insights from the Y
chromosome,” tác giả Bing Su và đồng nghiệp, Tập sanProceedings of the
National Academy of Science (USA), năm 2000, bộ 97, trang 8225-8228.
13. Xem bài “HLA-DR and DQB1 DNA polymorphisms in a Vietnamese Kinh
population in Ha Noi”, tác giả A. Vu-Trieu và đồng nghiệp, Tập san European Journal of
Immunogenetics, năm 1997, bộ 24, trang 345-356.
14. Khoảng cách di truyền (hay còn gọi là genetic distance) là một thông
số di truyền học đo lường mức độ khác nhau giữa các nhóm dân. Chỉ số này có giá
trị tối thiểu là 0 (tức hai nhóm dân giống nhau về mặt di truyền), và giá trị
tối đa là 1 (tức hai nhóm dân hoàn toàn khác nhau).
15. Xem bài “Mitochondrial DNA polymorphism in the Vietnamese population”,
tác giả R. Ivanova và đồng nghiệp, Tập sanEuropean Journal of Immunogenetics,
năm 1999, bộ 26, trang 417-422.
16. Xem bài “Y chromosomal DNA variation in East Asian populations and its
potential for inferring the peopling of Korea”, tác giả W. Kim và đồng nghiệp,
Tập san Journal of Human Genetics, năm 2000; bộ 45,
trang 76-83.
17. Xem bài “Southeast Asian mitochondrialDNA analysis reveals genetic
continuity of ancient Mongoloid migration,” tác giả S. W. Ballinger và đồng
nghiệp, Tập san Genetics, năm 1992, bộ 130, trang 139-45.
18. Solheim II WG. New light on a forgotten past. National
Geographic, 1971;139:number 3. Trích đoạn, “Theo truyền thống, người ta cho
rằng trong thời kỳ tiền sử, kỹ thuật miền Đông Nam Á là kết quả của những làn sóng
di dân từ phương Bắc mang đến. Riêng tôi cho rằng văn hóa nguyên thủy thời đồ
đá mới Ngưỡng Thiều (Yangshao) ở Trung Quốc mà người ta biết đến chính là kết
quả của một nền văn hóa tiền Hòa Bình đã di chuyển từ miền bắc Đông Nam Á lên
phía Bắc vào khoảng 6000 hay 7000 năm trước Công nguyên.” và […] “Văn hóa Long
sơn (Lungshan) vẫn được xem là phát triển từ Ngưỡng Thiều, […] thực ra là đã
[được] khai sinh ở Nam Trung Quốc và di chuyển lên phía Bắc. Cả hai nền văn hóa
này đều bắt nguồn từ gốc văn hóa Hòa Bình.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét