017001 BUỔI
GIỚI THIỆU SÁCH
NHƯ
MỘT HỘI THẢO KHOA HỌC
Ghi
chép của Lê An Vi
Ngày 07.10.2017, tại Làng Sinh Viên
HACINCO, Thanh Xuân, Hà Nội, Trung Tâm Văn Hóa Minh Triết kết hợp với Trung Tâm
Văn Hóa Đông Tây, tổ chức Buổi giới thiệu sách NHÀ TRIỆU - MẤY VẤN ĐỀ LỊCH SỬ của
nhiều Tác giả, do Nguyễn Khắc Mai & Trương Sỹ Hùng đồng chủ biên.
Trong
không khí văn hóa đọc của Không gian Văn hóa Đông Tây (TTVHĐT), với sự hiện diện
của gần bốn mươi vị khách mời là các nhà khoa học lịch sử, khảo cổ, Hán Nôm,
ngôn ngữ, nhân chủng, kinh tế-chính trị, kiến trúc, các nhà nghiên cứu văn hóa
lịch sử, đại diện Dòng Họ Triệu, các nhà giáo cùng các độc giả quan tâm sự kiện
Nhà Triệu - Mấy vấn đề lịch sử.
Buổi tọa
đàm giới thiệu sách diễn ra sôi nổi ngay từ lời mở đầu rất tự nhiên của GS.TS
Trương Sỹ Hùng, chia sẻ những trải nghiệm từ việc thu thập tài liệu cho ý tưởng
mở hội thảo về Triệu Vũ Đế, đến xuất bản sách, Lễ dâng sách và đến buổi tọa đàm
hôm nay. Ngay sau đó là hàng loạt các câu hỏi nối tiếp nhau, tạo một không khí
thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, cầu thị và hiểu biết lẫn nhau.
Năm câu
hỏi đặt ra từ phía độc giả được rút gọn trong ba câu:
1. Triệu
Vũ Đế là ai?
2. Căn
cứ bác bỏ Nhà Triệu khỏi chính sử Việt Nam thời VNDCCH. “Ai đang tâm xóa bỏ vị
trí Nhà Triệu khỏi chính sử và nguyên nhân sâu sa của vấn đề” (nguyên văn câu hỏi)
3. Nên
căn cứ vào khoa học chứ không vào tâm linh để nghiên cứu lịch sử. (Trong đó xác
định khái niệm quốc gia, dân tộc)
Trả lời
1. Triệu
Vũ Đế là ai? – Tiến sĩ Sử học Nguyễn Hữu Tâm, Viện Sử Học.
Với tư cách là một
chuyên gia chịu trách nhiệm nghiên cứu và biên soạn chuyên mục về nhà nước Nam
Việt và Triệu Vũ Đế trong Tập I, Bộ Quốc Sử VN 15 tập. TS. Tâm trình bày theo
chính sử Trung Quốc thì Triệu Đà là người nước Tần, được Nhà Tần điều xuống
phía Nam làm Úy quận. Khi nhà Tần suy yếu đến sụp đổ, ông quyết định ở lại và
xưng Đế tại Nam Việt Quốc. Bằng cách ứng xử khôn khéo với văn hóa và người Việt
bản địa, từ cách ăn mặc, búi tóc, tiếp khách... và... lấy vợ Việt, sinh con
cháu đến ba đời tại Nam Việt.
GS, Băng Thanh, Nhà nghiên cứu văn học
Việt Cổ chia sẻ phần nghiên cứu của mình về Sử gia Ngô Thì Sĩ trong tình huống
chối bỏ vị trí của Triệu Vũ Đế trong lịch sử. Đó là liên quan đến việc con cháu
Triệu Đà có quan hệ dễ dãi với Nhà Hán, dẫn tới Nam Việt rơi vào tay Nhà Hán.
Có thể Triệu Đà không có lỗi, nhưng con cháu của ông đã gây hậu quả thì Nhà Triệu
phải gánh chịu tất cả.
GS. Băng Thanh nhấn mạnh, tuy không phải là người khai quốc, nhưng Triệu Đà đã làm nên kỳ tích là vị Vua nước Việt đầu tiên xưng Đế ngang hàng với nước Tần Hán đương thời. Sau này được Nguyễn Trãi ngợi ca và ghi nhận trong Bình Ngô Đại Cáo: "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh mỗi bên hùng cứ một phương".
Như
vậy, có thể nói Triệu Đà là người Việt gốc Chân Định, Nước Tần.
Lời bình:
-
Thực chất, khi lùi lại lịch sử, từ thời
Hạ, Thương, Chu, Đại chủng Viêm Việt/Viêm Đế/Viêm Chủng đã làm chủ 18 tỉnh khu
vực từ Nam s. Hoàng Hà đến s. Dương Tử với các tộc dân như Tam Miêu, Tứ Di, Cửu
Lê và nhân rộng thành Man, Nam Man, Nhung, Địch, Kinh Dương, Kinh Man... Theo
đó, nước Tần lại là một phần của Viêm Việt
với tộc Tây Nhung. Tây Nhung vốn là dân nông nghiệp nhưng sống trên địa hình đồng
cỏ, sau trở thành dân du mục và biến tính thành dũng mãnh, hiếu chiến. Tách khỏi
Nhà Chu, lập Nhà Tần, xóa bỏ Vương Đạo chuyển sang Bá Đạo và liên tục mở các cuộc
chinh phạt các lân bang tới tận phía Nam.
-
Để hiểu thấu đáo cội nguồn lịch sử văn
hóa Việt, quý vị có thể tìm đọc cuốn sách “Việt
Lý Tố Nguyên” của Kim Định, NXB Hội Nhà Văn 2017.
2. Căn
cứ bác bỏ Nhà Triệu khỏi chính sử. – Nhà nghiên cứu Tạ Đức
Nhìn chung, các ngành khoa học ở Việt
Nam đều bị chi phối hay phụ thuộc vào chính trị, nhất là khoa học xã hội nhân
văn. Một sự thật hiển nhiên rằng, từ cổ
chí kim, sự ghi chép chính sử luôn theo ý chí của chính thể cai trị, triều
đình, nhà nước hay ý chí của một vị vua, một thủ lĩnh của một quốc gia.
GS.TS Trương Sỹ Hùng đưa ra dẫn chứng cụ
thể cho rằng nhóm lãnh đạo chủ trương loại bỏ Nhà Triệu trong cuốn Lịch sử Việt
Nam Tập I, 1971, đã bất chấp lịch sử từng công nhận vai trò khai quốc của Triệu
Vũ Đế trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Lê Văn Hưu, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn
Trãi, Việt Sử lược của Trần Trọng Kim, Bài ca Việt Minh của Hồ Chí Minh.
Câu
trả lời này quý vị độc giả có thể tìm đọc ngay trong cuốn sách đang giới thiệu.
(Bài “Xác định lại vai trò của Nhà Triệu trong lịch sử Việt Nam” tr.74)
3. Nên
căn cứ vào khoa học chứ không vào tâm linh để nghiên cứu lịch sử. – GS.TS
Trương Sỹ Hùng
Với quan điểm học thuật chuyên ngành, vị
giáo sư chỉ rõ nguồn sử liệu nước ta từ nghiên cứu khoa học lịch sử và nhân văn
rất hạn hẹp, trong khi nguồn sử liệu phong phú và khá đầy đủ lại ở trong kho
tàng văn hóa dân gian, nhất là lĩnh vực tín ngưỡng & tôn giáo, chiếm hơn
sáu mươi phần trăm tổng số tư liệu. Một kho tư liệu đồ sộ bao gồm ca dao, tục
ngữ, cổ tích, huyền thoại, truyền thuyết, truyền kỳ, lời du, diễn xướng dân
gian, thói tục, tín ngưỡng, tôn giáo, định chế, phép tu luyện... còn đang bỏ ngỏ.
Thực tế, cần phát triển hài hòa để khoa
học và truyền thống bổ sung cho nhau. Nhất là sự phát triển & thành tựu khoa
học công nghệ gene ADN, CNTT và khoa học lượng tử hiện đại đã trợ giúp đắc lực
trong nghiên cứu nguồn gốc loài người, hành trình của nhân loại và thế giới tâm
linh bí ẩn của con người. Khoa học lượng tử cho thấy, thế giới ảo, siêu hình
hay siêu siêu hình luôn giữ vai trò điều khiển thế giới hữu hình, đúng như lời
phát đoan của Thuyết Âm Dương - Âm là yếu tố sinh, Dương là yếu tố thành của vạn
vật.
Xác định quốc gia, dân tộc trong việc
đánh giá lịch sử.
Trước hết, cần chia sẻ với nhau về cách
tiếp cận những đối tượng lịch sử văn hóa trong dòng chảy không thời gian. Chủ
thể tiếp cận, nghiên cứu, khảo cứu, đánh giá... cần có những kiến thức cơ bản về
những môn khoa học Tân Nhân Văn như Triết, Cổ Sinh, Khảo Cổ, Nhân Chủng, Cổ Ngữ,
Cổ Sử, Tâm Lý miền sâu, Cơ cấu, Công Nghệ Gene, Lượng Tử... Hơn thế nữa là khả
năng kéo dài trực giác chạm tầng siêu thức, tức dùng con mắt thứ ba hay giác
quan thứ sáu để khám phá thế giới ngôn từ tế vi “ý tại ngôn ngoại”, bầu khí văn
hóa “Vô ngôn” (Muthos), đến thế giới vô hình/siêu hình (Metaphysic) của huyền sử.
Trong phần phát biểu bổ sung, TS. Nguyễn
Văn Vịnh có lời xin lỗi đến các vị giáo sư, tiến sĩ, các học giả, rằng ngành
KHXHNV VN từ 1945 đến nay chịu sự ảnh hưởng nặng nề vào phương pháp luận duy vật
Mác-Lê cứng nhắc, phi thực tiễn, duy đối đầu chứ không đối thoại. Cho nên bị
lâm vào tư duy đóng khung, bế tắc trước thế giới siêu hình, rất khó từ bỏ. Trong
khi thế giới muôn hình vạn trạng đang vận động, biến đổi từng ngày. TS. Vịnh
cũng nhấn mạnh bản chất của Nhà Tần (221 TCN-206 TCN), từng là tộc thiểu số Khuyển
Nhung thời Nhà Chu, từ nông nghiệp biến tướng sang du mục. Với tính cách Bá Đạo
tham tàn đã nổi lên dùng vũ lực ép buộc và sáp nhập sáu nước xung quanh để
thành đại vương Tần.
Đa số những ý kiến trái chiều thường mắc
lỗi về vị trí, thời gian và phương pháp luận của chủ thể nhận định, đánh giá sự
biến lịch sử. Những chủ thể ấy với tư cách Việt Nam bây giờ và trên vị trí lãnh
thổ hình chữ S nhỏ bé hiện nay, đứt mạch với truyền thống ngàn đời, sẽ làm vị
thế Việt Nam vô cùng nhỏ bé, yếu kém đến nhu nhược trước “Giấc mộng Trung Hoa”
đầy âm mưu đang gặm nhấm và sáp nhập Việt Nam thành một tỉnh lỵ của Trung Quốc.
Về văn hóa, ta mang theo mình mặc cảm là kẻ mượn chữ viết nhờ, sinh sau đẻ muộn
lại còn đòi ly khai khỏi Đại Quốc. Nỗi nhục ngàn năm này Việt Nam vẫn chưa rửa
được, bởi cái tư duy tiểu nhược, tự ti với chỉ có bốn ngàn năm lịch sử và ranh
giới từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
Chừng nào với người Việt nào, còn vương
vấn mặc cảm và sự yếu hèn thì chỉ chuốc lấy thất bại ngay trên bàn đàm phán với
Bắc Phương và với cả những quốc gia đàng hoàng và thiện chí khác.
GS.TS Trương Sỹ Hùng chia sẻ ý tưởng và
mục đích của Ban biên tập cuốn sách là đưa ra những chứng cứ bằng văn bản, di vật,
hình ảnh từ những tư liệu quý hiếm một cách khách quan, trung thực và không kết
luận hay khẳng định để công chúng rộng đường bàn luận.
Một tình cảm bày tỏ sự cung kính trước
anh linh Triệu Vũ Đế của người con Đồng Xâm, Thái Bình, ông Nguyễn Gia Thắng.
Trong lời phát biểu của mình, ông cho rằng Dân Tộc và Đất Nước này rất cần và
trân trọng những người con đức độ, tài ba và dũng cảm hiến dâng sự nghiệp và bản
thân, bất kể họ là ai. Và Triệu Vũ Đế là một tấm gương làm rạng rỡ Đất Việt, luôn
sống mãi trong lòng Đại tộc họ Triệu và Bà con Đồng Xâm.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai kết thúc
bằng một cảm nhận linh thông tin, rằng phảng phất đây đó linh hồn Triệu Vũ Đế
đang lan tỏa một năng lượng kỳ diệu, đồng điệu với chúng ta trong thời khắc
đáng ghi nhớ này.
LAV,
12.10.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét