Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Văn Chương Việt Cổ

THI CA TRƯỚC KINH THI
 Kim Định

Kinh Thi là sự tập hợp các bài dân ca, mà dân ca thì muôn vàn. Triều đình có thu thập thì cũng chỉ được một phần nhỏ nào đó thôi. Tương truyền là Kinh Thi có ba ngàn bài. Sau Khổng Tử san định lại còn ba trăm bài. Rất có thể chữ ba ở đây (ba ngàn, ba trăm) thuộc huyền sử “Tam Miêu” đại diện dân gian với Vương triều. Phần quốc phong gồm 15 quốc thì rất có thể 15 là số của Lạc Thư cùng một loại với 15 bộ của nước Văn Lang. Các bài trong Kinh Thi dầu là phần quốc phong cũng chỉ còn là đại biểu vì đã bị thi ca của Vương triều lấn át và đè bẹp; tuy nhiên nhờ sự chấp nhận đó mà còn tới ngày nay, chứ như tất cả các thi
ca trước, gọi là tiền KinhThi thì đến nay kể như đã thất lạc hết. Có nhiều người cố gắng tìm lại và đã thu thập được chừng một trăm bài nhưng cũng không có tiêu chuẩn nào để xác định là chân truyền hay giả tạo, còn nguyên vẹn hay đã sứt mẻ. Sau đây chúng tôi dùng quan điểm Viêm Việt phản kháng Vương triều xâm lăng, để chọn ba bài làm đại biểu cho khối dân ca tiền Kinh Thi. Đó là:



Kích nhưỡng ca chữ hán
Nam phong ca
Thái vi ca
- Kích nhưỡng ca: chép trong sách Đế vương bản kỉ và Cao sĩ truyện của Hoàng Phu Mật.
Nhật xuất nhi tác chữ hán
Nhật nhập nhi tức 
Tạc tỉnh nhi ẩm,
Canh điền nhi thực
Đế lực hà hữu ư ngã tai?
Mặt trời mọc thì làm việc
Mặt trời lặn thì nghỉ ngơi
Đào giếng mà uống
Cày ruộng mà ăn.
Quyền lực của nhà vua cần chi cho ta đâu?
Nhưỡng là một thứ đồ chơi bằng gỗ có lẽ giống với lối chơi quăng ngày nay. Tương truyền Kích nhưỡng ca làm vào đời vua Nghiêu. Đó là điều khó có thể xác định, nhưng cứ nghe giọng trong bài thì có thể đoán là thuộc một người dân Viêm Việt đang sống trong chế độ bộ lạc làng xóm nên coi thường quyền lực của vương triều xâm lăng.
- Nam phong ca
Nam phong chi huân hề chữ hán
Khả dĩ giải ngô dân chi uẩn hề
Nam phong chi thời hề
Khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề
Gió nam mát hề Có thể khuây nỗi giận của dân ta
Gió nam phải thời hề Có thể tăng tài sản của dân ta.
Bài này chép trong Khổng Tử gia ngữ (biên nhạc giải)
Tương truyền là vua Thuấn khi lên ngôi được hai năm có chế ra đàn 5 dây để hát bài ca Nam phong. Theo quan điểm Việt Nho có thể hiểu như sau: khi Bắc phương xâm lấn phương Nam thì phương Nam uất ức. Nhưng khi vua Thuấn là người có khuynh hướng theo văn hóa phương Nam lên nắm chính quyền, thì quyết định áp dụng văn hóa đó và đã tuyên dương ý chí trong bài hát này. Sự kiện xảy ra nhiều lần về sau mà lần  cuối cùng là lúc nhà Thanh từ phía Bắc bắt dân Tàu kết tóc đuôi sam để tỏ lòng thần phục phương Bắc, nhưng cuối cùng dòng tộc Mãn Thanh lại thấm nhuần Nho giáo là một thứ nam phong.
- Thái vi ca
Đăng bỉ Tây Sơn hề chữ hán
Thái kỳ vi hĩ
Dĩ bạo địch bạo hề!
Bất tri kỳ phi dã.
Thần Nông, Ngu, Hạ hốt Yên một hề
Ngã an thích quy hĩ
Vu ta tồ hề!
Mệnh chi suy hĩ!
Lên núi Tây ca hề
Ta hái rau vi.
Lấy bạo thay bạo hề
Chẳng hay là mình trái.
Thần Nông, Ngu, Hạ mau khuất hề.
Ta còn biết theo ai?
Than ôi! Đi hề!
Mệnh ta suy rồi.

Bài ca trên tương truyền là của hai ông Bá Di, Thúc Tề can Vũ Vương đừng diệt nhà Thương nhưng không được nên không chịu ăn thóc nhà Chu, lên núi Thủ dương (huyện Yên Sư, tỉnh Hà Nam) hái rau vi ăn rồi chết đói (sử ký Bá Di liệt truyện). Bá Di, Thúc Tề đại diện cho Việt Nho đứng ra can Chu Võ Vương xâm lăng nhưng không được nên than thở nhắc tới nhà vua Viêm Việt: Thần Nông, Ngu, Hạ mà không nói đến Hoàng Đế. Ngu là vua Thuấn, Hạ là ông Vũ trị thuỷ, tức áp dụng triết lý Lạc Thư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...