Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

ĐẠP THANH TRONG TIẾT THANH MINH

015002      ĐẠP THANH TRONG TIẾT THANH MINH

Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, Hội là đạp thanh




     Mùa xuân gắn với nhiều lễ hội. Lễ hội là một thông ngữ với đặc trưng lưỡng nhất tính, hiểu là lễ và hội. Lễ nghĩa là cung và kính. Cung là trọng mình (tự trọng), Kính là trọng người (tôn trọng người khác). Lễ là một từ rất đẹp và trọn nghĩa. Lễ nói lên tâm trạng của con người trước trời đất, thần linh, sự việc, con  người. Đây cũng là thái độ thể hiện đạo hiếu, tri ân, xám hối… trong phép ứng xử của văn hóa tâm linh Việt Nam.
     Hội là sự hội tụ, đoàn tụ, đoàn viên của gia đình, dòng tộc, bạn hữu, làng xã, cộng đồng và toàn xã hội. Hội luôn mang ý nghĩa tốt đẹp trọn vẹn, hướng thiện, chia sẻ, vui vẻ, hân hoan, náo nức, hy vọng…
     Lễ hội vừa thiêng liêng, trang nghiêm, vừa tràn đầy niềm vui, thỏa thích, giải tỏa lo âu muộn phiền để xả hơi. Lễ hội bắt nguồn từ thời thái cổ đến khi nền văn minh lúa nước phát triển, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ. Cái sự sinh và sự dưỡng được tôn thờ thông qua các lễ nghi và hội hè. Từ đó tín ngưỡng thờ cúng được nâng lên bằng những hoạt động phong phú, đa dạng, lễ hội ngày càng phát triển trở thành tiềm thức cộng thông và lưu truyền đến ngày nay.
     Trở lại với câu thơ của Nguyễn Du trong  Kiều nhân tiết Thanh Minh. Có hàng chục lời bình và chú giải câu thơ, đặc biệt là câu tám chữ, chưa lời bình giải nào mở được nút thắt “đạp thanh”.
     Có trích dẫn lên tới mười nghĩa của từ “đạp”. Xin trích dẫn: “Thật ra từ “đạp” trong tiếng Hán có 10 nghĩa thông dụng: 1) giẫm lên; 2) đập nhịp; 3) lê chân; 4) bước qua; 5) du ngoạn; 6) đi theo; 7) tìm hiểu tại chỗ; 8) đá chân; 9) áp sát; 10) thứ lót chân như thảm.” (Tôi hỏi, tại sao Phạm Thị Hảo (tác giả của bài viết) không tìm sự giải nghĩa trong tiếng Việt?). Có lẽ vì lý do này mà từ “đạp” bị bỏ xót một nghĩa quan trọng và là chìa khóa mở cái nút thắt nói trên. Chúng ta cùng nhau quan sát trong đàn gà khi anh gà trống “đạp” chị gà mái. Chưa hết.
     Câu chuyện sẽ được lý giải trong các lễ hội truyền thống xưa ở các cộng đồng người Việt cổ, mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, sinh sôi nảy nở… trong các lễ tế xuân, mừng cơm mới, trống quân, diễn xướng dân gian… Sau phần lễ là phần hội, phần này chủ yếu là các đôi trai gái giao duyên, hát vè, hát đối… tiếp đến là các đôi kết duyên nhau, cặp kè từng đôi, từng đôi hợp thân trên cỏ hay bên bờ ruộng lúa. Đến đây chúng ta đã giải mã được “đạp thanh”, tức đạp nhau trên cỏ.
     Nhân đây, xin trình bày những nội dung cơ bản trong các lễ hội của người Việt cổ xưa, thể hiện trong lễ hội Trống Quân:
- Bàn thờ là trống đất, trống trời thay cho non và nước khi hoàn cảnh không cho phép có;
- Tư tế là hai bè nam nữ mặc áo đẹp ngày lễ;
- Còn Tế là sự đấu của hai bè: đấu ca, đấu lý, đấu tình;
- Rồi tới Giao hợp được coi là cái đinh của cuộc lễ biểu thị sự phối hợp cao độ nhất mà con người có thể hiện thực: nên non phải trèo, nước phải lội, người phải giao. Ông Granet gọi là “chịu lễ giao tình“ (communion sexuelle). Cuối cùng có cuộc đại ẩm làm như nghi lễ Giao thoa với Đất.   Tất cả được gọi là bôn tức lối cưới hỏi trực tiếp không có dạm ngõ, ăn hỏi: gạ hỏi thằng không môi giới, lẫn làm thẳng, tức hợp thân liền, với niềm tin rằng, năm nào không có “bôn“ thì sẽ mất mùa. Niềm tin này thuộc giai đoạn bái vật sau sẽ thăng hoa và truyền sang cho vua: đức hạnh ông vua ảnh hưởng đến thời tiết. Cả hai niềm tin là một, cùng thuộc tín ngưỡng phong nhiêu và ở đợt bái vật, lợi hành. Nói dân gian là công thể (toàn dân chịu trách nhiệm) đến khi quy tụ vào vua thì một mình vua chịu trách nhiệm về việc mưa gió, nóng lạnh, nhưng rồi niềm tin đó sẽ được thăng hoa tới đợt triết lý là giúp trời đất trong việc hóa dục.
     Đó là một tiến trình đi lên, muốn hiểu đựơc ý nghĩa cần tới bầu khí bao quanh Trống Quân. (X. Trống Quân trên anvile235.blogspot.com).

Lê An Vi




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...