02005b
II. TRUYỆN THÁNH GIÓNG hay PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
TINH THẦN BẢO QUỐC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Câu
chuyện về Phù Đổng Thiên vương trong Lĩnh Nam chích quái được hợp nhất với Sóc
Thiên vương của Việt điện u linh tập.
Hùng
Vương cậy nước mình giàu mạnh, mà chểnh mảng việc triều cận Bắc phương. Vua nhà
Ân (1766 TCN - 1122 TCN) mượn cớ tuần thú sang xâm lược. Hùng Vương nghe tin,
triệu tập quần thần hỏi kế công thủ. Có người phương sĩ tâu rằng: "Sao không cầu Long Vương đưa quân âm
lên giúp!" Vua nghe lời, bèn lập đàn, bày vàng bạc lụa là lên trên, ăn
chay, thắp hương, cầu đảo ba ngày. Trời nổi mưa to gió lớn, bỗng thấy một cụ
già cao hơn chín thước, mặt vàng bụng lớn, mày râu bạc trắng, ngồi ở ngã ba
đường mà cười nói ca múa. Những người trông thấy biết là kẻ phi thường, mới vào
tâu vua. Vua thân hành ra vái chào, rước vào trong đàn. Cụ già không ăn uống
cũng không nói năng. Vua nhân hỏi: "Nghe
tin quân Bắc sang xâm lược, ta thua được thế nào, ngài có kiến văn xin bảo
giúp". Cụ già ngồi im một lúc, rút thẻ ra bồi, bảo vua rằng: "Ba năm nữa giặc Bắc sẽ sang, phải
nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ binh mà giữ nước, lại phải đi tìm bậc kỳ
tài trong thiên hạ, kẻ nào phá được giặc thì phân phong tước ấp, truyền hưởng lâu
dài. Nếu được người giỏi, có thể dẹp được giặc vậy".
Dứt lời, bay lên không mà đi, mới biết đó là Long
Quân. Ba năm sau, người biên giới cấp báo có giặc Ân tới. Vua làm theo lời cụ
già dặn, sai sứ đi khắp các nơi cầu hiền tài. Tới làng Phù Đổng, huyện Tiên Du,
Bắc Ninh, có một phú ông tuổi hơn sáu mươi, sinh được một người con trai vào
giữa ngày mồng 7 tháng giêng, ba tuổi còn không biết nói, nằm ngửa không ngồi
dậy được. Người mẹ nghe tin sứ giả tới mới nói dỡn rằng: "Sinh được thằng con trai này chỉ biết ăn, không biết đánh giặc để
lấy thưởng của triều đình, báo đáp công bú mớm". Người con nghe thấy
mẹ nói, đột nhiên bảo: "Mẹ gọi sứ giả tới đây". Người mẹ rất lấy làm
kinh ngạc, kể lại với hàng xóm. Hàng xóm cả mừng, tức tốc gọi sứ giả tới. Sứ
giả hỏi: "Mày là đứa trẻ mới biết
nói, mời ta đến làm gì?".
Đứa trẻ nhỏm dậy bảo sứ giả rằng: "Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh
kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra
đánh, giặc tất phải kinh bại, vua phải lo gì nữa?"
Sứ giả mừng rỡ vội về tâu vua. Vua vừa kinh vừa mừng
nói rằng: "Ta không lo nữa".
Quần thần tâu: "Một
người thì làm sao mà đánh bại được giặc?" Vua nổi giận nói: "Lời nói của Long Quân ngày trước không
phải là ngoa, các quan chớ nghi ngờ gì nữa! Mau đi tìm năm mươi cân sắt luyện
thành ngựa, kiếm, roi và nón".
Sứ giả tới gặp, người mẹ sợ hãi cho rằng tai họa đã
đến, bèn bảo người con. Con cả cười bảo rằng: "Mẹ hãy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có
lo". Người con lớn lên rất nhanh, ăn uống tốn rất nhiều, người mẹ cung
đốn không đủ. Hàng xóm sửa soạn trâu rượu bánh quả rất nhiều mà người con ăn
vẫn không no bụng. Vải lụa gấm vóc rất nhiều mà mặc vẫn không kín thân, phải đi
lấy hoa lau buộc thêm vào cho kín người. Kíp đến lúc quân nhà Ân tới chân núi
Trâu Sơn ở Vũ Ninh, người con duỗi chân đứng dậy cao hơn 10 thước, ngửa mũi hắt
hơi liền hơn mười tiếng, rút kiếm thét lớn: "Ta
là thiên tướng đây!" rồi đội nón cưỡi ngựa. Ngựa chồm lên, hí dài một
tiếng mà phi như bay, nháy mắt đã tới trước quân vua, vỗ kiếm đi trước, quan
quân đều theo sau, tiến sát đồn giặc. Quân giặc bỏ chạy, còn lại tên nào đều la
bái kêu lạy Thiên tướng rồi cùng đến hàng phục. Ân vương bị chết ở trong trận.
Đi đến đất Sóc Sơn huyện Kim Hoa, Thiên tướng cởi áo
cưỡi ngựa mà lên trời, hôm đó là ngày mồng 9 tháng 4, còn để vết tích ở hòn đá
trên núi. Hùng Vương nhớ công ơn đó mới tôn là Phù Đổng Thiên vương, lập miếu
thờ ở nhà cũ trong làng, lại ban cho một ngàn mẫu ruộng, sớm hôm hương lửa. Nhà
Ân đời đời, 644 năm không dám ra quân.
Sau Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần vương, lập
miếu ở làng Phù Đổng cạnh chùa Kiến Sơ, lại tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu
hai mùa tế lễ.
Có bài thơ rằng :
Vệ Linh năm tháng đám
mây nhàn,
Muôn tía ngàn hồng
chói thế gian,
Ngựa sắt ở trời, danh
ở sử,
Uy linh lừng lẫy khắp giang san.
( Lĩnh Nam chích quái: Trần
Thế Pháp, bản dịch của Lê Hữu Mục, trang 55 – 57 )
Phù Đổng Thiên Vương
Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói chẳng cười trơ trơ
Những ngờ oan trái bao giờ
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân ( 1 )
Nghe Vua cầu tướng ra quân
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang ( 2 )
Lời thưa mẹ : “ Dạ cần vương ( 3 )
Lấy trung làm hiếu , mọi đường phân minh
Sứ về tâu với triều đình
Gươm vàng ngựa sắt đề binh tiến vào ”
Trận mây theo ngọn cờ đào
Ra uy sấm sét nửa chiều giặc tan
Áo nhung cởi lại Linh San ( 4 )
Thoắt đề thoát nợ trần hoàn lên tiên
Miếu đình còn dấu cố viên ( 5 )
( Đại Nam quốc sử diễn ca )
Chú thích
( 1 ) Gió mây : Dịp tốt để
thi thố tài đức
( 2 ) Khảng khái .
( 3 ) Đánh giặc giúp vua .
( 4 ) Núi Sóc Sơn , còn có
tên là Vệ Linh Sơn , thuộc tỉnh Phúc Yên.
( 5 ) Vườn cũ : tức là làng
Phù Đổng , tỉnh Bắc Ninh
Kinh Phù
Đổng
“Vào thời vua Hùng, có giặc Ân xâm lấn
nước ta. Vua Hùng làm đủ cách nhưng vẫn không ngăn được giặc. Nhà vua liền lập
đàn cầu Tổ về giúp. Trong một cơn mưa to gió lớn, bổng có một cụ già mặc áo đỏ,
hình dung cổ quái, đến đùa dỡn với đám trẻ con ở ngả ba đường.
Dầu thấy lạ vua Hùng cũng
đến xin Cụ chỉ cách để cứu nước. Cụ cười bảo: Nhà vua hãy sai sứ đi khắp nơi mà
tìm. Theo lời Tổ dạy, vua Hùng liền sai người chia nhau đi khắp nơi để loan tin
Tổ về và tìm người cứu nước. Đang khi đó, tại làng Phù Đổng có một em bé đã 3
tuổi mà không biết đi đứng nói cười gì cả. Nhưng khi nghe sứ vua rao tin. Cậu
liền bật nói. Cậu xin sứ cho cậu một con ngựa sắt, một cái roi sắt để cậu phá
giặc. Từ đó láng giềng đem gạo vải tới giúp cậu ăn mặc, và cậu lớn như thổi. Khi sứ vua đem ngựa và roi sắt tới, cậu bé
Phù Đổng vươn vai thành người cao lớn. Khi cậu nhảy lên ngựa sắt, ngựa liền cử
động và phun lửa. Với ngựa lửa roi sắt, cậu đánh giặc một trận tơi bời. Khi roi
sắt gãy, cậu nhổ tre mà đánh. Ngựa cũng phun lửa cháy mất mấy làng. Giặc tan,
cậu bỏ gốc tre lại, và cưỡi ngựa lên núi mà về trời. Cả một gốc tre bỏ lại sau
hoá thành tre lá ngà. Vua Hùng phong cậu là Phù Đổng Thiên vương. “
( Nam Thiên : Kinh Việt, Hoa Tiên Rồng, trang 271 – 272 )
Đây là đề tài chống giặc
giữ nước của Vua Hùng.
Khi phát hiện ra ý đồ xâm lược của giặc
Ân, Vua Hùng liền triệu tập quần thần lại để thống nhất ý kiến của quần thần về
việc chống giặc giữ nước.
Đây một thứ hội nghị Diên Hồng cấp cao
gồm những tay mưu sĩ, để tìm ra phương kế hay để chống giặc và trước hết để tìm
cách huy động sự nhất trí của triều đình và nhân dân.
Vua Hùng đắp đàn trai giới, dâng lễ vật
và đốt hương cầu tế 3 ngày đêm. Tại sao phải cầu đảo Vua lạc Long và để làm gì?
Vua Hùng còn nhớ rõ bên tai, khi Mẹ Tiên chia tay với Cha Rồng, đem con lên núi
lập quốc, Cha Rồng đã căn dặn: “khi cần thì gọi, Ta về ngay”.
Cầu Tổ trước hết là vâng lời căn dặn
của Tổ, vì Tổ chính là niềm tin, là Hồn thiêng Sông Núi, và là trụ bám của cả
dân tộc. Tổ Lạc Long là loài Rồng, là Tổ tiên của Việt tộc đã khai sáng ra nước
Văn Lang, một nước rất thịnh trị .
Rồng là loại mưu trí biến hoá khôn lường,
ẩn nhận vô song và hùng dũng khôn tả. Cầu xin Tổ là để được tiếp hợp với sức
sống dũng mạnh của Tổ tiên, để làm tuôn trào mạch sống của dân tộc. Tổ là gốc,
là khởi điểm và cũng là tụ điểm của toàn dân, có kết hợp được với sức sống Tổ
thì mới quy tụ con dân về một mối, để có sức mạnh tổng hợp của toàn dân. “Ba cây
chụm lại nên hòn núi cao”, thì toàn con dân Việt nhất trí dưới sự phù trợ của
Tổ tiên, chắc chắn sẽ có sự biến hoá khôn lường và hùng dũng khôn tả của Vua
Lạc .
Làm
được việc đó thì giặc nào cũng bị ta đánh bại. Cầu Tổ để được soi sáng để được
phù trợ là vậy.
Sự thành khẩn của Vua Hùng đã đem lại
cảnh “đồng
thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” giữa con cháu và Tổ tiên, lẽ nào
Tổ chẳng hiển linh mà phù trợ. Quả nhiên, sau khi cầu đảo, trời chớp sấm mưa,
Tổ mới hiện ra dưới dạng của một ông già, tướng mạo kỳ dị, ngồi ở ngả ba đường
nói cười, ca múa. Tổ hiện ra trong lúc trời mưa sấm chớp là dấu chỉ cho Vua
Rồng để cho con dân Việt nhận ra Tổ là Lạc Long đó, chứ không phải quỷ ma hiện
hình. Tổ có hình giáng dị kỳ để cảnh tỉnh mọi người kể cả Vua, đây là việc hết
sức nghiêm trọng, không được vì khiếp nhược hay vô trách nhiệm mà để mất nước
cho giặc. Tổ không hiện ra nơi lập đàn, mà hiện ra nơi ngả ba đường, là nơi tụ
họp của người dân, đó là lời nhắn nhủ với nhà Vua là phải đi ra vận động với
toàn dân mà cứu nước. Tổ nói cười ca múa là dấu chỉ Tổ muốn an ủi con cháu là
phải lạc quan, phải tin tưởng, vì có ta phù trợ, mọi người đừng có lo sợ, mà
quyết tâm cứu nước. Khi dạy bảo xong, Tổ lại biến mất vào không trung như Rồng.
Khi vấn kế, Tổ bảo với Vua Hùng: 3 năm nữa giặc mới tới đánh, nay phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ tốt, tìm khắp trong thiên hạ cho ra người có tài cứu nước. Còn 3 năm nữa giặc mới tới đánh, thì Vua Hùng mới đủ thời gian để sắm sửa khí giới và huấn luyện binh sĩ. Điều này chứng tỏ Vua Hùng biết lo xa. Rảo khắp thiên hạ mà tìm người tài ba ra cứu nước. Thực ra là công cuộc vận động toàn dân, kẻ góp công người góp của, những thanh niên trai tráng, phải chuẩn bị sẵn sàng để chống giặc, khi cần, giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh.
6. Kế sách chống giặc của
Vua Hùng
- Thống nhất ý chí chống giặc của các vua quan.
- Cầu xin Tổ để được soi sáng, phù trợ, để chuẩn bị kế sách
sẵn sàng chống giặc, nhất là phương cách quy kết toàn dân về một mối.
-Vận động toàn dân, kẻ góp công người góp của, và các thanh niên trai tráng sung vào binh lực và sắm sanh khí giới mà chống giặc.
7. Công việc chuẩn bị và
tổng phản công giặc
- Kế sách Vua Hùng đã có, nay chỉ cho các sứ giả đi khắp
thiên hạ trong nước vận động toàn dân góp công, góp của, mà nuôi sức người Phù
Đổng.
- Đi tìm mỏ sắt đúc khí giới, đúc ngựa sắt, đúc nón sắt, tức là chuẩn bị quân nhu và quân cụ. Triều đình nhất trí, toàn dân kết thành một khối, binh sĩ đã được tôi luyện, khí giới đã sẵn sàng, thì tới giai đoan Tổng phản công.
Khi đã nhập vào được nguồn sống qua Tổ, toàn dân đã lấy lại được niềm tin, toàn dân kết thành một khối, vua quan và quân dân một lòng, trăm người như một quyết tâm đuổi giặc, mọi người đem hết khả năng, phương tiện cho công cuộc cứu nước. Với sức mạnh tổng hợp của toàn dân, thì những đòn sấm sét đó không giặc nào chống đỡ nổi. Chỉ chờ quân giặc tới, nhà Vua ra lệnh tổng phản công là toàn quân toàn dân toàn diện vùng lên mà phản công giặc, đó là con nhà trời vùng lên tiêu diệt giặc. Toàn thắng đã nắm chắc trong tay nhân dân rồi.
- Em bé Phù Đổng đã 3 năm mà chỉ nằm ngửa, không nói, không
cười, là hiện thân của Vua Lạc khi còn ẩn nhận nằm sâu dưới lòng biển khơi, còn
đợi cho đến lúc được sung mãn về mọi mặt, nên chưa tỏ rõ mình ra. Đây là con
người anh hùng khi “gặp khúc lươn”, nên
đang ẩn nhận “cuộn lại cho vắn”. ( Số 3 chỉ con Người
Nhân chủ: tự Chủ, tự Lực, tự Cường .)
- Gặp khi cần thiết, nhất là khi quốc gia lâm nạn, thì mới
đến giai đoan “Khi vươn thì dài”. Thật ra con người Phù Đổng không chỉ là em bé
lạ lùng, đến 3 tuổi mà không nói, không cười, không đi, rồi đột nhiên được cung
cấp mọi thứ cần thiết là lớn lên như thổi, có sức mạnh phi thường, nên đó phải
là một em bé dân tộc Việt, được toàn dân đóng góp mọi thứ để cho lớn lên, thành
sức mạnh tổng hợp của toàn dân, toàn dân Việt trở thành một Phù Đổng .
Phù Đổng là cả nước đánh giặc. Phù Đổng là tập hợp của những Con Người Nhân Chủ ( số 3 ), hết sức tự Lực tự Cường. Để toàn dân trở thành Phù Đổng thì thời gian chuẩn bị ít nhất cũng 3 năm. Phù Đổng thật là con dân của Lạc Long và cũng miêu duệ của Bàn Cổ, nên có tài biến hóa :
Anh hùng khi gặp khúc lươn,
Khi cuộn thì vắn , khi vươn
thì dài.
- Vì không là Phù Đổng cá nhân, mà là Phù Đổng tập thể, nên khi đã đánh xong giặc thì ai về nhà nấy, nào đâu phải là người đánh giặc thuê mà ngồi đợi chức tước và hưởng bổng lộc một mình. Nhưng tất cả Phù Đổng của dân việt đều chạy đến núi Việt Sóc, cởi áo ( làm xong nhiệm vụ ) mà siêu về miền An việt, tức là cuộc sống an bình hạnh phúc trong mọi xóm làng. Quả thật Phù Đổng là những trai hùng gái đảm của Việt tộc, những con người Nhân chủ, đầy nhân trí dũng, luôn luôn biết tự lực tự cường.
“ Có bản chỉ nói Hùng
Vương, có bản lại nói là Hùng Vương thứ 6, thế là sai với toàn bích nói đến số
3 năm lần: Cầu đảo 3 ngày, Ngồi ở ngả 3 đường, 3 năm giặc mới đến, 3 năm sau,
Trẻ 3 năm mới nói. Như vậy thì ẩn ý trong số 3 đã quá rõ.
Có bản nói ông già cao hơn
9 thước thì đúng hơn, vì tự 3 tới 9 là bộ huyền số đi đôi.
50 cân sắt làm sao đủ để đúc ngựa, kiếm,
mũ? Trẻ đứng lên cao hơn 10 trượng, nhảy
mũi hơn 10 tiếng: Ta có 2 lần: 10 = 2 .
5 . Vậy quả ta có bộ huyền số: 2 , 3 ,
5 , 9 , đó là bộ số của văn hoá Việt tộc “ .
( Kim Định : Kinh Hùng khải
triết, trang 186 )
Gương Trai hùng
Trong dậy, ngoài lậy.
Lạt mềm buộc chặt hơn mây.
Anh hùng khi gặp khúc lươn
Khi cuộn thì vắn , khi vươn thì dài.
Đã sinh ra kiếp đàn ông,
Đèo cao núi thẳm sông cùng quản chi.
Mạnh mà mềm dẻo mới nên,
Khác gì dòng nước chảy trên sông ngòi.
Trượng phu không nhiễm thói trần,
Không sợ nghèo khó, không thân sang giàu.
Làm trai quyết chí tu
thân,
Công danh chớ vội, nợ
nần chớ lo,
Khi nên trời giúp
công cho,
Làm trai năm liệu bảy
lo mới hào.
Trời sinh trời chẳng
phụ nào,
Công danh gặp hội anh
hào ra tay,
Trí khôn rắp để dạ
này,
Có công mài sắt, có
ngày nên kim.
Đã sinh ra ở trong Trời Đất,
Phải có danh gì với núi sông.
( Nguyễn Công Trứ )
Huyết khí chi Dũng, bất khả hữu.
Nghĩa khí chi Dũng, bất khả vô.
Cái Dũng của huyết khí, không nên có,
Cái Dũng của Đạo lý, không thể không ).
Mẫu gái đảm
Canh một dọn cửa dọn nhà,
Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm,
Canh tư bước sang canh năm.
Trình anh dậy học chớ nằm làm chi,
Nữa mai chúa mở khoa
thi
Bảng vàng chói lọi,
kìa đề tên anh
Bỏ công cha mẹ sắm
sanh,
Sắm nghiên, sắm bút
cho anh học hành.
Xin chàng kinh sử học
hành,
Để em cày cấy, cửi
canh kịp người.
Mai sau xiêm áo thảnh
thơi,
Ơn giời lộc nước, đời
đời hiển vinh.
Quả cau nho nhỏ, cái
vỏ vân vân,
Nay anh học gần, mai
anh học xa,
Tiền gạo thì của mẹ
cha,
Cái nghiên cái bút,
thật là của em.
Em là con gái Phụng
Thiên,
Bán rau mua bút, mua
nghiên cho chồng,
Nữa mai chồng chiếm
bảng vàng,
Bỏ công tẩm tưới vun
trồng cho rau.
Rủ nhau đi cấy đi
cày,
Bây giờ khó nhọc, có
ngày phong lưu,
Trên đồng cạn, dưới
đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy,
con trâu đi bừa .
Đôi bên bác mẹ cùng
già,
Lấy anh hay chữ để mà
cậy trông,
Mùa Hè cho chí mùa
Đông,
Mùa nào thức ấy cho
chồng ra đi,
Hết gạo thiếp lại
gánh đi,
Hỏi thăm chàng học ở
thì nơi nao,
Hỏi thăm đến ngỏ thì
vào,
Tay đặt gánh xuống,
miệng chào thưa anh.
Từ khi em về làm dâu,
Anh thì dặn trước bảo
sau mọi nhời,
Mẹ già dữ lắm em ơi,
Nhịn ăn, nhịn mặc,
nhịn lời mẹ cha,
Nhịn cho nên cửa nên
nhà,
Nên kèo nên cột, nên
xà tầm vông
Nhịn cho nên vợ nên
chồng ,
Thời em coi sóc, lấy
trong cửa nhà,
Đi chợ thì chớ ăn
quà,
Đi chợ thì chớ rề rà
ở trưa.
Dù ai bảo đợi bảo
chờ,
Thời em nói dối con
thơ em về.
Anh ơi ! phải lính
thì đi
Cửa nhà đơn chiếc đã
thì có em,
Tháng chạp là tiết
giồng khoai,
Tháng hai giồng đậu,
tháng ba giồng cà ,
Tháng ba cày vở ruộng ra,
Tháng tư gieo mạ thuận hoà mọi nơi,
Tháng năm gặt hái vừa rồi,
Giời đổ mưa xuống, nước trôi đầy đồng,
Anh ơi! giữ lấy việc công,
Để em cày cấy, mặc lòng em đây.
Anh đi, em ở lại nhà,
Hai vai gánh vác, mẹ
già con thơ,
Lầm than bao quản (
muối dưa ) nắng mưa,
Anh đi, anh lựa chen đua với đời .
Thánh Gióng
Là
tinh thần An Vi, tức hành động an nhiên tự tại, làm mà không để cho mình bị
trói buộc vào hậu quả. Thấy đáng làm là làm, làm cực hăng say mà không để trọn
tâm trí vào công hiệu như ở đợt lợi hành. Ông tổ của triết lý An Vi chính là
Thánh Gióng. Thánh Gióng chỉ là một trẻ thơ ba năm chưa biết nói, nghĩa là
không cần nói mà cần làm, và làm những việc lớn lao cao cả như thương nước yêu
nòi, thấy giặc Ân xâm lăng đất Tổ thì ra đánh, đánh tận tình, đánh hăng say đến
độ nhổ cả từng cụm tre già vất vào mặt giặc. “Đứa thì sứt mũi, sứt tai. Đứa thì chết chóc vì gai tre ngà”. Nhưng
khi thắng trận rồi lại không màng công danh, bổng lộc, không để ý đến cả ca
khúc khải hoàn mà vụt bay lên trời.
Thánh
Gióng hóa ngày mùng Chín tháng Tư, tức là số Chín Trời đặt trên số Bốn Đất và vị
Thánh, là sự biến đã đạt Tam Tài Thiên Địa Nhân hợp nhất kỳ diệu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét