Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

 


02005d

 IV. BÀ CHÚA THƯỢNG NGÀN

Hay

  Công Chúa Liễu Hạnh

 

TINH THẦN KIẾN QUỐC VỚI MẪU GÁI ĐẢM CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM


 

        Liễu Hạnh là bà Chúa Thượng ngàn, con gái của Thần Tản Viên tức là Sơn tinh, Bà là mẫu Gái đảm thuộc dòng Mẹ Âu Cơ của nền Văn Hoá Nông Nghiệp, Bà Chúa  rất thương yêu dân, dạy dỗ dân, lo cho đời sống của con dân Việt. Bà đã kế tục Tinh thần Hồn Thiêng Sông Núi từ Sách Ước, Gậy Thần của Thân Phụ Thần Tản Viên.

Truyền thuyết về Mẫu Thượng Ngàn 

( Nguồn intenet )

        Lâm Cung Thánh Mẫu ( ) or Mẫu Thượng Ngàn or Bà Chúa Thượng Ngàn (Princess of the Forest) is ruler of the Forest Palace among the spirits of the Four Palaces in Vietnamese indigenous religion. In legend the Princess of the Forest was the daughter of prince Sơn Tinh and Mỵ Nương, công chúa Quế Mỵ Nương King Hung's daughter from the legend of the rivalry between Mountain God Sơn Tinh and the Sea God Thủy Tinh. Many natural features around Vietnam feature shrines to her, such as the Suối Mỡ thermal springs area near the town of Bắc Giang.

Thân thế 

Con ông Trời

        Mẫu Thượng Ngàn là người con gái đầu tiên của Ngọc Hoàng, vì tính tình thẳng thắn khó bảo, nên bà được cha giao cho cai quản vùng núi rừng hoang vu, trái với Mẫu Thoải là người hay thay đổi nhưng rất nghe lời cha nên được cha giao cai quản vùng sông nước. Từ ngày Mẫu Thượng Ngàn về vùng núi cai quản thì người dân nơi đây đều được vụ mùa bội thu, đợt đi săn nào cũng bắt được thú lớn cả. Ngoài ra bà còn dạy dân cách dùng lửa và nấu ra những món ngon làm say mê lòng người cũng vì thế dân trong vùng hết lòng tôn kính bà, những lời mà bà khuyên bảo đều được họ nhất mực nghe theo.

Thu phục Mộc Tinh

Sự tích cây ngàn quả và con ruồi

        Sau khi bị Kinh Dương Vương đánh đuổi, Mộc Tinh sợ hãi chạy về hướng Tây Nam, tại đây nó vẫn giở trò cũ thường xuyên bắt người dân trong vùng làm lễ tế người. Mẫu Thượng Ngàn biết chuyện giận lắm, định dùng rìu để chặt đổ cây, nào ngờ thân cây quá cứng dù chặt bao nhiêu lần cũng không sứt mẻ tí nào. Mẫu Thượng Ngàn bèn dùng phép hóa thành một con sâu tinh rồi chui vào trong thân cây khiến Mộc Tinh đau đớn vô cùng vội vàng xin tha. Nó hứa rằng sẽ không ăn thịt người nữa và tặng bà một giống thần sau đó hóa thành một con hổ rồi chạy mất. Mẫu Thượng Ngàn đem hạt giống này về trồng, không lâu sau nó lớn thành một cái cây to thật là to, cành lá xum xuê che phủ một nửa bầu trời, hàng năm đều mọc ra hàng trăm thứ quả khác nhau. Bà thu hoạch tất cả và đem cho cha mình và các vị thần cùng ăn, ai nấy dùng xong đều tấm tắc khen ngon chỉ trừ một tiên nữ chê dở. Nghe vậy Mẫu Thượng Ngàn quyết định không bao giờ cho mọi người được ăn loại quả này nữa. Về phía cô gái kia thì bị các vị thần phạt hóa thành con ruồi để suốt phần đời còn lại chỉ được ăn đồ thừa của con người mà thôi.

Sự tích vua hóa hổ

        Hùng Vương thứ Chín là một vị vua anh minh, thương dân như con, cũng vì vậy mà được trời phù hộ giúp cho con đàn cháu đống. Nào ngờ trong một lần đi săn, ông vô tình bị Quỷ Xương Cuồng ăn thịt. Nhân cơ hội này dùng phép hóa thành ông để trở thành vua. Từ ngày làm vua thì Quỷ Xương Cuồng không màng việc nước, chỉ đam mê rượu chè và gái đẹp, những người chống đối đều bị nó ăn thịt cả. Lần này Mẫu Thượng Ngàn quyết không để cho Quỷ Xương Cuồng có thể chạy thoát được nữa nên hóa thành một cô gái xinh đẹp có tài thổi sáo. Chẳng bao lâu danh tiếng của bà truyền tới tai nhà vua nên được mời vào cung giúp vui. Quỷ Xương Cuồng biết bà là Mẫu Thượng Ngàn bèn bảo, một khi tiếng sáo mà dừng thì bà sẽ bị giết. Khi tiếng sáo của bà vừa cất lên thì ai nấy đều cảm thấy thư thái, mọi âu lo đều bị quên lãng, thời gian trôi qua lúc nào không hay. Tới đêm thứ bảy khi tiếng sáo vừa dứt thì Quỷ Xương Cuồng đã hiện nguyên hình thành một con hổ khiến mọi người hoảng loạn bỏ chạy. Mẫu Thượng Ngàn dùng phép nhốt con hổ vào lồng và luôn giữ nó bên mình. Từ đó về sau phàm những ai phạm tội phá rừng đều bị bà đem cho hổ ăn thịt cả.

Nhận nuôi Sơn Tinh

        Một lần khi đang đi dạo trong rừng, Mẫu Thượng Ngàn phát hiện thấy xác một đứa trẻ chỉ còn lại bộ xương khô bên gốc cây. Tiếc thương vì cậu bé đã chết khi còn quá nhỏ nên Mẫu Thương Ngàn đã dùng phép hòa lẫn xương cậu cùng gan hùm, tay gấu, ruột ngựa, mắt diều hâu, chân báo cùng quả tim của bà để hồi sinh cậu. Mẫu vốn không có con cái gì, lại thấy cậu bé lanh lợi nên đã quyết định nhận cậu làm con nuôi, đặt tên là Sơn Tinh, giao cai quản vùng núi Ba Vì.

Cái chết

        Một số truyện đề cập rằng bà mất trong cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sau khi mất thì bà trở lại Thiên Phủ sống cùng cha mình nhưng vì quá thương con nên bà đã cầu xin cha được phép trở lại trần gian. Ngọc Hoàng đồng ý bèn cho bà được đầu thai trở lại làm con gái của Sơn Tinh.

Con vua Hùng Định Vương

        Theo truyền thuyết này, bà vốn là con vua Đế Thích, lần đầu hạ phàm, bà là Mỵ Nương Quế Hoa, con vua Hùng Vương. Theo sự tích thì khi sinh bà ra, hoàng hậu đau quá phải vịn vào cành quế mới sinh hạ được bà nên vua Hùng Vương mới đặt tên cho bà là Quế Hoa công chúa. Lớn lên, Quế Hoa luôn nhớ thương mẹ nên đã đi vào rừng sâu để tìm dấu vết người mẹ hiền. Nàng được ông Bụt ban cho phép thuật nên đã cùng mười hai thị nữ ra sức tu tiên luyện đạo, cứu giúp dân lành. Bà dạy người dân cách trồng trọt, làm nương rẫy, xây nhà, chăn nuôi và săn bắt thú dữ, còn mười hai thị nữ của bà thì trở thành các bà mụ chăm lo việc sanh đẻ của người dân để không ai phải chịu nỗi đau mất mẹ vì sanh khó giống như bà nữa. Khi nhân dân các bản mường đã có cuộc sống no ấm, Mỵ Nương Quế Hoa cùng 12 thị nữ bay về trời trên đám mây ngũ sắc. Từ đó về sau bà được người dân tôn thờ làm Bà Chúa Thượng Ngàn cai quản vùng rừng núi còn mười hai thị nữ trở thành Mười hai Bà Mụ cai quản việc sinh đẻ của trần gian.

 

Con nhà họ Cao

        Lần thứ hai bà giáng sinh vào cửa nhà họ Cao, một người tù trưởng trên đất Yên Bái. Sau đó nhiều lần bà hiển linh, dạy dân trồng trọt, làm ăn, lên rẫy làm nương, đi rừng, làm ruộng bậc thang nên được nhân dân suy tôn là: ‘Bạch Anh Trưởng Quản Đỉnh Thượng Cao Sơn Thần Nữ Cao Mường Sơn Triều’. Sau này bà lại linh ứng giúp vua Lê Thái Tổ nên được gia phong là ‘Lê Mại Đại Vương’. Trong văn thỉnh mời Đức Thánh Mẫu có hát rằng:

‘Thỉnh mời Đệ Nhị Chúa Tiên

Vốn xưa giá ngự trên đền Đông Cuông

Hình dung nhan sắc khác thường

Giá danh đổi một hoa vương khôn bì

Biết đâu lá thắm thơ bài

Lòng trinh chẳng động một vài giá xuân.

 

Vợ Hà Văn Thiên

        Đông Quang Công chúa là Lê Thị Kiểm. Bà là vợ của ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cho cai quản Đông Cuông. Ông Thiên, hậu duệ của Hà Đặc Hà Bổng (trại chủ Quy Hóa) bị hi sinh trong chiến tranh chống quân Nguyên. Ông bà sinh hạ được một đứa con trai. Khi ông tạ thế, bà Kiểm cùng con trai ở lại Đông Cuông rồi mất tại đấy. Dân lập miếu thờ ông bên Ghềnh Ngai (hữu ngạn sông Hồng) và thờ hai mẹ con bên tả ngạn, đối diện với miếu. Người mẹ Rừng chung chung, đến đây đã được lịch sử hóa, gắn với lai lịch cụ thể của một con người trần thế.

Con Sơn Tinh

        Bà là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và Mỵ Nương Ngọc Hoa (chữ Hán: 媚娘玉花) trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh (Mỵ Nương là danh hiệu gọi con gái của Hùng Vương, tương tự như "Hoàng Nữ" hoặc Công Chúa"). Khi còn trẻ, Mẫu là một cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là La Bình.

Học tập

        La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng. Trong địa hạt mà Tản Viên Sơn Thánh cai quản, ông đã dạy dân không thiếu điều gì, từ săn bắn thú dữ đến chăn nuôi gia súc, từ trồng cây ăn quả, trồng lúa nương đến việc đắp ruộng bậc thang, trồng lúa nước v.v. hay dựng nhà dựng cửa, hái cây thuốc chữa bệnh. Ông cũng thường cùng các vị sơn thần, tù trưởng luận đàm thế sự và bàn soạn công việc. Do luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi. Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc.

Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh. Còn bản thân nàng, chẳng những hòa hợp, ân cần với mọi người, mà còn rất thân thuộc, quyến luyến với phong cảnh, từ cây cỏ hoa lá đến hươu nai chim chóc...

Cai quản

Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam.

        Trở thành chúa tể của miền núi non và trung du, công chúa Thượng Ngàn vẫn luôn luôn chăm chỉ, hàng ngày hết sức làm tròn các trọng trách của mình. Bà bảo ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hợp với nhau, dạy chúng đừng ăn những loài quả độc, nấm độc, biết tránh khỏi những cây cối đổ, những cơn lũ quét...

        Bà dạy bảo con người cũng thật chu đáo, tỉ mỉ. Những gì cha bà đã dạy, bà đều đem ra áp dụng. Khi tiếp xúc với các tù trưởng, bà cũng học thêm ở họ được nhiều điều. Thế là bà lại đem những điều hiểu biết mới đi truyền bá ra mãi.

        Bà cải tiến và hoàn thiện thêm những gì mà trước kia, ở cha bà mới chỉ là bắt đầu. Làm nhà không những đã chắc chắn, lại còn phải biết chạm trổ cho thật đẹp đẽ. Ở mũi các thuyền độc mộc cũng thế, có khắc cả hình hai đầu rồng chạm hẳn vào nhau. Cách nấu nướng thức ăn, chẳng những chỉ có kho, luộc mà còn chế thêm ra được nhiều món mới. Rồi công việc đồng áng, bà dạy mọi người cách lấy ống bương để dẫn nước từ khe núi xuống. Lại đi phân phát hạt giống, cho nên nơi nào cũng có cơm dẻo nếp thơm. Trong các con vật nuôi trong nhà, bà đem về thêm nhiều giống gia súc mới. Lại trồng xạo thêm nhiều giống cây ăn quả. Rồi trồng cả những hoa thơm cỏ lạ lấy từ trên rừng núi về...

        Ngọc Hoàng Thượng Đế còn ban tặng cho bà thêm nhiều phép thuật thần thông, đi mây về gió, và trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cõi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ. Khi dân chúng sinh sôi nảy nở ra thêm, từ miền núi non và trung du tràn xuống các miền đồng bằng và ven biển, đã mang theo những cách thức làm ăn và phong tục tập quán từ hồi còn ở trong rừng, dưới sự bảo ban dìu dắt của công chúa Thượng Ngàn.

        Cùng với nhiều vị thần thánh khác, công chúa Thượng Ngàn vẫn ngày đêm lặng lẽ âm phù cho sự bình yên của mọi người dân nước Việt. Nhiều người gọi bà là Mẫu, một cách vừa trìu mến gần gũi mà cũng vừa tôn kính.

Phù hộ

        Người ta cho rằng các chiến công quân sự của nhiều triều đại Việt Nam đều có sự phù hộ của bà. Vì thế, các triều đại này, sau khi thắng lợi đều có lễ tạ ơn và có sắc thượng phong cho bà là công chúa.

        Một truyền thuyết cho rằng hồi đầu thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn, lúc ấy lực lượng nghĩa quân còn yếu, đang đồn trú ở Phản Ấm thì quân Minh kéo đến bao vây. Nghĩa quân người ít chống cự không nổi, phải tan tác mỗi người mỗi nơi. Trong đêm tối, công chúa Thượng Ngàn đã hóa phép thành bó đuốc lớn, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắt họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở núi Chí Linh. Ánh đuốc thiêng của bà, chỉ quân sĩ của Lê Lợi biết được, còn quân Minh không thể nào nhìn thấy.

        Ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hợp, phát triển thêm lực lượng. Thật gian khổ, lắm phen không còn lương thực, phải lấy củ nâu củ mài thay cơm, nhưng nhờ sự che chở của công chúa Thượng Ngàn, quân đội của Lê Lợi vẫn ngày một thêm lớn mạnh. Quân Minh nhiều lần đến bao vây cũng đành phải chịu rút về. Từ Chí Linh, quân Lê Lợi tiến vào giải phóng Nghệ AnThuận Hóa. Sau đó, với những trận thắng oanh liệt ở Tốt ĐộngChúc ĐộngChi Lăng và cuối cùng, bao vây quân Minh ở Đông Quan để kết thúc cuộc chiến, lập lại hòa bình cho nước Việt.

Thờ phụng

        Thánh Mẫu Thượng Ngàn, cũng như nhiều vị thần thánh khác, được nhiều người tôn thờ, và chính là hồn thiêng của sông núi, bao nhiêu đời nay dẫn dắt con cháu vững bước đi lên. Bà có mặt ở khắp nơi, theo bước chân của dân chúng, khi ở miền rừng núi rồi xuống miền đồng bằng. Vì vậy, ở nhiều nơi người dân lập đền thờ phụng bà. Tuy nhiên, đại bản doanh của bà vẫn là vùng núi non và các cửa rừng. Những người đi rừng, muốn được bình yên, vạn sự tai qua nạn khỏi, thường đến cầu xin sự che chở, phù trợ của bà. Ai muốn săn bắt hay khai thác thứ gì trong rừng, cũng đặt lễ, thắp hương, cầu xin để được bà chấp thuận. Đôi khi Mẫu Thượng Ngàn cũng được hiểu chính là người Mẹ của Đức Thánh Tản Viên, theo cách hiểu này thì Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn tại Đền Mẫu Đợi ở làng Dụ Đại xã Đông Hải huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình để tưởng nhớ công ơn của Mẫu Ma Thị Cao Sơn - người mẹ có công ơn nuôi dưỡng Đức Thánh Tản Viên.

       Tuy nhiên, có ba nơi được coi là trụ xứ chính của bà, gồm:

       Thứ nhất là đền đông Cuông, xã đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

       Thứ hai là đền Bắc Lệ, xã Bắc Lệ, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

        Thứ ba là đền Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Lý giải về tên gọi khác nhau

       Thánh Mẫu Thượng Ngàn có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của Mẫu, địa danh đền của Mẫu, sắc phong của các triều đại:

       - Mẫu Đông Cuông được gọi theo địa danh Đông Cuông nơi ngôi đền Mẫu ngự.

       - Lê Mại Đại Vương theo sắc phong của vua Lê lúc bà hoá phép giúp vua đánh giặc.

       - Sơn Mẫu theo tên của mẹ hoặc con Sơn Tinh.

       - Mỵ Nương Quế Hoa Công chúa, La Bình công Chúa theo tên gọi của nguồn gốc xuất thân lúc giáng trần.

       - Lâm Cung Thánh Mẫu chính là tên gọi khi hiển thánh tại đền Đông Cuông, Yên Bái.

 Tam Tòa Sơn Trang

        Nhạc Phủ mà Mẫu Thượng Ngàn cai quản vốn xuất phát từ tín ngưỡng thờ Sơn Trang của đồng bào miền núi phía Bắc. Vì vậy nên còn thấy sự xuất hiện của Tam tòa Sơn Trang. Có người cho rằng Mẫu Thượng Ngàn chính là vị đứng đầu Tam tòa Sơn Trang. Cũng có người cho rằng toàn bộ Tam tòa Sơn Trang nằm dưới quyền Mẫu. Hoặc cả ba vị Tam tòa Sơn Trang đều là những hóa thân của Mẫu.

       Thanh Sơn Chính Phái Đệ Nhất Thượng Ngàn, sắc phong Lê Mại Đại Vương, hiệu viết Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa.

        Đệ Nhị Thượng Ngàn Cao Sơn Công Chúa Diệu Tín Thiền Sư

        Đệ Tam Thượng Ngàn Sơn Trang Tàng Hình Diệu Nghĩa Thiền Sư

        Tránh nhầm lẫn Tam tòa Sơn Trang với Tam tòa Thánh Mẫu và Tam vị Chúa Mường (bao gồm Chúa Đệ Nhất Tây Thiên, Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ và Chúa Đệ Tam Lâm Thao). 

        Khi sống Bà bôn ba lo mọi mặt cho đời sống con dân Việt Nam.

        Khi chết Bà hiển linh về Trời phò trợ cho Dân tộc Việt Nam.

        Bà là Quan Thầy Bổn Mạng, Mẫu Nghi của Dân Tộc Việt Nam!

        Văn Hóa nhân Bản Tâm Linh Việt Nam thông qua hình tượng Tứ Bất Tử là biểu tượng của nền Văn Hóa Vạn Năm - Ngàn Năm Văn Hiến - Văn Minh Trống Đồng. Nền Văn Hóa ấy luôn được tài bồi, bảo tồn bởi Hồn Thiêng Sông Núi để mãi mãi trường tồn và tỏa sáng.

Lê An Vi sưu tầm & tổng hợp

Trung Thu Canh Tý 2020

 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...