CÁI NÔI VĂN HÓA
Lãn
Miên
Ngôn ngữ cũng là một cái Nôi của văn hóa. Nhà
văn hóa Phạm Quỳnh nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta
còn”. Một trong những tuyệt chiêu của cách hành văn trong Kiều là ngữ pháp
thuần Việt, mà chỉ có nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo nêu ra cốt lõi ngữ pháp của
mỗi câu tiếng Việt như trong Kiều là “Đề” và “Thuyết”, tức nội dung chủ yếu cần
đề cập trong câu thì được nêu ra đầu tiên, gọi là “Đề”, phần sau của câu chỉ là
giải thích cho cái đề đó, gọi là “Thuyết”, giống như mọi câu tục ngữ, ca dao và
khẩu ngữ của người Việt vẫn nói như vậy ( nhưng cái “cốt Lõi” này chưa được
Viện ngôn ngữ Việt Nam công nhận, để có thể đem áp dụng dạy tiếng Việt). Nếu
phân tích câu theo cái cốt lõi “Đề” và “Thuyết” thì thật dễ hiểu cho người học
tiếng Việt, kể cả người nước ngoài để có thể nói được như cách hành văn của
người Việt (gọi là nói “Sõi” tiếng Việt). Vậy mà “từ nguyên” của từ “Sõi” ấy
chỉ là hình thành do lướt cả câu “Sắc sảo nói bằng ngữ pháp đúng cốt Lõi” =
“Sắc…Lõi” = Sõi. Chứ không phải lục tra sách Tàu, Tây từ cổ chí kim để tìm ra
“từ nguyên” của từ “Sõi” của tiếng Việt. Qui tắc “lướt” hai từ hoặc cả câu dài
để tạo ra một từ mới là qui tắc vốn có từ xưa trong tiếng Việt, đã được Hứa
Thận cách nay 2000 năm vận dụng để hướng dẫn cách đọc một từ bằng cách đọc
“Thiết” hai tiếng đặt liền nhau, Liền=Lát=Liếc=Lướt=Thướt=Thiết. Nếu tiếp tục
vận dụng qui tắc “lướt” sẽ tạo được nhiều từ mới ngày nay, vì tiếng Việt rất
giàu âm vận (như có học giả tổng kết, tiếng Việt có 15.000 âm vận, trong khi
tiếng Hán chỉ có 1.300 âm vận, nên bị từ đồng âm dị nghĩa nhiều, bắt buộc phải
dùng ký tự biểu ý). Ví dụ so sánh tiếng Việt âm vận nhiều với tiếng Hán âm vận
ít như từ Tiếng Ồn của tiếng Việt được Hán ngữ mượn và gọi là Thanh Âm (phát âm
lơ lớ là “sâng in”) và Hán ngữ dùng từ Âm đó để gọi mọi thứ tiếng Ồn, nhưng
trong tiếng Viêt thì Ồn=Ỏn=Ẻn=Om=Ỏm=Ào=Ầm=Âm là cái Nôi khái niệm của nhiều sắc
thái của tiếng nói, lại còn lướt “Tiếng Nói”=Tỏi, do vậy chỉ cần nói câu “Làm
gì mà Ỏm Tỏi lên vậy”, hiểu là than phiền làm ồn bằng tiếng nói (to tiếng hoặc
cãi nhau). Nếu vận dụng qui tắc “lướt” để tạo từ mới, ví dụ có thể lập được một
“từ điển riêng” : “Từ điển tên các loại hình doanh nghiệp”, mà tên mỗi loại
hình chỉ là một từ đơn âm tiết (từ điển đó sẽ rất hữu dụng cho bên thuế và cho
kiểm toán viên để định hướng nhanh khi bắt tay vào xử lý nghiệp vụ kế toán của
một doanh nghiệp thuộc bất kỳ loại hình nào), khỏi phải dùng viết tắt, kiểu như
“DNNN”, thì làm sao hiểu nổi nó là “Doanh Nghiệp Nhà Nước” hay “Doanh Nghiệp
Nước Ngoài” (?) [Sách kỹ thuật của Mỹ thì thường có trang đầu là “từ điển” các
tên và khái niệm chuyên môn được viết tắt để dùng trong cuốn sách đó ].
Ví dụ về “Đề” và “Thuyết”, chọn câu: “Tính con vốn lắm bất thường, Học hành thì ít, yêu đương thì nhiều”, thì trong câu lớn này “Đề” là “Tính con”, còn toàn bộ phần sau là “Thuyết” cho cái đề nêu là “Tính” ấy; chia nhỏ ra thì có “bất thường” là “Đề”, còn “học hành thì ít, yêu đương thì nhiều” là “Thuyết” cho cái “Đề” là cái “bất thường” ấy. Chia nhỏ nữa thì có “học hành” là “Đề” còn “thì ít” là “Thuyết”, “yêu đương” là “Đề” còn “thì nhiều” là “Thuyết”. Cái nguyên tắc cốt lõi này nó cũng logic với cấu tạo của một con chữ Hán Tự, là dồn gọn nhiều cái rời vào một ranh giới vô hình là cái Khôn=Khuôn=Khuông=Vuông=Văn, thành ra cái Văn ấy là một cái Vuông Chứa, mà lướt “Vuông Chứa”=Vựa, trong đó chứa một cái Chửa=Chữ=Trự=Tự字 gồm nhiều bộ phận, nên Vuông Chữ = Văn Tự 文 字. Nếu tháo rời con chữ ra cho đến từng “bộ thủ” thì sẽ thấy bộ thủ là do tiếng Việt, gốc gác của nó có thể là một tượng hình từ “giáp cốt văn” hoặc có thể là một nét ký âm nào đó của chữ khoa đẩu cổ xưa của người Việt. Hán tự hoàn chỉnh được coi là từ Lệ thư, được soạn từ đời Tần, dựa trên các nguồn gốc của các loại văn tự có từ thời trước tức là thời Tiên Tần, để hình thành nên các cách tạo chữ chặt chẽ, cho Hán tự lấy đó tiếp tục phát triển về sau, đó quả là một công lao văn hóa đáng kính nể của người xưa. Cái “Tự 字” là sự ghi của một “Tiếng” do Nói, cũng như cái Tự 嗣 (là cái Chửa ở trong cái Vựa, là đứa con nối dõi – thừa tự) là ghi sự di truyền của một giống Nòi. Cái “Gốc Lên” của Nòi thì lướt là “Gốc Lên” = Gen. Còn cái “Gốc Nói” của giống nòi ấy thì lướt “Gốc Nói” = Gọi, tức là ngôn ngữ (động vật thì chỉ biết Kêu, còn con người thì biết Kêu Gọi). Việt Nam Gọi tức là “Việt Nam Ngữ” hay ngôn ngữ ViệtNam .
Gọi thì người Nhật Bản phát âm là Gô (Nihon Go nghĩa là “Nhật bản Ngữ”); Gọi,
trong một sắc thái khác, người Mỹ phát âm là Voice, nên đài “Voice of America”
cũng giống như đài “tiếng Nói Việt Nam”. Vậy mà chỉ có trong tiếng Việt mới có
từ NÔI (cái để đứa trẻ sơ sinh nằm nghe mẹ ru, dạy cho tập NÓI những từ đầu
tiên của “Tiếng Mẹ Đẻ” , dịch tiếng Anh là “Tâng Ma Thơ”- Mather Tong), NÔI ấy
là cái Nôi khái niệm, tức Nơi sinh ra mọi khái niệm trong ngôn ngữ. Chẳng phải
ngẫu nhiên mà giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết câu đầu tiên của sách dạy phổ cập chữ
Quốc Ngữ là câu “O tròn như quả trứng gà, Ô thời đội mũ, Ơ thời mang râu”. Chữ
O, nó là “Lõi” của chữ NÓI. Chữ Ô, nó là “Lõi” của chữ NỔI, chữ Ô ấy là cái Ổ
của mọi khái niệm Âm (chữ N- thành phần của NÔI, là viết tắt của của Negative
tức Âm) và mọi khái niệm Dương (chữ I- thành phần của NÔI, là viết tắt của
Innegative tức phủ định âm là Dương. Nhận định của giáo sư Trần Ngọc Thêm đã
được hội thảo quốc tế công nhận, rằng “khái niệm Âm Dương là của người Việt”).
Chẳng phải ngẫu nhiên thì chắc là do tổ tiên run rủi. NÔI khái niệm của tiếng
Việt cũng như cái NÔI văn hóa Việt, nó là cái NỖI túc trực bên trong mỗi con
người Việt, gọi là Nỗi Lòng. Nó là cái tâm thức nặng sâu thăm thẳm bên trong là
cái NỘI, gọi là Nội Tâm. Nó có ảnh hưởng rộng lớn ra ngoài từ thời quốc gia Văn
Lang mênh mông có nền văn hiến rực rỡ 5000 năm trước, gọi là NỔI tiếng. Khi nền
văn minh sụp đổ, những văn hóa vật thể vì nhiều lý do có thể bị tàn phá hoặc
chôn dấu xuống lòng đất, lâu dần sẽ bị ăn mòn đến không còn gì, gọi là mất,
nhưng những văn hóa phi vật thể thì không thể đem chôn được, nó lặn vào trong
tâm thức, cho nên người Việt vẫn nhớ mãi mồn một tổ tiên xưa, và có tục thờ
cúng Tổ Tiên. Từ run rủi là dùng trong lĩnh vực tâm linh, mà Tâm=0, Linh=0 nên
Tâm Linh=0+0=1=Có, là có cho nên cũng có run rủi thật. Nghe phát biểu của giáo
sư Nguyễn Minh Thuyết: “Tôi nghĩ tổ tiên đã run rủi cho chúng ta bằng những
điềm báo rất rõ ràng: Khi ta chuẩn bị triển khai đại dự án bauxite ở Tây Nguyên
thì xảy ra thảm họa bùn đỏ ở Hungary; định làm đường sắt cao tốc thì xảy ra
hàng loạt tai nạn tầu cao tốc ở Trung Quốc; định làm điện hạt nhân thì xảy ra
thảm họa ĐHN ở Nhật Bản. Chẳng lẽ những cảnh báo dồn dập như vậy chưa đủ hay
sao? Nên nhớ công nghệ cao đến đâu cũng có rủi ro. Lấy ví dụ, cầu Cần thơ do
chuyên gia Nhật Bản thiết kế và chỉ đạo thi công bị sập cầu dẫn; Nhà máy lọc
dầu Dung Quất với công nghệ tiên tiến của Pháp cũng dật dờ lúc đóng lúc mở suốt
từ ngày khánh thành đến nay. Chúng ta không nên đặt cược tính mạng dân tộc vào
kỹ thuật nước ngoài. Nếu còn thoát ra được thì nên cố gắng thoát ra. Thảm họa
có thể xảy ra từ thiên nhiên hay từ những bất cẩn của con người mà Chernobyl là
một ví dụ điển hình về sự bất cẩn ấy”.
Ví dụ về “Đề” và “Thuyết”, chọn câu: “Tính con vốn lắm bất thường, Học hành thì ít, yêu đương thì nhiều”, thì trong câu lớn này “Đề” là “Tính con”, còn toàn bộ phần sau là “Thuyết” cho cái đề nêu là “Tính” ấy; chia nhỏ ra thì có “bất thường” là “Đề”, còn “học hành thì ít, yêu đương thì nhiều” là “Thuyết” cho cái “Đề” là cái “bất thường” ấy. Chia nhỏ nữa thì có “học hành” là “Đề” còn “thì ít” là “Thuyết”, “yêu đương” là “Đề” còn “thì nhiều” là “Thuyết”. Cái nguyên tắc cốt lõi này nó cũng logic với cấu tạo của một con chữ Hán Tự, là dồn gọn nhiều cái rời vào một ranh giới vô hình là cái Khôn=Khuôn=Khuông=Vuông=Văn, thành ra cái Văn ấy là một cái Vuông Chứa, mà lướt “Vuông Chứa”=Vựa, trong đó chứa một cái Chửa=Chữ=Trự=Tự字 gồm nhiều bộ phận, nên Vuông Chữ = Văn Tự 文 字. Nếu tháo rời con chữ ra cho đến từng “bộ thủ” thì sẽ thấy bộ thủ là do tiếng Việt, gốc gác của nó có thể là một tượng hình từ “giáp cốt văn” hoặc có thể là một nét ký âm nào đó của chữ khoa đẩu cổ xưa của người Việt. Hán tự hoàn chỉnh được coi là từ Lệ thư, được soạn từ đời Tần, dựa trên các nguồn gốc của các loại văn tự có từ thời trước tức là thời Tiên Tần, để hình thành nên các cách tạo chữ chặt chẽ, cho Hán tự lấy đó tiếp tục phát triển về sau, đó quả là một công lao văn hóa đáng kính nể của người xưa. Cái “Tự 字” là sự ghi của một “Tiếng” do Nói, cũng như cái Tự 嗣 (là cái Chửa ở trong cái Vựa, là đứa con nối dõi – thừa tự) là ghi sự di truyền của một giống Nòi. Cái “Gốc Lên” của Nòi thì lướt là “Gốc Lên” = Gen. Còn cái “Gốc Nói” của giống nòi ấy thì lướt “Gốc Nói” = Gọi, tức là ngôn ngữ (động vật thì chỉ biết Kêu, còn con người thì biết Kêu Gọi). Việt Nam Gọi tức là “Việt Nam Ngữ” hay ngôn ngữ Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét