Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Ngôn Ngữ

NĂM QUY TẮC TẠO TỪ TIẾNG VIỆT

Lãn Miên


Qui tắc tạo từ của Tiếng Việt (viết tắt là QT) là:

QT Vo, [2] QT Nở, [3] QT Lướt, [4] QT Tơi-Rỡi, [5] QT Nhóm thanh điệu định hướng ý nghĩa cho từ.
Một tiếng của Tiếng Việt là một Lời vì nó có nghĩa rõ ràng, nên tôi gọi cái âm vận của tiếng là cái Rỡi (do lướt cụm từ “Ruột do lưỡi đưa ra thành Lời”= “Ruột…Lời”=Rỡi. Trước cái Rỡi thường là có phụ âm hoặc vắng phụ âm, tôi gọi cái “có phụ âm đầu” hoặc cái “vắng phụ âm đầu” ấy là cái Tơi (do lướt cụm từ “Tay Lời”=Tơi), như vậy tiếng có hai phần là Tơi và Rỡi. Giải thích các QT:

[1] QT Vo:
Người Việt nói kiểu Vo một từ đa âm tiết thành chỉ còn đơn âm tiết, giống như vò rụng tiền tố và hậu tố của từ ấy để chỉ còn giữ lại cái lõi của nó là một đơn âm. Chính QT Vo này là một trong các QT làm cho Tiếng Việt diễn biến thành ngôn ngữ đơn âm. Ví dụ lấy vài từ trong tầng đáy của Tiếng Nhật để thấy đã bị người Việt vo như thế nào: Tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp dính nói (1) Xa-Ca-Na nghĩa là Cá, người Việt đã vò rụng đầu “Xa” và đuôi “Na” để còn giữ cái lõi là Ca và gọi đơn âm là Cá, người Thái Lan lại gọi là Pá. Xa-Ca-Na còn để lại âm tiết Ca-Na mà Tiếng Việt vo thành Cần, rồi Cần theo QT Tơi-Rỡi mà có Cần=Cờn=Quèn=Còng, nên có các địa danh vùng sông nước lắm cá ở VN là Cần Giờ, Cần Giuộc, Cần Thơ, cửa Cờn (Quỳnh Lưu Nghệ An), Lạch Quèn (Thanh Hóa), Rạch Quèn (Hóc Môn Sài Gòn), chợ Còng (Thanh Hóa). Tiếng Nhật nói (2) Ha-Na-Xư nghĩa là Nói, người Việt đã vo để còn mỗi lõi là Na, rồi theo QT Tơi-Rỡi có Na=Nói, nôm na là người Nam nói, “Nôm na là cha mách qué” nghĩa là người Nam nói ra thì mách cho biết quẻ trong Bát Quái có ý nghĩa gì, vì phân tích ra sẽ thấy tên của tám quẻ đều là tên Việt, không phải tên Hán. Tiếng Nhật nói (3) Rô-Dư-Đê-Xư nghĩa là giỏi, người Việt đã vo để còn mỗi lõi Dư và gọi là Giỏi, theo QT Tơi-Rỡi thì có Dư=Giỏi (làm ăn có dư mới là giỏi, làm ăn thất thu lấy gì giỏi). Theo kiểu này mà phân tích từ Tiếng Nhật ra thì viết mấy trang chưa hết nên chi dừng lại, chưa kể còn từ các ngôn ngữ khác.

[2] QT Nở:
Mỗi tiếng của Tiếng Việt như một cái tế, đặt trong nôi khái niệm như một cái bầu thì tế ấy như một cái trứng sẽ nở theo kiểu sinh sản tự tách đôi của tế bào thành hai tiếng dính nhau (viết có gạch nối), từ kiểu đó tôi gọi là từ dính. Từ dính mang nghĩa lấp-lửng, lập-lờ không rõ hẳn đực cái, âm dương và được sử dụng mãi với cái nghĩa như vậy. Chỉ khi nó lớn hẳn ra khỏi bầu mới thành hai từ khác mang nghĩa dứt khoát âm là âm, dương là dương. Kiểu như con nòng-nọc là gọi chung bằng từ dính, khó phân biệt con nào đực con nào cái, chỉ khi nó đứt đuôi nhảy lên bờ mới thành con cóc, lúc đó dễ biết cóc đực cóc cái. Ví dụ tiếng LƠI là mặt trời, tách đôi đang còn dính thì nó là từ dính Lập-Lòe, mang khái niệm trạng thái lập-lờ, lấp-lửng không dứt khoát rõ ràng, chỉ khi đủ lớn tách hẳn mới thành LÓ và LẶN là hai trạng thái dương âm rõ ràng. QT Tơi-Rỡi diễn tả nôi khái niệm trạng thái mặt trời trong ngày là LÓ = Ngỏ = Tỏ = Rõ = NGỌ = Ngả = =Tà =Túi=Lụi=LẶN. Ví dụ kiểu nở và từ dính như thế này nếu dẫn ra trong từ vựng Việt thì viết một cuốn sách cũng không hết, nên chi dừng lại. QT Nở chứng tỏ khái niệm âm dương có từ trong tư duy của người Việt.

[3] QT Lướt: Qui tắc này vốn có từ cổ đại trong tiếng Việt, là qui tắc quan trọng làm cho Tiếng Việt diễn biến từ ngôn ngữ đa âm tiết thành ngôn ngữ đơn âm tiết. Đó là lối nói lướt hai tiếng hoặc cả câu dài thành một tiếng. Ví dụ lướt “Trở mình Lăn”=Trăn=Trằn, lướt “Trở mình Nhọc”=Trọc, ghép ba tiếng Trở, Trăn, Trọc thành cụm từ diễn tả sự vật vã khó ngủ là “trăn trở trằn trọc”. ( Cách nay 2000 năm Hứa Thận thời Đông Hán đã vận dụng qui tắc lướt này của Tiếng Việt để hướng dẫn cách đọc đúng âm một tiếng bằng cách lướt hai tiếng đặt liền nhau, gọi là “thiết”, trong cuốn “Thuyết văn giải tự” là cuốn từ điển đầu tiên của Trung Hoa). Chính QT Lướt này cho thấy rõ là những từ được gọi là “từ Hán-Việt” là do Hán mượn của Việt vì nó được viết bằng chữ nho. Khi làm từ điển, người ta cứ thấy từ nào có viết bằng chữ nho thì gọi là “từ Hán Việt”, rồi đứng trên phương diện Tiếng Hán mà giải thích Tiếng Việt nên không tránh khỏi giải thích sai. Ví dụ chữ Đồng, từ điển NXB KHXH giải thích 1: giống nhau (đúng), 2: cùng (sai). Cùng và Đồng đều là của Tiếng Việt và chúng không đồng nghĩa nhau. Người Hán dùng chỉ có một chữ Đồng, và lấy chữ Đồng để dịch chữ Cùng của Tiếng Việt. Nhưng Tiếng Việt có cả hai chữ Cùng và Đồng, đều là bản thổ của Việt và hai chữ ấy không đồng nghĩa nhau. Từ nguyên của Cùng là do lướt “Của Chung”=Cùng. Từ nguyên của Đồng là do lướt “Đúng Giống”=Đồng. Chúng nó là cùng bào tức chúng nó là cùng một mẹ đẻ ra. Chúng nó là đồng bào tức chúng nó là đúng một giống nòi thôi chứ khác mẹ đẻ ra rõ ràng. Tôi với anh là đồng chí tức chí hướng của anh đúng giống chí hướng của tôi, còn hai cơ thể riêng biệt rõ ràng. Tôi với anh là cùng chí thì chắc là hai cơ thể dính nhau chỉ có một cái đầu .

[4] QT Tơi-Rỡi: Thay Tơi hoặc thay Rỡi của tiếng sẽ được tiếng khác cùng nôi khái niệm chỉ có sắc thái thì khác đi. QT Tơi-Rỡi giúp tìm ra từ nguyên của các ngôn ngữ láng giềng. Ví dụ nôi khái niệm một con người: Kẻ=Cả=Ta=Gia=Giả= =Cá=Cái=Con=Cau=Cao=Ko=Cu=Tu=Tao=Tau=Tôi=Tí=Tử

[5] QT Nhóm thanh điệu định hướng ý nghĩa cho từ:
Xét về 6 thanh điệu của tiếng Việt, tôi chia ra hai Nhóm:
-Nhóm 0 = Âm, gồm: “Không” – “Ngã” – “Nặng”, định hướng ý cho Trong, cũng gọi là “tư duy tĩnh tại”
-Nhóm 1 = Dương, gồm : “Sắc – “Hỏi” – “Huyền”, định hướng ý cho Ngoài, cũng gọi là “tư duy hành động”
QT Nhóm thanh điệu tạo ra được từ đôi đối là hai tiếng đồng nghĩa nhưng đối nhau về Nhóm thanh điệu, viết có hai xẹt giữa hai tiếng. Ví dụ: Như trên [3] nêu hai từ Cùng và Đồng. Trong tư duy là từ đôi đối Cung//Cùng vì lướt “Của Chung”=Cung, lướt “Của Chung”=Cùng, nên có từ đôi đối Cung//Cùng. Cái tử cung cũng là của chung của tất cả các con cùng một mẹ, cái cung điện cũng là của chung, cái cung đình cũng là của chung, đó là tư duy Việt cổ đại. Trong tư duy là từ đôi đối Đông//Đồng, vì lướt “Đúng Giống”=Đông, lướt “Đúng Giống”=Đồng, nên có từ đôi đối Đông//Đồng. Một ruộng lúa phải đồng tức thuần một giống mới phát triển được thành đông, một bầy vịt phải đồng tức thuần một giống mới phát triển được thành đông.
Như vậy nêu thành qui tắc “Nhóm thanh điệu định hướng cho ý nghĩa của từ” . Và theo qui tắc này sẽ thấy là mỗi âm tiết của tiếng Việt tạo ra ít nhất là ba từ đồng nghĩa nhưng sắc thái khác nhau, mà ở Hán ngữ chỉ có tương ứng bằng một từ. Ví dụ:
Việt: Qụi = Qùi = Qụi//Qùi Hán: chỉ dùng một từ Qụi
“quây”
Ngoại = Ngoài = Ngoại//Ngoài Ngoại
“wài”
Trung = Trúng =Trung//Trúng Trung
“trung"
Trụng=Trùng=Trụng//Trùng Thệ=Thề=Thệ//Thề Thệ
“sừ” Thệ=Thế=Thệ//Thế Thế “sừ” Liên=Liền=Liên//Liền Liên “lién” Biên=Biền=Biên//Biền Biên “bien” Nhiêu=Nhiều=Nhiêu//Nhiều Nhiêu “ráo” Ven=Vèn=Ven//Vèn=Dèn=Duyên=Viền Duyên沿 “yán”
Bên=Bển=Bên//Bển=Bang//Bàng Bàng
“páng”

Dùng các QT đã nêu sẽ thấy rõ bất cứ từ nào đang dùng trong tiếng Việt hiện đại, truy từ nguyên đến cùng thì vẫn là gốc Việt. Còn muốn tìm từ nguyên của Hán ngữ hiện đại thì phải truy về “cổ Hán ngữ” mà từ nguyên của “cổ Hán ngữ” thì lại là Tiếng Việt.

Từ vựng: Toàn thể các từ thuộc một thứ tiếng xét về các mặt lịch sử, cấu tạo và ngữ nghĩa (giải thích của Từ Điển Tiếng Việt NXB KHXH 1977, trang 826), tiếng Việt , tiếng Đài Loan thường dùng từ “từ vựng
”, đọc theo âm Việt, tức cái gọi là “cổ Hán ngữ”. Từ vựng, là từ ghép, theo ngữ pháp Hán, nôm na là nguồn từ, tìm “từ nguyên” sơ bộ của chữ Vựng thì theo qui tắc “Lướt” mà tìm, nó là do lướt “Vựa Đựng”=Vựng, “vựa đựng từ” tức “toàn thể các từ”, tức nguồn từ. Chữ Vựng nghĩa cổ cũng có nghĩa là “tụ họp lại” mà tụ họp lại tức là ở trong cái “Vựa Đựng”=Vựng, nghĩa là chứa rất nhiều, đó là nguồn từ. Nguồn, khi tư duy thì nó là từ đôi đối Nguôn//Nguồn, lấy ra dùng thì có (1) là từ Nguôn=Ngươn (phát âm Nam Bộ)=Nguyên , là để chỉ cái bên Trong, tiềm ẩn không nhìn thấy, như chữ Nguyên trong cụm từ “tài nguyên dầu khí”; và (2) là từ Nguồn là để chỉ cái bên Ngoài, nhìn thấy được, như từ “nguồn nước mặt”, “nguồn rừng”. Tiếng Việt khi nói “nguyên nước” (Hán ngữ là “thủy nguyên”) hiểu là tài nguyên nước ngầm, nói “nguồn nước” hiểu là nước mặt, nói “nguyên//nguồn nước” hiểu là cả nước ngầm cả nước mặt. (Hán ngữ chỉ mượn dùng có một chữ Nguyên, phát âm là “Yuán” để chỉ chung cho cả ba từ không hoàn toàn đồng nghĩa nhau của tiếng Việt là Nguyên, Nguồn và Nguyên//Nguồn). Nhưng “từ nguyên” của từ đôi đối Nguôn//Nguồn lại là khi nó còn ở bên Trong nữa là từ đôi đối Un//Ùn, giống như chưa mọc ra Tơi để mà hành động (giống như cái trứng còn non chưa hình thành những cái Túc của nó, hoặc như nòng nọc chưa mọc chân để thành cóc chạy lên bờ), Tơi=Tê (tiếng Nhật)=Túc =Tẩu =Tay=Chạy=Chi =Chân (Hán ngữ dùng chữ Chi phát âm là “Trư”, dùng chữ Túc phát âm là “zú”, dùng chữ Tẩu phát âm là “chẩu”). Ùn=Uồn=Nguồn. Từ đôi Un Ùn của tiếng Việt nghĩa là rất nhiều, như đàn mối. Khi đàn mối làm tổ, chúng đã tạo nên công đoạn công nghệ của chúng là Ùn=Đùn=Đựng để xây nên cái Đựng là cái tổ mối, là cái vỏ đựng tất cả đám Un Ùn ấy. (Hán ngữ hiện đại dùng chữ Nguyên Nguyên , phát âm là “Yuán Yuán” để diễn tả cái ý Un Ùn ấy của tiếng Việt).

Hán ngữ hiện đại không dùng từ “từ vựng
” mà dùng từ “từ hội ”, cái âm tiết “hội” cũng mang nghĩa là sự tụ tập như là chữ Vựng, nhưng ở đây viết bằng chữ Hội nghĩa là đổi, tức nguồn từ là do có sự trao đổi vay mượn của nhiều tộc người. Vậy “từ vựng” và “từ hội” là không hoàn toàn đồng nghĩa nhau. Tìm “từ nguyên” của chữ Hội này thì thấy cũng lại là gốc Việt, ở qui tắc Tơi-Rỡi: Đòi=Đoái=Đổi=Hối=Hội=Hỏi=Hoán, có từ đôi Đòi Hỏi, Đổi Hoán, Hối Đoái (từ này chỉ dùng riêng cho đổi tiền, như một từ chuyên môn), từ đôi đối Hội//Hối (hai tiếng này trong Hán ngữ chỉ có một chữ Hội , phát âm là “Huầy”, không như trong tiếng Việt, khi nói về nguồn từ tức cái trong tư duy thì gọi là “từ hội ”, nhưng khi nói về đổi tiền nong là cái ở ngoài thì dùng từ “ngoại hối ”, “kiều hối ”, “hối đoái ”. Khi hai người trao đổi hàng hóa, người ta có thể Đòi Hỏi giá cả, có thể hỏi “mày Đòi bao nhiêu?” đồng nghĩa với “mày Đổi bao nhiêu?”, Hỏi cũng là một sự trao đổi vì đòi đổi bằng cái trả lời, “Hỏi thăm” là sự trao đổi tình cảm bằng lời. Từ điển Yếu Tố Hán Việt Thông Dụng NXB KHXH 1991, trang 471 giải thích: “Vấn là Hỏi, trái với Đáp”, đó là do họ nghĩ chữ Vấn là “từ Hán Việt” nên họ đứng trên cơ sở Hán ngữ mà giải thích như vậy, chưa hoàn toàn đúng, nó chỉ đúng theo Hán ngữ dịch từ Hỏi của tiếng Việt mà thôi, vì Hán ngữ chỉ có mỗi một từ Vấn , hỏi cái gì cũng cũng dùng “Vấn”, hỏi tâm mình, hỏi người khác đều dùng “Vấn”, nêu vấn đề cũng dùng “Vấn”. Nếu Vấn=Hỏi như Từ Điển giải thích thì sẽ có Cố Vấn là Cố Hỏi, Vấn Đề là Hỏi Đề (?). Chữ Hỏi và chữ Vấn của tiếng Việt là không đồng nghĩa nhau. Chữ Vấn là một từ gốc Việt trong cái nôi khái niệm Nói=Na=Và (tiếng Quảng Đông)=Van=Vân=Vấn=Văng, mà sắc thái riêng của Vấn là: “Nói cái khúc mắc cần giải quyết”, cho nên Vấn đâu cần trả lời, nó cần là cần cách giải quyết, ví dụ “vấn nạn”, chỉ có Hỏi thì mới cần đổi lại là cái Đáp. Người Việt nói “tự Vấn tâm mình” nhưng lại nói “đi mà Hỏi người ta ấy”, Hỏi là đi hỏi người khác để đòi đổi một cái trả lời.
Hoán
nghĩa là đổi , trong cái nôi khái niệm trên có từ đôi Đổi Hoán. Nhưng trong tư duy thì nó là của từ đôi đối Hoạn//Hoán. Bởi muốn hành động đổi cái gì thì trước tiên phải cắt bỏ nó ra tức phải Thiến nó ra, Thiến=Thiết=Thoán=Hoạn, Thiến lợn với Hoạn lợn đồng nghĩa nhau, Thiết là cắt, Thoán đoạt là cắt ra cướp về mình. Từ tư duy tĩnh tại (thanh điệu Nhóm 0) sang tư duy hành động (thanh điệu Nhóm 1), khi nghĩ để Đổi thì có từ đôi đối Hoạn//Hoán, khi nghĩ là để Trả thì là từ đôi đối Hoạn//Hoàn. Tất cả đều là từ gốc Việt. Người Việt biết thiến vì là dân đầu tiên biết nuôi thuần dưỡng lợn. Trong chữ Nhà=Gia gồm bộ thủ “Mái Hiên”=Miên, dưới có bộ thủ là con Thịt=Thỉ . Chữ (宀+ = 家) đã nói lên người Việt nuôi gia súc thả rông tự do dưới gầm nhà sàn. Đến thời Hán Vũ Đế thì mới có tục “Hoạn Quan ” dã man của bọn phong kiến phương Bắc. Đến sử gia như Tư Mã Thiên còn bị Hán Vũ Đế xử hoạn mất hòn vì dám trái ý vua trong viết sự kiện lịch sử.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...