LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
CHỮ VIẾT TRUNG HOA
Ký tự trên yếm rùa Giả Hồ
Lời thưa của người viết: Suốt 19 thế kỷ sau Công lịch, các
hoàng đế Trung Hoa tự xưng là con giời, đem văn minh Hoa Hạ khai hóa dân man
di. Đến thế kỷ sau cùng, các học giả thực dân phương Tây đóng mộc công chứng
cho tư tưởng Đại Hán, đã vẽ nên trang sử phương Đông hiện đại. Nhưng đó là sự
dối trá vĩ đại vì đã biến con thành cha, học trò thành thày dạy! Để mang lại
công bằng cho tổ tiên, nhiều năm qua, chúng tôi đã tìm về thời tiền sử và cho
in ba cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt, Hành trình tìm lại cội
nguồn và Tìm cội nguồn qua di truyền học. Từ những chứng cứ vững chắc nhất
cho thấy, người Hoa Hạ do người Việt sinh ra khoảng 4700 năm trước, mang dòng
máu Việt, học tiếng nói, chữ viết cùng văn hóa Việt… Những điều như trên được
trình bày trong cuốn Khám phá
lại lịch sử Trung Hoa. Do sách bị coi là “nhạy cảm” nên không được xuất bản,
chúng tôi xin công bố một phần để bạn đọc tham khảo. Rất mong nhận được ý kiến
phê bình để khi in bớt phần sai sót.
Xin chân thành
cảm ơn!
Dân tộc Trung Hoa thụ đắc nền văn hóa phát triển cao
và phong phú vào bậc nhất nhân loại, phần quan trọng vì họ có chữ viết từ rất
sớm. Thêm vào đó, hơn bất kỳ chữ viết nào khác, loại chữ tượng hình của Trung
Hoa hàm chứa ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Không chỉ là ký tự, bản thân nó cũng là
sản phẩm văn hóa giàu ý nghĩa. Vì vậy, nghiên cứu nguồn gốc chữ viết Trung Hoa
là công việc tốn nhiều tâm lực không chỉ của người Trung Hoa mà cả những học
giả lớn của thế giới. Tuy nhiên, cho tới nay chưa ai đưa ra được lý giải thuyết
phục. Trong quá trình nghiên cứu lịch sử văn hóa phương Đông, đây cũng là vấn
đề mà chúng tôi đặc biệt quan tâm. Trong bài viết này, người viết trình bày
nghiên cứu mới nhất của mình.
Từ thực trạng của tư liệu, chúng tôi khảo sát quá
trình hình thành chữ viết Trung Hoa dựa trên ba nguồn sau: 1. Xuất thổ văn tự.
2. Văn tự hóa thạch sống và 3. Chữ Trung Hoa hiện đại.
I. Xuất thổ văn tự
Nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc của chữ Hán. Có
truyền thuyết cho rằng, Hoàng Đế sai Thương Hiệt làm ra chữ: “Nhìn thấy một vị
thần, tướng mạo đặc biệt, khuôn mặt trông giống như một bức tranh bằng chữ,
Thương Hiệt bèn phỏng theo những hình trên đó, sáng chế thành văn tự.” Có sách
nói: “Sau khi Thương Hiệt chế ra chữ, do tiết lộ thiên cơ, trời rơi xuống hạt
thóc nhỏ, quỷ thần đêm đêm khóc lóc.” Lại có thuyết cho rằng, “Thương Hiệt quan
sát vết chân chim và động vật in trên đường đất, đã tạo ra linh cảm cho ông
phát minh chữ viết…” Ngoài yếu tố dị đoan khó tin, những truyền thuyết trên
phản ánh tâm lý “công quy vu trưởng” của người Trung Hoa, gán cho ông tổ Hoàng
Đế những công lao mà ông không hề có như chế ra quần áo, dạy dân dựng vợ gả chồng…
Nếu chữ do Thương Hiệt làm ra thì lịch sử Trung Hoa phải được ghi chép từ thời
Hoàng Đế. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Thời Hoàng Đế chưa có chữ mà tới
thời Nghiêu, Thuấn cũng chưa có. Tìm thấy trên gốm nhà Hạ 24 ký hiệu, người ta
cho là ký tự. Nhưng sau nửa thế kỷ khảo cứu, đó vẫn chỉ là những ký hiệu đơn
lập, chưa từng được kết nối thành chữ!
Từ mùa thu năm 1954 đến mùa hè năm 1957, các nhà khảo
cổ khai quật nhiều lần di chỉ Bán Pha (nay là làng Banpo Bắc, ngoại ô phía đông
của thành phố Tây An), phát hiện là khoảng 6000 năm trước, người dân Bán Pha đã
có cuộc sống và sản xuất lâu dài, tạo ra các ký tự chỉ giới tính, phù hiệu buộc
tội và các bức tranh nghệ thuật, điêu khắc, trang trí. Nhiều phù hiệu của người
Bán Pha khắc trên gốm sơn được giữ lại, điều này có thể được xem như các ký tự
đầu tiên trên đất Trung Quốc (1).
Trong những năm gần đây, tại di chỉ văn hóa Đại Vấn
Khẩu (Dawenkou) thuộc Lăng Dương Hà huyện Cử tỉnh Sơn Đông đã khai quật một số
ngôi mộ có niên đại khoảng 4500 năm, phát hiện nhiều văn vật. Trong số những
bức tượng gốm khắc, có một bức mang những hình tượng văn tự với tổng số hơn 10
từ đơn. Các ký tự phù hợp với hình dạng thực của các vật được mô tả, vì vậy có
thể gọi là “chữ tượng hình”. Tự dạng có kết cấu rất giống với chữ trên giáp cốt
nhưng sớm hơn Giáp cốt văn hơn 1000 năm.
Tuy nhiên, đó chưa phải là những ký tự sớm nhất. Khảo
cổ còn tìm được những di chỉ có chữ viết xưa hơn như sau:
1. Tại văn hóa Giả Hồ (2)
Trong 24 ngôi mộ được khai quật tại làng Giả Hồ, di
chỉ có tuổi 6.600 đến 6200 năm TCN thuộc tỉnh Hà Nam, tiến sĩ Garman Harbottle
thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven, New York, Hoa Kỳ cùng nhóm khảo cổ
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ tỉnh An Huy xác định được 11 ký hiệu đặc
biệt được khắc trên vỏ rùa. Harbottle cho biết: Điều rất có ý nghĩa là những ký
hiệu trên có sự gần gũi với chữ Trung Quốc cổ. Trong những ký hiệu đó có cả
biểu tượng về “mắt’ và “cửa sổ”, số 8 và 20, tương đồng với những ký tự được sử
dụng hàng nghìn năm sau vào thời nhà Thương (1700 đến 1100 TCN). Chúng sớm hơn
những ký tự được phát hiện tại Mesopotamia hơn
2000 năm. Nhìn hình dưới, có thể nhận ra: chữ Mục, chữ Bát, chữ thứ ba là tiền
thân chữ Hỏa với hình tượng người cầm đuốc và cuối cùng là chữ Nhật.
2. Tại di chỉ Cảm Tang Quảng Tây (3)
Tháng 11 năm 2011, tại Quảng Tây đã phát hiện được chữ
của người Lạc Việt, theo bản tin của Lí
Nhĩ Chân đăng trên
website news.xinhuanet.com January 03, 2012 như sau:
“Hôm trước,
Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người
Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan
niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện
chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc,
chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa
Trung Hoa.
Trước thời
điểm này, giới sử học Trung Quốc đều cho rằng tổ tiên của dân tộc Tráng không
có chữ viết. Hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu giới
thiệu: chuyên gia của Hội nghiên cứu đã thu thập một số lượng lớn chứng cứ
chứng thực người Lạc Việt cổ sáng tạo chữ viết biểu ý vào bốn nghìn năm trước.
Chữ viết Lạc Việt này có mầm mống vào thời đầu của thời đại đồ đá mới, hình
thành vào thời kì đỉnh cao của ‘văn hóa xẻng đá lớn’ (4000-6000 năm trước), và
chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ Giáp cốt cổ cùng ‘chữ Thủy’ của dân tộc
Thủy.
Tháng 10 năm nay, tại di chỉ cúng tế Xẻng đá lớn Cảm Tang, thị trấn Mã Đầu, huyện Bình Quả, thành phố Bách Sắc, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Ngày 19 tháng 12, chuyên gia lại đi đến hiện trường tiến hành khảo sát. Nghiên cứu phát hiện, khối đá có chữ viết lớn nhất dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù.
Các chuyên gia dựa vào sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên cạnh phiến đá có khắc chữ mà suy đoán, thời kì xuất hiện của phiến đá có khắc chữ giống nhau với thời kì xẻng đá lớn. Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di chỉ cúng tế Xẻng đá lớn Cảm Tang là một trong những văn tự hình thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc.
Tháng 10 năm nay, tại di chỉ cúng tế Xẻng đá lớn Cảm Tang, thị trấn Mã Đầu, huyện Bình Quả, thành phố Bách Sắc, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Ngày 19 tháng 12, chuyên gia lại đi đến hiện trường tiến hành khảo sát. Nghiên cứu phát hiện, khối đá có chữ viết lớn nhất dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù.
Các chuyên gia dựa vào sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên cạnh phiến đá có khắc chữ mà suy đoán, thời kì xuất hiện của phiến đá có khắc chữ giống nhau với thời kì xẻng đá lớn. Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di chỉ cúng tế Xẻng đá lớn Cảm Tang là một trong những văn tự hình thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc.
Một phiến
đá khắc chữ Lạc Việt ở Cảm Tang
Theo tin, vào
tháng 11 năm ngoái, chuyên gia của Hội nghiên cứu phát hiện đàn cúng tế loại
lớn của người Lạc Việt cổ ở trên núi Đại Minh, tỉnh Quảng Tây, trên đàn cúng tế
còn phát hiện được phù hiệu và bản vẽ. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ
nhiệm Ủy viên Hội giám định văn vật Quảng Tây là Tưởng Đình Du cho rằng phù
hiệu và bản vẽ này là phù hiệu khắc vẽ cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đại
đồ đá mới.
Sau đó, chuyên gia của Hội nghiên cứu cũng phát hiện một số lượng lớn phù hiệu chữ viết cổ khắc trên mảnh xương, đồ ngọc, đồ đá tại vùng đất có phân bố di chỉ cúng tế của người Lạc Việt là huyện Vũ Minh, huyện Long An của thành phố Nam Ninh, huyện Điền Đông, thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây. Những phù hiệu (câu bùa) này rõ ràng là một câu đơn hoặc đơn biệt, được chuyên gia cho là chữ viết của thời kì đầu.” (hết trích)
Sau đó, chuyên gia của Hội nghiên cứu cũng phát hiện một số lượng lớn phù hiệu chữ viết cổ khắc trên mảnh xương, đồ ngọc, đồ đá tại vùng đất có phân bố di chỉ cúng tế của người Lạc Việt là huyện Vũ Minh, huyện Long An của thành phố Nam Ninh, huyện Điền Đông, thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây. Những phù hiệu (câu bùa) này rõ ràng là một câu đơn hoặc đơn biệt, được chuyên gia cho là chữ viết của thời kì đầu.” (hết trích)
Bản đồ phân bố xẻng đá lớn
[www.luoyue.net]
[www.luoyue.net]
3. Giáp cốt văn Ân Khư (4)
Vương Ý Vinh (王懿荣) là hàn lâm tiến sĩ cuối đời Thanh, một người hiểu
sâu văn học kim cổ. Năm Quang Tự thứ 24 (1898), ông tình cờ gặp những vỏ rùa
mà người dân gọi là long cốt đem bán dùng để chữa bệnh. Thấy trên vỏ rùa có
khắc chữ cổ, là loại chữ triện, thuộc hàng cổ vật quý giá đời Ân Thương, ông
bắt đầu tìm mua. Tới mùa xuân năm Quang Tự 26 (1900), được 1500 mảnh trái
và phải. Tuy nhiên Vương Ý Vinh chưa nghiên cứu sâu văn bản này bởi vì tháng
Bảy năm đó, liên quân tám nước chiếm Bắc Kinh.
Giáp cốt văn
Tháng Tám năm 1928, dưới sự lãnh đạo của nhà
khảo cổ học Đồng Tác Tân, lần đầu tiên di chỉ Ân Khư thôn Tiểu Đồn, huyện An
Dương, tỉnh Hà Nam, kinh đô cũ của triều Ân, triều cuối của nhà Thương, được
tiến hành khai quật khoa học. Cho tới năm 1937 trước khi chiến tranh bùng nổ,
thu dược 24.918 mảnh.
Đến nay đã khai quật được khoảng 154.000 mảnh xương có
chữ, trong đó Trung Quốc đại lục giữ hơn 100.000, Đài Loan hơn 30.000, Hồng Kông hơn 100; 12 quốc gia khác như Nhật Bản, Anh, Thụy Điển… giữ khoảng 27.000 mảnh nữa. Từ năm 1954, cũng
tìm được khoảng 300 mảnh xương tại Sơn Tây, Bắc Kinh, di chỉ Chu Nguyên. Hiện đã xác định được 4.500
chữ đơn, trong đó có hơn 2.500 từ đọc được và 4.000 văn bản đồ họa khác nhau.
Các từ hình thanh chiếm khoảng 27%, cho thấy rằng Giáp cốt văn là một hệ thống
chữ viết khá trưởng thành.
Nội dung của Giáp cốt văn vô cùng phong phú với nhiều
khía cạnh liên quan đến đời sống xã hội triều đại nhà Thương. Không chỉ bao gồm
chính trị, quân sự, văn hóa, tập quán xã hội, mà còn thiên văn, lịch pháp, y
học, khoa học kỹ thuật. Ở Giáp cốt văn đã có phép tạo “chữ tượng hình, hội ý,
hình thanh, chỉ sự, sao chép, giả tá”, bộc lộ nét duyên dáng độc đáo của các ký
tự. Thời Thương và thời đầu nhà Tây Chu (thế kỷ XVI đến thế kỷ X TCN) dùng yếm
rùa, xương thú để chuyển tải văn hiến. Văn tự khắc trên vỏ rùa trước đó đã được
gọi là khế văn, chữ khắc giáp cốt, bốc từ, quy bản văn, Ân Khư văn tự v.v…Sau
cùng được gọi chung là Giáp cốt văn.
Nội dung ghi lại lời chiêm bốc từ việc Bàn Canh thiên
đô sang đất Ân tới Ân vương trong khoảng 270 năm. Các vua triều Thương Chu rất
mê tín, mọi sự đều dùng quy giáp (yếm rùa) hoặc xương thú (xương vai bò) tiến
hành chiêm bốc. Sau đó, bói những sự việc có quan hệ (như bói thời gian, bói
người, bói việc, tùy thuộc vào kết quả, xác minh sự việc…) rồi khắc trên vỏ rùa
để lưu trữ tài liệu. Ngoài những câu về bói toán, trong Giáp cốt văn còn một số
ít bài ký sự. Nội dung đề cập tới thiên văn, lịch pháp, địa lý, đất nước, thế hệ,
gia tộc, nhân vật, quan chức, chinh phục, hình ngục, nông nghiệp, chăn nuôi,
săn bắn, giao thông, tôn giáo, nghi lễ, ốm đau, thai sản, nhân văn, thiên tai…
Là tư liệu quý giá hàng đầu trong việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ,
văn tự xã hội cổ đại, đặc biệt là triều Thương.
Khảo sát số lượng và phương thức kết cấu của tự thể
cho thấy Giáp cốt văn đã phát triển một hệ thống văn tự chặt chẽ. Nguyên tắc
“lục thư” của chữ Hán, được phản ánh trong Giáp cốt văn. Tuy nhiên, dấu vết của
văn bản tượng hình ban đầu là khá rõ ràng. Các tính năng chính của nó:
a. Về phương diện cấu tạo của từ, một số chữ tượng
hình chỉ chú trọng đột xuất đặc trưng vật thực, còn nét bút nhiều ít, chính
phản không thống nhất.
b. Một số Giáp cốt văn thuộc loại chữ hội ý, chỉ yêu cầu
nghiêng về hội hợp tạo nên ý nghĩa minh xác mà không yêu cầu cố định.
c. Hình thể Giáp cốt văn thường để bày tỏ phồn giản
(đơn giản hay phức tạp) quyết định kích thước của vật. Bởi vì ký tự được dùng
dao khắc lên xương động vật cứng, nên nét họa nhỏ hơn và nét vuông nhiều hơn.
Do Giáp cốt văn dùng dao khắc thành, nên dao
phải vừa sắc vừa nhụt, xương có loại mỏng loại dầy, có cứng có mềm, vì vậy độ
dầy vết khắc cũng khác nhau, thậm chí có những nét mảnh như sợi tóc, có khi nét
bút bị nứt, trở nên thô thiển. Về mặt kết cấu, dài ngắn, lớn nhỏ không xác
định, hoặc là thưa thớt, rất khác nhau; hoặc dầy lớp lớp rất kỹ lưỡng trang
trọng, có thể xuất hiện những hình cổ phác rất vui mắt. Giáp cốt văn, mặc dù
hình thể lớn nhỏ không nhất định, biến hóa phức tạp, nhưng rất đối xứng, trong
một mô thức ổn định. Sở dĩ có người cho rằng, thư pháp của Trung Quốc, được
khai sinh từ Giáp cốt văn, chính vì Giáp cốt văn đã tạo ra ba yếu tố của thư
pháp: ấn dụng bút (即用笔),
kết tự (结字) và chương pháp (章法)
Triều Thương đã có mực viết tốt, các bản sách được
khắc với những cách viết sắc nét, có những mũi dao nhọn tinh tế. Thấy rõ văn
phong bị ảnh hưởng của sự thịnh suy (thụ đáo văn phong thịnh suy chi ảnh
hưởng), đại để có thể chia làm năm thời kỳ:
- Hùng vĩ kỳ: từ Bàn Canh tới Vũ Đinh, ước độ 100 năm,
chịu ảnh hưởng thịnh thế của thời Vũ Đinh, thư pháp phong phú hoành phóng hùng
vĩ, nên thư pháp giáp cốt khéo và kỹ. Nói chung, bắt đầu có thêm hình tròn, thu
bút mũi nhọn nhiều (hơn) và cong, thẳng lẫn lộn, với nhiều biến hóa, bất kể đậm
hay mảnh, đều rất hùng mạnh.
- Cẩn sức kỳ:
Từ Tổ Canh đến tổ Giáp, khoảng 40 năm. Hai người có
thể được coi là thủ thành hiền lương, trong giai đoạn này thư pháp cẩn trọng và
trang sức, có lẽ được thừa hưởng từ giai đoạn trước đó, tuân thủ thành quy,
hiếm có nét mới, nhưng không còn cái khí hùng mạnh hào phóng của thời kỳ trước.
- Thời suy đồi xa xỉ
Từ Lẫm Tân đến Khang Đinh, khoảng 40 năm. Giai đoạn
này có thể nói là phong cách văn phong triều Ân đến độ suy tàn, mặc dù có rất
nhiều bản sách gọn gàng ngay ngắn, tuy nhiên, bài viết phân đoạn rải rác hỗn
tạp.
- Thời kỳ kÌnh tiễu (cứng và cao)
Từ Vũ Ất tới Văn Vũ Đinh, khoảng 70 năm. Văn Vũ Đinh
quyết ý phục cổ, nên cố gắng khôi phục kiểu thức hùng vĩ thời Vũ Đinh, phong
cách thư pháp thời “Kình tiễu” mạnh mẽ, thể hiện ý chí trung hưng, nét bút mảnh
mai hơn nhưng với phong cách táo bạo.
- Thời kỳ nghiêm chỉnh
Từ Đế Ất đến Đế Tân, khoảng 89 năm. Phong cách thư
pháp có xu hướng nghiêm chỉnh, hơi gần giai đoạn thứ hai; sách dài hơn, nghiêm
cẩn, không suy đồi bệnh tật, và thiếu sắc nét, hùng mạnh.
Nét bút mảnh trên giáp cốt, cũng do ảnh hưởng của dao
khắc. Chiêm bốc thường dùng “thị” hoặc “bĩ” khắc lên giáp cốt đường dọc ở giữa
trên cả hai phía, kể từ đường giữa hướng tới bên trái và bên phải của văn bản,
khiến cho cả hai bên hài hòa, tạo nên vẻ đẹp đối xứng của các dòng. Bản khắc
sau thời Tổ Tiết, kích thước của chữ điền bằng màu đen hay đỏ, hoặc các điểm
tích cực, tiêu cực điền bằng mực đỏ và đen, càng thêm ý vị của nghệ thuật, được
gọi là phép lạ trong những cuốn sách lịch sử.
Xuất thổ văn tự nói lên điều gì?
Trước hết, trên đất Trung Hoa, ký tự được sáng tạo từ
rất sớm tại nhiều vùng khác nhau: 9000 năm trước tại văn hóa Giả Hồ tỉnh Hà Nam ; 6000 năm
trước tại Cảm Tang Quảng Tây… Đó là những thời điểm trước cuộc xâm lăng của
Hiên Viên Hoàng Đế vào đất của người Việt ở Nam Hoàng Hà (2700 năm TCN), cũng
tức là trước khi người Hoa Hạ ra đời. Điều này chứng tỏ những ký tự đó là sản
phẩm của tộc Việt.
Thứ hai, dù sớm muộn cách nhau nhiều nghìn năm, nhưng
ký tự tượng hình được sáng tạo theo mô hình nhất quán.
Thứ ba, sự tiến bộ của Giáp cốt văn Ân Khư, sự tương
đồng của nó với những ký tự Lạc Việt, chứng tỏ, Giáp cốt văn là gia đoạn phát
triển sau, giai đoạn trưởng thành của ký tự Lạc Việt.
II. Từ văn tự hóa thạch sống
Ngoài những ký tự trong lòng đất được phát hiện, ở
Trung Quốc còn có văn tự cổ, như một thứ tử ngữ, tử thư chỉ tồn tại trong những
tộc người thiểu số. Không những thế, loại chữ hay sách này chỉ có một số rất ít
người đọc được, nhờ sự truyền dạy trong gia đình hay dòng họ. Do vậy, giới
chuyên môn gọi đó là văn tự hóa thạch sống. Chữ và sách của bộ lạc Thủy là thí
dụ tiêu biểu.
Người Thủy là một tộc thiểu số, chủ yếu phân bố ở tỉnh
Quý Châu với 340.000 người, nói Thủy ngữ, trong gia đình ngôn ngữ Zhuang, có
quan hệ cội nguồn với cổ Lạc Việt.
Thủy thư (5) là chữ viết và ngôn ngữ của tộc Thủy,
được gọi là “Lặc Tuy,” do tiên nhân của Thủy thư truyền đời này sang đời khác,
hình dạng giống Giáp cốt, Kim văn, chủ yếu dùng để ghi lại quan niệm của tộc
Thủy về thiên văn, địa lý, tôn giáo, dân tục, luân lý, triết học cùng thông tin
về văn hóa.
Nghiên cứu khảo cổ mới nhất cho thấy, chữ viết của tộc
Thủy và phù hiệu trên gốm đời nhà Hạ ở di chỉ Yển Sư Nhị Lý Đầu, tỉnh Hà Nam có
sự tương thông. Các vị tiên sinh của Thủy thư đã đọc được tận nghĩa của sách
khiến cho giới khảo cổ học nể trọng. Tháng 3 năm 2002, Thủy thư được đưa vào
“Danh mục chữ khắc ván quý của Trung Quốc.”
Thủy thư còn được gọi là “Quỷ thư”, ‘Phản thư”, thứ
nhất là do kết cấu, tuy có sự phỏng theo Hán tự nhưng lại viết ngược, viết đảo,
hay cải biến phép viết tự hình của chữ Hán. Chữ của Thủy thư không giống chữ
Hán về hình dạng còn cách viết thì tương phản, nay rất ít người đọc được. Hiện
nay, trên thế giới, Thủy thư và Hán tự là loại văn tự duy nhất không bính âm
Thủy thư
Có nhiều ý kiến khác nhau về số chữ của Thủy
thư. Cuốn “Thủy tộc gian sử” xuất bản năm 1986 nói có 400 chữ. Sách “Trung quốc
Thủy tộc văn hóa nghiên cứu” nói khoảng 500 chữ. Các chuyên gia khảo cứu nói có
hơn 2000 chữ, phát hiện chữ dị thể chủ yếu tập trung tại 12 Địa chi, Xuân, Hạ,
Thu, Đông, Thiên can, cửu tinh cùng chữ đơn, biệt lệ. Trước mắt phát hiện “Dần,
Mão” cùng hơn 30 chữ dị thể. Đối với chữ dị thể trong văn tự cổ của tộc Thủy,
có ý kiến cho rằng mỗi chữ có ít nhất một biến thể, tổng số chữ Thủy khoảng
1600 chữ.
Giới học thuật Trung Quốc cho là có khả năng Giáp cốt
văn, Kim văn có “quan hệ nhân duyên” với Thủy tự, trong đó “Giáp cốt văn là
cha”. Tiến sĩ Vương Ý Vinh phát hiện Giáp cốt văn vào năm 1898, tới nay mới 105
năm. Thời Minh phát hiện hai tấm bia văn tự Thủy tộc. Trong thời đại Hoàng Trị
đều phát hiện Thủy thư mộc khắc bản. Như vậy, không có nghĩa là chỉ sau khi
Giáp cốt văn được phát hiện mới tìm thấy Thủy thư. Giới khảo cổ vất vả hơn 40
năm khảo sát 24 phù hiệu trên đồ gốm nhà Hạ, sau đó cơ quan hữu quan tỉnh Hà
Nam xem xét báo cáo về Thủy thư của Quý Châu và so sánh các ván khắc, tìm thấy
có hơn mười biểu tượng phù hiệu tương ứng. Họ cho rằng: “chữ cổ Thủy tộc và văn
hóa phù hiệu còn lại của nhà Hạ có một mối tương quan.”
Thủy thư
Thủy thư ghi chép lại, phần lớn là các ngày tôn giáo
tín ngưỡng nguyên thủy, phương vị, cát hung, triệu tượng đuổi quỷ xua tà do vu
sư thi hành công cụ của pháp sư. Do người Thủy tộc rất tin quỷ thần, nên Thủy
thư được dùng rất rộng. Thủy thư có công năng đặc biệt, thúc đẩy người Thủy
sùng bái quỷ thần. Tại nơi tụ cư của Thủy tộc, người đọc được và biết sử dụng
Thủy thư (tất cả là nam giới) được người dân tôn trọng, gọi là “thầy quỷ” (quỷ
sư). Trong dân gian, họ có địa vị rất cao, được mọi người sùng bái. Thủy thư
cùng với “quỷ sư” được tổ truyền, là bảo vật trân quý, chỉ truyền nam không
truyền nữ. Tuyệt đối không truyền cho người ngoài. Thủy thư là cuốn sách giáo
khoa, quỷ sư là giáo sư. Quỷ sư và Thủy thư kết hợp là thuộc hệ tôn giáo tín
ngưỡng nguyên thủy của Thủy tộc. Mối liên kết của thế giới quỷ thần, là nhân tố
vật chất được truyền thừa của văn hóa vu thuật và duy trì lâu dài một thế giới
thần bí.
Ngoài nội dung tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy, Thủy
thư còn chứa rất nhiều thông tin về các thiên tượng, tư liệu lịch pháp cùng văn
tư cổ, là di sản văn hóa lịch sử vô giá của Thủy tộc. Một số trong đó là lý
thuyết hiện nay như Cửu tinh, Nhị thập bát tú, Bát quái cửu cung, Thiên can địa
chi, nhật nguyệt ngũ tinh, Âm Dương ngũ hành, Lục thập giáp tử, tứ thời ngũ
phương. Quy chế thất nguyên lịch được đề cập trong Chính nguyệt kiến Tuất của
Thủy lịch, cho thấy tổ tiên Thủy tộc đã kết tinh trí tuệ và nghệ thuật cao, bao
hàm triết học của khoa học luân lý và biện chứng duy vật sử quan. Trong văn hóa
Trung Quốc nó được xem là những trang sáng lạn nhất.
Kết cấu của văn tự cổ Thủy tộc đại loại có ba loại
hình: thứ nhất là chữ tượng hình, giống như Giáp cốt và Kim văn; thứ nhì là chữ
phỏng theo Hán ngữ, tức là cách
viết ngược, viết đảo hay cải biến chữ Hán; ba là văn tự
tôn giáo, tức các phù hiệu biểu thị mật mã của tôn giáo Thủy tộc cổ truyền.
Sách được viết theo hình thức từ
phải sang trái, từ trên xuống dưới, không
có dấu chấm câu.
Thiết tưởng ở đây cần mở dấu ngoặc để lý giải ý nghĩa
thực của mấy dòng trên. Thế nào là cách viết
ngược, viết đảo hay cải biến chữ Hán? Sở dĩ viết
vậy là do học giả Trung Quốc tin rằng chữ Hán có trước rồi người Thủy học theo,
“chế biến” ra chữ Thủy! Hoàn toàn không phải vậy. Trên thực tế diễn ra quy
trình ngược lại: chữ Thủy vốn là chữ của người Lạc Việt, tiền thân của Giáp cốt
văn. Từ thời Ân, khi thủ đắc Giáp cốt văn của người Dương Việt, người Hoa Hạ
cải biến cách viết chữ Lạc Việt theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance) phụ
trước chính sau, đồng thời cũng cải biến cách viết của người Lạc Việt để tạo
thêm chữ mới. Hiện tượng này không chỉ tồn tại trong Thủy thư mà còn khá phổ
biến trong thư tịch Trung Hoa cổ thời Tần Hán về trước. (6)
Văn tự Thủy tộc có ba hình thức lưu truyền chủ yếu:
khẩu truyền, viết trên giấy, thêu, viết lên da, khắc trên ván gỗ, viết trên gốm
rồi nung v.v…Thủy thư chủ yếu dựa vào viết tay, truyền khẩu lưu truyền tới nay,
vì vậy được các chuyên gia học giả thế giới khen ngợi là văn tự tượng hình “hóa
thach sống.” Do là kết cấu tượng hình, chủ yếu chúng mô tả hoa, chim, trùng, cá
và những thứ khác trong thế giới tự nhiên, cũng như một số totems như con rồng
và bằng văn bản cùng các miêu tả vẫn giữ được nền văn minh cổ xưa của nó.
III. Từ chữ Trung Hoa hiện đại
Chữ viết là hoạt động xã hội của con người nên biến
thiên theo thời gian về cả tự dạng và cách đọc. Dựa vào những cuốn từ điển xuất
hiện trong quá khứ, nhà ngôn ngữ học lịch sử nhận ra sự thay đổi để từ đó truy
tầm nguồn gốc cũng như quá trình hình thành của chữ viết. Nếu chữ viết Trung Hoa được hình
thành từ chữ Lạc Việt thì mặc nhiên, phải tìm thấy dấu vết Lạc Việt trong chữ
Trung Hoa hiện đại.
Để làm việc này, chúng tôi dựa vào sách Thuyết
văn giải tự. Từ hơn 2000 năm trước, vào thời Đông Hán, ông Hứa Thận đã trước tác
cuốn Thuyết văn giải tự, trình bày cách đọc chữ Hán. Nguyên văn của sách đã
thất truyền nhưng do được nhiều sách khác dẫn lại nên đến đời Tống, sách được
phục nguyên dưới dạng mà ta có hiện nay.
“Thuyết văn giải tự” bao gồm hai phần là Thuyết
văn và Trọng Văn.
– Phần Thuyết văn gồm 9.353
chữ, chia theo 540 bộ thủ.
– Phần Trọng văn gồm 1.163
chữ, chỉ ra những chữ cùng âm cùng nghĩa nhưng cách viết khác nhau.
Sách Thuyết văn
gồm 14 chương chính và chương mục lục, tổng cộng có 133.441 chữ trong
lời ghi chú để giải thích chữ nghĩa.
Thuyết Văn dùng hai phương pháp “Phản” và “Thiết” để tra chữ rồi giải
thích nghĩa, tạo ra tiền lệ và trở thành quyển từ điển đầu tiên.
Các từ điển sau nầy là phỏng theo phương cách của Thuyết văn.
– “Phản” là cách nói phản-nghịch (nói lái): dùng từ phản (nói lái)
để phát âm chữ cần tra cứu. Ví dụ: chữ “天” được đọc theo cách nói lái của chữ Tha 他 và chữ Tiền 前, là “Thiên Tà” = Thiên.
–
“Thiết” là nhất thiết, là tất cả: chữ đầu lại dùng luôn âm vần của
chữ thứ hai để phiên âm ra giọng đọc của chữ cần tra
cứu.
Ví dụ: đọc chữ “天”
bằng cách dùng chữ “Tha 他”
và chữ “Tiền前”.
Đánh vần chữ “Tha 他”
rồi dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền 前” thì sẽ được Tha-iên = Thiên.
Hai
phương pháp “phản” và “thiết” trái ngược nhau nhưng nhập lại thì cách
nào cũng được và gọi chung là phương pháp phản-thiết để phiên âm.
Nhờ
cách phiên âm phản-thiết của Hứa Thận, người ta có thể căn cứ vào
cách đọc của Thuyết văn để phục nguyên âm đọc Hán ngữ cổ và cách giải tự trong Thuyết văn trở nên có nhiều
đóng góp cho việc khảo cứu ngôn ngữ học.
Ví dụ:
- Chữ 夏, tiếng Hoa ngày nay đọc là “Xia”. Thuyết văn
ghi: 夏 : 中 國之人也. 從 夊從頁從��. ��,兩手. 夊,兩足也. 胡雅切 (Hạ: Trung Quốc chi nhân dã. Tùng xuôi tùng
hiệt tùng cúc. Cúc, lưỡng thủ. Xuôi, lưỡng túc dã. Hồ nhã
thiết.) Nghĩa là: Hạ 夏: người Trung Quốc vậy. Viết theo 夊 xuôi theo 頁 hiệt theo cúc. Cúc, hai tay (cúc: khép, chấp 2
tay). Xuôi, hai chân vậy. Đọc là Hạ.
- Phiên âm theo cách phản: Hồ nhã = Hà nhỗ, âm:
“Hạ”
- Phiên âm theo cách thiết: Hồ-nhã = Hồ-a-ha, âm:
“Hạ”.
Một đoạn ngắn nêu trên khi tra chữ Hạ 夏 cho thấy thời cổ đại cho đến Hán triều thì
chữ 夏 (xia) của tiếng
Hoa bây giờ, đọc là “Hạ”. Như vậy rõ ràng là dùng âm “Xia” khi tra
Thuyết văn là không thích hợp. “Hồ nhã” không bao giờ phiên âm ra thành
“Xia”. Đọc theo tiếng Hoa-quan thoại thì “胡雅 (Hủa + yã)” không thể nào đánh vần ra “Xia”
theo cách “phản và thiết”. Cũng nhờ phần chú thích giải tự thì biết
được ngày xưa khép tay, khoanh tay, hay chấp tay gọi là Cúc và hai chân
xuôi thì viết là 夊
xuôi.
- Chữ Bôn
譒 也。从言番聲。《商書》曰:“王譒告之.” 補過切
Boa dã. Tùng ngôn bàn thanh. (Thương thư)
viết: “Vương bôn cáo chi”. Bổ qua thiết, là “ Bổ-ua=bua”.
Bua (Bổ qua thiết là phiên âm của đời sau).
Nguyên văn của Thuyết văn là “ngôn-bàn thanh言番聲.”
= Bôn.
Bây giờ người ta đọc chữ Bôn (bua) 譒
là “Phiên” hay ”Phồn”. Đọc là “phồn” thì còn hợp với Thuyết văn đã
ghi là “ngôn, bàn thanh”. Bôn hay Phôn hay Phồn giống nhau, chỉ là đọc
giọng nặng nhẹ khác nhau theo từng miền. Người ta đọc 譒
phiên theo âm chữ ghép bên phải là “phiên 番”;
cách đọc “phồn 譒” là vì ghép vần 番
phiên và 言 ngôn. Nhưng thời xưa lại đọc chữ 番
phiên là “bàn 番”.
Xin giải thích thêm: 譒
vết tích của âm “Boa”, còn được dùng trong tiếng Triều Châu – Mân Việt
ngày nay. Hiện giờ tiếng Triều Châu vẫn gọi bàn chân là “kha-bóa” (Kha
là kẳng/cẳng, Boa là bôn/bàn (bàn tay, bàn chân). Từ nguyên văn “tùng
ngôn “bàn” thanh” của Thuyết văn thì chúng ta biết được ở thời Cổ đại
đọc là “Bôn, Bồn, Bàn”, đến thời Trung cổ người ta “biên soạn” lại
Thuyết văn thì thêm vào “Bổ qua thiết = Bua = Boa” phù hợp với “kha-boa
(bàn chân)”, bên tiếng Triều Châu còn dùng cho đến ngày nay. Âm của
các Nho gia từ từ biến thành “Phiên – như tên của nước “Thổ
Phiên” hay “Phồn – tức là nước “Thổ Phồn”.
“Phiên” hay “Phồn” có sau và được dùng cho đến
ngày nay. Người ta lại đặt tên gọi đó là từ Hán-Việt! Tên gọi là
gì cũng được, điều rõ ràng là “Hán-Việt” của “phiên” hay “phồn” có
sau, còn chữ “bóa” “boa” “bàn” mới là có trước và đã được ghi trong sách
Thuyết văn.
Dưới đây sẽ xét đến âm chữ Bàn trong Thuyết văn:
番:
獸足謂之番。从釆;田,象其掌。附袁切
Phiên: Thú túc vị chi phiên. Tùng thể; điền,
tượng kỳ chưởng. Phù viên thiết.
Phiên: Chân thú gọi là phiên, viết theo
thể; theo điền, như là chưởng (chưởng: bàn, bàn tay).
Phần trên là phiên dịch theo “đa số” hiện giờ!
Và “phù viên thiết” cũng là do đời sau thêm vào mà phiên âm như vậy,
chứ thật ra thì đoạn văn trên phải phiên dịch là “Bàn: thú túc vị chi
bàn, tùng thể; điền, tượng kỳ chưởng.”
Đây là vết tích của chữ Phiên 番 trước và ngay thời Hán, vào lúc ông Hứa Thận còn sống thì đọc là Bàn. Cho nên còn cách giải nghĩa phần nầy như sau: { Bàn番: Thú túc gọi là Bàn. Theo (thể) 釆 bẻ ; (Điền) 田 đàn, tựa như cái chưởng. Bàn: chân thú gọi là bàn (bàn chân), viết theo bẻ 釆 (thể) và đàn 田 (điền), tựa cái bàn (tay, chân)…} Vì sao lại “diễn nôm” như vậy? Vì Thuyết văn đã viết đây là “ngôn – bàn thanh” (Chữ bẻ – thể quá đặc biệt! “thể” là “hái” là “bẻ”). Tiếng Triều Châu đọc là “bboi” hay “bbé” hay “tiaé”, tiếng Quảng Đông là “chsổi”, tiếng Bắc Kinh là “chsài”. Chsổi hay chsài y như đọc “thể” không chuẩn mà thành “chsể, chsề”, còn “thể” đọc không chuẩn qua vần “T” sẽ thành “tể” hay “Tiae” ; “bbé” hay “bẻ” là giống nhau. Điều thú vị khi nghiên cứu Thuyết văn giải tự của Hứa Thận để phục nguyên cổ Hán ngữ thì thấy rõ phát âm thời Tần và Hán giống như tiếng nói Việt Nam và Quảng Đông (Việt), Phước Kiến-Triều Châu (Mân-Việt) ngày nay; đồng thời cũng phát giác những biến âm đã khác tiếng Việt thời cổ mà các phương ngôn Việt Nam, Quảng Đông, Triều Châu còn giữ được. Ví dụ tiếng Việt Nam còn giữ được tiếng “bàn” tay, “bàn” chân; Triều Châu giữ được “boa-boá” hay là “póa” Trung cổ mà thời Hán đã được ghi lại trong “Thuyết văn”. Biến âm của Bàn-bồn-bôn/ tùng “ngôn” “bàn” thanh trở thành bua-boa-bóa-poá, trở thành “biên” rồi thành “phiên” và “phồn”! Thực ra thì từ “bàn-bèn” biến thành “biên, bua, phàn, phền, phồn, phiên v v…” đó là quy luật biến âm thường tình của ngôn ngữ theo miền và theo thời đại. Cổ âm xưa là Bàn, Giáp cốt-kim văn đã vẽ rõ chữ nầy bằng hình bàn chân thú. Ngày nay chỉ có tiếng Việt Nam còn dùng “bàn” là “bàn tay – bàn chân” thì rõ ràng là tiếng Việt Nam còn giữ được âm cổ xưa nhất, và cũng là một minh chứng giọng “Nôm” củachữ “Nôm” là có trước. Có thể nói chữ tượng hình Giáp cốt văn đầu tiên là chữ Việt.
Cổ văn vẽ chữ tượng hình: 番
phiên là “bàn -番” , chữ xưa là tượng hình, vẽ “chữ phiên” là bàn
chân thú có móng vuốt. Ngày nay đọc “附袁切 phù viên thiết”
thì làm sao đúng với ngày xưa? Nếu đọc là “bùa vang- 附袁”
là “bàn (vua)” thì hoàn toàn đúng là “bàn” như chú thích trong
Thuyết văn vậy! Bởi vì chính chữ “bùa” của bùa chú là chữ phù (附)
đó thôi.
-
Xét thêm: Thảo bộ 艸部: 蘻 kỷ (hệ) 狗毒也
cẩu độc dã 从艸繫聲 tùng thảo kỷ (Hệ)
thanh。古詣切 Cổ chỉ thiết.
Cổ chỉ (nghĩ) kỷ, ngày nay dùng chữ nầy cho ý
nghĩa “liên kết”, mà có khi hai chữ “liên kết” lại đọc là “liên hệ 蘻”.
Thật ra thì xưa Trung Cổ ghi là “古 詣
cổ nghĩ = kỷ” và biến âm “kỷ” thành ra “kết” nhưng sau nầy thành ra
“hệ” như ngày nay. Ngày xưa đọc chữ “詣 chỉ” là “nghĩ 詣”:
Ngôn 言 chỉ旨 = nghĩ và phiên âm là 五計
/ Ngũ kế. Phân tích kỹ lưỡng lời trong Thuyết văn sẽ thấy rõ là “nọc
độc của chó gọi là “cẩu kỷ (nọc độc)” và “Tùng thảo kỷ thanh” lại
là viết theo bộ thảo 艸 với là âm “kỷ- hay kỳ”. Vì tiếng xưa không cố
định thanh sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng nên âm “kỳ” gần với “kề” và
hoàn toàn phù hợp với “liền kề” cũng có nghĩa tương tự như “liên
hệ”. Qua khảo cứu kỹ lưỡng, sẽ có đủ lý do để phục nguyên chữ Nôm cổ
đại “kề 蘻” đã có trước âm “hệ” quá mới, và âm “kỷ” với
“kết” cổ đại vẫn có sau âm “kề”. Vậy: “liền kề” âm Việt là có trước
“liên hệ”
Ngôn
bộ 言部: 詣
nghĩ (chỉ)至也 chí dã。从言旨聲 tùng ngôn kỷ thanh。五 計
ngũ kế = nghễ. Từ khảo cứu nầy thấy “thánh chỉ” thời Cổ đại
gọi là “thánh nghĩ”, đến thời Trung cổ là “thánh nghễ” cho nên phiên
âm là “Ngũ Kế” = Nghễ, ngày nay là “chỉ.”
Chỉ
bộ 旨部: 旨
kỷ 美也 mỹ dã。从甘匕聲 tùng cam tỉ thanh; âm
cam theo tỉ thanh là “kỷ”。凡旨之屬皆从旨
phàm chỉ chi thuộc giai tùng chỉ 職雉切 chức thị = chỉ (biến âm thành
chỉ): xưa đọc là “kỷ” vì là “cam” với “tỉ thanh”. Nay đọc là “chỉ”
Tỷ
Bộ 匕部:匕tỷ
相與比敘也 tương dĩ tỉ tự dã。从反人 Tùng phản nhân (cách
viết như chữ nhân人 bị lộn
ngược (匕) 。亦所以用比取飯.
Tỷ, diệc sở dĩ dụng tỉ thủ phạn: “tỷ”có thể dùng để đựng cơm.
Tiếng Việt ngày nay còn dùng “kỷ” trà, kỷ đựng trầu cau. 一名柶 (nhất danh mứ/máng) còn
gọi là “mứ” (hay là “máng” ngày nay)。Ngày
nay tiếng Triều Châu vẫn dùng chữ “tỷ-đọc thànhTeaá” là cái “chảo”
để chiên cơm, còn tiếng Việt Nam thì lại dùng “máng” là “máng” đựng
thức ăn cho gia súc như cái “máng” dùng cho heo ăn. 凡匕之屬皆从匕 phàm tỷ chi thuộc
giai tùng tỷ.卑履切 ty lý thiết (ty lý = âm “tí-tỉ”)
à “匕tỷ” có sau, nên được giải thích rõ là còn gọi
là “mứ/ máng”.
Mộc
bộ 木部: 柶
Tỷ (mứ, máng) si4《禮lễ》有柶 hữu tư. 柶 tứ (mứ), 匕也 tỉ dã。从木四聲 (tùng “mộc” “ tứ”
thanh ) âm cổ là theo mộc, với “tứ” thanh, tức là “mứ” hay “máng”,
cái “máng” đựng thức ăn, cái “máng” hay cái “mứ” hay cái “tỷ”, cái
“kỷ” lại là dùng để đựng thức ăn trong dịp lễ 禮。息利切 tức lị = tỷ (利
đọc là “lị”, chỉ đến khi có vua tên Lê Lị thì kỵ húy nên lị mới đổi
đọc thành lợi). 从木四聲 Tùng mộc tứ thanh: mộc + tứ là “柶
mứ”/ máng là chữ Việt có trước, âm “tỷ” có sau.
Ví dụ chữ “gần 近”
ở Triều Châu đọc là “gìn/ kìn 近”, ở Phiên Ngung đọc
là “khạnh/ cạnh 近”, ở Bắc Kinh đọc là “Jín 近”,
và thời nhà Đường nhiều nơi lại đọc là “cận 近”
; chữ “tiệm 店” ở Triều Châu đọc là “tiẹm 店”,
ở Quảng Châu đọc là “tiêm 店”, ở Bắc Kinh đọc là “tiién 店”,
thời nhà Đường nhiều nơi lại đọc là “điếm 店”.
Gần-gìn, khạnh/cạnh với “jín” cũng chính là “gìn”, cùng với “tiệm”
“tiêm” “tiẹm” “tiién”… Xin nhấn mạnh là riêng ở bên tiếng Hoa thì đã
chứng minh và công nhận rằng tiếng Quảng Đông và Triều Châu là có
trước tiếng Hoa-Bắc Kinh mấy ngàn năm. Như vậy cũng có nghĩa là chữ
“gần/ cạnh” có trước chữ “cận hay jín” và “tiệm/ tiêm” có trước
“tién” hay “điếm” của Hán – Việt vậy.(7)
Có thể kể ra thật nhiều trường hợp nữa nhưng tạm dừng
ở đây, vì muốn nói cho cùng, phải làm một công trình quy mô khảo cứu và dịch
toàn bộ sách Thuyết văn. Nhưng để chứng minh chữ của người Việt có trước chữ
Hán của người Hoa thì có lẽ cũng là đủ.
Như vậy, người Hoa Hạ đã dùng chữ của người Việt cổ để
chế ra chữ Hán. Quá trình chuyển tiếp còn được ghi nhận vào đời Hán qua sách
Thuyết văn giải tự. Với thời gian, trong thực tế sử dụng, chữ bị biến âm tới
mức khác hẳn với cuốn từ điển gốc 2.000 năm trước. Trong khi đó, dù bị xâm
lược, bành trướng và đồng hóa, các dòng người Việt vẫn âm thầm giữ chữ viết của
tổ tiên mình, đó là hệ thống chữ Nôm, như một phản ứng chống sự đồng hóa và bảo
tồn văn hóa của tộc Việt. Khi tìm ra cội nguồn chữ Nôm, ta càng hiểu sức sống
mãnh liệt của tộc Việt, càng cảm thông và kính phục cha ông mất bao trí tuệ và
công sức bảo tồn cho chúng ta chữ của tổ tiên.
IV. Nhận định
Trình bày ở trên cho thấy, trên đất Trung Hoa, văn tự
hình thành từ rất sớm, ở nhiều vùng khác nhau. Từ ký tự cổ nhất tìm được ở Bán
Pha cho tới văn tự Giả Hồ, chữ của tộc Thủy, chữ Cảm Tang, Giáp cốt văn Ân
Khư…tuy đơn giản hay phức tạp khác nhau nhưng là sự nhất quán theo một mô hình
nghiêm nhặt. Do sự nhất quán kỳ diệu đó mà từ cấu trúc của Giáp cốt văn, nhà chuyên
môn đã giải mã được phù tự Giả Hồ, văn tế Cảm Tang. Sự nhất quán tuyệt vời như
vậy chứng tỏ rằng, chúng do một chủ nhân duy nhất tạo nên.
Câu hỏi được đặt ra: ai là chủ nhân những văn tự tượng
hình này?
Trong tài liệu của mình, học giả Zhou Jixu khẳng định:
“Lịch sử được ghi trong tài liệu truyền thống mà chỉ
duy nhất tính đến việc người của Hoàng Đế đi vào trong thung lũng Hoàng Hà và
phát triển văn minh ở đó. Những người đã sống trước đó và tạo dựng nền văn minh
tiền sử huy hoàng của hai con sông (Hoàng Hà và Dương Tử) đã bị chìm sâu sau
màn sương lịch sử. Họ đã bị loại trừ khỏi sử biên niên truyền thống, trong đó
bao gồm hầu như tất cả các sách lịch sử Trung Quốc, từ Thượng Thư, kinh Thi đến
Sử ký v.v…”
”Đây là một lịch sử mang xu hướng đảo lộn vị trí giữa chủ và khách. Một trong những lý do cho tình trạng này là sự đàn áp và loại trừ do phe đảng mạnh của Hoàng Đế. Các lý do khác là, trong khi các dân khác đã không sáng chế ra hệ thống chữ viết của mình thì các quốc gia của Hoàng Đế đã làm được; một trong số đó đã được người dân Trung Quốc sử dụng cho đến nay. Những ký tự Trung Hoa cổ được ghi nhận chỉ hình thành và suy thoái trong dân tộc của Hoàng Đế thời cổ (HVT viết nghiêng). Đó là lý do tại sao có sự chênh lệch lớn giữa các di chỉ khảo cổ khu vực Hoàng Hà, Dương Tử và các hồ sơ lịch sử truyền thống chỉ liên quan đến những ngày đầu của ngành nông nghiệp trong khu vực. Liên quan đến nền văn minh của “Hai sông Đông Á,” được tạo ra bởi những người đến trước. Chúng tôi cũng có thể tìm thấy một số đáng kể thông tin từ những văn bản lịch sử mà có thể cùng xác nhận bởi những khám phá của khảo cổ và bằng chứng ngôn ngữ học lịch sử. Sự khác biệt trong lối sống, phong tục, ngôn ngữ giữa các cư dân bản địa và người dân của Hoàng Đế cung cấp cho chúng tôi thêm bằng chứng rằng người dân của Hoàng Đế đã chiếm đoạt một nền văn hóa đang tồn tại.”
”Đây là một lịch sử mang xu hướng đảo lộn vị trí giữa chủ và khách. Một trong những lý do cho tình trạng này là sự đàn áp và loại trừ do phe đảng mạnh của Hoàng Đế. Các lý do khác là, trong khi các dân khác đã không sáng chế ra hệ thống chữ viết của mình thì các quốc gia của Hoàng Đế đã làm được; một trong số đó đã được người dân Trung Quốc sử dụng cho đến nay. Những ký tự Trung Hoa cổ được ghi nhận chỉ hình thành và suy thoái trong dân tộc của Hoàng Đế thời cổ (HVT viết nghiêng). Đó là lý do tại sao có sự chênh lệch lớn giữa các di chỉ khảo cổ khu vực Hoàng Hà, Dương Tử và các hồ sơ lịch sử truyền thống chỉ liên quan đến những ngày đầu của ngành nông nghiệp trong khu vực. Liên quan đến nền văn minh của “Hai sông Đông Á,” được tạo ra bởi những người đến trước. Chúng tôi cũng có thể tìm thấy một số đáng kể thông tin từ những văn bản lịch sử mà có thể cùng xác nhận bởi những khám phá của khảo cổ và bằng chứng ngôn ngữ học lịch sử. Sự khác biệt trong lối sống, phong tục, ngôn ngữ giữa các cư dân bản địa và người dân của Hoàng Đế cung cấp cho chúng tôi thêm bằng chứng rằng người dân của Hoàng Đế đã chiếm đoạt một nền văn hóa đang tồn tại.”
Như vậy, học giả Zhou Jixu cho rằng: “Trong khi
các dân khác đã không sáng chế ra hệ thống chữ viết của mình thì các quốc gia
của Hoàng Đế đã làm được; một trong số đó đã được người dân Trung Quốc sử dụng
cho đến nay. Những ký tự Trung Hoa cổ được ghi nhận chỉ hình thành và suy thoái
trong dân tộc của Hoàng Đế thời cổ” (8)
Xin hỏi, điều đó có chính xác?
Phù hiệu trên gốm nhà Hạ không phải là ký tự. Kế tục
nhà Hạ, suốt hơn 360 năm, từ Thành Thang đến Tổ Ất, già nửa thời gian của vương
triều, nhà Thương không có chữ. Vậy do đâu mà khi di đô tới đất Ân, bỗng
xuất hiện khối lượng chữ viết vừa nhiều vừa hoàn chỉnh như vậy? Nếu chữ viết do
Thương Hiệt làm ra theo lệnh của Hoàng Đế thì sao mãi tới thời Ân mới xuất
hiện? Chữ viết không phải do một người làm ra trong một sáng một chiều mà phải
là quá trình lao động và sáng tạo của hàng vạn người trong hàng vạn năm. Như
vậy, chữ tượng hình trên đất Trung Hoa không phải được ra đời vào thời Thương
mà là kết quả sáng tạo từ rất lâu của những chủ nhân văn hóa Bán Pha, Giả Hồ,
Cảm Tang… Nghĩa là, người Việt, chủ nhân đầu tiên của đất Trung Quốc, đã làm ra
chữ, từ đơn giản đến phức tạp mà chữ Ân Khư là sự phát triển cao nhất! Khi tiến
về phía đông chiếm đất Ân, nhà Thương không chỉ chiếm giang sơn mà còn chiếm
đoạt văn tự, một sáng tạo lớn của người Việt.
Chúng tôi giả định kịch bản hình thành chữ Việt cổ như
sau:
Làm ra chữ viết để ghi lại tư tưởng là khát vọng của
loài người. Là tộc người có lịch sử lâu dài, từng là chủ nhân công cụ đá mới
rồi phát minh nông nghiêp lúa nước, hơn ai hết, người Việt cổ thấy cần ghi lại
tư tưởng của mình để truyền khối kinh nghiệm lớn lao cho hậu thế. Như được nói
trong kinh Thư, tổ tiên người Việt đã từ những hiện tượng trong trời đất để chế
ra chữ thắt nút, chữ hình chân chim, chữ nòng nọc, chữ hỏa tự… Trên những tảng
đá ở Sapa, cùng với những hình vẽ ghi lại cảnh sinh hoạt của mình, người Việt
đã phác họa ký tự tượng hình. Những ký tự tượng hình đầu tiên đã được người
Việt di cư theo con đường tây bắc mang tới vùng Bán Pha. Cũng từ Sapa, chữ hình
vẽ được mang lên nam Dương Tử, Quảng Tây và Giả Hồ. Tại đây, chữ được cải tiến
và khắc trên xẻng đá, rìu đá. Tiếp đó, chữ được đưa lên vùng Hà Nam, thuộc lưu
vự sông Nguồn, trung tâm tụ cư lớn của người Dương Việt, thành chữ khắc trên
yếm rùa và xương thú.
Vào Trung Nguyên năm 2700 TCN, người du mục Mông Cổ
phải đối mặt với hai vấn nạn là lũ lụt hàng năm của Hoàng Hà và cuộc chống trả
dai dẳng của người Việt bản địa. Vì vậy, những triều đại đầu tiên họ vẫn đóng
đô ở bờ phía bắc đồng thời ra sức dánh dẹp các cuộc nổi dậy. Cố nhiên họ phải
lo học tiếng Việt và nghề nông. Cũng lúc này, thế hệ con lai Mông – Việt ra
đời, tự gọi là Hoa Hạ, dần dần thay thế cha ông Mông Cổ lãnh đạo vương triều.
Đến thời Thương, người Hoa Hạ được Việt hóa một cách triệt để, giữa người Hoa
Hạ và người Việt gần như đã hòa đồng. Không chỉ Thành Thang là ông vua người
Việt mà người dân nhà Thương cũng đã thấm nhuần văn hóa Việt, trong đó có tiếng
Việt, tục thờ quỷ thần, bói toán. Việc bói toán chắc đã có từ trước thời vua
Nghiêu với tích thần quy do Việt Thường thị tặng, trên lưng mang Hà đồ và Quy
lịch. Do thế lực đã mạnh và nhờ trị thủy thành công nên Bàn Canh dời đô
sang đất Ân, vùng mới chiếm được của người Dương Việt bản địa. Gặp ở đây nhiều
gia đình quý tộc dùng chữ giáp cốt và tục bói toán, triều đình nhà Ân học theo
và phát triển mạnh trong vương triều. Số bản văn giáp cốt lớn đến vậy ở Ân Khư,
nhiều khả năng triều đình thu gom trong dân gian mang về, vừa để học tập vừa
làm tư liệu tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục vùng mới chiếm được.
Rõ ràng là, không như ông Zhou Jixu nói: “Những ký tự
Trung Hoa cổ được ghi nhận chỉ hình thành và suy thoái trong dân tộc của Hoàng
Đế thời cổ.” Trên thực tế, cái gọi là “những ký tự Trung Hoa cổ” đã được người
bản địa chế tác tại nhiều nơi, từ rất lâu trước khi người Hoa Hạ ra đời. Một
phần Giáp cốt văn Ân Khư là sự sáng tạo tiếp tục của người Việt cộng tác với
trí thức Hoa Hạ.
Trên nền tảng kinh tế văn hóa phát triển của nhà
Thương, triều Chu thực thi vương đạo, tôi trung, chúa thánh, mở ra thời kỳ rực
rỡ nhất của văn hóa Trung Hoa cổ. Tiếp tục truyền thống triều Thương, nhà Chu vẫn dùng giáp cốt văn một thời gian. Nhưng sau đó
chuyển sang dùng thẻ tre. Đây chính là thời kỳ mà những kinh điển vĩ đại trong
lịch sử phương Đông được đúc kết. Với quy định “xa đồng quỹ, thư đồng văn” nhà
Tần đã thống nhất chữ viết trong vương triều. Tiếp tục công việc của nhà Tần,
triều Hán hoàn chỉnh thêm chữ Trung Hoa rồi được Hứa Thận điển chế hóa trong
Thuyết văn giải tự.
Một vấn đề cần làm rõ: phải chăng từ Giáp cốt văn sinh
ra Thủy tự và Thủy thư?
Nhiều sách cho rằng:
“Tại thời Hạ, Thương, trong quần thể dân tộc Hoa
Hạ bao hàm tổ tiên Thủy tộc.” “Nhưng sớm nhất là thời kỳ Thương Ân đã có văn tự
của tộc Thủy. Kể từ đó, như một kết quả của hai hoạt động đại di cư quốc gia,
khiến ngôn ngữ văn hóa của Thủy tộc xuất hiện, do phân hóa từ một nguồn chung,
sau đó hấp thụ hội nhập dần dần của hiện tượng này.” “Các vương triều trung
ương xác nhận Thủy tộc từ đầu, cũng là Thủy tộc diễn hóa thành dân tộc duy nhất
kiện chứng trong lịch sử.”
Từ “Lặc tuy” tiếng Thủy được giải thích: “Lặc, nguyên
là cổ Hán ngữ; Tuy, tộc Thủy từ cổ chí kim tự cho là phát sinh từ lưu vực sông
Tuy.”
[水语称水书为"泐睢"。泐,源于古汉语,是母语遗存;睢,是水族从古至今的自称读音,是发祥于睢水流域的烙印。(Thủy ngữ xưng Thủy thư vi “Lặc tuy.” Lặc, nguyên vu
cổ Hán ngữ, thị mẫu ngữ di tồn; Tuy, thị Thủy tộc tòng cổ chí kim đích tự xưng
độc âm, thị phát tường vu Tuy thủy lưu vực đích Lạc ấn)]
Đó là quan niệm chính thống của phần đông giới học giả
Trung Quốc nương theo chủ nghĩa sô vanh đại Hán: Hoa Hạ là rốn vũ trụ, mọi thứ
đều bắt nguồn từ Hoa Hạ! Đến nay, kiểm định điều này trở nên quá đơn giản bởi
chỉ cần khảo sát ADN của vài người Thủy, sẽ biết chính xác tổ tiên họ là ai, từ
đâu tới. Trong khi chưa có được tư liệu như vậy, chúng tôi xin lý giải như sau:
Các tài liệu dân tộc học cho thấy, tộc Thủy là di duệ
của người Lạc Việt, chủng người đại đa số trong dân cư phương đông cổ. Truy
nguyên, họ là bộ lạc “Chuối”; trong tiếng Việt cổ, “chuối” cũng có nghĩa là
“nước”. Do vậy sau này, theo Đường âm, họ được gọi là “Thủy”. Chính họ đồng tộc
với chủ nhân của di chỉ Cảm Tang. Trong khi người Cảm Tang đưa chữ tượng hình
lên Hà Nam
và giữ lại trên những rìu, xẻng đá thì người Thủy tạo ra Thủy thư truyền cho
con cháu. Từ cuộc xâm lăng của Tần Hán, trong khi phần lớn đồng bào của họ chịu
sự cai trị của ngoại xâm mà biến đổi dần thành “người Hán” thì do ý chí độc lập
cộng với điều kiện thiên nhiên, họ sống cô lập trong rừng núi, dần biến thành
người thiểu số nhưng giữ được văn hóa trong đó có chữ và sách của mình. Hiện
tượng thiểu số hóa dân cư Việt trên đất Trung Hoa từng xảy ra ở vùng núi phía
nam Hoàng Hà bắt đầu từ cuộc xâm lăng của tộc Hiên Viên. Ngay từ thời ấy, nhiều
bộ lạc người Việt, do không chịu ách áp bức của kẻ xâm lăng, đã vào rừng, dần
biến thành các tộc thiểu số. Một số bộ lạc người Việt vùng Quảng Tây, Quý Châu,
nhờ sống cô lập thời gian dài nên đã giữ được văn hóa của tổ tiên, trong đó có
tiếng nói và chữ viết.
Vì lẽ đó, có thể tin rằng, tộc Thủy là người Lạc Việt
bản địa, bị thiểu số hóa từ sau thời Hán mà không phải từ Trung Nguyên xuống.
Chữ Thủy chính là chữ Việt, cùng gốc với chữ trên xẻng đá Cảm Tang.
Những điều trình bày trên cho thấy, từ “xuất thổ văn
tự” tại Bán Pha, Giả Hồ, Cảm Tang, Ân Khư tới “văn tự hóa thạch sống” của tộc
Thủy đều là sản phẩm của người Việt, những dân cư đông đảo, từ Việt Nam đi lên
và sống nhiều vạn năm trên đất Trung Hoa. Không những thế, từ văn tự Trung Hoa
hiện đại càng có nhiều hơn cơ sở để chứng minh rằng, nó được người Việt làm ra
để ký âm tiếng Việt.
Tháng
7 năm 2013
H.V.T
Tài
liệu tham khảo
1. Origin
of the Chinese Script http://www.chinavista.com/experience/hanzi/hanzi.html
2. Archaeology
of Writing .www.geocities.com/cvas.geo/china.html:
3. Theo tin của Lí
Nhĩ Chân đăng trên
website news.xinhuanet.com January 03, 2012
6. Hà Văn Thùy. Tiếng Việt, chủ thể tạo nên ngôn
ngữ Trung Hoa (Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học,
2008)
7. Đỗ Ngọc Thành. Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm.
Nhannamphi.comhttp://chuvietcolacviet.com/nghiencuu/detail/nguon-goc-chu-nom-94.html
8. Zhou Jixu. The
Rise of Agricultural Civilization in China : The Disparity between
Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation.
SINO-PLATONIC PAPERS Number 175 December, 2006
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét