Không chỉ là "ông nội của Hùng Vương", mà Kinh Dương Vương cũng là một vị "Hùng Vương", và hơn thế còn là vị "Hùng Vương" đầu tiên của nước nam ta? - Trước tiên, xét - cuốn chính sử xưa nhất còn lại của nước ta "Đại Việt sử ký toàn thư" được soạn xong bởi sử thần Ngô Sỹ Liên của triều Lê vào năm thứ 10 niên hiệu Hồng Đức (1479) - Kinh Dương Vương được ghi nhận là vua phương nam:
- Hình 3: Tiên Thiên Bát Quái - mô tả thiên hạ một thuở xa xưa hay một tấm bản đồ thực tế?
"Tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh Dương Vương]. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ. Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân".
"Ngọc phả Hùng Vương" do Hàn lâm trực học sĩ Nguyễn Cố phụng soạn vào năm Hồng Đức nguyên niên (1470) triều Lê, hiện lưu tại Bảo tàng Hùng Vương, Phú Thọ - liệt kê 18 đời Hùng Vương - trong đó ghi nhận Kinh Dương Vương có công tích xây nền mở nước về phía nam qua hai giai đoạn nước Xích Quỷ đô Ngàn Hống và nước Văn Lang đô Nghĩa Lĩnh:
"[Đời thứ 1] KINH DƯƠNG VƯƠNG 涇陽王 Vua thông minh thánh trí, vượt trội hơn tầm của Đế Nghi. Đế Minh muốn truyền ngôi báu để làm chính thống cho muôn nước. Nhưng Kinh Dương vương cố nhường cho anh. Thế là Đế Minh lập Đế Nghi nối ngôi, cai trị phương Bắc, phong cho Kinh Dương vương quay mặt về phương nam mà cái trị thiên hạ [tức là làm vua phương Nam], gọi tên là nước Xích Quỷ. Kinh Dương vương kính tuân chỉ dụ của vua cha, đem quân lính theo núi Nam Miên mà đi về phía nam. Trên đường ngắm xem phong thủy, chọn nơi hình thế thắng địa để đóng đô ấp [tức quốc đô]. Qua đất Hoan Châu (nay đổi là xứ Nghệ An. Nơi đó là các xã Nội Thiên Lộc, Tả Thiên Lộc, Tỉnh Thạch thuộc huyện Thiên Lộc phủ Đức Quang) vua chọn được một vùng phong cảnh tươi đẹp, [núi non] muôn nhẫn lâu đài, gọi là núi Hùng Bảo Thứu Lĩnh, tất cả có 199 ngọn. (Xưa gọi là Cựu Đô, nay gọi là Ngàn Hống).
[...].Ngày sau vua lại đi tuần thú, rong ruỗi xa giá xem khắp các nơi sơn xuyên. Đến xứ Sơn Tây thấy một nơi địa hình đồi non chập chùng, sông đẹp núi lạ. Vua bèn tìm mạch đất... [...] Nghìn non nâng chủ, vạn thuỷ chầu nguồn, đều hướng về ngọn tổ sơn Nghĩa Lĩnh. Thu tận hình thế, vua nhận ra thế cục của đất này quý đẹp hơn đô thành cũ ở Hoan Châu, bèn lập Chính điện ở núi Nghĩa Lĩnh để thỉnh thoảng ngự giá đến nghỉ. Bên ngoài lại dựng đô thành Phong Châu đặt quốc hiệu là nước Văn Lang (Đông giáp Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến Động Đình hồ, nam tiếp nước Hồ Tôn). Rồi vua ngự giá về cựu đô ở Hoan Châu...".
- Hình 2: Tiên Thiên Bát Quái - mô phỏng chiều vận hành của trái đất quay quanh mặt trời?
Như vậy các vị học sĩ triều Lê xác định: "Kinh Dương Vương" cũng là một vị "Hùng Vương" và là vị Hùng Vương "thủy tổ" của nước nam - đứng đầu 18 đời Hùng Vương. Ý này rất được khẳng định bởi Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính làm ở bộ Lễ thông qua các bản thần tích phụng soạn vào niên hiệu Hồng Phúc nguyên niên (1572) cũng triều Lê - thường được mở đầu như sau (dẫn theo Nguyễn Đức Tố Lưu): "Xưa Hùng Vương Sơn nguyên Thánh tổ khai vận mở đồ hơn hai ngàn năm. Vua Hùng lập nước núi xanh vạn dặm, xây kinh đô Hùng, dựng nền cung điện, nước biếc thăm thẳm, bắt đầu đạo đế thánh vua minh, giúp vật giúp dân, thống lĩnh 15 bộ, lấy tên là Bách Việt, là tổ tiên khai sáng (Triệu tổ) vậy. Có thơ rằng: Ban sơ nam Việt từ Kinh Dương - Thống nhất núi sông mười tám vương - Mười tám đời truyền ngàn xưa đó - Vạn năm hương lửa vạn năm hương".
Kinh Dương Vương là thủy tổ Bách Việt - khởi từ Ngàn Hống - theo đó mà xét thì phương nam xưa ứng với... phương bắc nay? Cũng truyền tích về Kinh Dương Vương, "Bách Việt tộc phả" chép rằng (dẫn theo Đỗ Hòa):
“Cao cao tổ tỷ Đỗ Quý Thị tên gọi là Trang, người Ngõ Hồ, vùng Nghi Tàm, đúng lúc Tổ thúc Nguyễn Nghi Nhân muốn lấy Đỗ Quý Thị làm vợ đồng thời Thái Khương Công cũng yêu làm vợ. Bởi vì hai vị tiên tổ cùng một bọc sinh đôi, diện mạo giống nhau, thường thường không thể phân biệt được ai là anh, ai là em, qua lại với nhau. Điều suy nghĩ của bà chỉ có một Công chúa Đoan Trang họ Đỗ, tên Trang là con gái vua Hải Vương.
Nhân vì Cao Cao Tổ Thái Khương Công đã nghi Công chúa Đoan Trang có ý tình nên đưa bà từ Chính thất xuống làm thứ phi. Bà oán giận bỏ nhà đi tu, vào động, dùng sự dạy dỗ để cảm hoá người khác.
Bà dạy dỗ và nuôi lớn con trai của động [Kinh Dương Vương], đời sau được tên tuổi là Tiên Phi Động ở tỉnh Hoà Bình. Có 8 người em trai của bà có thứ bậc trên dưới cùng về trông nom giúp đỡ dạy cháu ở Sơn Động. Công việc trọn vẹn hoàn toàn đạt được thành tựu của người tu hành. Tám vị đều đạt Thần hiệu Bát Bộ Kim Cương bồ tát".
- Hình 1: Cấu trúc lập thể của tám quẻ kinh dịch - nguyên mẫu văn hóa của "Bát Bộ Kim Cương"?
Những thông tin trên liệu có manh mối gì đối chứng để tin? Trong tranh khắc gỗ in trong "Ngọc Hoàng cốt tủy chân kinh" thì tám vị Kim Cương được mô tả. Có thể liên hệ tám vị này với 8 quẻ bát quái - kinh dịch, trong đó các quẻ là biểu diễn nhị phân tương ứng với tám số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7: vị mặc áo nhà tu tương ứng số 0, ba vị phục sắc quan võ tương ứng với số 2, 4, 6; bốn vị vận y quan văn tương ứng với các số 1, 3, 5, 7. Kinh Dương Vương cũng là vị con trời dụng dịch xây nền truyền qua 18 đời, 2x9 tức trùng cửu là ước vọng trường tồn tiền nhân gửi gắm. Đến nay nước ta vẫn còn cửu đỉnh xếp thành hàng dài nơi kinh đô Huế/.
Lục Văn Nguyễn
Lục Văn Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét