Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

KHÁM PHÁ MỚI VỀ LỊCH SỬ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG

DIỄN ĐÀN





KHÁM PHÁ MỚI VỀ LỊCH SỬ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG

                                         Hà Văn Thùy

Cho đến nay, lịch sử phương Đông được xây dựng từ hai nguồn tư liệu chính là cổ thư Trung Hoa và những nghiên cứu của Viễn Đông Bác Cổ. Học giả thế giới cho rằng: người Hoa Hạ từ phía Tây Bắc vào Nam Hoàng Hà lập nhà nước Hoàng Đế và nền văn minh Hoa Hạ. Trong quá trình Nam tiến, người Hoa Hạ lai giống với các dân tộc bản địa phương Nam và mang văn hóa Hoa Hạ khai hóa vùng đất này. Từ đó dẫn tới quan niệm phổ cập hiện nay là: người Việt Nam bị Hán đồng hóa về máu huyết và văn hóa. Văn hóa Việt Nam là sự bắt chước văn hóa Hán chưa thành thục. Tiếng Việt muợn tới 70 % từ ngôn ngữ Hán.
Tuy nhiên, từ năm 1998, đề tài nghiên cứu Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc do chính phủ TQ tài trợ, các trường DH Hoa Kỳ thực hiện, phát hiện sự thật trái ngược: 70.000 năm trước, người tiền sử từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ di cư tới Việt Nam. Tại VN, các chủng người gặp gỡ hòa huyết sinh ra người Việt cổ (Lạc Việt). Sau đó, người từ Việt Nam đi ra các đảo Đông Nam Á, chiếm lĩnh Ấn Độ, lên khai phá Hoa lục.
Từ phát hiện này cùng với nhiều nguồn tư liệu khảo cổ, văn hóa, sự thực lịch sử phương Đông được khám phá như sau:

I.             Những thành tựu của người Việt trên đất Trung Hoa.

1.   Về con người: 93% người Trung Quốc hiện nay là người Hán. Đó chính là hậu duệ người người Lạc Việt từng đi lên khai phá Trung Hoa, bắt đầu từ 40.000 năm trước.
2.   Tiếng Lạc Việt của vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh đưa lên Quảng Đông, Phúc Kiến thành ngôn ngữ gốc, sinh ra 8 phương ngữ Trung Hoa hiện nay,
3.   20.000 năm trước, người Lạc Việt đưa công cụ đá mới Hòa Bình lên Nam Dương Tử. Cũng thời gian này, người Lạc Việt ở Tiên nhân động Giang Tây làm ra đồ gốm đầu tiên. Khoảng 12400 năm trước, cũng tại đây thuần hóa thành công cây lúa nước.
4.   Người Việt sáng tạo Âm Dương, Ngũ hành, Thiên can, Địa chi, lịch pháp, bát quái, dịch lý, thiên văn và phong thủy, phổ biến khắp Đông Á.
5.   Sáng tạo chữ tượng hình sớm nhất ở Giả Hồ, Hà Nam 9000 năm trước, 6000 năm trước ở Bán Pha Sơn Tây, ở Cảm Tang, Quảng Tây, Lương Chử Chiết Giang.

II.           Về nhà nước Hoàng Đế và người Hoa Hạ.

Cho dến 4000 năm TCN, người Lạc Việt đã đông đúc, làm chủ Hoa lục với hai trung tâm kinh tế văn hóa lớn là lưu vực Dương Tử và lưu vực Hoàng Hà. Nhà nước sớm nhất ở phương Đông được xây dựng năm 3300 TCN mà kinh đô ở Lương Chử Chiết Giang.

Năm 2698 TCN, người Mông Cổ vượt Hoàng Hà vào chiếm đất của người Việt, lập vương triều Hoàng Đế. Thắng trận nhưng do nhân số ít và văn hóa chưa phát triển, người Mông Cổ bị người Việt đồng hóa, sinh ra người Hoa Hạ. Học văn hóa từ ông cha Việt, người Hoa Hạ xây dựng các vương triều Nghiêu, Thuấn, Vũ dựa trên đức trị nhưng cũng chưa có thành tựu văn hóa nổi bật. Chỉ khi Bàn Canh chiếm đất Ân của người Dương Việt, bắt gặp chữ khắc trên giáp cốt mới phát triển loại chữ này, dẫn tới sự nhảy vọt của văn hóa thời Chu.
 Thực chất văn hóa vương triều Hoàng Đế là khai thác văn hóa của người Lạc Việt trong vùng bị chiếm. Nhưng văn hóa Việt ở lưu vực Hoàng Hà là ngọn, phát triển sau lưu vực Dương Tử. Thêm nữa, suốt trong thời kỳ dài, nhà nước Hoàng Đế bị cô lập với người Việt đông đúc phương Nam nên không có tiếp thu từ văn hóa Việt. Khi nhà Tần là một bộ tộc người Việt diệt lục quốc rồi Lưu Bang người Việt nước Sở diệt nhà Tần lập nhà Hán thì quyền lãnh đạo Trung Quốc thuộc về người Việt. Nhưng do uy danh của Hoa Hạ trong quá khứ nên các triều đình người Việt sau này đều nhận là Hoa Hạ

Tuy tiếp thu tài liệu trước đó để san định kinh, thư nhưng do nguồn gốc như vậy, văn hóa Hoa Hạ rơi vào tình trạng tiên thiên bất túc: kinh Nhạc bị mất, kinh Thi thiếu sót, Kinh Dịch bị sai nhiều nên người Trung Hoa không hiểu đúng về Ngũ hành, Lục thập hoa giáp…
Đặc biệt, chữ vuông là của người Việt chế ra để ký âm tiếng Việt. Nhưng sau này, người Trung Hoa đánh mất cách phát âm và cả nghĩa Việt cổ nên hiểu không đúng chữ vuông.

III.          Nhà nước Xích Quỷ và lịch sử phương Đông.

Năm 1936 khảo cổ học phát hiện văn hóa Lương Chử ở Thái Hồ Chiết Giang. Sau 70 năm khai quật và khảo cứu, năm 2016 các học giả Trung Quốc công bố:

-      Nhà nước Lương Chử xuất hiện khoảng 3300 năm TCN, là nhà nước sớm nhất trên đất Trung Hoa và phương Đông, có nền văn hóa nông nghiệp, đá mới, ngọc rất phát triển. Chủ nhân Lương Chử là người Lạc Việt, được gọi là Vũ nhân hay Vũ dân.

-      Do phát hiện văn hóa Lương Chử, lịch sử Trung Quốc phải thay đổi. Từ chỗ cho rằng đồng bằng miền trung Hòang Hà là cội nguồn của dân tộc và văn hóa Trung Hoa, nay thừa nhận: Văn hóa Lương Chử là cội nguồn của văn hóa Trung Hoa. Điều này dẫn tới mâu thuẫn khó giải quyết: Vì sao một dân tộc phát tích ở Nam Hoàng Hà, suốt 2500 không bước chân qua Dương Tử mà cội nguồn văn hóa lại ở Nam Dương Tử?

-      Những mâu thuẫn như vậy chỉ có thể giải thích: Nhà nước Lương Chử chính là Xích Quỷ của người Việt.  Người Việt từ nam Dương Tử đi lên khai phá lưu vực Hoàng Hà, mang theo văn hóa của mình. Dân cư lưu vực Hoàng Hà là hậu duệ của người Lạc Việt. Người của Hoàng Đế hòa huyết với người Lạc Việt sinh ra con cháu là Hoa Hạ. Người Hoa Hạ cùng với người Việt trong lãnh thổ vương quốc xây dựng văn minh Trung Hoa. Do vậy, văn hóa Lương Chử là cội nguồn của văn hóa Trung Hoa.

IV.         Kết luận

     Là nơi phát tích của dân cư châu Á, Việt Nam cũng là cội nguồn của văn hóa châu  Á. Do biến diễn của thời cuộc, người Việt bị mất đất, mất chữ viết nên mất luôn lịch sử, hàng nghìn năm phải sống trong cảnh vong quốc, bị coi như đám trôi sông lạc chợ, học nhờ đọc mướn sách vở ngoại bang. Nay nhờ khoa học nhân loại, sư thật lịch sử phương Đông được phát hiện. Người Việt Nam phải nhanh chóng nắm bắt sự thật này, không chỉ để tự hào về tổ tiên nòi giống mà còn có sứ mệnh lớn lao chấn hưng văn hóa dân tộc và dẫn dắt nhân loại trong kỷ nguyên mới,  trong đó có những công việc sau:

1.   Tập trung trí lực viết lại cuốn sử chân thực của tộc Việt, nhanh chóng dạy sử mới cho lớp trẻ.
2.   Phục hồi kho tàng văn hóa của tổ tiên, lập nên tập đại thành của văn hóa dân tộc Việt.
3.   Tập trung trí lực soạn thảo cuốn Đại từ điển Lạc Việt để nắm vững và sử dụng chính xác ngôn ngữ dân tộc, đồng thời hiệu đính những sai lầm trong chữ Hán nhằm hiểu đúng thông điệp của tổ tiên truyền lại bằng chữ vuông.
4.   Tập trung trí lực hoàn chỉnh cuốn DỊCH LẠC VIỆT làm công cụ giải mã những bí  mật của tự nhiên và đưa khoa học dự đoán phương Đông trở thành khoa học ứng dụng thực sự có hiệu quả.
5.   Minh triết là sự khôn ngoan sáng suốt trầm tích trong chiều sâu nhất của văn hóa, tỏa ánh sáng và sức nóng nuôi dưỡng nền văn hóa dân tộc. Do vậy, cần tìm hiểu minh triết Việt để tìm con đường thích hợp dẫn dắt đất nước và nhân loại đi lên, vượt qua giai đoạn khủng hoảng hiện nay.

                                                            Sài Gòn, 17.09.2016




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...