Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

TrIết Lý An Vi



IV. GIẢI NGHĨA CÂU “THÂN VÔ PHƯƠNG” XUYÊN QUA NHỮNG
      TRANG HUYỀN SỬ ĐÔNG TÂY
VI. NHƯNG CHẶNG TIẾN CỦA TÂM THỨC CON NGƯỜI THEO QUẺ
      KIỀN

TỰA
Sử mệnh nói lên sứ mệnh của một dân tộc nhất định phải thi hành trong một hoàn cảnh nhất định nào đó.  Sử mệnh vì thế đã được thích nghi với hoàn cảnh, với khu vực và thường được các bậc hiền triết của mỗi dân tộc thấy trực thị rồi diễn đạt qua những trang huyền sử. Huyền sử cũng là lịch sử nhưng rộng hơn nhiều vì bao cả dĩ vãng lẫn tương lai, nên có tính cách siêu thời gian. Vì thế những trang huyền sử là quý nhất trong các di sản thiêng liêng của một dân tộc.                                                        
Nhưng chính vì chỗ thiêng liêng, vì chỗ bao la phi thời gian đó nên mung lung như ẩn như hiện, dễ bị con cháu để phai mờ mất ý thức.                                    
Do vị trí nằm trong nền văn hóa Viễn Đông của Bách Việt nên sử mệnh Việt Nam có thêm hai đặc điểm: một là được phổ vào những truyện đầy thơ mộng mà lại rất tinh khiết. Thứ đến là được chắt lọc để kết tinh vào một nền minh triết siêu tuyệt rất gọn ghẽ để gửi lại cho con cháu vạn đại như bức di chúc tinh thần. Nhưng một điều không may đã xảy đến cho mọi dân tộc là đã quên đi mất ý nghĩa của những trang sử mệnh đó, và vì thế nhân loại đang bước đến bờ vực thẳm.                                                      
Vì thế cần chúng ta phải đọc trở lại, cung kính lần từng trang huyền sử nói  lên cái sứ mạng cao cả của dân tộc, hầu tìm ra chủ đạo dẫn đường cho dân nước trong giai đoạn nguy nan này.  
Đây là điều làm chúng tôi suy nghĩ tự lâu ngày, nhưng vì đó là việc đòi rất nhiều công phu nên ban đầu toan tính rằng để đến cuối đời mới dám bàn tới. Nhưng nay vì tình thế quá cấp bách nên đã chọn một số những điều suy nghĩ và thù gom lại thành một quyển sách nhỏ. Tuy nhỏ nhưng những ai đã nghiên cứu về Kinh Dịch sẽ nhận ra tính chất đúc kết của nó, bởi nó lướt nhẹ qua biểu tượng để nói thẳng đến Đạo lý. Vì thế nó đáng cho rất nhiều người Việt Nam đọc, đọc nhiều lần để nhận thức lại cái sứ mạng lịch sử mà tiền nhân ta đã lãnh nhận, và cho đến nay thấy vẫn còn thiết yếu hơn bao giờ hết cho sinh mệnh của nước ta cũng như cho mỗi người chúng ta.  
Vì thế chúng tôi dám mong được các bạn đồng tâm cổ vũ cho tập sách này. Ước chi nó trở thành quyển sách gối đầu giường cho rất nhiều người Việt. Những ai vì quá bận hay vì chưa quen với lối viết pha chữ Nho thì ít chi cũng ráng đọc lấy hai chương I, II để gọi là nhớ lại gốc nguồn chân thực của mình. 
I. KHI TỔ TIÊN VIỆT ĐÁNH DẤU TRÊN KINH DỊCH
Đánh dấu trên một vật gì là ghi nhân vật đó thuộc về mình, cho nên nói Việt tộc đóng dấu trên Kinh Dịch, hay nói Kinh Dịch là của Việt Nam cũng đồng một ý. Cả hai câu này thọat nghe sẽ dễ bị hiểu như một câu nói khôi hài vô duyên, nhưng có thể tha thứ vì phát xuất từ một lòng ái quốc quá trớn nên đân ra nói nhảm. Sở dĩ có thể nghĩ như thế là vì hiện trạng là thế, nghĩa là Kinh Dịch hiện nay là của Tàu chớ không phải là của Việt Nam, nên trong bao ngàn năm có người Việt Nam nào dám đả động tới Kinh Dịch. Đó là việc mới được làm gần đây và tất nhiên cũng lại học theo lối Tàu lối Tây, chứ đã có ai đọc theo lối của nó. Phải là chủ cũ của nó mới đọc được và chủ cũ của nó tôi bảo là người Việt. Kinh Dịch là của người Việt vì tổ tiên tổ chúng ta đã đóng dấu trên nó và hôm nay xin mời các bạn cùng tôi đi nhận lại dấu. Xin báo trước là dấu đóng đã lâu đời nên phai mờ nhiều quá không thể giương hai mắt ếch ra mà thấy được, phải dùng tia sáng hồng ngoại, lý ngọai gì đó mới trông nhận ra. Bạn nào không thích thứ ánh sáng lung linh “hốt hề hoang hề” xin ở lại nhà, vì không có lỗi khác. Con dấu bị phai mờ không những vì đã quá lâu mà còn vì đã bị bôi cọ đi do người ăn cắp. Ai ăn cắp? Thưa là Trọng Thủy từ Bắc phương tới. Nhưng sao lại đổ oan như vậy? Thưa là vì có văn tự tuy đã bị phai nhưng còn đọc được như sau: “Thần Kim Quy cho An Dương Vương cái vuốt để làm nỏ thần nhờ đó đánh bại được Triệu Đà. Đà biết thế nên sai con là Trọng Thủy cầu hôn con gái An Dương Vương là Mỵ Châu cốt để đánh cắp cái vuốt rùa, và Trọng Thuỷ đã thành công đánh lừa được Mỵ Châu đồi lấy nỏ thần đem về Bắc, rồi thay vào bằng cái nỏ giả làm vuốt rùa”. Câu truyện này ai cũng biết thuộc lòng nhưng không mấy ai nghĩ rằng đó là câu truyện thật đã gây một ảnh hưởng quyết liệt trên sử mệnh nước Việt Nam hơn bất cứ câu truyện nào có chứng tích lịch sử cụ thể, vì nó còn ảnh hưởng đến đời chúng ta hiện nay, khiến chúng ta đang điêu đứng vì cộng sản hay các tư trào khác, bởi vì chúng ta đã không còn hồn nước nữa. Cái hồn đó là móng chân kim quy đã bị đánh tráo mất rồi. Sự đánh tráo này quả là một biến cố tương đương với tội Adam & Eva bên trời Tây, vì nó làm cho lịch sử rẽ sang một lối khác, nó ghi dấu một sự mất mát nền tảng tức là mất cái đạo làm người. Đạo người là Thiên Địa chi Đức, được biểu tượng trong con rùa có lưng tròn tượng Thiên 4 chân tượng Địa. Vuốt rùa chính là tinh hoa của cái đạo trời đất, tức cũng là nhân đạo. Cái nhân đạo đó đã bị Hán Nho choán mất chỗ, và nước Việt Nam cổ đại của Hồng Bàng đã chấm dứt với Triệu Đà. Cái nước Việt Nam do Triệu Đà khai sáng không còn là nước lý tưởng Văn Lang nữa. Người Việt Nam đã bị đuổi ra khỏi cái nước lý tưởng kia rồi và hiện nay có còn nói bốn ngàn năm văn hiến thì cũng chỉ là biểu lộ một tấm lòng hòai cổ về một nơi xa xôi ở mãi tận xa xưa, chẳng còn mấy âm vang trong lòng, nên không còn gây được hiệu lực nào nữa. Tuy nhiên có điều khác với cảnh huống Adam & Eva vì hai ông bà không những bị đuổi ra khỏi địa đàng, nhưng còn bị một thiên thần coi chừng không cho trở lại cây hằng sống, còn chúng ta “ai bắt được ngọc châu ở Đông Hải (hiểu là triết Đông) mà múc nước giếng Mỵ Châu lên rửa thì càng rửa, sắc ngọc càng thêm rực rỡ”. Biết đâu nó sẽ rực rỡ đủ để soi đàng cho chúng ta trở lại được Văn Lang.
 Văn Lang là gì?
Thưa là nước lý tưởng nhất vì được cai trị (trị thủy theo đúng tinh thần Kinh Dịch là âm dương hòa). Âm là địa, dương là thiên , hòa là Nhân. Nói âm dương hòa là nói đến trạng thái con người chưa ly tính, chưa vong thân, vẫn còn sống cái sống tràn đầy viên mãn của Người. Có ai đã sống trong đó chưa thì khó mà biết vì không một lịch sử nào nói tới, chỉ có huyền sử, mà huyền sử thì không những nói đến hôm xưa mà nói đến truyện hôm nay và ngày mai, nghĩa là nói đến cái lý tưởng của con người muôn thuở. Khi cái lý tưởng ấy chung cho nhiều người một nước một phương thì tôi gọi là sử mệnh, hiểu như thế và quay trở lại câu hỏi đã có một nước Văn Lang chăng? Đã có ai sống trong nước ấy chưa thì tôi sẽ thưa rằng đã có, và những người sống trong nước ấy tên là Phục Hy và Nữ Oa. Hai ông bà tiên tổ này đã hiện thực đúng câu “kỳ thiên địa chi đức” vì ông nắm cái củ (địa phương) còn bà bế cái quy (thiên viên). Vuông tròn thì trái ngược ấy thế mà đuôi hai nguyên tổ lúc nào cũng “giao chỉ” xoắn xúyt để viết lên chữ Văn Sơ Thủy. Vì chữ Văn gồm hai nét đất trời giao hội, nét phải chỉ đất, nét móc chỉ trời xoay ngược chiều nhưng cả hai đều nằm dưới bộ đầu (không có nghĩa chi cả) và nhờ đó thiết lập được một hòang kim thời đại kêu là Bình văn, nghĩa là nền thái bình do Văn trị. Đấy là cảnh trí của nước Văn Lang, của Việt Nho nguyên thủy, trải khắp địa vực nước Trung Hoa cổ đại. Thế rồi một ngày kia văn minh du mục của Tây Bắc dưới quyền điều khiển của Hòang Đế đã vào chiếm đất, chiếm người và chiếm luôn cả đạo Dịch. Sự chiếm kinh Dịch ở đây có nghĩa là sự chấp nhận. Sự chấp nhận này được báo hiệu bằng vua Đế Nghi có nghĩa là thích nghi với đạo Dịch. Đế Nghi cùng với Lộc Tục là con của cha Đế Minh lấy mẹ Vụ Tiên. Đây là đôi nguyên tố thứ hai sau Nữ Oa Phục Hy, nói thứ hai là tính theo tiến trình biến dịch đi từ đồng nhất vào đường phân biệt nên cặp thứ hai đã nói tới chồng Bắc vợ Nam. Nhưng còn là Bắc Nam của chung một nền hóa nông nghiệp. Chưa đến đọan Bắc du mục Nam nông nghiệp như Trọng Thủy và Mỵ Châu. Ở đây Đế Minh là cháu Thần Nông mà lấy tiên nữ nước Việt cũng thờ Thần Nông thì nhất định tinh thần Văn Lang vẫn duy trì đẹp đẹp: hai nét âm dương giao hội như thường. Những sự việc trở nên rắc rối dần do ngành phía Bắc là Đế Nghi. Bởi vì Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, ông này nhân nhớ lại việc ông nội mình là Đế Minh tuần thú phương Nam găp tiên, nên cũng bỏ nhà đi tuần thú phía Nam nhưng thay vì gặp tiên thì lại mất tiên, tiên đó gọi là Âu Cơ. Âu Cơ là vợ của Đế Lai lẽ ra phải khắng khít cuốn lấy đuôi vợ như Phục Hy đã làm, đàng này Đế Lai lại bỏ vợ đi chu du cùng khắp nước Việt. Như vậy là dọn đường cho tội tổ tông xảy ra. Tội tổ tông ở tại âm dương ly biệt. Vậy sự ly biệt đó đã xảy ra khi Trọng Thủy bỏ vợ ra đi với cái vuốt thần và như thế cái nỏ còn lại không  phải là nỏ thần mà An Dương Vương vẫn tưởng là thần y như thế giới hiện nay kêu là thần những cái chẳng có chút thần nào hết. Sự lầm tưởng đó cũng là phát nguồn từ tội tổ tông lẫn vật chất làm tinh thần. Tuy nhiên tội tổ tông bên Đông phương nhẹ hơn bên Tây phương vì nhiều lẽ. Lẽ đầu tiên là tội không phải do phía các bà mà do phía các ông. Bên Tây bà Eva bỏ ra ngòai còn bên này thì là Trọng Thủy đực rựa. Đàn ông mà chạy việc ngòai là trúng. Nhưng trúng mà vẫn có tội, có tội vì chỗ quá đáng là “nước đi đi miết không về cùng non”. Đế Lai không về cùng Âu Cơ có nghĩa là văn minh Bắc phương chuộng “bình võ” hơn “bình văn” nên tỏ ra lơ là với nền minh triết đại biểu bằng Âu Cơ (nền vàng: trung dung). Nhưng Minh triết chưa chết bởi vì có Lạc Long Quân đến với Âu Cơ và Âu Cơ lại đâm mê Lạc Long Quân. Mê là phải bởi vì Minh triết nông nghiệp đã phát xuất từ phương Nam, mang nặng tính chất nhu hòa phương Nam vì đó mà bị chồng phương Bắc lơ là, nhưng lại tìm đựơc ở quê ngoại cái môi trường thuận lợi cho nó, nhờ đó nó trở nên nữ hòang cai trị mọi ngành văn hóa trong nước: “la philosophie doit être la Reine des sciences”, triết phải là bà chúa các khoa. Điều ấy đã được hiện thực trong nước Văn Lang nơi mà Lạc Long Quân chơi vai trò mờ nhạt còn chính chủ tịch lại là Âu Cơ. Huyền sử chép rằng: trong nước không vua nên Âu Cơ cùng với bộ chúng thị thiếp ở lại hành tại. Khoa xã hội sẽ gọi đây là thời mẫu hệ và đa phu, vì Âu Cơ có hai chồng là Đế lai và Lạc Long Quân. Tục Táo quân có lẽ khởi từ đây vì trong ba đầu rau thì có hai ông, một bà. Cái mà xã hội học kêu là mẫu hệ và đa phu thì triết lý kêu là Bình Văn tức thời Minh triết ngự trị, nên đáng gọi là một nước cai trị bằng văn hóa theo nghĩa cao quý nhất của hai chữ văn hóa: là lấy văn mà cảm hóa. Đế Nghi cùng với Lộc Tục là con của cha Đế Minh lấy mẹ Vụ Tiên. Đây là đôi nguyên tố thứ hai sau Nữ Oa Phục Hy, nói thứ hai là tính theo tiến trình biến dịch đi từ đồng nhất vào đường phân biệt nên cặp thứ hai đã nói tới chồng Bắc vợ Nam. Nhưng còn là Bắc Nam của chung một nền hóa nông nghiệp. Chưa đến đọan Bắc du mục Nam nông nghiệp như Trọng Thủy và Mỵ Châu. Ở đây Đế Minh là cháu Thần Nông mà lấy tiên nữ nước Việt cũng thờ Thần Nông thì nhất định tinh thần Văn Lang vẫn duy trì đẹp đẹp: hai nét âm dương giao hội như thường. Những sự việc trở nên rắc rối dần do ngành phía Bắc là Đế Nghi. Bởi vì Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, ông này nhân nhớ lại việc ông nội mình là Đế Minh tuần thú phương Nam găp tiên, nên cũng bỏ nhà đi tuần thú phía Nam nhưng thay vì gặp tiên thì lại mất tiên, tiên đó gọi là Âu Cơ. Âu Cơ là vợ của Đế Lai lẽ ra phải khắng khít cuốn lấy đuôi vợ như Phục Hy đã làm, đàng này Đế Lai lại bỏ vợ đi chu du cùng khắp nước Việt. Như vậy là dọn đường cho tội tổ tông xảy ra. Tội tổ tông ở tại âm dương ly biệt. Vậy sự ly biệt đó đã xảy ra khi Trọng Thủy bỏ vợ ra đi với cái vuốt thần và như thế cái nỏ còn lại không  phải là nỏ thần mà An Dương Vương vẫn tưởng là thần y như thế giới hiện nay kêu là thần những cái chẳng có chút thần nào hết. Sự lầm tưởng đó cũng là phát nguồn từ tội tổ tông lẫn vật chất làm tinh thần. Tuy nhiên tội tổ tông bên Đông phương nhẹ hơn bên Tây phương vì nhiều lẽ. Lẽ đầu tiên là tội không phải do phía các bà mà do phía các ông. Bên Tây bà Eva bỏ ra ngòai còn bên này thì là Trọng Thủy đực rựa. Đàn ông mà chạy việc ngòai là trúng. Nhưng trúng mà vẫn có tội, có tội vì chỗ quá đáng là “nước đi đi miết không về cùng non”. Đế Lai không về cùng Âu Cơ có nghĩa là văn minh Bắc phương chuộng “bình võ” hơn “bình văn” nên tỏ ra lơ là với nền minh triết đại biểu bằng Âu Cơ (nền vàng: trung dung). Nhưng Minh triết chưa chết bởi vì có Lạc Long Quân đến với Âu Cơ và Âu Cơ lại đâm mê Lạc Long Quân. Mê là phải bởi vì Minh triết nông nghiệp đã phát xuất từ phương Nam, mang nặng tính chất nhu hòa phương Nam vì đó mà bị chồng phương Bắc lơ là, nhưng lại tìm đựơc ở quê ngoại cái môi trường thuận lợi cho nó, nhờ đó nó trở nên nữ hòang cai trị mọi ngành văn hóa trong nước: “la philosophie doit être la Reine des sciences”, triết phải là bà chúa các khoa. Điều ấy đã được hiện thực trong nước Văn Lang nơi mà Lạc Long Quân chơi vai trò mờ nhạt còn chính chủ tịch lại là Âu Cơ. Huyền sử chép rằng: trong nước không vua nên Âu Cơ cùng với bộ chúng thị thiếp ở lại hành tại. Khoa xã hội sẽ gọi đây là thời mẫu hệ và đa phu, vì Âu Cơ có hai chồng là Đế lai và Lạc Long Quân. Tục Táo quân có lẽ khởi từ đây vì trong ba đầu rau thì có hai ông, một bà. Cái mà xã hội học kêu là mẫu hệ và đa phu thì triết lý kêu là Bình Văn tức thời Minh triết ngự trị, nên đáng gọi là một nước cai trị bằng văn hóa theo nghĩa cao quý nhất của hai chữ văn hóa: là lấy văn mà cảm hóa.Huyền sử chép: “Lạc Long Quân nhận định với Âu Cơ rằng vì vợ Bắc chồng Nam: phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu nên chia nhau con đi ở riêng nhưng có việc thì cùng nghe không được bỏ nhau”, tội tổ tông đã manh nha ở chỗ âm dương đã không xoắn xúyt với nhau nữa, tuy nhiên chưa đến bước quyết liệt nên còn hẹn “hễ có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau”. Nhờ đó mà nước vẫn là Văn Lang, dưới quyền Minh triết của Âu Cơ vì 50 còn theo bố xuống thủy phủ không xuất hiện. Huyền sử chép rằng: “50 theo cha xuống biển, 50 theo mẹ lên núi: tự suy tôn người trưởng lên làm vua hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang. Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Ba Thục, Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam đến nước Hồ tôn”. Đó chỉ là bờ cõi của nền văn hóa phương Nam dưới quyền của Âu Cơ nghi mẫu khác nhau với phía Bắc đã bị phụ hệ chinh phục dần cho Hòang Đế: óc pháp hình nổi hơn không để cho tinh thần Minh triết thấm nhuần. Huyền sử chép rằng: “Lạc Long Quân ở dưới thùy phủ, mẹ con Âu Cơ nhớ về Bắc quốc, liền đi lên biên cảnh, Hòang Đế nghe tin lấy làm sợ, mới phân binh trấn giữ quan tải, mẹ con không về Bắc được”. Tức văn hóa nông nghiệp không chiếm cứ lại được miền Bắc đã bị rơi vào tay văn minh du mục. Thế là hết nước Xích Quỷ cái nước lan rộng khắp cõi Trung Hoa cổ đại, mênh mông như một châu, nên cũng gọi là “thần châu xích huyện” và tự Hòang Đế trở đi thì chỉ còn có Văn Lang tức tự miền Dương Tử giang trở xuống mà thôi, mà cũng không còn thông thường được với miền Bắc nữa, vì miền Bắc đã rơi hẳn vào quyền lực du mục rồi.
Về phía Nam thì Lạc Long Quân đã không xuất hiện, mà về Bắc thì sự giao hội hai nền văn hóa rất hạn hẹp. Huyền sử gởi vào truyện Chức Nữ một năm được gặp Ngưu Lang có một lần vào đêm thất tịch, đã vậy sự gặp gỡ cũng chẳng lấy gì làm vui vẻ, mà trái lại:
“Trong đêm gặp gỡ mơ màng khóc nhau.
Tục truyền tháng bảy mưa ngâu.
Con trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền”.
Đây là hiểu sai Chức Nữ. Chức Nữ có khóc vì phải lấy đứa mục đồng đâu, nhưng khóc vì nó không chịu giáo hóa, cứ dùng võ lực mà chen lấn áp đảo hòai hòai, nên không còn thể về thăm quê Bắc được, đã vậy mà từ đây mẹ con Âu Cơ cứ phải bồng bế nhau di cư mãi mãi, chạy dài trên con đường Nam tiến. Bởi chưng văn minh du mục của Ngưu Lang đặc chuyên chú trọng hình thức và võ lực nên rồi sẽ đàn áp được văn minh nông nghiệp của phương Nam. Tuy nhiên còn phải qua biết bao cuộc giao tranh. Huyền sử có ghi lại trong truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh tranh nhau lấy con gái vua Hùng Vương tên là Mỵ Nương. Vì Sơn Tinh đến ban sáng nên lấy được Mỵ Nương. Thủy Tinh đến ban chiều mới hàm oán đem cả lòai thủy tộc đánh Sơn Tinh để cướp Mỵ Nương, nhưng Sơn Tinh vươn lên nên Thủy Tinh không làm chi được. Câu chuyện này tả lại lúc Văn Lang còn đang mạnh, nên còn chống cự nổi văn minh du mục Bắc phương. Tuy chống cự nổi nhưng cũng cũng chỉ là trên đường rút lui. Và hầu chắc chung quanh giai đoạn này xảy ra chuyện đổi chữ Việt Mễ thay vào bằng chữ Việt Tẩu để thích nghi với Thời Lữ. Quẻ Lữ kép bởi Ly và Cấn: nên Lạc Long Quân mới nói với Âu Cơ là nước lửa bất đồng. Sao Âu Cơ lên núi mà lại nói đến lửa do thời Lữ vậy. Nước lửa bất đồng nhưng tinh thần Kinh Dịch mạnh nên vẫn còn giữ được nét tương sinh tương tức nằm ngầm, nên Lạc Long Quân còn nói với Âu Cơ có chuyện gì thì cùng nghe nhau, đó là “Văn Đạo”. Nghe được nhau vì đây chưa đến giai đoạn Bắc Nam đối kháng như sau thời Hòang đế đem văn minh du mục vào nhưng còn là văn hóa nông nghiệp: và Âu Cơ tuy sinh ra ở Bắc nhưng là Bắc còn nằm trong tay Viêm tộc, nên Âu Cơ vẫn là biểu tượng nền Minh triết của Văn Lang. Chỉ tự đời Hòang Đế thì danh từ Bắc mới chỉ văn minh du mục đầy óc hung hăng chiếm đọat và Việt tộc mới hiện thực quẻ Lữ, và trở thành mũi dùi cho cuộc Nam tiến mang theo nền văn hóa nông nghiệp đi cùng như sẽ đọc thấy trong truyện Hùng Vương. Chỉ cần nói trước rằng tuy Việt tộc có tinh thần chống cự bất khuất nhưng đất đai có hạn: Nam tiến mãi rồi cũng có ngày đất hết phải gặp biển và lúc ấy thì chỉ còn có phép như An Dương Vương “quay lại giết Mỵ Châu rồi cầm sừng văn tê bảy tấc, theo Kim Quy rẽ nước đi vào biển”. Thế là hết nước Việt Nam như một Văn Lang, vì chưng tội tổ tông đã phạm rồi: không phải trong việc ăn một trái cấm như Eva mà trong lát gươm của An Dương Vương giáng xuống đầu Mỵ Châu: thế là văn minh Tây Bắc đã giết chết nền văn hóa nông nghiệp để rồi trở về với văn minh Tây Bắc. Tây tượng trưng bằng cái sừng văn tê bảy tấc, do An Dương Vương cầm để theo Kim Quy dẫn vào biển. Biển là nước, nước chỉ phương Bắc. Còn số bảy chỉ phương Tây (theo Lạc Thư) và từ đấy Nam thất thắng nữ cửu”. Óc Hán tộc đã bủa vây màng lưới trên cương vực Văn Lang. Bắc giáp Động Đình hồ v.v… và vì thế ngày nay không còn ai thấy được Văn Lang đâu nữa. Không trông thấy được vì Việt Nho đã ngã quỵ dưới lát gươm oan nghiệt của Hán Nho.
Bạn sẽ hỏi về số kiếp của cái vuốt rùi Trọng Thủy đã ăn cắp đưa về ra sao, có làm ích chi cho Hán tộc chăng? Thưa rằng không, nó cũng mất luôn với chủ nó: huyền sử chép rằng “Trọng Thủy hối hận về ác quả nên đã đâm đầu xuống giếng Mỵ Châu mà chết. Chết là phải vì “độc dương bất sinh”. Sách Nhĩ Nhã chép về một Hoàng Đế kia có con chim Loan mà nhà vua rất quý mến, và chỉ ước ao được nghe tiếng nói của nó, nhưng không bao giờ được mãn nguyện. Hòang hậu mới bàn rằng: tôi thường nghe thấy nói chim sẻ hót khi thấy một con chim khác cùng giống. Tại sao bệ hạ không để nó trước một tấm gương? Nhà vua nghe lời bàn ấy, nhưng khi con chim Loan thấy hình của nó liền hót lên những tiếng thật bi ai đọan đập cánh mà chết”. Tại sao Loan chết vì không còn con đực là Phụng mà chỉ thấy hình bóng của Loan. Hình bóng là biểu tượng, là ý niệm làm sao có đối cực để làm nên biến dịch, mà thiếu biến dịch là chết cho nên Loan chết; Trọng Thủy thiếu Mỵ Châu là dương thiếu âm nên bất thành cũng lại chết. Loan phải đi với Phụng mới có khả năng “Loan Phụng hòa minh, chữ hán”, còn nay “Loan phiêu Phụng bạt, chữ hán” thì làm sao sống nổi mà chả chết. Loan chết là Minh triết Kinh Dịch chết. Và đây là tội tổ tông của Viễn Đông: cũng y như bên trời Tây, Trọng Thủy đã đem óc tính toán của Bắc phương đến làm nghẹt thở tinh thần phương Nam, khác nhau vài nét đặc biệt: trước hết là chồng đánh lừa vợ chứ không như bên Tây vợ đánh lừa chồng. Vì đàn bà biểu thị Minh triết mà lại thủ vai đánh lừa thì tội nặng hơn nhiều.
Thứ đến văn hóa mẹ bên Viễn Đông đã chống chọi trải qua nhiều giai đoạn, cuối cùng mới bị thua và trước khi bị gục ngã còn cố gắng cứu vãn tình hình như được ghi trong việc Âu Cơ trở về Bắc phương mà bị Hoàng Đế ngăn chặn, hoặc trong trận Sơn Tinh Thủy Tinh tranh đua nhau. Ở trận này tuy loài thủy tộc (phương Bắc) bị thua nhưng Sơn tộc cũng bị hại. Vì thế cuối cùng đuối sức dần để gục ngã, nhưng chết đi mà vẫn còn lưu lại cho con cháu một cái giếng làm kỷ niệm. Và việc trước hết của giếng là nó đã đón nhận Trọng Thủy nhảy xuống đó tử tự. Vậy là Trọng Thủy chết, nhưng còn giữ được một điều là sống chết có nhau. Đúng hơn sống cónhau được một đạo còn chết thì ở với nhau hòai trong một mồ gọi là Việt tỉnh, để làm như dấu vết, như con chấm đã đóng vào Kinh Dịch. Chính vì Trọng Thủy và Mỵ Châu đã chết nên nước Văn Lang không còn và vì thế mà hôm nay khi nghe nói đến con dấu Việt Nho đã đóng lên Kinh Dịch thì như nghe một truyện tiểu thuyết. Nghe như tiểu thuyết vì chúng ta đã đi hẳn vào nhị nguyên chỉ thấy có một chiều, nói như Heidegger, chúng ta đã mất ý thức về nét gấp gôi nên chỉ còn đi tìm những cái gì độc khối kiểu duy sử nên không hiểu nổi nét gấp đôi của Kinh Dịch nằm trong những trang huyền sử của nước. Vì thế chúng ta hãy cố gắng tìm trở lại những nét gấp đôi mà tôi gọi là con chấm của tiên tổ đóng trên Kinh Dịch.
Nét gấp lớn lao hơn hết nằm trong Hà Đồ và Lạc Thư. Hà Đồ có thể gọi là con chấm của Bách Việt nằm từ vùng sông Hòang Hà trở xuống. Còn Lạc Thư là con dấu của Việt tộc một ngành có tính chất đại diện hơn hết của Bách Việt, cũng như Bách Việt là đại diện nổi nhất của Viêm tộc. Hà Đồ có 55 điểm tròn. Lạc Thư có 45, cộng lại là 100 cái vòng tròn nên gọi là 100 trứng. Tuy là 100 nhưng cùng nằm trong một bào thai do mẹ Âu Cơ đẻ ra. Mẹ Âu Cơ biểu hiệu quẻ Khôn chỉ bụng “Khôn vi phúc” (thuyết quái) hay nói khác Âu Cơ chỉ nền Minh triết của Dịch lý. Nền Minh triết này xây trên hai trụ âm dương là trời và đất: cũng gọi là ngang dọc hay thập tự nhai được bồng trong tay Nữ Oa, nay thay bằng Âu Cơ. Khi trị nước theo tinh thầnđó thì gọi là “Văn Lang” hay là “Bình Văn”. Bao giờ cũng nên nhớ văn là hai nét trời đất giao hội. Vì thế vua gọi là Hùng Vương và truyền 18 đời. Vì có Hùng có Dũng lắm mới ở chỗ chí thiện là ngang dọc giao thoa, nét dọc lại cũng là 9: hai lần 9 vị chi là 18. Đó là cương vị tiên thiên (nguyên lý) đến khi áp dụng thì dùng hậu thiên, lúc ấy sẽ là ly 3, khảm 6 là 9. Chấn 4 Đòai 2 là 6, công 9 với 6 vị chi 15. Vì thế mà nước Văn Lang phải chia ra 15 bộ thì mới hợp với sách của dân Lạc gọi là Lạc thư gốm 9 lô số mà cộng chiều nào cũng được con số 15, nên gọi là Ma phương, khi đọc đến những tên Châu Diên (thuộc chim), Việt Thường (vươn tới chỗ Thường Hằng), Bình Văn (cai trị bằng văn)… thì chớ nên tìm ở Sơn Tây, Quảng Trị v.v… Đó chỉ là đợt sau mượn tên xưa để đặt cho đất mới, để làm kỷ niệm, chứ nước Văn Lang không ở đó, đúng hơn, không chỉ có ở miền Bắc Việt mà nó còn vươn lên đến bên kia bờ Dương Tử giang, cũng như chữ Bạch Hạc thì trước hết phải hiểu là “Tây Nam đắc bằng của quẻ khôn”, vì khôn vận hành trong Tây Nam. Tây sắc trắng (bạch), Nam lông vũ (hạc), cũng như khi nói Lạc Việt thì phải vươn trí khôn lên tận bờ sông Lạc vùng Lạc Dương thì mới đạt tầm thước cân xứng với nội dung của huyền sử. Vì huyền sử nước ta đã trải qua nhiều giai đọan được ghi theo chu kỳ tiên thiên của Kinh Dịch là nguyên, hanh, lợi, trinh được trình bày theo vòng 4 mùa như sau:
                                Hạ: Hanh
Xuân: Nguyên                                Lợi: Thu
                             Trinh: Đông
Nguyên là thời manh nha nó hợp với mùa Xuân. Đời nhà Tiền Lý (544-604) nước ta gọi là Vạn Xuân có lẽ là để kỷ niệm thời sơ nguyên này. Đây gọi là thời của Hồng Bàng Thị với vật tổ chim là vật tổ chính của Việt Nam, vì trong nguyệt lệnh thì phương Nam mục trùng là Vũ chỉ các lòai chim Loại quẻ khôn chỉ văn, “Khôn vi văn, chữ hán” (thuyết quái). Vì thế khi nói tới Văn Lang hay Hồng Bàng thì ta thường chỉ thị bằng chim, bằng tiên nữ, bao gồm cả mẹ lẫn chim. Câu nói “nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng” thường được giải nghĩa theo lượng tức vật to lớn nhất là chi, nhì là rắn… nhưng đó là điều không thấy xảy ra, dầu là giống cổ điểu Epiornis nay đã biến mất và người ta tìm được dấu vết ở Madagasca, trứng to hơn trứng gà 150 lần. Vậy nếu căn cứ vào đó mà nói nó to hơn con gà 150 lần, thì cũng mới nặng từ 1 tấn trở lại, còn lâu lắm mới bằng con cá voi nặng cả từng chục tấn. Cho nên câu nói trên của người Việt Nam nên hiểu đã trải qua Điểu, Long, Ngư, Tượng. Giai đoạn nhất là Điểu cũng là văn minh Mẹ, nên ta thấy những cử chỉ gán cho mẹ thì cũng gán cho chim, nếu mẹ Nữ Oa đội đá vá trời thì chim cũng đội đá vá trời, chim cũng ngậm hòn lấp bể… và nếu sâu quá lấp không xuể như sông Ngân Hà thì bắc cầu “Ô thước”. Vậy chim là giai đọan hòan tòan mẹ giai đoạn của Điểu đi trước giai đọan rồng thuộc vật tổ thú nên nói nhất điểu nhì xà. Xà là long, long là giai đoạn hai hay nói theo Kinh Dịch là hanh sau nguyên.
Hanh thuộc mùa Hạ khi mặt trời phương Nam trút xuống những tia nằng chói nên nước đặt tên là Nhật Nam, là Xích Quỷ. Hanh là hanh thông tức là thời mà Sơn Tinh và Thủy Tinh còn kết nghĩa và Ngư chưa thành Ngư tinh ăn thịt người nên Nam Bắc giao thông không gì ngãng trở. Huyền sử chỉ bằng Đế Minh (bắc) lấy Vụ Tiên (nam). Lạc Long Quân (nam) lấy Âu Cơ (bắc). Lúc ấy chưa xảy ra chuyện Âu Cơ về thăm quê tổ bị Hoàng Đế ngãng đường. Hòang Đế đại biểu phương Bắc là thuộc hành thủy. Thủy là nơi sanh sống của cá, nên khi nói Ngư tinh hay Thủy tộc thì đều chỉ văn minh du mục phương Bắc. Như vậy nói giai đọan Ngư là nói đến sự ngự trị của tinh thần du mục phương Bắc chủ lợi thuộc giai đọan lợi, đến sau nguyên và hanh.
Lợi mùa Thu. Lợi trong chu kỳ tiên thiên kêu là Mỹ Lợi (quẻ Kiền), nhưng nói đến lợi là rất dễ đâm ra tư lợi. Vì tư lợi nên Hòang Đế ngăn không cho Âu Cơ về Bắc, vì tư lợi nên Trọng Thủy đánh tráo vuốt rùa. Vì thế văn minh phương Nam còn cầm cự được là phải có đức dũng cùng cực gọi là Hùng Vương thì có nghĩa là cần một tinh thần can đảm phi thường vì thế tiền nhân ta nói về ngày mồng 9 tháng 9 (trùng cửu) bằng câu nói “trùng cửu đăng cao” thì nghĩa đen là chỉ lúc cao nhất trong mùa Thu, còn ý sâu xa là chỉ tinh thần bất khuất của Lạc Long Quân đã dám cầm khối sắt nung đỏ (tinh thần quẻ ly phương Nam) ném vào miệng Ngư tinh: chống văn minh du mục, để duy trì văn hóa phương Nam. Nhờ đó mà văn hóa phương Nam vẫn còn sống được và nội dung là sự hòa hợp thủy hỏa một kim được gởi vào một số truyện huyền sử như việc thi gia chánh của Hùng Vương với giải thưởng dành cho đôi bánh dày, bánh chưng, cũng như trong truyện Chử Đồng Tử thôn dân kết hôn với công chúa Tiên Dung… đều nói lên tinh thần dân chủ không phân giai cấp của Việt tộc, nhưng tất cả đều hòa hợp trong một phẩm trật đẹp đẽ như truyện trầu cau: kim mộc và hỏa đồng làm nên màu đỏ của nước Xích Quỷ. Tuy nhiên sức người có hạn, bé tí hon chống khổng lồ mãi cũng có ngày thua và phải đành bước vào giai đoạn “tam ngư” tức là giai đoạn đen tối mà các nhà huyền sử Tây phương nói đến là thời cả (poisson) xảy ra vào quãng vài ba thế kỷ trước kỷ nguyên. Cũng như giai đọan sắp tới thuộc cung Verseau (xem chẳng hạn La nouvelle culture de l’ère du Verseau, par M.Konstantinov, Courier du livre. Paris). Vậy giai đọan Ngư này đối với nước ta là lúc Triệu Đà khai quốc và dọn đường cho sự ngự trị của Hán học, là cái học nhiễm óc chuyên chế… của văn minh du mục Bắc phương. Hán học nối tiếp sang cả giai đọan thứ 4 là tượng.
Tượng là giai đoạn nước ta lấy lại được nền độc lập chính trị để tiến vào các miền theo văn minh của tượng như Chân Lạp, Chiêm Thành (Chàm) là những miền lắm voi. Đấy là giai đọan mở mang nước về phía cùng cực Nam và được tương đối độc lập về chính trị. Nhưng về văn hóa thì còn năm hầu trọn vẹn trong tinh thần Ngư tinh của Hán nho nên đã mất ý thức về nền văn hóa của dân tộc, đến nỗi ngày nay không còn ai đọc được tờ “bằng khóan cơ nghiệp” tô tiên giối lại, bởi vì chỉ còn biết có chữ Hán mà không biết chữ Nho. Hán Nho thì chuyên môn chỉ giải từng chữ nên không thấy vi ngôn đại nghĩa, nên cũng như cái nỏ giả của Trọng Thủy không cứu được nước. Chỉ có lối đọc theo Việt Nho nhìn toàn diện mới đọc ra được Đại Đạo. Tuy nhiên cái đạo đó vẫn còn tàng ẩn trong tiềm thức dân tộc nên đã nhiều lần cứu được nước đến nỗi ta có thể nói không một nước nào trong cõi Viễn Đông lại mang đậm màu sắc Kinh Dịch cho bằng Việt Nam. Hãy nói từ quốc hiệu trở đi: Xích Quỷ, Văn Lang, Giao Chỉ. đã bàn rồng trong bài lễ vấn danh trong Việt Lý. Ơ đây chỉ xin nhắc tới danh hiệu Gia Chỉ là hai nét lớn “chỉ” âm dương giao hội: quẻ ngọai giao với quẻ nội. Kinh Dịch có 64 quẻ là có 64 chữ Giao Chỉ khác nhau, tức cũng là 64 thứ con dâu của Việt tộc đóng vào. Vì lẽ đó Việt Nam rất đáng kêu là văn hiến chi bang. Văn đây phải hiểu là nét gấp đôi uyên nguyên tức đất trời giao hội, và nền văn hóa lên cao nhất là khi ở đâu không đánh mất nét gấp đôi đó (Pli en deux). Con người ngày nay vong thân là tại đã đánh mất ý thức về nét gấp đôi và sa đọa vào cõi người ta chỉ thấy có một chiều đồng nhất. Chiều duy nhất đó là vụ lợi, là thành công, là lấy công. Đây là sự sa đọa không còn phải là văn hiến. Văn hiến cũng đi cấy vì thuộc nông nghiệp nhưng văn hiến nói rằng: “người ta đi cấy lấy công, tôiđây đi cấy còn trông nhiều bề”. Tôi đi cấy cũng lấy công, nhưng công mới chỉ là một, còn ba bè nữa là trời, đất, người mà để đạt được phải có Tâm, nên nói: “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” với chữ tài chữ lợi, chữ “lấy công” thì chỉ cần lý trí. Còn thành nhân thì phải kiêm cả đạo trời đạo đất như hai hạn từ nòng cốt làm nên con người viên mãn như thập tự nhai là thứ cũng tỏ ra nhiều bề: cả Đông, Tây, Nam, Bắc, nghĩa là thần, vì thần vô phương nên không đâu không ở, rất linh nghiệm, nên người nào cảm nghiệm được thì hy hiến tòan thân cho cái Văn đó, nên gọi là Văn hiến. Và nước có nhiều văn hiến thì gọi là “văn hiến chi bang”. Ơ thời xa xưa dưới những triều đại của Hùng Vương có bóng dịu hiền của mẹ Âu Cơ thì Việt Nam đã có nhiều văn hiến, nên cũng đáng tên là Văn hiến chi bang. Đến nay nhiềunhà duy sử đang cố phủ định nước Văn Lang. Bởi chưng “người ta đi học lấy công. Chúng ta nay đi học cũng chỉ trông kiếm tiền”.
Vì đã hết rồi cái học trông trời trông đất trông mây. Cái học biến thông của Lạc Thư, sách gối đầu giường của tiên tổ Lạc Việt, nhưng đến nay hỏi còn được mấy ai biết ý nghĩa ra sao nữa? Huyền sử nói: “vì giếng bị bỏ hoang bẩn thỉu” (xem truyện Việt tỉnh). Truyện kể về Thôi Vũ được Ma-cô-Tiên đền ơn đã chuộc tội, nên tiên cho một hạt ngọc Long Toại, nói đó là ngọc châu từ thuở trời đất mới khai tịch đã có một cặp trống mái, từ đời Hòang Đế trải đến đời Ân, truyền làm thế bào. Trong trận đánh Trâu Sơn, Ân Vương bị Phù Đổng Thiên Vương giết nên đeo nó mà chết, ngọc châu cũng chôn trong đất mà tia sáng chiếu thẳng lên trời. Đời nhà Tần binh hỏa liên miên nhưng vật trân bảo đều bị đốt cháy, các nhà Vọng khí đều biết hòn ngọc Long Toại còn ở phương Nam. Người Tàu đem vàng bạc gấm vóc trị giá trăm vạn để tìm mua. Vĩ nhân đây đại phú. Sau Ma-cô-Tiên rước vợ chồng Thôi Vĩ đi, không biết đi đâu. Nay giếng bỏ hoang bẩn thỉu, hang thì còn ở núi Trâu Sơn. Người Việt gọi là Việt tỉnh Cương vậy (Lĩnh Nam).
Đọc truyện trên chúng ta được chứng kiến một trang huyền sử tuyệt đẹp: Thôi là lớn lao, Vĩ cũng là lớn lao nhưng tự dạng gợi nên cái gì tế vi, cái vi ngôn đại nghĩa, mà vi ngôn đại nghĩa lớn nhát là âm dương hòa kết thành thái cực viên đồ, đã xuất hiện từ khi trời đất khai tịch, đã có một cặp trống mái gọi là Long Toại. Chữ Toại có nghĩa là khoan cây lấy lửa, nhắc lại thời Toại nhân, phát minh ra lửa. Còn Long là thuộc về Lạc Long Quân, vua Viêm tộc. Nhưng đến lúc Hoàng Đế vào xâm lăng thì chiếm luôn cả Kinh Dịch truyền cho đến đời Ân. Nhà Ân nửa trước kêu là nhà Thương là một nhà thấm nhuần văn hóa nông nghiệp cao độ nhất, nên huyền sử nói về vua Thành nhà Thương là có bệnh “tê hết nửa mình, Thang bán thể khô, chữ hán” (Danses 55). Trong danh từ huyền sử thì câu đó có nghĩa là đã “thể nghiệm được đạo âm dương dịch lý”, nên có lưỡng nghi tính vừa thích nghi với vòng ngòai thế sự, vừa thích nghi với vòng trong đại ngã tâm linh, nên nói bóng là bán thân bất toại, mà thực nghĩa là nhà Thương Ân đã trở nên cùng dòng với nền văn hóa Viêm tộc (xem Việt điện tr.57).
Nhà Thương bị nhà Chu diệt, thì ngọc Long Toại cũng bị chôn vùi nhưng chôn vùi bên phương Nam, mà nước tiêu biểu nhất là Việt Nam. Còn bên kia thì mất, về sau có người tên là Khổng Tử dòng tộc nhà Thương Ân nước Tống cứu vớt được một phần đạo lý ghi lại trong Kinh điển. Vì thế tuy sống ở mạn Bắc nhưng lòng Khổng Tử vẫn hướng về phương Nam, lấy làm nơi an trụ: “Nam phương chi cường dã quân tử cư chi” (TD). “Nam phương chi cường” cũng gọi là Hùng Vương. Và vua nhà Ân đã chết chôn ở đất Việt cũng như ngọc Long Toại cũng nằm trên đất vua Hùng Vương thứ ba. Nghĩa là trong vẹn đạo Dịch gồm tam tài ngũ hành: 3 lần 5 = 15 thuộc về nước Văn Lang. Người Tàu cũng phải công nhận y như Khổng Tử. Khổng Tử nói kiểu minh triết, còn huyền sử nói kiểu u linh rằng: “các nhà Vọng khí đều biết hòn ngọc Long Toại ở phương Nam”. Thế là “vật bất ly chủ”. Chủ nó là Phục Hy Thần Nông, Nữ Oa, rồi bị Hoàng Đế chiếm lấy trao cho đến Ân Vương, vì Ân Vương cảm hóa được nên dẫn thân sang chôn táng ở bên đất Việt, y như Trọng Thủy lại trở về phương Nam ôm xác Mỵ Châu và nhảy xuống Việt Tỉnh, cùng một trường hợp như chim Loan của Hòang Đế đập cánh mà chết. Tất cả đều nói lên câu nói của Khổng Tử Nam phương chi cường dã quân tử cư chi”. Thế có nghĩa là chủ sách kinh Dịch là Việt Nam. Cái phiền duy nhất là “giếng bỏ hoang thành bẩn thỉu”.
Trong khi đọc truyện Việt Tỉnh có một điều lạ là trong truyện không nói đến giếng mà đến cuối truyện lại thêm một câu “nay giếng bỏ hoang”. Giếng nào? Không tìm ra trong truyện XII, nhưng khi đọc xuống truyện XIII tiếp liền gọi là “truyện kim quy” thì mới nhận được câu trả lời là “xác Mỵ Châu hóa thành giếng ngọc” (1). Vậy là Việt Tỉnh Cương với giếng ngọc là một. Và nó không là chi khác hơn là khung của Lạc Thư. Vì Lạc Thư thành hình chung quanh chữ Tỉnh cho nên nói Việt Tỉnh chỉ là nói lối khác câu “Lạc Thư là sách của Lạc Việt đã được gợi hứng trên bờ sông Lạc, nên gọi là Lạc Thư”. Nhiều người không dám nhận ra Lạc Thư là của Lạc Việt vì chữ Lạc viết với bộ Trãi, hoặc mã hoặc Tuy (chữ hán) mà không với bộ Thủy. Nghĩ như vậy là không suy tư theo dòng biến chuyển (génétique) tức là dòng Nam tiến liên tục, vì có cuộc Nam tiến nên tiếng Việt từ bộ Mễ chuyển sang bổ Tẩu (chữ hán) thì Lạc Thư tự bộ Thủy phương Bắc đổi sang bộ Mã phương Nam (quẻ khôn là tân mã, thay được bằng bộ Trãi) hay bộ Trĩ (quẻ ly phương Nam chim trĩ) là truyện thường trong lối viết chữ Nho. Thí dụ như chư Trâu chỉ miền Khổng Tử có 4 lối viết (xem Legge I. 59) cũng có thể nghĩ rằng lúc ấy phương Bắc đã hòan tòan rơi vào tinh thần du mục, ngư đã đốc ra ngư tinh nên Lạc Long Quân phải giết, thì cũng là lúc bỏ chữ lạc thủy đổi ra lạc chim từ… biến sang … (… là chữ hán). C1i lối đổi bộ trong chữ viết là chuyện đã xảy ra nhiều lần mội khi sửa đổi văn tự nhất là đời Tần là đời chôn táng chữ viết của Việt tộc. Đấy cũng là một lối làm cho việc đọc huyền sử khó thêm lên một độ. Tuy nhiên khi biết được qua tiểu tiết mà đọc cả Kinh điển lẫn huyền sử thì câu nói chủ quyền của Việt Nam đối với Kinh Dịch có nhiều bằng cớ và chứng tích. Điều quan trọng nhất là nếu nhận làm chủ thì phải biết đọc theo chính chủ. Đó là điểm chúng ta sẽ bàn trong chương sau. Cần thêm mấy nhận xét cuối cùng về tên sách Dịch. Hiện nay Hán Nho quen gọi là Chu Dịch để chỉ Dịch của nhà Chu, vì trước đã có hai tên khác là Liên Sơn của nhà Hạ (2205-1776), vì bắt đầu với quẻ Cấn là núi và Quy Tàng của nhà Thương Ân (1776-1150) bắt đầu với quẻ Khôn. Nhà Hạ thì rõ ràng thuộc văn hóa Việt tộc (xem Việt Lý) nên nói Dịch Liên Sơn của nhà Hạ cũng là nói của Việt tộc. Còn nhà Thương Ân thì đã cảm hóa theo Việt Nho hầu trọn vẹn nên huyền sử mới nói Ân Vương bị chết chôn cùng với ngọc Long Toại bên đất Việt có lẽ vì bị chôn như thế nên gọi Dịch nhà Thương là Quy Tàng.
(1) Trong bản dịch ông Lê Hữu Mục viết là giếng còn trong bản chữ Nho lại viết là Thạch cả hai cùng có nghĩa: thạch là một thứ hạt Châu (Mỵ Châu). Nhưng giếng có nghĩa hơn vì chữ Tỉnh là nền cho Khung Hồng phạm, nên chúng tôi viết giếng.

Xét về phương diện tiền sử nước ta được chia ba giai đoạn là Thái Sơn, Ngũ Lĩnh, và Phong Châu. Thái Sơn thuộc thời Tam Hoàng trong đó ông tổ Việt tộc là Thần Nông cũng có hiệu là Liệt Sơn cùng với Thái Sơn là một. Thái Sơn ở tỉnh Sơn Đông giáp với tỉnh An Huy, nơi khởi xuất của núi Ngũ Lĩnh, nên từ Thái Sơn sang Ngũ Lĩnh liền nhau nên có thể vì đó mà gọi là Liên Sơn. Hoặc một mình Ngũ Lĩnh cũng đã đủ gọi là Liên Sơn vì đó là dãy núi rất dài khởi tự An Huy mà chạy qua tỉnh Chiết Giang. Giang Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu. Rồi đến giai đoạn Phong Châu tận cùng bằng câu truyện Việt Tỉnh nơi tàng ẩn xác của Trọng Thủy với Mỵ Châu nên gọi là Quy Tam. Hoặc vì Phong Châu là miền Nam nhất trên con đường Nam tiến của Việt tộc mà phương Nam là quẻ Khôn mà tài quẻ Khôn là tàng trữ nên gọi là Quy tàng. Đàng nào cũng hợp lý và đều nói lên chủ của Kinh Dịch là Viêm Việt còn Hán tộc chỉ là mượn lại thôi, và vì không phải là chủ nên đọc Dịch không trúng cách. Vì thế điều quan trọng nhất là chúng ta phải bàn về lối học Dịch của Việt Nho. 
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...