CHỮ
NGHỆ
1. Nguồn gốc của Cơ cấu
Ngũ hành
Nguồn gốc của Ngũ hành bắt đầu từ Chữ Nghệ gồm nét phẩy và nét mác: 刈=丿+ 乀,
Trong tập sách Hùng Vương Sự Tích Ngọc Phả Cổ Truyền
có lời rằng:“Vua Kinh Dương Vương vâng
ngọc chỉ phụng mệnh Trời về núi Nam
Miêu Sơn lập đô ở phía Hoan Châu thuộc Nghệ An xứ”. Chữ Nghệ An đây không
mang nghĩa địa dư nữa mà là nghĩa nhân bản chỉ người tài giỏi, biết quyền biến.
Qua ba vĩ tích, Lạc Long Quân đáng gọi là nghệ hiện
thân, nghệ sĩ thượng thăng, Nghệ sĩ viết hoa, tức biết sống trên cả hai đợt
biểu thị bằng nét chữ Nghệ giao thoa 刈 với công hiệu
đương nhiên là an vui hoan lạc. Nói cách khác, câu “Lập đô ở phía Hoan Châu thuộc Nghệ An xứ “, nói lên bí quyết
của triết lý An vi xứ Nghệ. “ ( Lược trích trong chương Xứ Nghệ Kinh
Hùng khải triết )
Chữ Nghệ là nét Giao Chỉ cũng là nét Lưỡng nhất, cũng
là Âm Dương chi giao,chữ Nghệ là tiền thân của chữ Thập: + chữ Thập thì nhiều
nơi vẫn có, nhưng chỉ Việt tộc mới dùng chữ Thập làm khung Ngũ hành. Ngũ hành
được dùng làm khung diễn tả cơ cấu của nền Văn hoá, cũng như Trống Đồng Đông
Sơn hay Ngọc Lũ là diễn để mô tả hình ảnh Vũ trụ Hòa của nền Văn hoá ( Chí
Trung hòa )
更文明的状态- văn hiến chi bang
文化- văn hiến, 文化- văn hóa, 文化交流- giao lưu văn hóa, 交货- giao, 分配 – Giao Chỉ, 和解 – giao hòa, 交往 – giao hợp, 干扰 – giao thoa, 沟通 – giao tiếp, 路口- giao nhau, 盟约- giao ước, 交换- trao đổi
Đạo Nho phát xuất từ Kinh
Dịch, thành bởi Âm Dương, Tam tài, Ngũ hành. Nói kiểu cơ cấu là thành bởi 3 số
2 , 3 , 5 : 2 là Âm Dương, 3 là Tam tài, 5 là Ngũ hành. Muốn biết gốc đạo Nho
thì hãy tìm gốc bộ ba số 2, 3, 5. Hễ
thấy chúng phát xuất từ đâu, thì Nho cũng từ đấy. Kinh Dịch đã nói điều đó trong
câu “ Tham Thiên lưỡng Địa nhi ỷ số “
(Thuyết quái 1). Vậy
số 2 phát xuất từ cái gạch Bắc Sơn (tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa). Số 3 phát
xuất từ bộ ba cái Chạc (Ðông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) . Số 2 , 3 cũng ở Ðông Sơn
trong một mộ cổ tìm thấy 5 hòn sỏi thì 3 hòn mài Nhẵn, 2 hòn để Thô . Lại thấy
hình xếp 3 người trên, 2 người dưới trong các Qua . Rồi trong hai huyền thoại:
một Sách Ước với 2 trang Hỏa Mộc: Hỏa số 2, Mộc số 3; một về hiền triết Tanê (ở
Dane) nhận được 2 hòn đá quyền lực và 3 thúng khôn …
Khổng Tử xưng mình chỉ thuật
lại Đạo xưa, mà không sáng tác : “Thuật
nhi bất tác. Tín nhi háo cổ. Thiết tỉ
ư ngã Lão Bành “ (Luận Ngữ VII - I). Khổng tử trộm ví mình như Lão Bành.
Bành với Bàng là một. Ví mình với Lão Bành tức ví mình với người họ Hồng Bàng.
Học với Thuấn là người Ðông Di : “Trọng Ni
tổ thuật Nghiêu Thuấn“, (Trung Dung 30); “Thuấn, Ðông Di chi nhân“, (Mạnh tử). Di là Lạc Việt. Người Tàu quen
gọi ta là Man Di, nên có Di Việt, Hoàng Di (như Hoàng Việt). Khổng Tử hướng
lòng về phương Nam :
“Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo. Nam
phương chi cường dã , quân tử cư chi“ (Trung Dung câu 10). Trong Kinh Thi
ông đề cao thơ Châu Nam và
Chiêu Nam ,
đến độ bảo ai không học hai thơ đó thì như quay mặt vào tường.(Luận ngữ XVII,
10).
Ta đã biết ba cột cái của Việt là số 2, 3, 5 nho công
thức thành âm dương, tam tài, ngũ hành. Đó là những ý niệm bao la trừu tượng đã
được cụ thể hóa bằng đặt cho những tên huyền sử: Tam tài trở nên Tam Hoàng là
Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông đại diện cho trời, đất, người. Người chỉ bằng Nữ Oa
trong tay cầm cái quy + cũng gọi là thập tự nhai thành bởi hai nét ngang dọc,
nét ngang chỉ đất, nét dọc chỉ trời, hai nét hợp lại chỉ Người được định nghĩa
là Thiên Địa chi đức. Còn ngũ hành được cụ thể hóa bằng Ngũ Đế là Thái Hạo,
Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. Trong bảng ngũ hành, hành Thổ quý nhất
do địa vị trung ương, được xếp đặt như sau:
Thủy
Kim
Thổ Mộc
Hỏa
Đó là lối xếp cơ cấu với ý nghĩa siêu hình dành cho
Thổ địa vị siêu lên khỏi bốn hành chung quanh để chỉ Con Người Đại Ngã làm chủ
vũ trụ. Đó là lý tưởng, còn trong thực trạng ngũ hành cũng như âm dương đã bị
lạm dụng theo nghĩa ma thuật dị đoan.
Ngũ hành cũng được dùng vào lịch sử để làm dáng cho
triều đại, bắt họ với những tổ huy hoàng. Theo đó quý nhất là Tam Hòang, thứ
nhì là hành Thổ, thứ ba mới tới 4 hành xung quanh. Con người ai chả sính làm
đẹp cho dòng tộc, người Tàu cũng theo luật đó, nhưng đã nổi bật trong vụ này vì
có thuyết Tam Hoàng và Ngũ Đế trợ lực: gia phả quý nhất là móc nối được với Tam
Hoàng, nếu không được thế cũng phải cố níu lấy một Đế nào đó mới chắc có Thiên
mệnh trước mặt dân chúng vì các Đế kế tiếp theo thứ tự tiên thiên ngũ hành, nên
móc nối dòng tộc vào được ngũ đế là chứng minh được thiên mệnh cho dòng tộc.
Triều đại nào lên ngôi đúng vào hành Thổ thì sang vô cùng. Vậy ta hãy xem các
triều đại xếp đặt theo thứ tự các hành, các hành theo thứ tự các mùa như sau:
Mộc chỉ
mùa
Xuân
màu xanh
Hỏa chỉ
mùa
Hạ
màu đỏ
Thổ chỉ
mùa
Tứ Quý màu
vàng
Kim chỉ
mùa
Thu
màu trắng
Thủy chỉ
mùa
Đông
màu đen
Đó là thứ tự vòng sinh: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc
sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ. Ngũ Đế đầu tiên xếp theo vòng sinh này mở đầu bằng
Thiếu Hạo cũng gọi là Kim Thiên. Ngược lại thứ tự khắc: Thủy khắc hỏa, Hỏa khắc
Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ. Cuối đời Chu đã bắt đầu lập lệ đặt gia
phả triều đại, nhà nào cũng cố móc nối với một ông lớn như Nghiêu Thuấn, Chuyên
Húc, Hoàng Đế. Tư Mã Thiên có lẽ vì nể Đạo Lão đã dùng vòng kháng khắc đặt
Hoàng Đế lên đầu ở hành Thổ, ông Granet gọi đó là tội gian lận bắt được quả
tang đổi huyền thoại ra sử ký. Theo bảng này nhà Chu ở vào hành Hỏa, dùng màu
đỏ (màu Chu ). Nhà Hán kế tiếp Chu phải là hành
Thủy (thủy khắc hỏa) nhưng hành Thủy tầm thường không xứng với nhà Hán đã mở
mang bờ cõi rộng lớn chưa từng có trong lịch sử Tàu, vậy phải xoay trở thế nào
cho được hành Thổ. Khó chi đâu chỉ việc đẩy Tần Thủy Hoàng ra, chữ Thủy vừa có
nghĩa là thứ nhất mà cũng có nghĩa là nước: Tần Hòang thờ Hà Bá. Vậy khắc Thủy
phải là Thổ. Thế là nhà Hán diệt Tần nhận hành Thổ, đúng điềm triệu xuất hiện
khi lên ngôi trong đó có sâu đất (Thổ) vô kể!
Kinh Hùng Khải Triết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét