NGUỒN GỐC VÀ QUỐC HIỆU VIỆT NAM | |||||||||
Theo
truyền thuyết thì Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông nhân đi tuần thú qua
miền Ngũ Lĩnh lấy công chúa Vụ Tiên mà sinh ra Lộc Tục. Đế Minh phong cho
người con trưởng là Lộc Nghi làm vua ở phương Bắc, còn Lộc Tục làm vua phương
Nam nước Xích Quỷ xưng là Kinh Dương Vương lấy Long nữ con gái Động Đình Quân
sanh ra Sùng Lãm về sau nối ngôi cha xưng là Lạc Long Quân. Đế Lai là con Đế
Nghi sang ở phương Bắc, nhân nhớ tới họ hàng nên cùng Âu Cơ xuống Nam, về sau
lấy Lạc Long Quân đẻ ra cái bọc một trăm trứng, nở ra một trăm con trai, rồi
phong người con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương truyền 18 đời
trị vì được 2621 năm. Đến năm 258 bị nhà Thục dứt. Nhà Thục đặt tên nước là
Âu Lạc (257-208). Đời Tần (214) chiếm lấy Âu Lạc và chia ra 3 quận. Đời Hán
Triệu Đà (208-111) khôi phục lại và đặt quốc hiệu là Nam Việt.
Nhà
Hán dứt họ Triệu đặt đô hộ trên Nam Việt lấy tên là Giao Chỉ 111-618,
Nhà
Đường 618-907 gọi là An Nam đô hộ phủ
Nhà
Đinh 968-980 gọi nước là Đại Cồ Việt
Nhà
Lý đổi ra Đại Việt
Nhà
Tống công nhận là An Nam quốc,
Đời
Gia Long đặt là Việt
Vua
Minh Mạng đổi là Đại
Đến
thời độc lập gọi là Việt
Như
thế từ ngày lập quốc tới nay nước ta có tất cả 11 danh hiệu, trong số đó có 5
danh hiệu ban đầu quan trọng hơn cả, bởi vì nó thuộc thời huyền sử nên biểu
lộ sử mệnh của nước cũng như quyết định về hồn nước nhiều nhất, vì thế chúng
ta chỉ cần tìm hiểu năm danh hiệu đó là:
Xích
Quỷ đời Kinh Dương Vương
Văn
Lang đời Hùng Vương, cả hai thuộc họ Hồng Bàng
Âu
Lạc đời Thục An Dương Vương
Nam
Việt đời Triệu Đà
Giao
Chỉ Bắc thuộc lần thứ nhất.
Bây
giờ chúng ta đi vào từng danh hiệu và trước hết hãy xét tới danh hiệu thời
Hồng Bàng (chữ hán). Hồng là con chim lớn, còn Bàng là nhà lớn. Hai chữ này
gợi lại cho ta nguồn gốc Viêm tộc ban đầu thờ vật tộ Tiên mà biểu hiệu là
chim (1), là trời, với lịch, liên hệ đến thời gian. Hồng được ngờ là một
giống hạc rất lớn trong miền sông Dương Tử. Chim được sách Sơn Hải Kinh kêu
là “Đế Giang” (chữ hán) hầu chắc là chim Hồng, vì Hồng kép bởi hai chữ Giang
và Điểu nên là Đế Giang, Đế Hồng (Danses 543, 544, 515). Các bà lớn Viêm Việt
thuộc huyền sử được gọi là tiên nữ vì tiên biết bay cũng như nói người phương
Nam được gọi là có cánh (Danses 339). Thí dụ: Tam Miêu là người có cánh chim,
chắc là vì đó. Núi Tam Nguy nơi Tam Miêu bị đày cũng gọi là Vũ Sơn (chữ hán)
nghĩa là núi lông chim nơi có loại chim chỉ có một đầu mà ba mình (Danses
243, 248) có màu xanh da trời, hình con tra trả. Cũng có sách gọi là Cưu
(Danses 242). Và do đó khi múa bài Si Vưu thì phải mang lông chim (Danses
26). Nên nhớ Si Vưu vừa là tên riêng vừa là tên chung chỉ là cờ, và cũng chính
là bài vũ của Tam Miêu. Sau này Điểu đi với Văn (2), ngược lại võ gắn liền
với thú. Thú cũng như võ đi với Hoa tộc, vì thế Hiên Viên lấy hiệu là Hữu
Hùng. Hùng là một loại gấu trắng, có lẽ vì đó các bà quan mặc áo thêu chim
trĩ, còn áo các ông thêu rồng (H. Maspéro 210) vì rồng là một loài thú nhưng
đã thăng hoá tức đã đồng hóa với chim nên cũng biết bay? Dầu sao thì mối liên
hệ điểu thú đã có từ lâu đời, hầu chắc thuộc giai đoạn Tam Hoàng khi chưa có
thú của Hoa tộc, nhưng đã có rồng của Viêm tộc, nghĩa là Tiên Rồng có trước
lúc Hoa tộc tràn vào. Ngay thời Thiếu Hạo đã thấy có lệ dùng chim làm trang
sức cho quan văn và thú cho quan võ (Cordier 72). Về chữ Bàng ta có thể nghĩ
là lúc ấy còn nặng óc gia tộc nên nhấn mạnh đến nhà lớn, có thể là đại gia
đình, đại gia tộc giai đoạn thị tộc mẫu hệ. Chữ Bàng có thể gợi ý đến chữ
thất là chữ có thể ngờ rằng Viêm Việt dùng để chỉ cái nhà. Vì Viêm Việt đi
vào nông nghiệp sớm nên làm nhà đàng hoàng nơi đàn bà to quyền, nên dưới chữ
miêu thì đến chữ thất và chữ khư chỉ đồ dệt vải của Chức Nữ đặt trên chữ Thổ,
vì thế con gái chưa chồng kêu là “thất nữ”, con giai kêu nữ là thất, nữ kêu
nam là gia. Chữ Gia viết với bộ thỉ là con heo, người Tàu mấy tỉnh Thiểm Tây,
Cam Túc, Hà Nam, Mãn Châu biết nuôi heo rất sớn (Civ. 76) và nhà thường khoét
vào đất đỏ trong đó đồng cư cả người lẫn heo. Bài “Chiết dương liễu ca” là
một bài thơ biểu lộ được phong tình đất Bắc có câu:
“Ngã thị Lỗ gia nhi
Bất giải hán nhi ca”
Chữ hán
“Ta người trai đất Bắc
Sao hiểu được Hán ca.”
Ta nhận thấy chữ gia chì người
trai phương Băc không hiểu được Hán ca. Vì sông Hán thuộc phương Nam. Lâu
ngày thì chữ Gia bớt dần hơi heo để đi lên bậc khá tôn quý, đến nỗi đi kèm
những chức bậc cào như thương gia, chính trị gia. Tất nhiên không thể lên cao
bằng chữ thất, vì thất lên tới Thái thất, mà Thái thất là then chốt văn hóa
vẫn nằm trong quyền chi phối của Viêm tộc coi trọng nhà như nước, nên đã gắn
nhà vào nước để ra “nhà nước”, hoặc sau biểu tượng nước là Đế điểu kêu là
Hồng, thì đến biểu tượng nhà là Bàng. Ngày nay ta nói nhà nước là nói lên ý
tưởng của tiền nhân lúc ấy là Hồng Bàng thị vậy. Kêu là Hồng Bàng hay Thái
thất cũng là một: cả hai danh từ đều chỉ nền văn hóa nối Nhà với Nước.
Trên đây là những suy luận tuy
có căn cứ trên một số dữ kiện nhưng không nên hiểu cách cố định mà cần uyển
chuyển rất nhiều, thí dụ tuy điểu đi với Viêm tộc, còn thú đi với Hoa tộc là
câu nói không nên đặt biên giới kín mít vì có thể vật tổ thú đi với giai đoạn
săn hái, còn điểu với giai đoạn nông nghiệp. Thí dụ Thần Nông có đầu bò thì
đầu bò có thể là ý nghĩa nông nghiệp. Nên nhờ Thần Nông cũng có họ Khương có
lẽ vì bộ dương nên nói ThầnNông có đầu bò, mà cũng có thể là dấu vế thời còn
săn hái? Rồi sau đến con cháu thì mới đi hẳn sang nông nghiệp với vật tổ là
Tiên (Danses 259). Đó là vấn đề phiền toái, chỉ cần nhắc đến để có một ý niệm
về hai loại điểu và thú, nhưng vì tính chất biến dịch tự thú sang điểu rất
thường. Ông Cổn bị đày lên núi và hóa ra vũ tức loài có cánh chim nghĩa là
đồng hóa theo Tam Miêu. Tam Miêu là loài có cánh nhưng không bay được (Danses
258). Rõ ràng vật tổ Tiên hay điểu.
Ngoài biến dịch còn có phép
giao thoa giữa thú và điểu tức giữa hai nền văn hóa kiểu “âm trung hữu dương
căn” nên trở thành tế nhị. Thí dụ lẽ ra Phục Hy phải cầm quy để củ cho Nữ Oa
vì quy là tròn đi với trời, với đực, đàn ông, còn củ là vuông đi với đất,
cái, đàn bà. Thế mà đây Nữ Oa lại bồng quy mới chết người ta. Vô số học giả
lầm vì thế. Vậy cần nhớ luôn là chúng ta đang ở trong bầu khí kinh Dịch có
tính cách giao thoa thẩm thấu với các bờ cõi nhập nhằng trồi sụt liên miên.
XÍCH
QUỶ
Tên nước đầu tiên của ta là
Xích Quỷ, hai chữ này gợi ngay ra một tên quỷ đỏ, ít ra đỏ ở cái đít, nên hầu
hết sách vở không dám bàn đến. Có người cho rằng đấy cũng là một vụ chài kiểu
Si Vưu, và như vậy thì Xích trước kia là chữ Tử, còn Quỷ là chữ gì đó. Nhưng
ta có thể giữ y nguyên danh hiệu miễn phải đặt vào đồng văn lúc đó.
Theo
quyển Văn Hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm thì chữ quỷ có nghĩa là lớn lao và
hay đi với chủ (quỷ chủ, chữhán) để chỉ người có quyền thế lớn ở vùng Nam
(Văn hiến 214). Miền Tứ Xuyên hay nói “đô quỷ chủ, chữ hán” để chỉ vị nguyên
soái, cũng có khi nói “thiên quỷ chủ, chữ hán” có lẽ để chí ngườic ầm đầu một
ngàn nhà (Văn hiến 278). Theo Kinh Dịch thì Bắc chỉ nước
Như
vậy khi đặt tên cho nước là Xích Quỷ thì tiên tổ ta có thể nhằm một trong ba
hay tất cả ba ý tưởng sau đây. Một là nói lên ý tưởng về văn minh, trong đó
chữ quỷ có nghĩa là quy hướng = “quỷ quy dã”. Liệt Tử đã dùng chữ này trong
khi nói về lúc sau chết, thì thần và hình đều trở về chỗ chân thực sơ nguyên
của mình. “Tinh thần li hình, các quy kỳ chân”, nên Xích Quỷ có nghĩa là đi
về phía văn minh chỉ thị bằng mặt trời phương
(1) Một số người cho là danh hiệu này do Tàu gán
cho ta để tỏ ý khinh bỉ. Nhưng thiết tưởng chữ quỷ có ý là chủ, và lúc đó chưa
có nước Tàu, nên ta có thể giữ nguyên. Tuy nhiên đây cũng chỉ là tiểu tiết.
Nếu tìm ra tài liệu đích đáng là do Tàu thì ta bỏ chẳng có sao. Vì chỉ là
chuyện lịch sử.
(2) Hình như ban đầu
có một giai đoạn Viêm tộc nhờ vật tổ chim rồi tự đó tiến lên vật tổ Tiên và
Rồng. Điều chắc là về sau chim cũng như núi, và đàn bà vẫn đi đôi với tiên.
Vì thế mà chim chiếm một vai trò quan trọg trong văn hóa Viêm Việt.
(3) Múa Văn thì cầm lông
chim trĩ và ống sáo. Múa Vũ thì cầm cái thuẫn và cây búa. Kinh Thi bài giản
hề 380 Bản dịch Tạ Quang Phát tr.189.
Kim Định
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét