Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Văn Hiến

VIỆT NAM VĂN HIẾN CHI BANG
Việt Nhân


Người Tàu đã công nhận quốc gia ta danh hiệu : “ Việt Nam Văn hiến chi bang ”, ta thử xem lời xưng tụng đó có cơ sở gì không hay chỉ là một lời mỉa mai không mang một nội dung nào cả ?
Tiêu chuẩn của một văn hiến chi bang .
Ðể xứng danh là một dân tộc thì phải có bộ sách dân tộc .
Thiếu bộ sách dân tộc thì không thể có dân tộc trung thực, mà chỉ là một đoàn lũ sống chung với nhau trên cùng một mảnh đất với những liên hệ chính trị, kinh tế, binh bị. Phải có sách mới thực có yếu tố trường tồn làm như sợi dây nối các thế hệ xưa với nay làm thành một thực thể thống nhất về tinh thần , có vậy mới là dân tộc đích thực .
Sách càng lớn thì dân tộc càng to, nhưng sách lớn không đo bằng số lượng mà bằng mức độ tâm linh ẩn tàng trong sách làm như linh hồn sống động của dân, nghĩa là bao nhiêu công việc quan trọng của con người trong nước đều được quy chiếu vào đó như trung tâm. Tính chất tâm linh càng lớn lao thì dân tộc càng vĩ đại, vĩ đại đến cấp siêu việt thì nước được gọi là có văn hiến hay Văn hiến chi bang .
Như vậy muốn được gọi là văn hiến thì phải có những văn kiện cao quý, cao quý đến độ khiến được các phần tử tinh anh trong dân hy hiến thân tâm mình cho cái văn đó, những người này được gọi là Hy hiền, Hy thánh hay “Hiền nhân quân tử ”. Vậy muốn nước được là Văn hiến chi bang thì nước phải có Văn và có Hiến ( Hiến tức là Hiền )
Việt tộc có Bộ sách dân tộc không ?
Thưa là : Không mà lại có :
- Không vì chưa có văn tự riêng , không có chữ viết thì hẳn là không có sách .
- Có là vì có Kinh vô tự tức là những văn kiện được biểu hiện bằng dăm ba bộ số , với một mớ huyền thoại và vô số tục ngữ ca dao .
Các số này được gọi là huyền số , nó không dùng để đo đếm , nhưng để biểu thị cái khác, vì thế chúng làm nên những tiêu điểm khách quan nhưng câm nín , nên cần đến huyền thoại làm như những lời nói lên có ý nghĩa . Tuy không có chữ, nhưng còn có truyền khẩu mà nội dung là huyền thoại, nên kể là có .
- Những số đó ( huyền số ) có đủ giá trị chăng ?
Thưa là quá đủ , vì đây là đang nói về giá trị văn hoá thuộc tinh thần , mà tinh thần đi ngược với vật chất , .Với vật chất càng to càng hay , còn tinh thần càng bé lại càng quý : bé cho đến số không thì quý vô cùng .
Vì tất cả triết lý Ðông phương đều đặt trên số không : Ấn Ðộ là Thái Hư, Lão Tử là Cốc Thần ( hang trống ) Nho là vô thanh vô xú , Việt là Trống ( trong chữ Trống Ðồng ) , muốn nói theo Nho thì đó là Hư Tâm , Hư Linh , tức cái Tâm có trống rỗng thì đạt được linh thiêng .
Ðó là bí quyết làm cho nước nên văn hiến tức là có nền văn hoá giàu chất tâm linh .
- Có bao nhiêu sách dân tộc và những sách nào ?
Sách dân tộc Việt toàn là những kinh không có chữ chỉ biểu hiện bằng bộ số vài ba .Sau khi đã nghiên cứu mới thấy bộ số đó quả là con chấm chủ quyền đã đóng vào vô số văn kiện , điển chương, lược đồ, di vật, hiện vật, nên có thể nói đó là bấy nhiêu sách dân tộc .Tuy nhiên con chấm đóng hẳn xuống đã biến dạng nhiều cách nên khó nhận diện , chỉ sau khi đọc toàn bộ mới thấy rõ .
- Sách có tên : Kinh Hữu tự
Ở đây xin kể tạm vài ba quyển thôi :
a.- Sách Ước , gậy Thẩn của Hùng vương .
b .- Sách Tản Viên , Ba Vì.
c .- Lạc Thư
2 .- Sách không tên : Kinh Vô tự
Sách không tên thi vô số , như: Cái Trống, cái Ðình, cái nhà sàn, cái giếng và vô số vật dụng khác đếu hàm tàng các số 2 , 3 đôi khi cả 5, 9 nữa .
Cũng phải kể đến Huyền thoại mà nét đặc trưng là vắn tắt hết sức chỉ một vài dòng như chuyện “Nữ thần Mộc dạy anh em Lộ Bàn, Lộ Bộc biết làm nhà chữ Ðinh”, vắn tắt như thế nhưng ý nghĩa lại bao la vô tận . Quả đúng như câu châm ngôn triết : “ nội hàm càng nhỏ ngoại hàm càng to” . Nội hàm rút vào cùng cực thì toả ra cũng cùng cực . Nội hàm rút vào còn có một chữ Trống thì toả ta muôn vàn .
Trong các Kinh Vô tự , phải kể đến Kinh Dịch .Nó có một địa vị đặc biệt ở chỗ có chân trên cả hai bình diện Văn và Tự, tức là không có chữ mà chỉ có số, vì thế gọi là văn, vừa có chữ , nên gọi là tự ( tức là các hệ từ ) .
Truy tầm theo lối sinh thành thí thấy Kinh Dịch có 5 giai đoạn ( theo Tam phần thư ) :
a .- Giai đoạn I .-Dịch thiên nhiên hay Ðạo Dịch của Trời Ðất
Tức hồn Dịch gặp được trong các huyền thoại đầy chất Lưỡng Hợp như truyện Ông Cồ Bà Cộc , núi sông, nước lửa, Tiên Rồng . . .
b .-Giai đoạn II .- Của Phục Hy
Thành bởi nét đứt ( - - ) nét liền (― )ghép thành 8 quẻ đơn , mỗi quẻ có 3 nét . Ðó là bộ số 2 , 3 , 5 .
c .- Giai đoạn III .- Của Ông Ðại Vũ đúc 9 đỉnh ,
Tức là thêm vào vòng trong 5 số sinh 4 số thành nữa là 9 , cũng gọi là Cửu Lạc ( số 9 của dân Lạc ) .
d .- Giai đoạn IV .- Dịch của Văn Vương
Bắt đầu có văn tự , đó là những lời giải nghĩa 64 quẻ gọi là Hào từ .
e .- Giai đoạn V .- Khổng Tử có thêm Thập Dực
Nổi nhất trong đó là hệ từ đại truyện có giá trị triết lý siêu hình .
Xưa nay người ta chỉ biết có giai đoạn IV và hầu hết nó đã trở thành sách bói toán và tán nhảm .
Giai đoạn V được chú ý chút ít . Chí như 3 giai đoạn trước thì hầu như không có ai nói gì tới và đấy là chỗ cắt nghĩa sự sa đoạ của Nho là vì Ðạo là cái gì linh thiêng siêu việt không thể dùng ngôn từ hữu hạn mà nói được , “ nói được thì không phải Ðạo thường hằng nữa ” , mà chỉ là Ðạo phù phiếm thuộc xã hội .Vì thế “ Tri giả bất ngôn ” người biết Ðạo không nói mà chỉ dùng một hai dấu hiệu , vài ba con số để chỉ thị rồi yên lặng .
Ðó là lý do tại sao các đạo lý Ðông phương quý chữ Trống rổng , Hư tâm, Vô thể . Vì thế Kinh Dịch khởi đầu chỉ có số 2 và 3 , đến sau mới thêm lời vào. Vậy mà các thế hệ sau lại chú ý nhiều về lời thành ra chỉ chuyên ngành mà bỏ gốc. Nay muốn tìm lại Ðạo Uyên Nguyên thì phải học về các số trong Kinh Dịch .
3.-Ý nghĩa các Huyền số .
Muốn tìm ý nghĩa các số ta hảy căn cứ trên Kinh Dịch . Kinh Dịch chia các số theo những lối cần phải biết để sau đoán ý .
a.- Số Ðất : chỉ bằng các số chẵn là 2 , 4 , 6 , 8, nếu vẽ ra hình sẽ là nét ngang — hoặc hình vuông □ .
b. Số Trời :chỉ bằng các số lẻ 1 , 3 , 5 , 7 , 9 . Vẽ ra là hình nét dọc│hoặc hình tròn ○ .
c .- Vòng trong, vòng ngoài.
Các số trên đưọc chia ra vòng trong và vòng ngoài :
Vòng trong ( xếp theo ngũ hành ) : gồm 5 số từ 1 – 5 , được gọi là số sinh .
   2
3 5 4
   1
Vòng ngoài : gồm 4 số từ 6 – 9 , được gọi là số thành.
    7
    2
83549
    1
    6
( 5+1=6 ;5+2=7;5+3=8 ;5+4=9: Số thành ) Văn hoá nào có nhiều số 4 là thiên vể Ðịa , có thể gọi là Duy vật với hình ngang hay vuông.
Chính trị đặt trên mẫu du mục : có giai cấp , liên hệ người là chủ nô .
Còn thiên về số 1 là nghiêng về Thiên có thể gọi là duy tâm linh , hình là nét dọc hay tròn .
Ðây chỉ là sự phân loại tiên thiên chưa được áp dụng .
Ðó sẽ là việc được bàn trong toàn sách, chỉ cần nói rằng trong thực tế văn hoá nào cũng có rất nhiều sửa sai nên nó làm cho khó nhận diện .
Lại theo luật hai Thái cực ở liền ngõ ( les extrêmes se touchent ) , nên văn hoá ưa dùng số 4 cũng dùng số 1 ( nguyên lý đồng nhất ) , còn văn hoá ưa dùng số 1 cũng lại dùng số Ðất như số 4 . Vì thế có những bộ số; 1 – 4 hay4 – 1 .
Việt Nho thì dùng bộ số 2 - 3 . Việt nói vài ba ( 2 – 3 ) ; Tàu nói tham lưỡng ( 3 – 2 ) . Hai số cộng với nhau thành 5 , số Ngũ hành .
Ðó là bộ số chỉ trỏ sự quân bình vũ trụ : Trời 3 , Ðất 2 . Vẽ ra là hình Thập tự nhai┼ gồm nét ngang là 2 Ðất, cộng với nét dọc là 3 Trời thành ngũ hành là số 5. Hoặc cùng vẽ là hình tức là
tròn trên vuông hay tròn bao lấy vuông .
Xã hội theo quy chế Bình sản không có chế độ nô lệ. Hỏi ai là chủ bộ số 2 – 3 này trước thì đó là Việt. Vì cả khảo cổ ( nét song trùng ) lẫn huyền thoại ( Tiên , Rồng ) đều nói lên điều đó . Ðây chì nói có số 2 , vì nó là đầu mối cho các số nền tảng sau :
Thí dụ: Số 3= 1 +2
Số 5= 2 + 3
Số 9= 5 + 4
Các bộ số cứ đi đôi ( 2 ) như vậy vừa căn bản lại vừa đặc trưng để nhận diện .
Trong thực tế thì phải nói cả Việt lẫn Tàu đều là chủ .Việt chủ ở đợt số sinh gọi là văn hoá ; Tàu chủ ở đợt số thành gọi là văn minh . Nói khác đi Việt thai nghén ra những tượng ý , thí dụ bánh dày bánh chưng . Còn Tàu thì hoàn chỉnh tượng ý đó bằng đổ khuôn lời gọi là công thức hoá bánh dày bánh chưng Việt trở thành câu“ Thiên viên địa phương ” của Nho . Còn rắn với thuồng luồng của Việt trở thành con long của tàu , nhà sàn trở thành Tam tài .Do đó mà đặt thứ tự Việt Nho tức là Việt trước Nho ( khi hiểu Nho là Tàu ) .
Ðây là vấn đề rắc rối sẽ phải nhờ đến sự trợ lực của các khoa Tân nhân văn như khảo cổ, dân tộc học, cổ sử để phân xử . Ðể đi đến hệ quả là muốn tìm ra đâu là Nho trung thực tức là Nho chưa xa lìa số sinh của nó thì phải kể đến yếu tố Việt . Nói cụ thể là phải kể đến huyền thoại và huyền số nữa , nếu không dễ trật đường .
Trên đây ta đã nói bộ số nền tảng của Việt Nho là vài ba.
Sau đây là vài thí dụ đi trật đường:
1 .- Trong thời gian thai nghén văn tự thời còn là chữ chân chim (điểu tích tự ) hay chữ con quăng ( khoa đẩu ) thì số 2 Ðất được biểu thị bằng 2 nét ngang , còn số 3 Trời được biểu thị bằng 3 gạch thẳng , cả hai hợp lại thành chữ kỳ ( căn = radial ) : ( 5 nét ) .Vì hai bộ số này là linh thiêng nên dùng căn kỳ đi với các chữ gì thì linh thiêng như :
Chữ tế: Chữ lễ:   Chữ thần :
Chữ thiền :  Chữ kỳ : ..
Nhưng về sau người ta quen viết tháo ( chữ viết cho nhanh )thì chữ kỳ chỉ còn 4 nét().Vậy là sa đoạ ra số Ðất lúc nào rồi mà không một ai ý thức điều đó.
2 .- Hủ Nho bỏ số sinh mà chuyên nhiều về số thành là bát quái và 64 quẻ . Do thế Nho là một đạo quân bình siêu đẳng đi lần vào chỗ suy vi bị bẻ quặt . Nay muốn tìm ra mối Ðạo Uyên nguyên , thì đó là cả một công trình bao la đòi phải có sự đóng góp nhiều ngành chuyên môn .
Về phía triết chúng tôi cố gắng tìm lại phần nào bằng chú tâm đến bộ số “ vài ba, tham lưỡng ” như ( 2 – 3 )và( 5 – 9 ) .Cái bí quyết thành “ Văn hoá chi bang ”nằm trong mấy con huyền số nọ . Nói khác đi đây là nhằm khai quật phần tâm linh trong nền văn hoá nước nhà.
Riêng về Tàu và Việt khi nói tới Việt Nho thì chỉ xin hiểu là 2 thực thể hoàn toàn văn hóa, xin gảy ra ngoài mọi suy luận thuộc chủng tộc hay chính trị , để chỉ chú ý đến văn hoá mà thôi. Theo đó, thì Việt chỉ tất cả các dân đã cư ngụ trong nước Tàu trước khi có dân tộc Tàu, Việt Nam chỉ là một chi trong cái khối lớn lao đó. Có chăng Việt là chi được coi như kế thừa nền văn hoá của khối Ðại Việt , đối với Tàu xuất hiện về sau . Cả hai nơi đều tổ chức xã hội theo mẫu nông nghiệp, Việt thì còn giữ nguyên chất nhiều hơn , hãy tạm gọi là 9 nông 1 du , còn Tàu thì 6 nông 4 du. Do đó có một số nét khác biệt làm cho Tàu nói chung không quân bình bằng Việt. Thí dụ về vật biểu Tàu chỉ có Rồng , đang khi Việt có cả Rồng lẫn Tiên , nhân đó Việt trọng bên tả, nổi về văn hoá tinh thần, Tàu trọng bên hữu nổi về văn minh ( vật chất ). Còn rất nhiều chi tiết sẽ đề cập sau .


Theo ( Hùng Việt sử ca : Kim Ðịnh )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...