THỐNG KÊ TIÊU CHÍ NỘI DUNG VĂN HÓA
1.
- Nhân chủ.
2.
- Dân chủ.
3.
- Bình quyền mọi người.
4.
- Bình quyền nam nữ.
5.
- Bình quân tình lý.
Cơ
cấu gồm các số sau:
6.
- Nhất= Thái cực.
7.
- Nhị=Lưỡng nghi.
8.
- Tam= Tam tài.
9.
- Ngũ= Ngũ hành.
10.
- Cửu= Cửu nữ.
Thế là có 10 mục mẫu. Tất nhiên có thêm được
nhiều nhưng lấy 10 cho gọn. Mỗi đề
cho tối đa 10 điểm cộng cả là 100 điểm, 50 điểm là
trung bình, đỗ hạng thứ; 60 bình
thứ, 70 ưu… Vậy bây giờ chúng ta đi vào chi tiết.
1. Điểm nhất là Dân chủ/Nhân chủ
Nhân
chủ là khi xem con người đứng độc lập với trời và đất và tự làm chủ lấy bản
thân mình, nghĩa là những thể thái sinh động giao liên được căn cứ trên bản
tính con người hơn là trên những qui luật phát xuất tự trời hay đất. Và đó là
thái độ độc lập căn bản làm nên nhân chủ tính, đưa
lại cho con người qui chế vương giả, đường hoàng trong cõi riêng của
mình. Nhưng độc lập mà không cô lập vì vẫn giữ liên hệ với trời với đất, bởi
vậy gọi là nền nhân bản thái hòa. Nó khác với duy thiên là đi hẳn với trời
(bái vật) cũng như duy địa đi hẳn
với đất (duy vật) mà còn khác cả duy nhân
nữa, vì thuyết này
đối lập với
trời cùng đất,
coi người là
trung tâm duy
nhất.
Ngược
lại nhân chủ của Việt nho đứng trong thể tam tài tức có liên hệ mật thiết với
trời cùng đất. Vậy phải gọi là nhân chủ, mà lý tưởng là phụng sự con người khi
sống cũng như lúc chết, và do đó mà có lễ gia tiên kể được như biểu hiệu của
nhân chủ tính, nên gia tiên chỉ có ở những
nơi nào có nhân chủ tính. Đó là nét đặc
trưng của Lạc Việt y như tam tài
cũng là nét đặc trưng
vì nó đặt con người ngang
hàng cùng trời đất. Vì trong đó con người được tự do không phải nô lệ cho ý hệ nào. Không có chuyện giết người
haybắt người hi sinh cho những tư tưởng Tàu còn chôn người theo kẻ chết chứ
Việt Nam thì không. Bách Việt cũng giống như tất cả mọi chủng tộc, ban đầu cũng đi qua bái vật: hi sinh
người cho thần minh như giết người tế thần, nhưng rồi Việt bỏ tục man rợ đó
trước Tàu, vì mãi tới thời Chiến Quốc mà Tàu còn giữ tục dã man đó. Vậy thì nhân chủ tính nên quy
cho Hán hay Việt? Hán nho xét như là du mục nơi nhà cai trị quen xem bị trị như
kiểu đoàn vật, thì không thể nào chịu để cho nảy sinh óc nhân chủ: sợ sẽ khó
bảo. Vì thế mà tôi cho nhân chủ là của Lạc Việt đến 80%. Bây giờ bàn đến
dân
quyền.
2. Dân quyền/Nhân quyền
Đây
là hệ quả của nhân chủ. Vì hễ đã là nhân chủ chân thực thì quyền bính được đặt
trong tay nhân quyền nghĩa là ai nhân đức nhất tức thực hiện được nhân tính
nhất thì nắm quyền bính. Đây là nói lý thuyết mà không kể hiện thực ít khi đạt.
Tuy nhiên vẫn đáng nói vì có tiến trên lý thuyết rồi mới tiến được trên thực
hiện. Lý thuyết là tiền hô nên thắng trên lý thuyết cũng là chuyện rất căm go
phải cả từng ngàn năm mới đạt. Vậy dấu hiệu của dân quyền chân thực là trong xã
hội không còn thiên quyền địa quyền. Thiên quyền là thần quyền, theo cái nghĩa
là có hàng tăng lữ nắm chính quyền hay ra
lệnh cho những người nắm chính quyền như
trong xã hội Âu Ấn thời Trung cổ
vua phải tuân lệnh quyền đạo. Còn địa quyền là những
thế lực tài chính như bên Âu Châu sau cách mạng 1789
cho tới ngày nay. Cả hai thời đó chưa có dân quyền. Cái gọi là dân quyền ngày
nay chỉ là hình thức,
trong thực trạng
là các thế lực kim
tiền nắm trọn. Về điểm này thì Việt Nam
vẫn hơn Tàu, thí dụ xã thôn Việt Nam dân chủ hơn hẳn xã thôn Tàu*
cũng như lễ gia tiên không bao giờ dành cho quý tộc như bên Tàu. Đằng khác bên
Tàu pháp gia (thương gia) đã ảnh hưởng khá mạnh vào chính quyền. Tức là để
cho thế quyền (địa) nắm chính quyền mà không còn là nhân quyền. Vì thế ở điều
này
ta cũng có thể quy cho Việt Nam
đến 70%.
-----------
*
Về điểm này nên đọc quyển Việt Nam
sociologie d’une guerre có thể nói toàn quyển đặt nền trên cái làng Việt Nam . Nhất là
những trang 280. Tây cố phá làng Việt Nam ra sao… trang 330.
3. Bình quyền
Là
hết mọi người đều được hưởng quyền lợi
như nhau: cùng ăn cùng chịu, không có đặc ân đặc quyền. Bởi vì nhân chủ coi mọi
người đều là người nên mọi người đều được quyền
lợi như nhau. Vì thế không có đặc
quyền làm người dành cho một thiểu số,
ngoại giả là nô lệ. Cũng không có đặc quyền tài sản dẫn đến tư sản tuyệt đối, nhưng ai cũng được tham dự vào tài sản
chung gọi là bình sản. Về điểm này tuy tôi chưa để tâm nghiên cứu tỉ mỉ, nhưng có thể nói chung
là Việt Nam trội vượt hơn bên Tàu. Bên Tàu không kể đến
những triều ngoại quốc như Mông Cổ thì tài sản tích luỹ lại quá nhiều trong tay
triều đại và thân thích, đến như những nhà bổn quốc thì sự chênh lệch cũng đầy.
Tôi đọc thấy chẳng hạn đời Tống ruộng công chỉ còn 4% so với bên ta năm 1940
còn được đến 20% (tất cả những chi tiết
này xin dành lại cho những người đang đi
tìm đề tài luận án cao học hay tiến sỹ…) vậy điểm này có thể quy cho Việt Nam ít ra 60%.
4. Bình quyền nam nữ
Điều
này chỉ là hệ luận của điểm 3. Nhưng vì địa vị đàn bà có một nét biểu tượng
rõ ràng hơn nên chúng ta để
riêng ra một số. Nói chung từ
trước đến nay đàn bà ở đâu cũng bị lép vế, và mãi tận ngày nay vẫn còn
phải có những mặt trận tranh đấu cho nữ
quyền. Nhìn trong chiều hướng chung
đó ta có
thể nói ở Việt Nam thì tương đối đàn bà được tự do tuy sau bị ảnh hưởng
Hán nho có sứt mẻ nhiều nhưng nói chung đàn bà vẫn tự do hơn bên Tàu, đến nỗi có những học giả
cho rằng điểm duy nhất Việt Nam nổi vượt
không những hơn Tây mà còn hơn cả Tàu là
địa vị đàn bà ngang hàng với đàn ông. La Femme Annamite P: 16 Lustéguy). Không
nên nói rằng xưa kia đâu đâu cũng như vậy, vì lúc ấy kể như chưa có văn hóa. Có
văn hóa tự lúc con người can thiệp sắp xếp sao đó, và tự lúc ấy thì ta thấy
rõ là có sự khác nhau giữa Tàu và ta mãi
tự xa xưa rồi. Mãi tự đó ta đã thấy phụ nữ Việt Nam nắm quyền tư tế (các bà đồng) hay ít nữa
là đồng tế trong
lễ gia tiên. Về tài sản
tuy chồng làm chủ nhưng đó là tự
nhiên, trong nhà một chủ mới ổn, người đó tất nhiên là chồng nhưng khi chồng
chết thì đến lượt vợ, chứ không có chuyện bà góa không được quyền hành chi trên
tài sản như bên Tây phương. Có người xin tha cho thuyết “văn minh cồng gặp văn minh
lệnh” nhưng tôi có nói gì khác
hơn là đưa ra một số quyền lợi mà phụ nữ Viễn
Đông
vẫn giữ được trội vượt hơn hai nền văn
minh Âu Ấn? Và cả bên Tàu nơi người chồng xem vợ con như nô lệ? Vì thế điểm này
tôi cho Lạc Việt 70%
5. Quân bình tình lý
Hay
nói khác là văn võ song hành. Văn đi
với tình người, võ đi với lý sự. Tôi
thích nhìn bên chiêu là biểu thị
tình người vì đi về tay trái
là bên có trái tim, nên là bên
tâm linh, còn bên mục là tay
mặt là sức mạnh. Đại khái thuyết chiêu mục chỉ nói có thế không hiểu vì lý do nào có người muốn bác đi mà vẫn
đồng thời công nhận “tả nhậm” là nét đặc
trưng của Lạc Việt, đang khi người Tàu nhiều thời trọng bên mục: nhà Thương, Chu , Tần… Còn chuyện người Tàu nặng lý trí, còn tâm tình
cằn cỗi thì hiển nhiên. Vì thế nhiều khi chiêu được coi trọng như mục hay có
khi còn hơn thì là biểu thị cho vị trí tình vẫn được duy trì cân đối với lý làm
nên nét đặc trưng là tình lý tương tham và tôi cho là sự quân bình nay thuộc
Viêm Việt đến 80%.
Bây giờ
bàn đến cơ
cấu tức là
cái khuôn tiên
thiên dùng để
diễn tả những
ý tưởng chính. Đó là những
lược đồ, những biểu tượng
như tròn vuông, kinh vĩ v. v… hay là những huyền số. Có tất cả 10 số trong đó
quan trọng hơn cả là 1, 2, 3, 5 ,9. Ta sẽ lần lượt bàn:
6. Số một
Trong cổ
sử Tàu có
hai lối biểu
thị con số quan trọng
này là vòng
tròn phẳng, đôi khi có lỗ ở giữa,
hai vòng tròn gắn liền với âm dương và gọi là vòng
thái nhất. Về vòng một không có gì đáng nói lắm vì là của chung nhân
loại đâu đâu cũng có và câu nói Thượng Đế
là một vòng tròn là thí
dụ (xem bài Thái cực trong chữ Thời).
Vậy thì điều đáng chú ý ở đây là cái
thái nhất hay vòng thái cực mà
cũng gọi là nhất nguyên lưỡng cực được dùng tới nhiều nhất và được coi là đặc
trưng của Viễn Đông và tôi cho là thuộc Bách Việt đến 80% như sẽ bàn rõ
hơn ở số 2 sau, vì một đàng thích nghi với tiềm thể gọi là âm, một đàng thích
nghi với xuất lộ gọi là dương. Đó là hai mối thích nghi bao quát, không bao giờ
được li
lìa, bởi đó là đạo. Kinh dịch
viết “nhất âm nhất dương chi vi đạo”.
Câu ấy nói lên sự bao quát của đạo cả âm lẫn dương. Cả trời cả đất cùng với
người làm nên nhất thể. Có lẽ đây là chỗ phải nói đến mái nhà cong và thuyền
cong mũi của Lạc Việt thì hầu chắc là do ảnh hưởng này, bởi xét về đàng thực
tế thì mái cong nóc oằn thật
là vô ích. Vì không phải để tránh
tuyết. Người Tàu còn ở mạn Bắc hơn nghĩa là gần tuyết hơn vậy mà góc mái
nhà của họ lại thẳng, cho nên góc mái cong nóc oằn chỉ có thể do triết. Vì mái
cong là của Lạc Việt nên tôi cho vòng thái nhất là của Lạc Việt đến 80%.
7. Số hai
Trên kia mới
là vài dấu bên ngoài, cái nét đi đôi nền tảng hơn hết
là âm dương. Hai nét này tôi cho là của Lạc Việt đã được kiểu thức hóa
từ đạo phong nhiêu mà nghi lễ căn bản là các bà tư tế xin mời trời giao hợp
với. Do đó sau này gọi là lễ tế giao đã được
lý tưởng hóa; còn nguồn gốc là sự giao hợp được biểu thị
trong hai nét âm dương, một cơ một
ngẫu. Các nhà nghiên cứu Âu Mỹ đầu
tiên cứ bị ám ảnh vì chuyện này và cho rằng âm dương chỉ là đạo phong
nhiêu tức là cơ quan sinh dục trá hình. Tôi cho đúng như thế, nhưng không là
trá hình mà là được kiểu thức hóa để theo nhịp tiến của con người. Những bức
chạm trổ hình bà Nữ Oa và Phục Hi cuốn lấy đuôi nhau có thể được xem như những
khoen trung gian. Còn chặng đầu thì dấu cụ thể như hai thần Nam Nữ ôm nhau
trong thể giao hợp gặp đầy bên Tây Tạng, hay trong những tượng rời nhận thấy
trên những bình đồng đào được ở Đào Thịnh (Lao Kay) có 4 đôi nam nữ giao
hợp. Rồi tiến đến đợt nhì là hình Nữ Oa Phục Hi quấn lấy đuôi nhau; ở đây đuôi thay cho cơ quan
sinh dục. Chặng cuối cùng sẽ là một nét âm đứt với một nét dương liền nên âm dương chính là
tiếp nối đạo phong nhiêu. Vậy mà
tôn giáo phong nhiêu (fécondité)
là nét đặc trưng của Viêm-Việt
nên tôi cho số hai là
thuộc Việt đến
90%.
Có hai số sinh chỉ đất là 2 và 4. Xem ra
Lạc Việt chú trọngđặc biệt số 2 như có thể
thấy những liên hệ ngầm nào đó với số 2, được kể như đạo (nhất âm nhất dương
chi vi đạo) mà đã là đạo thì không thể li lìa dù một giây. Vì thế sử mệnh đã
trao vào tay Lạc Việt con số hai để biểu lộ ra trong những việc căn bản hơn hết
của con người là ở, ăn, nói. Ở là nhà nóc oằn mái cong (cong do ảnh hưởng lưỡng
nghi). Ăn là đôi đũa… Nói là thích
dùng nhị âm:
như chiếu chăn, non
nước, chợ búa,
viết lách, quan
kiếc. Người Tàu độc âm. Làm thì có thể biểu thị bằng
“Tị dực điểu” sách nhĩ nhã nói phương Nam có loài chim liền cánh không bao giờ bay mà
không liền cánh, gọi là kiêm kiêm. Đó là điều biểu thị cho mọi việc làm đều có lưỡng tính.
Vì
thế số hai thuộc Lạc Việt đến 90% và do đó Lạc là chủ Kinh dịch một quyển kinh
xây trọn vẹn trên hai biểu tượng âm dương.
8. Tam tài
Đây
là hệ quả của hai nét trước, nó làm nền móng cho nhân bản, cũng gọi là nhân
chủ. Đó là điều tôi khám phá
thấy trong Nho giáo, một nền nhân
bản tâm
linh trung thực nhất, vì được xây trên nền siêu hính là tam tài. Và
chính vì thế mà tôi chú ý đến số 3 lâu trước khi chú ý đến câu “tham thiên”
trong kinh Dịch, với hai hướng Đông Nam. Có người cho rằng: sở dĩ hai hướng
Đông Nam
cũng như hai số 3, 2 được quan trọng vì đó là hai hướng người Tàu thấy mầm ăn
được nên coi trọng chứ chẳng có triết lý nào hết. Đó là nói phỏng
chừng. Xưa nay rất nhiều dân
đã thiên di tự Bắc
xuống Nam, tự Tây sang Đông mà sao lại chỉ có văn hóa Tầu mới quan trọng
hóa hai hướng đó thì không thể quyết đoán suông kiểu duy vật, tức là
do việc làm ăn được, mà phải giải nghĩa
theo lối tâm linh, vì đó là bầu khí văn hóa với hệ thống các con trong đó có số
ngũ hành, hồng
phạm, cửu trù, cũng như thuyết địa lý, phong thủy, coi
hướng, coi giờ… có thể là những biến thể của một niềm tin nào đó. Niềm tin đó
chính nền tảng đã được hệ thống và kiểu thức hóa như thấy rõ trong nguyệt lệnh:
phương Đông đi với số 3, màu xanh v.v…
thì không còn là
một sự
tin thường mà là một
nền triết lý
tức đã
được
những phần tử sáng suốt nhất trong dân nước chấp nhận, phát huy và hệ thống hóa.
Vì thế mà tôi cho là của Lạc Việt đến 80%.
9. Số ngũ
Bây
giờ đến số 5 thì rõ rệt đây là con số nổi của Đông Nam ; của văn minh mẹ. Tuy đâu cũng
có dùng biểu hiệu số 5 nhưng không đâu nó được quan trọng hóa như ở vùng Lạc Việt. Vì ngự ở trung
cung của ngũ hành và do đó trở nên then chốt cho nguyệt lệnh rồi Hồng Phạm, Cửu
Trù là cái lý tưởng uyên nguyên của Lạc Thư. Vì thế mà ta có thể gặp lu bù số 5
ở phía Nam hơn ở phía Bắc: ngũ lĩnh, ngũ khê, ngũ hồ, ngũ cốc, ngũ âm… tất cả đều phát xuất tự ngũ hành. Thế mà riêng ở Viễn Đông thì ngũ hành xuất hiện trước hết ởmiền Đông
và Kinh Việt (xem Need II 244, 246, 355), rồi sau người Tàu mượn. Mượn từ lúc
nào? Chắc không phải thời nhà Chu mà ít ra ngay từ đời nhà Hạ “Lúc trời ban cho Hạ vũ
Lạc thư” (Xem bài Qui lịch và Ngũ hành trong Chữ thời). Còn có thể kể ra phận
dã nước Việt có sao tỉnh là nguyên ủy khung Lạc thư, vì thế mà tôi cho Lạc thư
chính là điền chương của dân Lạc Việt và số 5 thuộc Lạc Việt đến 80%.
10. Số cửu
Đây là con số hơi khó nói vì nhiều nới xài, như
Mông Cổ v.v…tuy nhiên xem gần ta nhận ra một sự khác biệt là nó được Lạc Việt
chú ý đặc biệt bằng hệ thống hóa: như tự Tam miêu lên ngũ hành rồi cửu Lê và tự
nhân lên thành 81 chi hội của Si Vưu (9 x 9) thì đó là dấu rõ của việc hệ thống
hóa mấy số trên. Còn Hiên viên tù trưởng của Hoa tộc khi đầu chia nước thành 6
châu thì cũng không là 6 châu mà hầu chắc chỉ tâm hồn hướng theo lối du mục ưa
số chẵn là số biểu thị triết học vòng ngoài chạy theo lưu tục
(một chiều) thường là của phương Bắc được ám chỉ trong câu
“con sông lục đẩu sáu khúc nước
chảy một chiều anh ơi” tuy sau Hoàng Đế
có dùng số 9 nhưng là sau khi thắng Si
Vưu mới dùng và cũng chỉ dùng phất phơ, còn cách triệt để thì phải kể từ ông Hạ
Vũ, đến nỗi người ta cho văn minh Tàu có tự lúc biết xây nhà, có thế tập và
chia nước làm 9 châu. Vì thế nước Tàu kể là có nhà vua cũng như Kế tập tự
ông Hạ Vũ. Tuy nhiên đó chỉ là huyền sử tức không có thực mà chỉ có thật nghĩa
là có như một lý tưởng tiên thiên.Vì thế bản đồ cửu châu hình học theo kiểu Lạc
thư phải vẽ theo hình Lạc thư mới đúng
ý nghĩa thâm
sâu của nó. Đón
xem bài “Vũ
chú cửu đỉnh”
trong
quyển “Cơ cấu Việt nho”. Thiên đó nói về đào sâu
sông thì
ít mà đào sâu triết (tuấn triết) thì nhiều. Triết nào? Thưa là
nền triết tàng ẩn trong Hồng Phạm của Lạc Thư, diễn bằng các số 2, 3, 5 ,9,
v.v… và như thế tôi có quá đủ lý do mà bảo số 9 thuộc Viêm Việt đến 70%.
Kết.
Thế là tạm
xong cuộc “đo chỉ số văn hóa” ta hãy
tóm lại một bảng để nhìn bao
xem
mỗi điểm Viêm Việt được bao nhiêu:
A.1.
Nhân chủ được 80% ………………………. hay là 8 điểm
2.
Dân quyền được 70%...................................... hay là 7 điểm
3.
Bình quyền được 60% ……………………….. hay là 6 điểm
4.
Bình quyền nam nữ được 70%......................... hay là 7 điểm
5.
Tình lý tương tham được 90%.......................... hay là 9 điểm
B.6.
Thái nhất được 80% ……………………….. hay là 8 điểm
7.
Lưỡng nghi được 90% …………………….. ... hay là 9 điểm
8.
Tam tài được 70% ………………………….... hay là 7 điểm
9.
Ngũ hành được 80% ………………………..... hay là 8 điểm
10.
Cửu lê được 70% …………………………… hay là 7 điểm
____
72
Tổng
số là 72 vo tròn
lại là 70. Có nhiều số cho điểm
còn quá ngặt. Chẳng hạn mục Tam tài lẽ ra phải cho đến 8, 9 điểm, vậy mà lại
được có 7 thì hơi oan cho Viêm Việt.
Nhưng
việc cho điểm số rất dễ chủ quan. Mỗi độc giả thử cho điểm lấy xem sao. Riêng phần
tôi muốn cho điểm hơi ngặt là cốt để ăn chắc.
Bây
giờ ta đi đến kết luận, thường thì chỉ cần 50 điểm đã đỗ, tức đã đủ lý do lập
ra một giả thuyết, vậy mà đây đạt
72 thì kể là ưu hạng,
tức giả thuyết có đủ nền tảng để
lên bậc chủ thuyết: rằng
trong Nho giáo sơ khai người Lạc Việt đã đóng góp lối quá bán phần vậy.
Kim Định
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét