LÝ LUẬN CƠ BẢN HUYỀN SỬ & DUY SỬ
Thời kỳ xuất hiện của huyền sử
Trong thời kỳ duy lý người ta
cho rằng thần thoại xuất hiện vào lúc con người còn cổ sơ thô lỗ, nhưng đến nay
các nhà nghiên cứu đều cho rằng thần thoại xuất hiện vào thời đầu của nền văn hóa
lớn vào lúc tâm trạng con người mới thức giấc khỏi trạng thái bất phân và thần
thoại là tác động sáng tạo đầu tiên của nó (Déclin 381). Vì thế đó là một tác
động làm bằng cảm xúc và sống thực hơn là suy tư hay là được công thức hóa (le
mythe est senti et vécu avant d’être intelligible et fomulé, Mythe 11) vì thế
ta có thể phân tích nội dung của câu
chuyện đặng ước đoán thời
xuất hiện của nó. Nếu căn cứ theo lối phân đường vận hành của tâm thức con
người làm ba đợt là bái vật, ý hệ và tâm linh, thì ta có thể đặt thần thoại
giữa bái vật và ý hệ vì đó là thời con người rất yếu hèn, hoặc thời ma thuật đã
biết ăn trộm chút quyền hành. Còn thời huyền sử thì con người đã ung dung tự
tại nên chỉ còn bên dưới có đợt tâm linh, tức lúc không cần dùng đến biểu tượng
nào nữa. Thí dụ khỏi cần dùng cơ cấu Ngũ Hành với ngũ hoàng cực mà chỉ với hai
chữ chí thành là tóm thâu được tinh hoa của Thần thoại cũng như Nhân thoại. Đấy
là chỗ cùng cực. Chính Việt Nho đã đi qua thời
Thần thoại, nhưng đi qua bằng
vượt qua, còn ở Tây phương đi qua bằng gảy bỏ. Vượt qua thần thoại bao hàm sự
thâu thái tinh hoa của thần thoại, còn gảy bỏ là nhị nguyên: chọn một bỏ một,
chọn lý trí bỏ thần thoại. Chính vì thế
mà hiện nay đang có một cuộc quật ngược để trở lại với thần thoại.
Hiện trạng vấn đề
Hiện nay ai đi vào làng văn
học Tây Âu cũng nhận ngay thấy sự đề cao thần thoại, và sự học hỏi sưu tầm thật
vĩ đại đến nỗi hầu không mấy khoa nhân văn là không bàn tới: từ triết học qua
phân tâm đến cơ cấu luận, dân chủng học v.v… Vì hiện nay người Âu Châu khởi đầu
nhận ra thần thoại chính là bảo tàng viện những giá trị nền tảng(Mythe 278) (1)
“Le Mythe est le conservatoire des Valeurs fondamentales” nên là liều thuộc
chữa chứng bệnh quá trừu tượng vì thần thoại là lối tư tưởng nhập thể chưa bị
tách rời khỏi sự vật: lời nói còn bám sát sự vật. Le mythe est le pensée
incarnée: non déprise de la chose, encore à
demi incarné. Le mot adhère à
la chose. Vì thế mà trong dĩ vãng những dân hùng cường đều phải có thần thoại.
Âu Tây hiện lấy làm khổ tâm vì thiếu vụ này (Gusdorf, Mythe 286). Nói đúng hơn
là Âu Tây đã vứt bỏ thần thoại từ sau đời Socrate, và hiện nay vẫn còn đong đưa
chưa biết chọn bên nào. Entre deux maux don’t on ne sait trop lequel est le
moindre (Gusdorf, Mythe 237). Có bỏ thần thoại thì khoa học mới tiến bộ, mà bỏ
thần thoại thì nước mất hồn, lịch sử cũng như văn hóa mất ý nhị (Mythe 247). Đó
là gọng kìm đang kẹp tâm thức người Âu Tây và họ đang cố gắng thoát ra.
Riêng chúng ta nếu biết trở
về nguồn gốc thì sẽ tìm ra lối thoát thứ ba không bỏ mà cũng không nhận nhưng
vượt lên trên bằng nhân thoại. Và chính trong ý hướng đó mà chúng ta quay về
khám phá kho tàng huyền sử của nước nhà. Bài này không có ý múc cạn vấn đề
nhưng chỉ nhằm cắm mấy tiêu điểm để có thể y cứ trong việc nghiên cứu về sau.
Đó là bốn chặng huyền sử nước Nam
là Việt Hồng, Việt Long, Việt Ngư, Việt Tượng.
Việt Hồng
a. Khu vực
Theo những lý chứng âm u rút
ra từ huyền sử thì ta có thể ước đoán địa vực thời Việt Hồng nằm trong miền Thục Sơn. Theo nhiều học giả hiện nay thì Thục
Sơn là trung tâm đầu tiên của nền văn hóa Nho Việt. Điểm này hợp với điều đã
nói trong Việt Lý Tố Nguyên (tr.53) là Miêu tộc vào Tàu trước nhất theo triền
sông Dương Tử phát nguyên từ núi Dân Sơn trong miền Ba Thục, vì thế cần phải
xem nó liên hệ với nước ta như thế nào, vì mối liên hệ có mật thiết thì Việt
Nho mới có nền tảng, vậy theo huyền sử chúng ta nhận thấy ít ra ba lần liên hệ
như sau:
Lần thứ nhất gắn liền với
Toại Nhân thời biết dùng lửa. Toại Nhân cũng ở vùng Thục Sơn và huyền sử cho là
ngài có xuống tới Nam Thùy mà các học giả đoán là Vân Nam và Bắc Việt. Trong thực chất có
nghĩa là sự dùng lửa phát ra ở Thục Sơn rồi lan tràn xuống đến Việt Nam .
Lần thứ hai là lúc Đế Minh
cháu ba đời Thần Nông tuần thú phương Nam lấy Vụ Tiên trên Ngũ Lĩnh, Thần Nông
ký thuỷ cũng cư ngụ ở Thục Sơn hiểu là nghề nông đã được phát minh từ Thục Sơn
rồi truyền bá xuống Việt Nam.
Lần thứ ba là An Dương Vương
người Ba Thục dành lấy nước Văn Lang gồm vào một số đất đai cũ của mình và cải
tên là Âu Lạc. Đó là đại để ba lần nhắc đến mối liên hệ giữa Thục Sơn và Việt
Nam. Hễ cái gì phát minh ở Thục Sơn thì cũng truyền xuống đến Việt Nam liền: lửa,
nông nghiệp, quân sự, văn hóa… Vì thế có thể nói văn hóa Thục Sơn với Việt Nam là
một.
b. Nội dung
Giai đoạn đầu tiên khai sáng
văn minh này gọi là Việt Điểu hoặc Hồng Bàng. Ở lúc đầu rất có thể điểu là vật
tổ về sau tiến bộ thêm thì vật tổ biến ra vật biểu, tức làm biểu tượng cho tiên
nên tiên đi đôi với chim, vì thế khi tu tiên đắc đạo cũng gọi là “mọc cánh”,
chữ Nho kêu là Vũ hóa (chữ hán) nói kiểu bình dân là biến ra hạc trắng nên Bạch
hạc được coi là chim cõi tiên.
Có thể giai đoạn này được
manh nha ở thời Phục Hy và Nữ Oa, nhiều sách nói cả hai ông bà đều có họ Phong.
Phong là núi ở của tiên và chim. Ta có thể ngờ rằng đã có mối liên hệ nào đó
giữa giai đoạn Việt điểu này với những hình người giắt lông chim thấy được trên
một số trống đồng, hoặc có liên hệ với Cửu Lê mà huyền sử nói là có cánh nhưng
không biết bay, hoặc những thổ dân mang lông chim bên Mỹ Châu như Astèque là dân
có những yếu tố văn minh chung với Viễn Đông như giao có hình chữ nhật và bán
nguyệt (xem Việt lý tố nguyên tr.46). Khi sách nói: “Âu Cơ đưa 50 con lên núi
Phong Châu ở Bạch Hạc” thì
nên hiểu theo huyền sử với ý
nghĩa Phong Châu là núi còn Bạch Hạc là chim mà khỏi cần đưa trí khôn đến Phú
Thọ. Phú Thọ chỉ là nét tuỳ phụ sau mượn tên trước. Trong Kinh Dịch quẻ Lữ nói
đến lửa trên núi (hỏa sơn lữ) thì có thể hiểu vào giai đoạn Toại nhân này, cũng
như lối làm ruộng đốt rẫy mà Lĩnh Nam gọi là “đào cành hoa nậu” (giáo
sư Wiens dịch là Fire Field). Hầu chắc vì những mối liên hệ đó với lửa mà có
tên nước là Xích Quỷ vì Xích thuộc lửa. Đây là giai đoạn đầu đi với những vật
biểu như chim, núi, lửa. Sẽ tiến tới giai đoạn sau là xà, long, hải, thuỷ gọi
là Việt Long.
Việt Long
a. Khu vực
Giai đoạn này vận hành tràn
trên hai châu Kinh và châu Dương. Châu Kinh cũng gọi là Kinh Man sẽ mang tên
nước Sở thời Xuân Thu. Còn trước đó là quê hương của tiên tổ ta xưa. Huyền sử
ghi rằng con Đế Minh là Lộc Tục là vua phương Nam hiệu là Kinh Dương Vương lấy
Long Nữ đẻ ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đẻ ra Hùng Vương. Hùng
Vương cai trị nước Văn Lang. Như thế Hùng Vương là con đẻ của Tiên Sơn Nhân và
Long Thuỷ Trí. Hai đàng nhân trí giao thoa đẻ ra con rất hùng dũng nên lấy hiệu
là Hùng Vương. Còn chữ Kinh Dương Vương xác định bờ cõi Việt Long là hai châu
Kinh và Dương nằm dài trên bờ Dương Tử Giang có lần là biên cương của nước Kinh
Sở hay Kinh Man.
b. Nội dung
Giáo sư Wiens ghi nhận “về
nguồn gốc sử liệu thì nước Sở vẫn liên kết với Việt cũng như với các dân hai
nước Ba và Thục” (Wiens 80). Chính vì mối liên hệ mật thiết đó mà cả hai nước
Việt và Sở xưa kia là một, nên Hùng Vương nước Sở được dùng làm vua huyền sử
nước Văn Lang. Chữ Văn Lang gồm hai nét trời đất giao hội (xem Việt Lý tr.364)
ở đây là tiên rồng gặp nhau đẻ ra con là Hùng Vương. Hùng Vương là đức dũng sau
trí và nhân.
Trí giả nhạo thuỷ: nên Lạc
Long Quân ở thuỷ phủ.
Nhân giả nhạo sơn: nên Âu Cơ
đưa 50 con lên núi.
Như vậy xét về cơ cấu uyên
nguyên thì triết lý Việt Nho đặt cơ sở xong ở giai đoạn hai này gồm cả Rồng
thêm vào Tiên ở giai đoạn nhất. Nhờ đó đã gây nên được một thời hoàng kim quân
bình kéo dài trên hai ngàn năm với 18 đời Hùng Vương. Vì thể tiền nhân coi là
tổ thì phải hiểu là văn tổ tức tổ trọn vẹn mà J.Legge dịch là The accomplished
ancestor, cai trị nước Văn Lang gồm 15 bộ trong đó có bộ Bình Văn… Thời này sẽ
dứt với nhà Thục mà ta không cần hiểu vào năm 257-208 mà chỉ cần ghi lại sự sụp
đổ của nước Văn Lang. Rồi Văn Lang cố phục hưng ở văn minh Loa thành. Nhưng rồi
Loa thành sụp đổ do việc Trọng Thủy từ phương Bắc đem óc xảo quyệt vào. Đấy là
quãng mở ra giai đoạn sau là Việt Ngư và Việt Tượng.
Việt Ngư
a. Khu vực
Giai đoạn này cũng gọi được
là Việt Chiết Giang thu gọn vào Châu Dương còn châu Kinh thì đã mất rồi. Huyền
sử hầu không nói đến giai đoạn này bởi một là đã đi vào sử nhiều rồi, hai là
phần lớn người làm ra nước Việt Nam
đã đến từ miền Châu Kinh. Còn những người từ miền Châu Dương hay Chiết Giang mà
xuống thì vừa ít vừa đã qua giai đoạn quyết định cho nước Việt, nghĩa là nước
Việt đã có thể chế của một quốc gia như ngôn ngữ và thói tục riêng. Lẽ thứ ba
là lúc ấy Việt Nho đã bị Bắc phương biến chế và truyền bá ra rộng, nên ta có lý
để gọi giai đoạn này là “tam ngư”, tức giai đoạn chịu ảnh hưởng của Bắc Phương
thuộc hành thuỷ quê quán của
loài cá.
b. Nội dung
Gọi là cá còn vì lý do khác
nữa đó là lúc Việt Chiết Giang giỏi nhất trong thuỷ chiến. Người ta nhận thấy
vùng này có lối trang trí nóc nhà bằng hình con cá, về sau lan rộng lên Lạc Dương
cũng như truyền xuống tới Việt Nam (xem tạp chí sử địa số 4, 1968 tr.93) có lẽ
đó là biểu hiện cho nước Việt thời “tam ngư” vì đã làm chúa tể suốt dọc miền
duyên hải nước Tàu với đoàn chiến thuyền lớn nhất thế giới. Lúc ấy chưa có đế
quốc Trung Hoa mà chỉ có bốn nước là Tề, Tần, Sở, Việt trong đó có lúc Việt
mạnh nhất. Thế nhưng sau thời Câu Tiễn thì hết vua tài. Đến đời Vô Cương thì
Việt thua nước Sở. Tuy nhiên sau này vẫn còn vùng vẫy nhiều lần nên đến Tần
Thuỷ Hoàng phải phân ra ba quận là Nam Hải, Quế Lâm và Tượng Quận. Tượng Quận
mở sang giai đoạn bốn là Việt Tượng.
Việt Tượng
a) Khu vực
Có thể vì đó mà giai bốn được
gọi là tứ tượng hoặc nữa là thời mà nước Việt Nam mở rộng bờ cõi vào vùng có
nhiều voi hoặc là thời tiếp xúc với văn minh Ấn Độ có đạo thờ thần voi gọi là
“Ganesha” là vị thánh quan thầy cho mọi thành tựu nên tất nhiên được sùng bái
rất rộng (Journal 268). Đấy là giai đoạn Nam Việt với Triệu Đà một nhân vật có
chân trong huyền sử do vụ sai con là Trọng Thuỷ đi ăn cắp nỏ thần.
b) Nội dung
Đứng về sử thì Triệu Đà có
thể coi như một cố gắng dẻo dai lặp lại nước Văn Lang xưa, bởi không những
Triệu Đà thiết lập được một nước có nhiều độc lập chính trị mà nhất là về phương
diện văn hóa, vì trong mọi hành vi cử chỉ của ông đã từ bỏ lối Hán để tự đồng
hóa với người Việt, cai trị theo lối Việt, đặt quan chức toàn người Việt. Và
khi đã mở rộng bờ cõi thì tự xưng là đại tù trưởng các dân Man Di (Wiens 136).
Trong gần một trăm năm Nam Việt đứng riêng một nước, các vua kế tiếp đều lấy
công chúa Việt nên người Việt trong ba
quận được un đúc thành một
khối vững mạnh có bản sắc riêng. Xét thế thì Triệu Đà quả có lòng thành với nền
Việt Nho nên được “Bách Việt đáp ứng đứng dưới cờ” (Wiens 137) và dựng lên một
nước mạnh làm ngạc nhiên phương Bắc (biểu lộ qua sứ giả Đường Mông). Đó có thể
là hình ảnh cuối cùng của một nước Việt Văn Lang huyền bí, nhưng hình như vẫn
chưa đến lúc phát triển trở lại nên rồi Triệu Đà cũng như Câu Tiễn xưa không có
được người tài giỏi nối nghiệp khiến cơ đồ phải sụp đổ vào tay Hán tộc.
Nền móng triết lý
Trở lên là tóm lược đại cương
4 chặng huyền sử nước Nam
với 4 địa vực hết sức co giãn:
Giai đoạn Việt Hồng là trục
Ba Thục Việt Nam .
Giai đoạn Việt Long là hai
châu Kinh Dương Việt Nam .
Giai đoạn Việt Ngư hay là
Chiết Giang Việt Nam .
(chú thích 1)
Giai đoạn Việt Tượng là Nam
Hải, Tượng Quận, Việt Nam .
Đó là những bờ cõi chập chững
trồi sụt không có gì xác định: càng trở về xa xưa càng lu mờ hơn. Chúng tôi
không có ý xác định cho bằng nhằm cắm một hai mốc giới để tìm hiểu được nền văn
minh của nó. Đó mới là điểm then chốt.
Như trong đầu bài đã nói
huyền sử một dân nói lên nền Minh triết của dân ấy. Nền Minh triết của nước
Việt Nam
cũng chính là nền Minh triết của Kinh Dịch mà then chốt nằm trong ba chữ âm
dương hòa. Vì thế nên biểu tượng căn để của Kinh Dịch nói lên sự hòa đó bằng
biểu tượng trong âm có dương cũng như trong dương có âm như sau:
Hình vẽ
Có nghĩa là khi nào âm dương
hòa thì đạt Minh triết và được hưng thịnh: còn khi âm dương chia lìa sa đọa
“thiên địa bất giao nhi vạn vật bất hưng”.
Đó là tóm lược nền Minh Triết Kinh Dịch. Nếu xét kỹ sẽ
thấy huyền sử nước ta
đều hợp lực minh chứng chân lý trên. Ở đây chỉ xin kể
vài thí dụ. Trước hết tên
nước là Văn Lang thì chính chữ Văn đã nói lên hai nét
âm dương giao hội (xem
Việt Lý tr.337). Thứ đến hai chữ Giao chỉ cũng nói lên
lòng mong ước cho chỉ
trời chỉ đất giao thoa. Sau đó đến vật tổ cũng nói lên
cùng một chân lý tức là
tiên rồng. Tiên đi sát rồng nên ta quen nói “Tiên
Rồng” nhập một và đó là nét
đặc trưng của nước ta một nước duy nhất trên hoàn cầu
có hai vật tổ nối liền.
Đó là một điều quý trọng biết bao khi chúng ta biết
rằng nhân loại đã đánh mất
nét gấp đôi tức trở nên con người một chiều: hoặc duy
vật hoặc duy tâm.
Không hiểu nguyên uỷ xa xôi đã có từ khi nào, chỉ biết
các nước trên thế giới
chỉ có một vật tổ: nước Tàu là Rồng, Nhật mặt trời,
Pháp gà trống, Đức là
phượng hoàng… có lẽ đó là đầu mối sa đọa. Như thế nước
nào có hai vật tổ nối
liền thì cũng ngầm chỉ rằng nước đó có liều thuốc vạn
năng để chữa bệnh thời
đại của mình. Đó là trường hợp vật tổ của nước nhà.
Hẳn tiền nhân đã nhận thức
sâu xa điều đó, cho nên cả đến vật biểu (*) cũng diễn
tả chân lý nền móng kia
như sau:
Chúng ta biết rằng tiên có
vật biểu là chim, vật bay trên trời ở trên núi; còn rồng có vật biểu là nước là
thuỷ phủ, sông hồ. Thế mà hai vật biểu đó lại xoắn xuýt lấy nhau như hai vật tổ
tiên rồng. Tức cả hai đều nói lên nguyên lý nền tảng của Dịch Lý là “âm trung
hữu dương căn, và dương trung hữu âm căn” cho nên trong chim có nước, chữ Hồng
trong Hồng Bàng có bộ thuỷ kép bởi chữ Giang (chữ hán) và Điểu (chữ hán), còn
trong Rồng lại bao hàm trời, nên rồng tuy ở thuỷ phủ mà cũng thường bay trên
trời nên quen vẽ rồng với mây gọi là
“Long Vây” cho hạp câu quẻ
Kiền “Long phi tại thiên”. Chính nhờ sự giao thoa xoắn xuýt này mà nước Văn
Lang kéo dài trên hai ngàn năm. Đến các giai đoạn sau vì âm dương chia ly nên
nước chỉ kéo dài chừng năm chục năm như những giai đoạn mang quốc hiệu Âu Lạc,
Giao Chỉ. Và ở những giai đoạn này danh hiệu chỉ còn là sự mong ước cho âm
dương giao hội chứ trong thực tế thì âm dương đã phân ly. Thí dụ ở giai đoạn
tam ngư thì cá sẽ không còn giao hội với trời như rồng, tức là không còn biết
bay lên, vì cho được bay thì cá phải hóa long, đàng này cá lại hóa tinh để đốc
ra thuỷ tinh chống lại với sơn tinh
tượng trời, vì thế tam ngư sẽ bị Lạc Long Quân tiêu diệt.
(*) Vật biểu
không còn là vật tổ mà chỉ là biểu thị cho vật tổ khác. Vậy chim có thể một thời
là vật tổ nước ta. Nhưng khi tâm thức tiến đến chỗ nhận tiên làm vật tổ thì
chim trở thành vật biểu để chỉ thị Tiên, nên vai trò cả hai giống nhau.
Đến giai đoạn tứ tượng lại
xuống bậc nữa vì tượng không còn hiểu là tượng linh mà hiểu là tượng voi thế thì
còn sa đọa hơn vì cá tuy không biết bay nhưng còn hơn voi ở chỗ có môi trường
lung linh uyển chuyển, nên còn trông có ngày hóa long, đàng này môi tr ường của
voi là rừng cây nên sẽ biến ra mộc tinh đặt trọn vẹn bốn chân trong cõi hiện
tượng chỉ còn biết có ích dụng thô đại:
“cái vòi đi trước
hai chân trước đi trước
hai chân sau đi sau”
nghĩa là cục mịch như thơ
quan võ. Vì thế ai dám tâu voi chung với đức ông (ông Hán hoặc ông Tây) thì chỉ
còn kiếp “vừa phải đánh cồng vừa phải hốt phân”. Đánh cồng là tha những ý hệ
ngoại lai về mà hò la reo rắc, hóa cho nên nước trở nên thối tha tham nhũng
chẳng biết bao giờ mới hốt đi cho xong. Xa biết bao với thời của “nước non tiên
rồng” đoàn tụ. Từ ngày bước vào đợt Tượng, tuy con Việt Điểu đã mấy lần toan vỗ
cánh tung bay qua hồn các bà Trưng bà Triệu… nhưng giáo sư Wiens nhận xét “bao
cuộc trỗi dậy đều hỏng vì người Lĩnh Nam tự phá nhau”. Thế là đi đời cái
nước Văn Lang man mác với một nền văn hóa uyển chuyển giữa hai chỉ âm dương
giao hợp, một thứ văn minh rất cân đối mà nhiều người mong ước tìm lại được
đặng chữa bệnh một chiều hiện nay.
Liệu có còn làm nổi chăng.
Nhìn lại cổ sử nước nhà ta thấy 4 chặng khác tuợng trưng bằng 4 vật linh là
“long li quy phượng”. Long Li là trục dọc Bắc Nam . Còn Quy Phượng là trục ngang
Đông Tây. Cả 4 chặng đều vận hành trong vòng sinh sinh đại diễn (nguyên hanh
lợi trinh). Ngược lại 4 chặng “điểu, xà, ngư, tượng” thì chỉ đúng được c ó hai
chặng đầu, còn hai chặng sau đi vào vòng “sinh diệt” là thành, thịnh, suy, huỷ.
Thành ở Việt Hồng
Thịnh ở Việt Long
Suy ở Tam Ngư
Huỷ ở Tứ Tượng
Ta hỏi tại đâu lại có sự trật
đường tai hại như thế thì câu thưa hiện lên rõ rệt là do phía Tây Bắc. Vì trong
thực tế thì trục Quy Phượng đã bắt đầu hiện lên trong vòm trời nước Nam .
Quy là thần Kim Quy cho An
Dương Vương nỏ thần, còn Phượng (chú thích 2) đi với Mỵ Châu lúc nào cũng mang
trên mình bộ áo lông chim. Thế nhưng bị văn minh Tây Bắc mà đại diện là Thục An
Dương Vương và Trọng Thuỷ phá hoại lái sang quỹ đạo của vòng “sinh diệt” cho
nên Loa Thành sụp đổ, An Dương Vương bị Kim Quy trả lại cho Tây còn Mỵ Châu trả
lại cho Bắc là hóa ra giếng nước chứa xác Trọng Thuỷ. Làm thế nào cho Mỵ Châu
phục sinh, cho văn minh nước nhà trở lại vòng “sinh sinh” là Quy Phượng? Đấy là
sứ mạng của văn hiến. Liệu nước ta có còn tìm ra đủ số văn hiến cần thiết để
hiện thực sứ mạng đó cùng chăng?
Chú thích 1
Bài này được viết ra khi
chúng tôi đọc tài liệu của giáo sư Wiens. Khi xong xem lại mới thấy tương tự 4
chặng mà chúng tôi đã phỏng đoán “nhất
điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng”. Sự trùng hợp này cần được nhấn mạnh vì
thứ tự điểu long không bị ảnh hưởng do câu “nhất điểu, nhì xà” mà là do cảm
nghĩ khi nghiên cứu. Vì thế nên trùng hợp với câu trên thì chỉ là sự ngẫu
nhiên. Và sau đó tôi mới đổi tên hai đợt sau Việt Chiết Giang ra tam ngư và Nam
Việt ra tứ tượng. Còn câu “nhất điểu, nhì xà” là tôi trưng theo thứ tự của ông
Thái Văn Kiểm
trong quyển “Đất Việt Trời Nam ”
(tr.82). Có một lưu truyền xếp khác là “nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng”.
Thứ tự sau này có tính cách vũ trụ, trong đó điểu biểu thị trời, ngư biểu thị
nước (đất). Nếu đem áp dụng vào quá trình hình thành nền văn hóa nước ta thì
lúc ấy “nhì ngư” sẽ là giai đoạn văn hóa Viêm Việt tiến lên mạn Bắc nước Tàu mà
sách xưa đã nói phận đã nước Việt là hai sao Ngưu Nữ (cả hai đều ở phương Bắc)
còn nhân vật tượng trưng sinh quán ở Bắc sẽ là Đế Lai và Âu Cơ nghi mẫu. Còn
tam xà sẽ là Lạc Long Quân hay Hùng Vương là con đẻ của non nhân (nhất điểu)
nước trí (nhì ngư). Chiều nào thì cũng nói lên cái tinh hoa Kinh Dịch được
huyền sử Việt Nam
thâu hóa sâu hơn huyền sử nước Tàu. Còn việc thay đổi thứ tự (nhì xà hay nhì
ngư) được phép vì tính chất rất co giãn của linh tượng như chúng tôi đã trình
bày trong quyển “Loa thành đồ thuyết” (sẽ ra) nhờ đó sự dùng linh tượng hợp cho
việc phác họa ra cơ cấu uyên nguyên của nền văn hóa nước nhà được hết sức uyển
chuyển và thi vị.
Chú thích 2
Phụng với Loan là một. Hoặc
có phân biệt thì cũng rất uyển chuyển như phụng đục loan cái, hoặc phụng sắc
xanh loan ngũ sắc… Theo một số nhà bác học thì phụng với trĩ là một (xem Đất
Việt Trời Nam tr. 290,292), đều là loại chim vật biểu của Việt Nam cổ đại nên
Loan cũng có tên là:
Chân Tước (tên sao phương Nam )
Thanh phượng (Thanh=Đông)
Hồ hay Hồ ô (Đất
Việt Trời Nam ,
Thái Văn Kiểm tr.290)
Vì chim là vật biểu tiên nên
cũng biểu thị nền Minh Triết Việt Nho như tiên. Bởi đó cũng thường đi với các
con số 3, 2, 5, 9 thí dụ khi thì nói phượng có lông ngũ sắc hay cửu sắc và cũng
bị Bắc phương đàn áp như nền Việt Nho. Thí dụ có người là chiếc lồng chim gáy
để nhốt Hồ ô, nhưng vì cánh nó quá dài nên không chui lọt (Đất Việt, 289). Rõ rệt là nên Minh Triết vô ngôn của Việt Nho
mà muốn dùng phạm trù hữu ngôn (chim gáy) của Tây Bắc thì không nói lên hết
được. Sách Đất Việt có trưng một đoạn cổ thư rằng “một vị Thượng thư đến chào
Hoàng Đế và nói: tôi đi du lịch về phía Đông và bắt được con chim Hồ non 9 sắc
trong một khu rừng 1000 dặm”. Xem mấy truyện trên đủ thấy huyền sử nhấn mạnh
đến vai trò của điểu, và việc điểu bị cưỡng ép: Loan bị đặt trước gương. Hồ ô bị nhốt lồng quá hẹp. Hồ 9 sắc bị bắt lúc
còn non do người của Hoàng Đế. Tất cả đều nói lên vụ Việt Nho bị Hoàng Đế cướp
đoạt lúc đang hình thành.
Kim Định (Triết Lý Cái Đình)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét