013010 TRỞ VỀ VĂN HÓA CỘI NGUỒN
Hơn
một thế kỷ trôi qua kể từ Thời kỳ Khai sáng Việt Nam (cuối tk XIX đầu tk XX) đến
nay, vấn đề cội nguồn Đất Nước và Văn hóa dân tộc vẫn chưa được sáng tỏ. Bị ảnh
hưởng bao trùm từ chủ nghĩa đại Hán với quan niệm Hoa Tâm (Chinese Centralism),
nên giới học thuật cho rằng tổ tiên người Việt là nhóm thiểu số bị người Hán
săn đuổi từ cao nguyên Thiên Sơn theo sông Dương Tử xuống vùng Hoa Nam, tràn
vào đất Việt, tiêu diệt người bản địa và lập nên nhà nước Văn Lang. Lịch sử
Việt Nam là một cuộc Nam tiến, kết quả của thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc. Người
Việt bị đồng hóa cả về huyết thống lẫn văn hóa.
Theo
các nhà nghiên cứu văn hóa trong các lĩnh vực như khảo cổ học, ngôn ngữ học, sử
học, dân tộc học cả Tây và Ta từng khẳng định 70% Tiếng Việt là Tiếng Tàu/Hán
ngữ, Ta là kẻ mượn chữ viết nhờ, rồi Ta bị Hán hóa (Maspéro, Ngô Tất Tố, Trần
Trọng Kim, Trần Quốc Vượng …)
Những
người không tán thành thì cũng chỉ đưa ra những lời yếu ớt như có ảnh hưởng
nhưng không đến nỗi như vậy hoặc đưa ra những huyền tích, truyền thuyết, ca
dao, tục ngữ, phong tục tập quán ngàn năm Văn và Vật … mà bên Tàu không có và
không được những quan điểm sử học duy lý chấp nhận, thậm chí bị phái sử học
chính thống đánh gục. Nhiều cuộc bút chiến diễn ra nhưng đều kết thúc vô vọng
bởi châu chấu sao đá nổi voi.
Hậu
quả là cả thế kỷ trôi qua, các thế hệ trước sau đều bị nhồi nhét những thông
tin văn hóa dân tộc một chiều thiếu kiểm chứng, thiếu phản biện lại còn bị nhồi
nhét, tuyên truyền giáo điều nguy hại, làm cho dân tộc không nhóc đầu lên được.
Chúng tôi là những độc giả quan tâm và
cổ xúy cho trào lưu Phục hưng văn hóa Việt cổ với tham vọng nhận diện đích thực
vị thế và diện mạo Đất Nước-Con Người Việt Nam để xóa tan mặc cảm mượn chữ viết nhờ, tiểu nhược, yếu hèn
vẫn đang đè nặng trong tâm trí mỗi người dân Nước Việt.
Lúc
này hơn bao giờ hết giang sơn Tổ quốc đang bị đe dọa trước hiểm họa bành trướng
Trung Quốc, hào khí dân tộc phải được thức tỉnh để giữ gìn hồn thiêng sông núi
và xóa tan nỗi nhục ngàn năm.
Xin
được chia xẻ với mọi người, rằng sau khi đọc xong phần quan trọng các tư liệu nghiên cứu văn hóa Việt cổ tôi nhận
thấy một số vấn đề sau:
- Tin
tưởng vào các công trình dày công nghiên cứu từ hàng chục năm, với những quan
điểm và luận thuyết khoa học thuyết phục của cá nhân, tổ chức, các nhà nghiên
cứu, các học giả, các chuyên gia …
- Nhận
diện rõ ràng Văn hóa Nông nghiệp thuộc Bách Việt, Văn hóa Du mục thuộc Hoa
Hạ.
-
Người Việt là tổ tiên của người Hoa về nòi giống, ngôn ngữ và văn hóa.
-
Việt Nho là nền tảng của Tần Nho, Hán Nho, Đường Nho, Tống Nho...
-
Triết thuyết AnVi với nhân sinh quan Nhân Chủ - Thái Hòa – Tâm Linh.
- Hình
thành một cách nhìn mới, diện mạo mới trong ứng xử với bành trướng
Trung Quốc.
-
Hiểu rõ hơn tại sao người Việt nhỏ bé nhưng vẫn trường tồn.
Ngày
nay đọc những dòng duy sử hiện thời về quá khứ, cảm thấy hẫng hụt, trống vắng,
hời hợt và vô hồn, bởi đa phần chỉ thấy ngọn mà không thấy gốc rễ đâu cả. Cái
gì hay, cao siêu hay tinh túy đều từ Tầu từ Tây cả. Còn ta hiện bắt chước cũng
không xong. Âu cũng là số phận lịch sử của dân tộc. Nhưng, khi thời gian trong
ta đồng thời ta cũng trong thời gian, ta trước hết phải đổi để đời cũng đổi.
Kiến
thức của mỗi người phải luôn được gọt dũa, bổ sung và xắp xếp lại cho phù hợp
với thực tiễn.
Chúng
ta đã đoạn tuyệt với quá khứ ít nhất hai mươi lăm thế kỷ. Trong suốt những đêm
trường tăm tối ấy ta chỉ biết trước và quanh mình là những gã khổng lồ như Tàu,
Ấn, Âu Tây rồi Mỹ Hợp Chủng. Có thời chúng ta đã bị lạc hồn, rồi Đạo mất trước
Nước mất sau. Ta đã từng theo Tây Pháp, theo Tây Liên Xô, theo Mỹ rồi theo Tàu.
Thế rồi đuổi Tây Pháp, bỏ Liên Xô, đuổi Mỹ, đuổi Tàu sa vào thế chân không đến
đất cật chẳng đến trời không nơi bấu víu. Sao vậy, vì cây không gốc.
Nay
ánh sáng đã hé mở, cơ hội trở về quá khứ huyền diệu, uyên nguyên, miên trường với
nền văn minh nông nghiệp trên nền tảng Minh triết, Triết lý An Vi, Đạo lý Việt
Nho làm cơ sở cho Văn Hóa Việt Nam phát triển
mọi mặt, tạo đà vươn ra thế giới.
Lược
sử hành trình loài người.
Khoảng
60-70.000 năm trước, người tiền sử Châu Phi theo con đường từ Pakistan , Ấn Độ rồi men theo bờ biển Nam Á đến
Việt Nam
và ở đó trong khoảng 10.000 năm. Nhân số gia tăng, họ tiếp tục thiên di tới toàn bộ Đông Nam Á. Khoảng 50.000 năm
trước, tộc người này tiếp tục đi đến Châu Úc; 40.000 năm trước họ đi tiếp tới
Tân Ginê và 30.000 năm trước ra các đảo ngoài khơi.
Khoảng
40.000 năm trước, khi băng hà tan, khí hậu ấm áp trở lại, người Đông Nam Á tiến
lên khai phá lục đia Trung Hoa, từ S. Dương Tử đến S. Hoàng Hà. Một bộ phận đến
Siberia rồi vượt eo Bering sang Châu Mỹ, sau
thành dân da đỏ.
Lịch
sử gọi những tộc người từ ĐNÁ tiến lên chiếm lĩnh Trung Hoa là dân Bách Việt,
trong đó người Lạc Việt giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Người Lạc
Việt tập trung quanh núi Thái Sơn và sông Nguồn thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay,
tôn vinh những vị Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông làm vua. Cho dến khoảng 4.000
năm TCN, người Bách Việt đã sống trên phần lớn đất Trung Quốc, sang Nhật Bản,
Triều Tiên, Đài Loan canh tác lúa nước, chăn nuôi gia súc và có đời sống tinh
thần phát triển.
Khoảng 2600 năm TCN, người Mông Cổ vào chiếm đất của
người Việt ở nam Hoàng Hà, lập vương triều Hoàng Đế. Là những bộ lạc du mục võ
biền, chưa có chữ viết, người Mông Cổ đã học nghề nông, tiếng nói và chữ viết
của người Việt bản địa. Do giữ vai trò thống trị, người Mông Cổ buộc người Việt
phải thay cách nói Việt chính trước phụ sau để nói theo cách phụ
trước chính sau của người Mông Cổ. Do cuộc xâm lăng này, người Mông Cổ đã
hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ, tiền thân của tầng lớp cầm
quyền sau đó gọi là người Hán trong dân cư Trung Quốc. Họ không phải là tộc
người có sẵn từ Tây Bắc tràn vào mà được sinh ra từ dòng máu Việt!
Một bộ phận ưu tú người Việt bỏ vùng Thái Sơn chạy
xuống vùng Ngũ Lĩnh, một bộ phận khác men theo đường biển chạy trở về phía nam
tại điểm ban đầu là Rào Rum, Ngàn Hống (núi Hồng, sông Lam, Nghệ Tĩnh), tạo
dựng thời đại các vua Hùng. Sau đó người Hán tiếp tục bành trướng và xua đuổi
ráo diết, dòng người Bách Việt từ Ngũ Lĩnh ồ ạt trở về VN cũng như các nước
Đông Nam Á khác.
Tất
cả những viện dẫn trên xin các bạn chớ vội tin mà phải kiểm chứng.
Xin
trân trọng giới thiệu nguồn tư liệu sau:
vietnamvanhien.net, dunglac.org,
minhtrietviet.net và các tác giả, Kim
Định (chủ soái An Việt), Việt Nhân, Lê Việt Thường, Vũ Khánh Thành, Trần Đại
Sĩ, Hà Văn Thùy, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trần Văn Bình, Cung Đình Thanh, Nguyễn
Xuân Quang, Đông Lan …
Kính
chúc thành công!
Lê An Vi, anvile235@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét