Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Tác giả

           HỌC GIẢ VIỆT NHÂN VỀ KIM ĐỊNH                

                    A.-  Con Người Kim Định
Khi bàn về Công trình của Thầy Kim Định mà không quan tâm tới con Người Kim Định là một điều thiếu sót đáng tiếc.
                                                                            
I.-Duyên Tình tương ngộ giữa Kim Định và Dân tộc
Trước đây tôi có viết bài về Thầy Kim Định, một người không giống ai, vì chẳng khác như người đứng ở vị trí Trung cung hành Thổ của Ngũ hành, nên lãnh nhiều phát đạn từ tứ phía: Đông, Tây , Kim, Cổ, lại nữa công trình của Thầy Kim Định rất độc đảo ở mấy điểm :  Tính chất nhà Quê của nền Nông nghiệp, tinh thần Triệt của  triết Đông, cũng tinh thần yêu nước sâu đậm được ngộ nhận là cực đoan.

II.Kim Định: Con Người nặng Tình Người ( Đồng bào )/ Công lý xã hội.  
Vì nặng tình cảm có tính chất nhà Quê, nên khi gặp tinh thần  nhà quê của Văn hoá Nông nghiệp của Cha ông, liền được hai nguồn Tình nâng đỡ, nuôi dưỡng con Người Kim Định suốt đời. Với niềm đau của con Người và Dân tộc, như “Cô Hồng thiên ngoại“, Kim Định một mình “một ngựa rong ruổi“ trong cõi Không và Thời gian của Hồng hoang thời  đại “ để tìm vể cội nguồn Dân tộc xa xăm, Kim Định đã hiến dâng trọn 50 năm cuộc đời để khai quật nên chủ thuyết Việt Nho và Triết lý An Vi.
III.- Kim Định: Một triết gia gồm cả  Đông / Tây.
Là một triết gia học triết Tây phương, khi gặp được tinh thần Triết  Đông về Nhất lý - lý Thái cực - cũng là “Đại Đạo Âm Dương hoà“,  Triết gia Kim Định đã noi theo tinh thần “Triết: Triệt dã“ tức là triệt Thượng và triệt Hạ mà tìm tòi khai thác.
                  1.-Triệt Thượng . Khi đi vào lãnh vực Văn hoá Việt và nhất là Văn hoá Trung Hoa, không những lần lên đến Tần Hán, mà Kim Định con vượt quá Tần Hán, tới Thời Tam Hoàng, rồi còn vươn lên tới nền Văn hoá Hoà Bình, vì đây là thời của Huyền sử, là giai đoạn thai nghén và và kết tinhnguồn gốc của nền Văn hoá.
Khi tìm về nguồn gốc con Người thì nhận ra có Quy tư thì mới tiếp cận được với nguồn Tâm linh tức là nguồn Sống và nguồn sáng, Nho giáo gọi nguồn Sống là Lòng Nhân ái và nguồn Sáng là Lý Công chính, Phật giáogọi là Từ bi, Trí huệ, Kitô giáo gọi là Bác ái, Công bằng, tuy danh xưng khác nhau nhưng ý nghĩa  không khác, tất cả đều là Thiên lý, và suy ra“ Vạn  giáo nhất Lý : Lý Thái cực “.
Khi tìm về nguồn gốc Dân tộc thì lại nhận ra Thiên lý được phú bẩm nơi con người, được Tổ tiên Việt dùng biểu tượng Tiên Rồng để ký thác cho con cháu. Đây là nền tảng Dựng nước và Giữ nước của Tổ tiên. Đó là Nhân, Trí, Dũng mà Biểu tượng là con  Người Nhân chủ Hùng vương, đấng sáng lập ra nước Việt Nam.
 Nguồn Gốc con Người, nguồn Gốc Dân tộc và nguồn Gốc Văn hoá là Di sản vô cùng trân quý của Dân tộc Việt Nam.

                   2.-Triệt Hạ. Văn hoá của Tổ tiên Việt  có nền tảng là Triết lý Nhân sinh, nên phải đi vào thế giới vật chất để khám phá những định luật vật chất để thăng tiến cuộc sống Vật chất và tinh thần.  Khi đi vào thế giới vật chất thì phải “ Suy tư “  để phát triển Lý trí.  Lý trí thì rõ ràng khúc chiết, mạch lạc nhưng hữu hạn. Khi lý trí phát triển có được rộng sâu để đạt chu tru, khi đó mới mong thoát khỏi cảnh phiến diện gây ra ngô nhận , gây phân hoá trong xã hội.
Vào thời Tổ tiên xưa thì Lý trí chưa phát triển, đến thời Bắc thuộc, Pháp thuộc cho đến nay Dân tộc chúng ta cứ liên miên bị các thế lực “ Dĩ cường lăng nhược “ Kìm hãm trong nghèo đói nên chưa thoát tình trạng lạc hậu được.

                   3.- Triệt Thượng / triệt Hạ giao hòa để đạt Minh triết.
Khi đã triệt Thượng và triệt Hạ rồi, còn phải làm sao cho hai thứ triệt ngược nhau như Quy tư và Suy tư ( còn gọi là Suy Đi Nghĩ Lại ) được giao hòa như Âm Dương hoà mới đạt.  Tỷ lệ Hòa giữa cặp đối cực Âm Dương là “Tham   ( 3 )  Thiên lưỡng ( 2 ) Địa nhi ỷ số “, nói theo kiểu Bình dân là mỗi người phải sắp xếp mọi việc nhà việc nước giúp mọi người sống sao cho trọn Tình (3 ) vẹn Lý ( 2 ) để xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc.  Có làm cho Triệt Thượng và Triệt Hạ giao thoa thì mới đạt Thái hòa, tức là đạt Minh triết. Cảnh Thái hòa ( Vũ trụ hoà : cosmic rhythm ) đã được Tổ tiên Việt  dùng các diễn đề trên mặt Trống Đồng Đông Sơn hay Ngọc Lũ để diễn tả.

          IV.- Kim Định: Một công dân Việt gồm đủ tinh thần Chất gia / Văn gia
Là một Triết gia, một Giáo sư đại học, nhất là một Linh mục Công giáo, nhưng trước tiên Kim Định vẫn là một Công dân yêu nước.
Trong khi  Đất nước đang trên đà suy vong, với sở học của mình, Kim Định đã đem hết Tâm Trí  mình tìm cho ra nguồn gốc vấn nạn của con Người và Xã  hội đang trên đà suy thoái,  Kim Định không thể Vô cảm trước khổ đau triền miên của Đồng bào cũng như thiếu Tinh thần Liên đới trách nhiệm, nên luôn cố tìm cách cứu nước bằng con đường Văn Hoá, vì Văn Hoá  đượm triết lý Nhân sinh là mạch sống của Dân tộc theo Thiên lý . Khi bỏ Gốc Dân tộc, mạch sống cạn nguồn thì con Người xuống cấp, Xã hội rối loạn, nên việc trước tiên là phải chỉnh đốn lại mọi người bằng cách giúp nhau sống hòa theo nền Văn Hoá chung, vì đó là  gốc Đoàn kết Dân tộc.  Con người không còn kính trọng yêu thương và bao dung nhau theo tinh thần Đồng bào và không ăn ở “phải người phải Ta“ với nhau thì gây ra bất công xã hội, gây khổ đau cho Dân tộc, thì không sao thoát khỏi Quốc nạn và Quốc nhục.  Một Dân tộc mà tầng lớp Trên mỗi người một nơi, mỗi phe phái chiếm lãnh một góc, mỗi Tôn giáo một thế giới riêng, còn đa số bên Dưới cứ thản nhiên dẫm đạp lên nhau mà sống, tất sớm muộn sẽ sa và tròng nô lệ!

B.- Công trình của T.G. Kim Định

I.- Việt Nho:
Nho mang trong mình cả Đông / Tây, Kim / Cổ
Xưa nay người ta cứ tin rằng Việt Nam không có Văn Hóa, có chăng là do những thứ học được của Tàu, của Tây, mà Nho là Văn Hoá  riêng của Tàu.  Nhờ đi rộng và sâu vào nhiều lãnh vực, Kim Định mới tìm ra có nhiều thứ Nho như Thái Nho, Hoàng Nho, Nguyên Nho, Hán Nho..  Ngoài các thứ Nho đó còn có Việt Nho là thứ Nho đã được  thẩm nhập trong huyết quản Đồng  bào Việt, đành rằng  đã nhuốm một số tính chất  bá đạo của Hán Nho trong thời gian bị đô hộ.
Để khai quật ra Việt Nho Kim Định đã đi vào khoa Tân Nhân Văn, lần mò trong lãnh vực Huyền sử để tìm ra Tông tích Tổ tiên, trong Cơ cấu luận để dò ra bộ số Huyền niệm 2 – 3, 5 là cơ cấu của nền Văn hoá Đông Nam trong đó có Việt Nho, nền tảng của Việt Nho là nét Lưỡng nhất của Dịch, cũng như lặn sâu vào lãnh vực Tiềm thức để nhận ra Tiềm thức cộng thông Nhân loại qua các Sơ Nguyên tượng, tức là  nguồn gốc nền Luân thường Đạo lý của Nho.
Việt Nho là thứ đã được “gạn đục khơi trong”  từ Hán Nho, một bên là       “ khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo“, còn Hán nho thì  dùng Bạo lực để                 “ Dị Cường lăng Nhược “.

Theo sự hướng dẫn của Kim Định, tôi đã tạm hệ thống hóa Việt Nho như sau, Việt Nho gồm có:
          1.- Một Vũ trụ quan Động: Biến dịch theo Dịch lý nên Tiến bộ và Thái hòa. Nền tảng của sự biến dịch là do các cặp đối cực tương tác với nhau đạt trạng thái Quân  bình động.
          2.- Một Nhân sinh quan Nhân chủ bắt nguồn từ Tâm linh, nên có khả năng Tự Chủ, tự Lực, tự Cường.
          3.- Một Lộ đồ:  Tu, Tề, Trị, Bình để đem Đạo lý vào Đời sống Đồng bào mà sống hoà với nhau..
          4.- Một Đạt quan Phong Lưu, nhờ biết sống hoà trong Vũ trụ, nên an nhiên tự tại như kiểu  “ Hóa Nhi đa hí lộng “  do tinh thần Dịch lý  :“ Hữu nhược vô, Thực nhược hư: Có dường như Không, Thực cũng tựa như hư “ .
Tất cả đều thuận theo sự biến hóa của các cặp đối cưc theo Dịch lý.

Nếu ta  nhìn vào các Cơ chế Xã hội và Sinh hoạt của Đất nước Hoa kỳ chúng ta  cũng  thấy rõ được tất cả đều được vận hành theo Dịch lý;

Trong Cơ chế Tam quyền phân lập: Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp;  các cơ chế cứ cặp một như Lập pháp / Hành phápHành pháp / Tư phápTư pháp / Lập pháp. . .,  các cặp đều vận hành  theo lối Check and balance       ( vừa hợp tác và đối tác theo tiêu chuẩn Bác ái, Công bằng được định chế nơi Hiến pháp, giống như kiểu Âm Dương tương thôi của Nho ) để tiến bộ trong trạng thái cân bằng.

Đất nước Hoa kỳ có nhiều đảng nhưng có hai đảng lớn hoạt động tích cực trên Chính trường.
 Đảng Dân chủ chuyên hơn về Nội trị, và đảng Cộng hoà thiên về Ngoại giao, hai bên cũng vừa hợp tác và đối tác với nhau để hình thành  Chiến lược và Chiến thuật Quốc gia. Đây là lối Hợp Nội Ngoại chi Đạo “

Về hoạt động toàn cầu thì Hoa kỳ có Thị trường chung để ăn nên làm ra và thiết lập an ninh đề bảo vệ quyền lợi chung. Ngoài ra có Đạo trường chung  do Tổ chức Liên Hiệp quốc cầm cân theo tinh thần  Đạo lý “ Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền “ để duy trì lẽ Công bằng tương đối mà sống hoà với nhau.

Hoa kỳ không phân biệt bạn thù, cứ giao thiệp để làm ăn, cũng giống chủ trương “ bất báo vô đạo “ của Nho có tính chất khoan nhu, cũng tương đương với Bác ái.   Hoa kỳ vẫn giao tiếp với mọi quốc gia trên thể giới, đem ra tiêu chuẩn công bằng chung không những để giúp họ ăn nên làm ra, để có điều kiện tiến tới  tình trạng“ Phú quý sinh Lễ Nghĩa: Lấy Hạ tằng kiến trúc để xây dựng Thượng tằng theo Dịch lý hay Thiên lý ”, hầu  biết tôn trong Tự do Nhân quyền để sống hoà với nhau, đường lối này được Nho gia gọi là Tòng cách ( hành Kim ) nghĩa là nương theo để giúp họ thay đổi.

Tất cả đều theo Dịch lý , đây là cuộc gặp gỡ lạ lùng giữa Đông và Tây, nhưng Đông còn ở trên Nguyên lý của Dịch, nhưng đã bị lảng quên,  còn ở Tây phương nhất là Hoa kỳ thì đã đem ra thực hành nơi Xã hội rất hiệu quả.

Thiển nghĩ các Tiểu nhược quốc phần đông không hiểu được Chiến lược và Chiến thuật linh động của Hoa kỳ là vừa hợp tác vừa đối tác theo Dịch lý để vừa tiến bộ vừa đạt thế cân bằng, nên khi liên hệ với Hoa kỳ có nhiều đối tác, chính mình  không đủ mạnh và có chíến thuật uyển chuyển để đối ứng và luồn lách hầu giữ được thế cân bằng mà tồn tại, thì sẽ bị loại trừ, kết quả này không phải Hoa Kỳ bội tín, mà là chính mình không  biết nương theo Dịch lý mà đối ứng, vì chẳng hiểu đường lối sinh hoạt linh động của Hoa Kỳ, nên mình cho là phản bội, hình như Tổng thống Tưởng Giới Thạch ( ? ) đã bảo: “ Làm Kẻ thù của Hoa kỳ thì dễ, mà làm Bạn với Hoa Kỳ thì khó”  !   Đường lối của Hoa Kỳ là bất biến theo Dịch lý ( nghĩa là luôn luôn biến đổi theo Thiên lý mà không theo phe nào cả  ), nếu “ không đủ mạnh” làm Đối tác để tương tác với nhau thì một đối cực sẽ bị triệt tiêu, kết quả này ta gọi đối tác bị loại trừ là “ con cờ quốc tế “ bị thí.

Thiển nghĩ Hoa Kỳ là nước mạnh cả Vật chất lẫn Tinh thần: Về vật chất không những , có kinh tế, Quốc phòng cũng như các ngành khác cũng rất mạnh, còn về Tinh thần thì có Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền làm thế ỷ dốc, do ở trên thế mạnh, nên mới dùng chính sách “ Tòng cách “  để làm thay đổi đối phương được.  Khi một nước nhỏ liên kết với nước mạnh thì chính mình cũng phải mạnh mới duy trì được thế cân bằng, nếu không có nội lực mà cứ chạy liên kết với các nước lớn tất sẽ bi xé ra từng mảnh. Còn Việt Nam là một nước nhỏ, mọi thứ đều yếu xiù nhất là Tinh thần, mà chỉ lấy cách nhún nhường quỳ lụy làm đầu thì tất bị nuốt chửng sớm. Vì vong bản nên không nhớ bài học về Chiến lược và Chiến thuật của thời Hậu Lê,đó là Chiến lược “ Chí Nhân và Đại Nghĩa “ và Chiến thuật là “ Dĩ Nhu thắng Cương, dĩ Nhược thắng Cường “ với điều kiện trình độ Dân khí phải cao!  )
Chúng ta có hiểu đường lối của Hoa Ký thì  việc liên kết với Hoa Kỳ mới có lợi.

II.- Triết lý An Vi:
Triết lý lăn lưng vào Đời theo Tinh thần Hòa giữa Hữu vi / Vô vi``

1.- Thế nào là An vi?
“ Nhiều người hiểu an vi là thanh nhàn không phải làm gì, khỏi bận tâm đi kiếm tiền  kiếm của: thế gọi là an vi. Nếu an vi là vậy thì cần chi đến triết lý chỉ việc gõ cửa mấy ông nhà giàu bự là đủ. Có người lại nghĩ rằng an vi là không nóng giận, cả không vui mừng nữa; sống bình thản trước mọi cảnh đời: éo le cũng như đắc ý, không dây mình vào việc chi, đời sao mặc đời. Nếu an vi là thế thì có khác chi mấy kẻ ù lì, việc chi phải đặt ra triết lý an vi. Ngược lại triết lý an vi cần:

Cho những Người dấn thân vào Đời

Cho những Người phải Chiến đấu

Cho những Ai gặp bước Gian truân

Cho những Ai gặp cảnh Bần hàn

Cho những Ai muốn Cải tạo Xã hội.
Như thế thì an vi không có nghĩa là hưởng nhàn mà là làm việc hăng say mà vẫn thanh thản. An vi cũng không phải là vô cầu, nhưng cầu mà như không: không cầu mà cầu; nhắm thành quả mà quan trọng nhưng không đặt ở thành quả, nên không lấy thành quả để luận anh hùng.  Bởi vậy với người đời đó là thứ triết lý rắc rối ỡm ờ, nhưng với người thấu hiểu thì lại nhận ra thứ triết lý vi diệu rất khó đạt được. Tuy nhiên nếu hiểu trúng, đặt nền tảng cho ổn thì hy vọng đạt được không phải là diệu vợi. Bởi vậy sau đây chúng ta sẽ bàn đến ít điểm cần cho sự hiểu triết lý an vi mong có thể hiện thực được vào bản thân cũng như đời sống xã hội.”
( Trùng phùng Đạo nội. Kim Định )
2.- Phạm trù và Nguyên lý của Triết lý An vi
a.- Hai phạm trù:
   *- Phạm trù tiến trình của Tâm thức nhân loại: Bái vật, Ý hệ, và Tâm linh
   *- Phạm trù về  mạch lạc Nội tại: Cơ, Ý, Từ, Dụng ( Phải đi suốt 4 giai đoạn để nhận ra nét Nhất quán: Nét Lưỡng nhất của nền Văn hóa )
b.-Ba Nguyên lý:
   *- Nguyên lý Lưỡng nhất: “Âm Dương hòa “ hay “ thuận Vợ thuận Chồng “ để đạt tới thế Quân bình động, Tiến bộ, Thài hòa.
   *-Nguyên lý Nhân chủTự Chủ, tự Lực, tự Cường hay Trai hùng Gái đảm.
    *- Nguyên lý An vi để đạt tới cuốc sống Phong LưuKhông Cưỡng hành, không Lợi hành mà An hành. 
c.- Cách Trình bày Việt Nho
Cách trình bày Việt Nho theo hai tiêu chuẩn của triết lý An vi để hợp với cảm quan thời đại, đó là :
   a.- Thiết thực để  bàn những chuyện thiết thân với con Người và Dân tộc.
   b.- Tỷ giảo là cách trình bày đối chiếu hay so sánh giữa các cặp đối cực đễ làm sáng tỏ vấn đề của hai bên, như vấn đề Độc tài và Dân chủ, vấn đề Chí Nhân Đại Nghĩa với Tham tàn và Cường bạo.. .  Mục đích là để làm sáng tỏ vấn đề Đạo lý làm Người với nhau, chứ không phải là bới móc cực đoan.
Tóm lại công trình khai quật của TG Kim Định tuy dài trường giang đại hải, nhưng rút lại chỉ có hai vấn đề quan trọng là Con Người vàDân tộc, với chủ đạo “ Chí Trung Hòa “ để sống Hoà với Tiết nhịp Hòa của Vũ trụ, bằng cách “ hành xử theo lối : Chấp Kỳ Lưỡng đoan “, nghĩa là sống sao cho “ Phải Người Phải Ta “  .  Tóm lại vì khinh thuờng lối sống Hoà, do cảnh phân hoá nên Dân tộc chúng ta lâm vào đại nạn.
C.- Công việc của những người kế thừa
Những bài viết của tôi đều gởi cho Ông Thùy, nhưng chưa bao giờ  được trao đổi với nhau, có lẽ trong lãnh vực tìm hiểu Thầy Kim Định, hai bên tuy đều đi vào lãnh vực Văn hoá, nhưng vẫn có nhiều điều khác biệt . Điều khác biệt Căn bản là “ Văn hoá  phi Chính trị “ và “ Văn hóa có nền tảng chính trị Vương đạo qua triết lý Nhân sinh”.  Chúng ta phải thấy sự khó khăn của quý vị sống trong nước, nếu quý vị đi vào cấm địa chính trị thì sẽ gặp nhiều khó khăn không thể vượt qua.   Nhưng nều không đi vào Triết lý Nhân sinh của nền Văn hoá thì công trình của Thầy kim Định để cứu con Người và Dân tộc cũng chỉ là việc thoả mãn lý trí cá nhân.

Khi đi vào Triết lý nhân sinh của nền Văn hóa nước nhà ( Việt Nho )  thì phải đụng đến cái Gốc của Dịch, ( không chuyên chú về 64 quẻ ), những nền tảng về Âm Dương, Ngũ hành, Tam tài, Tả nhậm . . .cần phải được giải thích thêm theo ngôn từ của Thời đại để giúp lớp trẻ dễ thông cảm.

Khi đi vào mạch sống Dân tộc thì phải đụng tới nền tảng Huyền sử, tới Cơ cấu với bộ số Huyền niệm 2- 3, 5, tới Tiềm thức cộng thông Nhân loại qua các Sơ nguyên tượng. Những lãnh vực này rất mới cần được khai  triển, cần được kiện chứng bằng những khám phá mới cho được chinh phục. Công việc này rất khó khăn, cần có những vị có sự hiểu biết rộng sâu về ngành Tân Nhân Văn mới tìm ra được kiện chứng mới cũng như có thêm sáng kiến làm rõ vấn đề hơn.
Trong một số cuốn Thầy Kim Định cứ than thở không kịp nữa rồi, vì không đáp ứng kịp với tình hình biến chuyển của nước nhà . Mặt khác Thầy cũng thừa nhân, công trình của Thầy còn có nhiều Tiết tiết chưa  được chinh phục, vì  thiếu tài liêu cũng như thời gian, cần phải có thêm  các sự kiện khoa học để kiện chứng, nhưng về Đại thể thì đã ổn.
Để cho nền móng nền Văn hoá được vững chắc hơn, thiết tưởng phần Huyền sử, Bộ số Huyển niệm cũng như Tiềm thức cộng thông Nhân loai với các Sơ Nguyên tượng cần được bổ túc cho đươc dễ hiểu và chinh phục hơn.
Cuối cùng cần hệ thống lại những sách về nền Văn hoá nước nhà. viết cho gọn đủ, dễ hiểu, theo kiểu Hàn lâm, và cần phải chuyển qua nhiều ngoại ngữ, để nối nhịp cầu với hế thệ trẻ, cũng như  dọn đường cho Thế hệ trẻ đi vào  lãnh vực mênh mông của nền Văn hoá Cha ông.
Có như vậy chúng ta mới hy vọng làm được một cuộc Tổng hợp Đông, Tây, Kim, Cổ để cứu Dân tộc cũng như góp phần bông hoa Văn hoá của chúng ta cho cộng đồng Nhân loại.

Thầy Kim Định đã viết 46 cuốn, trong đó có một số cuốn bị thất lạc cũng như chưa in, nay còn lại 32 cuốn, hơn 7000 trang, các bài đa số đều là những bài cảo luận để giúp sinh viên tìm về nguồn gốc Văn hoá Tổ tiên theo nhiều chủ đề khác nhau, nên công trình của Kim Định mới là những tài liệu mới khai phá, tuy đã có hướng chung, nhưng chưa được viết theo kiểu hàn lâm mà chúng ta quen đọc, cũng như những giả thuyết động trời ngược với những tin tưởng của chúng ta xưa nay, lại thêm tài liệu quá nhiều thuộc nhiều lãnh vực và dàn trải quá, nên rất khó cho những người mới tìm về Văn hoá tiếp cận được, nhiều người chỉ đi vào một thời gian không thấy mạch lạc nào và hứng thú nào  rồi bỏ cuộc.

Tuy không phải là môn sinh của Thầy Kim Định, nhờ đã khá già nhưng còn chút sức khỏe và có thời gian để học, tôi làm việc ngày đêm trong nhiều năm,vừa học vừa viết như một sinh viên tìm về Văn hoá Cha ông, tôi đã viết  7 cuốn, tôi trích những đoạn đó đây có liên quan trong các tác phẩm Kim Định, ghi thành chương mục và tiểu mục, sắp thành hệ thống, có mục đích giúp giới trẻ dễ dàng phần nào trong việc học hỏi. Các Chương mục đều được in vào Mục lục, hễ muốn tìm vấn đề nào thí cứ xem vào Muc lục và số trang là mở ra được ngay.
Chúng tôi đã viết tất cả  7 cuốn, những cuốn này chỉ dùng Bột của Thầy Kim Định với liều lượng khác nhau để gột  nên những thứ Hồ khác nhau, tôi viết theo tốc độ của tuổi già tất còn nhiều thiếu sót, cũng hối hả như Thầy Kim Định, không thể viết ngắn mà phải viết dài, vì chưa thấm đủ, nếu không viết xong thì  không bao giờ có thể viết nữa, nên cần được nhiều vị tiếp tay hoàn chỉnh và phát huy. Hy vọng thay!  Các cuốn đó là:

I.- Văn Hóa Đông Nam

          Một Vũ trụ quan động có nền tảng là cặp  đối cực  Tiên Rồng hay Âm Dưong.
          Một Nhân sinh quan:
                   Nhân chủ: con Người Tự Chủ, tự Lực, tự Cưòng
                   Thái Hòa: Do các cặp đối cực luôn ở thề quân bình động, nên luôn Tiến bộ và Thái hoà nhở vị thế quân bình động.
                   Tâm linh: Nhờ biết Quy Tư về nguồn Tâm nên Linh.
          Một Lộ đồ: Tu, Tề, Trị, Bình để đem Đạo lý vào Đời sống.
          Một Đạt quan: Phong Lưu: Thiên Địa giao hòa( Phong: Thiên  + Lưu: Địa )

II.-Văn Hiến Việt Nam

 Xưa nay ng ười ta cứ tin rằng Việt Nam không có Văn hoá, có chăng là học của Tàu và của Tây.
 Cuốn này gồm có 2 phần:
          1.- Phần Văn: Chứng minh không những Việt Nam có sách, mà là sách của một nền Văn hoá siêu việt, đặc biệt là Cơ cấu của nền Văn hoá. Bộ Cơ cấu là 2 – 3, 5
                   Số 2: là Dịch Lý của các cp đối cực
                   Số 3 : Nhân chủ
                   Số 5: Tâm linh.
          2.- Phần Hiến: Là những nhân vật Hy hiến Thân Tâm cho công cuộc Dựng nước và Giữ nước qua gần 5000 năm lịch sử, khi đầu từ Bàn Cổ, Viêm đế. . . tới Hùng Vương qua Trưng Triệu, tới Trần Hưng Đạo, Quang Trung. . Những anh hùng hào kiệt hay Trai hùng Gái đảm đời nào cũng có.

III.- Đạo Lý Xử thế I

Gồm những bài viết dựa theo tinh thần của nền Văn hoá Thái hòa Việt Nho, nhìn vào con Người và tình trạng Xã hội ngày nay  để tìm cách cứu con Người và Đất nước qua công cuộc đấu tranh cho  nền Dân chủ Tự do và Nhân quyền tại Việt Nam.

IV: Việt Nho  Trong Lòng Dân tộc Việt Nam

Là Nho có nền tảng từ nếp sống Việt, đây là nền Văn hoá có 5 tầng Lâu đài Văn hoá:

1.- Tiên Rồng
2.- Cây Việt
3.- Sách Ước
4.- Gậy Thần
5.- Trống Đồng

Mỗi Tầng đều chứa bộ số Cơ cấu: 2 – 3, 5.  Đây là Nền tảng và Nội dung của Việt Nho.
Ta có thể kiểm chứng triết lý Nhân sinh của Nho qua 5 Điển chương Việt:

                     1.- Huyền sử
        2.- Việt Dịch
                    3.- Trống Đồng
                    4.- Làng Xã
                    5.- Trống Đồng và Trung Dung.

V.- Hi nhp Văn hoá Á Âu

Chúng ta tìm thấy Tinh thần Việt Nho trong các Chương Sáng Thế của Cưu Ước và  bộ số  Cơ cấu 2 – 3, 5 nơi các Dụ ngôn của Chúa Yêsu trong Tân Ước.
Qua đây Nhân Dân Việt Nam có thể làm quen  học hỏi thêm Tinh hoa của Thánh Kinh Kitô giáo cũng như những người Kitô giáo có thể đễ dàng đi về Cội nguồn của Dân tộc.Nhờ đó mà  hai bên dễ thông cảm nhau, mà sống Hoà với nhau để cứu con Người và Đất nước.

VI.- Đạo lý Xử thế II


Tiếp nối tinh thần của cuốn Đạo Lý Xử Thế I  qua những vấn đề khác nhau.

VII.-Sơ Thảo về Vấn Đề Giáo Dục

Gồm hai phần:
          Phần Hiến Chương Giáo dục gồm những vấn đề về Con Người Dân tộc với Dân tộc Tính, Truyền thống, Đạo lý Dân tộc cùng Triết lý.
          Phần Lập pháp Giáo dục gồm: 1.-  Bộ Sách Dân tộc gồm Kinh, Triết, Sử, Văn.
                                    2.- Chương trình Giáo dục các cấp.

Đây là vấn đề to lớn, cần phải có Ban Tu thư Quốc gia mới làm nổi, chúng tôi  viết cuốn này như một sự gợi ý với hy vọng những vị có đủ Đức, Tài cùng chung nhau thực hiện cho được. Vì công trình to lớn này khi đạt được có thể xem như Thánh Kinh của Việt Nam, để neo Hốn Thiêng Sông Núi trường tồn với Dân tộc, hầu tranh tình trạng: ”Hồn mất trước, Nước  mất sau”.

VIII.- Tóm tắt
 7 cuốn trên đều được viết theo khổ lớn: 8”.5.11”, dày hơn  4000 trang, nhưng tóm lại chỉ bàn về ba vấn đề lớn về con Người và Dân tộc cùng cách sống theo Tiết nhịp Hòa của Vũ trụ.  Ba cuốn đầu đã in xong còn 4 cuốn sau thì chưa in, nhưng đã hoàn tất kể cà các bìa cuốn sách.

Việt Nhân & Nguyễn Quang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...