Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Phương pháp

CHIA XẺ CÙNG CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU AN VI

Nghiên cứu An Vi cần gì?
-         Kiến thức toàn diện Đông Tây Cổ Kim (phấn đấu).
-         Điều kiện sống bình ổn.
-         Trải nghiệm văn hóa.
-         Bản lĩnh tìm đường đi cho dân tộc.
-         Tâm chí rửa nỗi nhục ngàn năm – man di, tiểu nhược, chư hầu, mượn chữ viết nhờ…
-         Xác định thân phận, tạo diện mạo mới để mở mặt với thiên hạ.
Trả  lời những câu hỏi:
-         Tại sao hàng trăm năm vẫn bị lép vế trên lĩnh vực ngoại giao?
-         Tại sao ta vẫn tồn tại đến bây giờ?
-         Có Văn để Hóa không? Có Trí để Thức không?
Phương pháp An Vi
     -    Áp dụng cơ cấu luận.
-         Về sử, lưu ý PP Huyền sử: kết hợp huyền thoại, truyền thuyết với sự kiện.
-         Chú trọng vào tâm linh sử quan tức tinh thần văn hóa chứ không dựa trên chủng tộc hay chính trị.
-         Không nên đồng nhất mà nên thống nhất.
-         Đứng xa, đứng cao để hiểu vạn vật (sự vật, hiện tượng, con người).
-         Nhìn tồn tại và ko quá câu nệ hiện hữu.
-         Nhìn Tượng mà ko bị choáng ngợp bởi Hình.
-         Bất thành văn tin cậy hơn thành văn, cũng như bia miệng và bia đá, dã sử và chính sử, nhân thoại và sử ký …
-         Bắc cầu thông hội (phép xử thế)
-         Thể Nghiệm, Trực Giác, Không dùng Lý Luận.
Tây Âu nhiều khi không có siêu hình mà chỉ có siêu thị (suprasensible) – Kim Định.
Vươn lên vũ trụ chi tâm, tức tâm thức mở ra rộng như vũ trụ, vì thế gọi là tâm linh.                                                                                                         Chúng ta nên ghi ân sâu xa tiền nhân đã để lại cho chúng ta những trang huyền sử rất thanh tao trong sáng (khi so với thần thoại nhiều nơi khác) và thơ mộng một cách như nhiên tự tại. Rất có thể những trang thơ mộng đó đã sửa soạn cho tiền nhân viết nên những trang sử oai hùng về sau bằng cách tăng trưởng ý thức về Việt Nam như một thực thể chính trị riêng biệt với nước Tàu. Dầu sao thì đó cũng là những chòm sao sáng đầu tiên đã hiện ra với tiên tổ và không có lý do nào lại mất quyền lấp lánh trên vòm trời văn hóa chúng ta. Đấy là những lý do khiến chúng ta hôm nay phải mở một đường hướng mới để làm một cuộc hành hương tìm về với hồn tiên tổ, kể cả những vị xa xăm nhất chỉ còn phảng phất trong thinh không, nhưng “giọt máu đào hơn ao nước lã”. Nói kiểu khác để mà tóm lại thì nếu các cụ xưa chỉ sống Nho giáo, mà ta gọi là duy linh sử quan, còn đám tân học nay lại chỉ căn cứ trên một số sử kiện khách quan quá hẹp hòi và ta sẽ gọi là duy vật sử quan, thì chúng ta sẽ theo lối tâm linh sử quan đặt nặng trên mối liên hệ văn hóa (parenté de culture) hơn là liên hệ chính trị hay nhân chủng (parenté ethnique) hay chủng tộc tức là lối làm việc lướt nhẹ trên tang chứng khảo cổ, mà lại đặt nặng trên thần thoại được soi qua ánh sáng khoa học hầu chắt lọc nội dung của nền văn hóa chúng ta trong những bước chập chững sơ thuỷ. Những huyền thoại cũng như truyền thuyết là cái gì rất mung lung nên cần chúng ta nắm vững mấy điểm then chốt chẳng hạn các định chế của Việt Hoa cũng như việc người Việt di cư xuống phương Nam xuyên qua bao ngàn năm lịch sử… làm như cái toàn thể, cái sợi dây chỉ đạo mà chúng ta không được rời xa trong khi đi vào rừng cổ học.

Thân mến!
Lê An Vi & Việt Nhân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

015004 LĂNG KÍNH LƯỢNG TỬ LUẬN LUẬT QUÂN BÌNH VÀ TRIẾT LÝ ÐẠI HÒA Thái Đông A

013001a NHẬP MÔN

013001a    NGƯỜI VIỆT, TIẾNG VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT Một con người chưa hiểu biết về gốc gác của mình chưa thể là con người có văn hóa. Cũng n...