BÚT LÔNG LỒNG VÀO BÚT SẮT
Việt Nhân
Việt Nhân
Bút Lông là bút bằng Lông dùng viết chữ
Nho để ghi chép nền văn hoá Đông Nam Á hay Đạo lý Nho giáo. Còn Bút
Sắt là cây viết chữ gốc La Tinh để ghi chép nền Văn minh Tây phương.
Lấy Bút Lông lồng vào Bút Sắt là tìm
cách đem Văn hoá Đông phương lồng vào Văn minh Tây phương để liên kết Đạo học
vào Khoa học Kỹ thuật hầu
mưu phúc lợi cho con người được hữu hiệu hơn, nhất là cho cuộc sống ấm no hòa
bình ổn định cho người dân.
Ngày nay khi nói đến Nho thì đa số đều có
định kiến rằng Nho giáo là chuyện của ngày xưa còn quê mùa lạc hậu, chứ nay là
thời văn minh tiến bộ, đem vấn đề này ra chẳng những không hợp thời mà còn làm
bận lòng nhau vô ích. Thậm chí có người còn thâm thù Nho, cho là vì Nho
mà quốc gia chúng ta thua sút người ta.
Điều này hình như chỉ đúng về mặt ngoài,
trước đây Tàu đã đô hộ nước ta hơn 1000 năm, họ bảo đem Nho giáo sang truyền bá
đạo Khổng Mạnh để khai hoá dân Man Di mọi rợ của ta. Khi nước ta giành
được Độc lập, Tàu lại đem quân qua xâm lược đến 6 lần, hòng thôn tính nước ta,
nhưng lần nào cũng bị đánh cho thảm bại. Có phải họ muốn đem lốt áo
" Khoan nhu " Khổng Tử để che bộ mặt " Tham tàn cường bạo"
của các nhà cầm quyền họ không ? Cứ đọc " Hịch Tướng Sĩ " của
Đức Trần Hưng Đạo và " Bình Ngô đại cáo " của Cụ Nguyễn Trãi thì ta
biết thiện ý khai hoá Man Di mọi rợ của Tàu ra sao?
Để xem các định kiến trên thực hư thế nào,
chúng ta cứ nhìn vào Nhật Bản và Nam Hàn, họ cũng có gốc Nho như Việt Nam, họ
đâu có bỏ Gốc Nho, nhưng họ biết lấy Ngọn khoa học kỹ thuật Tây phương tháp vào
gốc Nho, nên họ có thua sút ai đâu. Việc để cho con người giáng cấp, xã hội suy
vong không phải Nho mà chính là tại Ta chưa tìm hiểu tận Gốc Nho cũng như chưa
học được " cái tinh hoa đáng học " của Tây phương mà thôi.
Nếu chúng ta xét kỹ thì vấn đề này có tính
cách nội khởi, tiên vàn nó nằm trong Tâm Trí mỗi người, nó thuộc về lãnh vực
văn hoá của Dân tộc.
II.- Bút Lông Nho giáo với Cuộc cờ Phế
Hưng Việt Nam
Có một điều làm ta thắc mắc: Nước Tàu to
lớn dường thế, quân lính đông đảo dường thế, xe ngựa khí giới cũng nhiều dường
thế, sao mà lại không đè bẹp thôn tính nổi một nước nhược tiểu gấp bao nhiêu
lần qua thời gian gần 5 ngàn năm?
Tại sao vậy? Những yếu tố nào đã giúp cha
ông chúng ta kiên cường vùng lên được như thế, phải chẳng là yếu tố Tinh thần,
có cội nguồn từ nếp sống Văn hoá Dân tộc có Gốc từ Nho. Chúng ta là học trò của
Tàu kia, sao mà Trò " bé tỉ teo " lại tát vào mặt " Thầy vĩ đại
" nhiều cái tát choáng mày choáng mặt đến thế?
Sao dân chúng ta chống Tàu mà không chống
Nho?
Có cái gì ẩn khuất trong đây?
Qua trường kỳ lịch sử, ta thấy nhờ tính
chất Tương dung " Bất Đồng nhi Hoà " thời Lý Trần với
Tam giáo đồng nguyên ( Nho, Phật, Lão) mà các triều đại đó xây nên cơ sở vững
bền cho quốc gia, nhưng đến thời nhà Lê thì Nho giáo loé lên rồi ngày
càng lịm dần.
Sau đó các vua quan nhà Nguyễn cũng như
các vị trí thức đều là những Nho sĩ, đa số bị chê là quê mùa lạc hậu, đầu óc
không vươn ra khỏi biên giới Việt Nam, cứ tự cho mình là hay là giỏi, cứ mê mãi
trong việc ngâm hoa vịnh nguyệt, cứ thôi xao làm thơ, tầm chương trích cú làm
sao cho giống Tàu. Các vị “ con Trời “ thi lo xây lăng tẩm, mà
chẳng chú tâm vào quốc kế dân sinh. Nhân dân thì đói khổ và ngu dốt, quá quê
mùa và lạc hậu.
Như thế Việt Nam mặc nhiên trở thành môi
trường thuận lợi cho việc bành trướng của Đế quốc Thực dân, Thực dân cũng lại
viện cớ đem nền văn minh vật chất Tây phương khai hóa cho dân tộc nhược tiểu
lạc hậu!
Trong khi đó các đế quốc thực dân phương
Tây nhất là Anh và Pháp đã đi chiếm nhiều tiểu nhược quốc trên thế giới làm
thuộc địa, người ta bảo không bao giờ mặt trời tắt trên ngọn cờ nước Anh. Pháp
đã đến chiếm nước ta lấy 6 tỉnh Nam
kỳ làm thuộc địa và đặt chế độ bảo hộ lên Bắc và Trung kỳ. Nhân dân Việt Nam lại bị lầm
tham tủi nhục không xiết!
Trong thời gian bị trị, một số Nho sĩ thức
thời đã bôn ba nhiều nơi học hỏi nền văn minh kỹ thuật hầu cải tiến dân sinh và
dân trí, đã đệ trình chương trình canh tân xã hội, nhưng đều bị nhà Vua bác bỏ
như trường hợp Chí sĩ Nguyễn Trường Tộ, thậm chí còn bị quở mắng thậm tệ như
trường hợp Chí sĩ Phan Huy Chú.
III.- Nỗ lực bỏ bút Lông dùng bút
Sắt
Trong thời gian Pháp thuộc, các trí thức
Tân thời thì bị choáng lòa bởi văn minh vật chất, nhất là văn chương lãng mãn của
Pháp là những áng văn toàn lời trau chuốt tràn đầy tình cảm mông lung ( lãng
mãn ), dễ đưa Hồn trí thức lên mây, giúp quên đi những nỗi nhọc nhằn nhục nhã
do nhà cai trị Pháp gây ra. Còn triết học thì chỉ chiêm niệm các ý tưởng tức
duy lý một chiều, cũng đều là những lối dẫn Trí con người vào rừng ý tưởng cao
tít mù khơi, thật khó hiểu, khi đọc tới thì đến bể đầu, thực ra đây chỉ là lãnh
vực sống của những nhà trí thức quý tộc, họ có dư Tự do và cơm áo rồi, đâu cần
gì thêm, còn bàn dân thiên hạ thì đang từng giây phút bị đói cơm áo cần áo và
khát tự do!.
Các nhà Tân trí thức VN dùng văn chương
quốc ngữ kịch liệt đả phá Nho giáo để mong đem đời sống Văn minh vật chất
vào cứu nước giúp dân, nhưng các vị này cứu nước bằng con đường văn nghệ của
tầng lớp Tiểu tư sản, chứ đâu lo giải phóng đa số nhân dân nghèo khổ, mặc dầu
đa số các vị này cũng tin rằng mình yêu nước yêu dân.
Ở đây có hai điều khúc mắc:
Tuy đả phá Nho giáo quê mùa lạc hậu là
điều phải làm, nhưng đem thứ văn chương lãng mãn, văn hoá cá nhân chủ nghĩa vào
thay thế thì làm sao giải phóng được người dân ra khỏi kiếp nô lệ khổ đau, mà
chỉ gây ra cảnh phân hoá do nếp sống cá nhân chủ nghĩa của Tây phương đưa vào,
lại nữa khi Hồn Trí đã ở trên mây thì làm sao biết nhân dân dưới đất cần gì mà
cứu ?
Mặt khác đả phá Nho qua hình ảnh mấy ông
Lý toét và thôi thúc truyền bá Quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh nhanh chóng cũng
trúng vào kế âm mưu thâm độc của Pháp, vì có làm như thế mới cắt đứt được mạch
sống dân tộc Việt ra khỏi Nho giáo. Tuy đã bị sa đoạ, nhưng tên đa số
Người Việt, tên Nước, tên các Tổ tiên qua ngàn đời, tên các con Đường, Sông
Ngòi, Núi Non, Rừng Biển, cũng như khi mở miệng ra nói một câu là đụng đến chữ
Nho, bỏ chữ Nho đi thì những lời nói mất hết ý nghĩa, nhất là những Kinh diển
Nho còn bao hàm triết lý Nhân sinh, tinh thần Đạo học.
Bỏ Nho là bỏ mất Tinh hoa gần 5000 ngàn
năm Văn Hiến Việt Nam!
IV.- Ngọn Bút Sắt không thể thay Gốc
Bút Lông
Bỏ Nho - nguồn của Nhân, Trí, Dũng - đi
rồi lấy gì thay thế vào đây, xem CSVN đã thay văn hoá Lừa vào có được không,
tuy Nho đã thoái trào chỉ còn cái vỏ xơ cứng.
Ta nên nhớ những giá trị về văn hoá phải
trải qua hàng thế kỷ mới kết tinh và lưu truyền được, khi những giá trị
đó có thực sự đóng góp cho tinh thần dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước không ?
Điều thứ hai ta phải xét là những
giá trị văn hoá đó có phải vì thiếu bản chất bền vững mà suy đồi hay do chính
con người bỏ giá trị văn hoá đó nên mới bị lâm nguy?
Tuy xơ cứng mặt ngoài nhưng vì bị độc tài
cũng như trào lưu buông thả đè bẹp, nên phải ẩn náu bên trong, nếu có cơ thuận
lợi tất sẽ vùng lên được. Ta cứ xem nhiều vị trẻ đấu tranh cho dân chù trong
nước tuy bị CSVN bách hại nhưng không đè bẹp được lương
tâm họ. Lương tâm là thứ mà Mao Trạch Đông đã dùng phương pháp tẩy não nhưng vô
hiệu. Lương tâm bắt nguồn từ Thiên lý, mà “Thiên lý tại nhân tâm” là Gốc Nho.
Ngày nay nói đến Nhân Nghĩa, cũng như Bi
trí, cũng như Bác ái Công bằng, nhiều người cho là đã cũ rồi, không ai chịu làm
cả, nên nhắc đến chỉ làm phiền lòng nhau. Cái hậu quả là xã hội cứ hỗn loạn,
gây rắc rối cho nhiều người, cứ gây mâu thuẩn với nhau, mà không ai chịu trách
nhiệm cả, ai cũng tránh cho yên thân!
Tình trạng thường xẩy ra, miệng rao Nhân
ái với đồng bào, mà cứ gọi đồng bào bằng đồng hương, thậm chí hành xử với đồng
bào như kẻ thù không đội Trời chung. Mồm loa làm việc Nghĩa mà ăn ở bất
công với nhau, sao mà cứ khinh khi nhau, chèn ép nhau, hãm hại nhau, chém giết
và cướp bóc nhau tàn hại đến thế!
Cái phiền là chúng ta ít quan tâm đến việc
cái Miệng, cái Loa nói sai hay Nhân Nghĩa sai, con người bỏ Nhân Nghĩa mà hư
hay Nhân Nghĩa làm hư con Người? Có phải đây là lý do để ta yên tâm lờ đi lối
sống Nhân Nghĩa không ?
Thật sự lòng thương Người ( Nhân )
và lối ăn ở Công bằng với nhau( Nghĩa ) có bao giờ cũ không? Khi con Người không cần sống Hòa chung
vói nhau thì Nhân Nghĩa mới không cần. Chúng ta nên cùng nhau xét lại vấn đề.
Không biết tôi có lẫn trí không,
nhưng tôi vẫn quan niệm: Dù muốn dù không CSVN vẫn còn là đồng bào của chúng
ta, nhưng mà là đồng bào cố tâm đi hoang! Dụ ngôn người con đi hoang
đàng trong Thánh Kinh giúp chúng ta có thái độ và cách hành xử thích đáng. Chỉ
khi nào chúng ta có “ Chí Nhân và đại Nghĩa “ mới có khả năng giải quyết nan đề
“ Tham tàn và cường bạo “ của CSVN được “. Dù thế nào đi nữa, chúng ta
không thể nào chối Gốc Đồng bào của Dân tộc được,vì bỏ Gốc thì mối liên kết mọi
con dân Việt bị bung ra từng mảnh như nay chúng ta đang trải nghiệm!
Tóm lại đây là vấn đề mà Cha ông chúng ta
đã cảnh cáo: “ Khôn Độc Dại Đàn và cái Sảy nảy cái Ung “. Cái Khôn độc
của từng cá nhân làm cho cả đàn VN bị dại lây, đấy là vấn đề liên đới trách
nhiệm mà ta không thể né tránh nữa, vì càng tránh thì càng bị phân hoá.
Nguyên nhân rõ ràng là do kẻ thù phương
Bắc và Đế quốc thực dân đã tạo ra cảnh “ Cái khó bó cái khôn “ khiến cho
một số người sa vào cảnh” Bần cùng sinh đạo tặc “. Con người đạo
tặc làm cho xã hội rối loạn. Cha ông chúng ta đã bảo “ Con Dại Cái
Mang “, khi có một số Con đạo tặc làm việc Dại Riêng nhưng Mẹ lành VN “
phải Mang Họa Chung. Nếu số đông chúng ta không
nhận ra nguồn cơn, nhận ra cái dại riêng tuy là của một số người, nhưng cả dân
tộc dần dần mang họa chung, nếu không cùng nhau lo sửa sai kịp thời, cứ ngủ mê
nên bị sa đọa. Mối Tinh Đồng bào là sợi dây thắt chặt
con Dân Việt lại với nhau, bỏ mối Tình quý giá này thì Dân tộc bị rã ra
từng đám.
Khi con người đói ăn thì thất học, mà “
bất học thì vô thuật “ nên hết thông minh, chỉ có “ phú quý mới sinh Lễ Nghĩa “
được “. Khi có đủ cơm no áo ấm thì mới có thì giờ mà học hành, may ra mới
biết Lễ Nghĩa là gì? Lễ là trọng Mình và trọng Người, Nghĩa là lối hành xử hai
chiều tức là thực hiện sự Công bằng. Có biết giữ gìn Lễ Nghĩa thì mới giữ được
mối Tình Đồng bào. Bỏ cái Sảy “ Đồng bào “ thì nảy cái Ung làm phân hóa
Dân
tộc.
Khi tiếp xúc Tây phương với nếp sống Cá
nhân chủ nghĩa, Tự do cá nhân rất quý, nhờ có Tự do con người mới phát triển
được. Tuy sống theo cá nhân chủ nghĩa, nhưng đa số người Tây phương nhờ có tinh
thần Dân chủ, họ biết cách đối thoại. Khi có sự bất hoà với nhau, họ chiụ ngồi
lại nghe nhau, bàn luận phải trái, nếu biết sai là họ nhận lỗi, xin lỗi và sửa sai, nên tránh được
sự xung khắc đổ vỡ. Còn người Việt Nam vì bị nô lệ và sống trong tình
trạng lạc hậu lâu ngày, nên khi gặp được lối sống cá nhân chủ nghĩa,
như cá gặp nước, vì chưa có tinh thần Dân chủ, nên đi
quá đà, chỉ biết có Ta mà quên có Người, nên rất cực đoan, đây là đầu mối
cho sự bất hòa gây nên phân hoá trầm trọng, cứ mỗi người làm anh hùng cô độc
một phương, nên không ngồi lại với nhau được, mà có ngồi với nhau, khi có sự
bất đồng là phá bỉnh ngay! Không tháo gỡ được cái khúc mắc này thì chúng
ta không bao giờ ngồi lại với nhau mà chung Lòng chung Trí mà làm việc chung
đất nước được. Cái nguyên nhân sâu xa là vì không yêu thương ( Nhân
) kính trọng va ăn ở công bình với nhau ( Nghĩa ) !
Văn hoá của Tổ tiên ta có lối sống hai
chiều, chiều Nhân và chiều Nghĩa, Nhân là Tình, Nghĩa là Lý, mà “ Tình Lý có
tương tham” mới hiệu nghiệm. Con người chúng ta chưa phải là thần thánh, đương
nhiên phải phạm lỗi lầm bất công ( do Lý ) làm xúc phạm đến kẻ khác. nên
dễ gây bất hòa, nên nếu ta có rộng Tình mà tha thứ thì mới mong
lập lại sự sống hoà ( bằng đối thoại ) với nhau được, lối sống này gọi là
“ Phải Người phài Ta “.
Cái nan đề của thế giới ngày nay là lối
sống Duy Lý một chiều, nghĩa là lối sống bất công “ Có Ta mà không có Người “. Thật
sự chúng ta bị hư đi là do từng cái xấu nhỏ, vì
tính xấu nhỏ khi đã gấp nếp rồi thì khó bỏ
lắm, trừ khi có một phong trào chung giúp nhau mà sửa chung thì mới
mong đạt được.
Thậm chí có vị muốn tránh lối sống Nhân
Nghĩa cho là không hợp thời ( Bác ái công bằng, Bi Trí cũng thế ) nên muốn lấy cái Ngọn Tây
phương làm Gốc của mình, nhưng khốn thay cái Ngọn thiếu rễ dân tộc thì
làm sao bám rễ vào dân tộc mà sống mau sống vội được. Chỉ có cách
đồng hoá khôn ngoan mới giúp chúng ta được.
Cuối cùng bỏ Nho cũng tốt, nhưng với điều
kiện phải thay vào cái gì tốt hơn cho dân tộc, mà văn hoá thì cần phải có thời
gian lâu dài mới bám rễ được, chứ không mau chóng như chuyện thay quần đổi áo, lại nữa lối bỏ vô trách
nhiệm với “ cái đầu trống không “ thì còn tệ hơn cảnh: “ làm Văn hoá sai
thì giết muôn thế hệ “ !
Trên đây là nếp sống văn hoá dân tộc về
đời sống cá nhân có ảnh hưởng đến xã hội.
Còn phương diện quốc gia, thì trong thời
gian Pháp thuộc các nhà yêu nước nổi tiếng thì có Cụ Phan Bội Châu, Cụ Phan Chu
Trinh, . . . cũng qua Nhật, qua Pháp, qua Tàu để tìm đường cứu nước, nhưng nhân
dân còn ngủ ngáy say mê như sấm, không lay tỉnh nổi, cuối cùng Cụ Phan Bội Châu
bị đồ đệ ông Hồ Chí Minh chỉ điểm cho Pháp bắt an trí tại Huế cho đến chết. Đây là giấc ngủ Nô lệ trầm kha, nếu
không thức tỉnh được thì cứ ngủ yên trong cơn Mê nô lệ!
Còn Ông Hồ Chí Minh và đồng đảng rước
CS quốc tế về nong nả cứu dân độ nước cho mau. Đảng CSVN đã “ lay tỉnh
Bần Cố nông “ dậy, làm
cách mạng vô sản triệt để. Khốn thay! Đảng
CSVN chỉ học được mưu gian CS quốc Tế và của Phong kiến Tàu, nên còn
" Tham tàn và Cường bạo " hơn cả Tàu ngày xưa, họ cũng đã tịch thu và
đốt sách Nho trong khi miệng cứ hô hào bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa
dân tộc, nhưng đâu có biết truyền thống đó là gì, mà ông Hồ chỉ xổ một số câu
Nho làm cho đệ tử CS tưởng đó là Minh triết Hồ Chí Minh, nhưng khốn thay con
người Hồ Chí Minh chỉ có “ đầy Hận thù “ làm gì có “đủ Yêu thương “ mà
yêu dân thương nước. Sau này đâu đâu cũng có lập Tổ văn hoá, văn hoá
làng, văn hoá xã, lập Viện Minh triết Hà Nội tìm cách ngụy ra Minh triết Hồ Chí
Minh mà nói càn mà lấp chỗ trống văn hóa.
Đảng CSVN cũng đả phá con người và văn
chương hoa mỹ của tầng lớp Tiểu tư sản, đề cao cực độ con người Vô sản với hai
bàn tay trắng, “ Lòng Trí “ chỉ vỏn vẹn có một thứ “ căm thù giai cấp “,
cuối cùng không có đạo đức CS nào để thay thế, rốt cuộc mới lòi ra cái văn hoá
đại Lừa đại Bịp học được từ Quốc tế vô sản. Những người CSVN này cũng tin
mình yêu dân yêu nước nồng nàn, nhưng yêu cuồng làm gấp, với bạo lực của hận
thù, cầm dao sắc Mác Lê băm nát con người và đất nước cũ để xây dựng
Thiên đường mù mới. Kết quả là làm giáng cấp con người và tan hoang đất
nước, sau đó không biết đàng nào mà rờ, nhưng lại rất tinh vi về lối cướp Chính
quyền, cướp dân, cướp nước, cướp tài sản, ăn cướp mọi thứ để cho giàu sụ tạo
nên một xã hội bất công nhiều lần hơn xã hội cũ mà họ cao rao phải đổi thay!
Các nhà yêu nước khác thì lập các đảng
phái để cứu nước bằng con đường tắt thuần chính trị, cũng theo lối " Cá ăn
kiến, kiến ăn Cá " , bằng cách dùng cái Ngọn chính trị của nước ngoài mà
làm cho mau, các đảng phái đã không thành công hay đã thất bại ê chề, chẳng
những đất nước không được trị bình, mà còn rối loạn thêm! Vì lẽ đơn giản
là làm Chính trị không phải để lo cho mọi người " no Cơm ấm Áo " và
"sống Hòa với nhau " mà để cho dân ăn bánh vẽ!.
Nhiều thành phần cứu nước để mưu quyền lợi riêng cho mình,
cho đảng phái mình, cho tôn giáo mình, mà đâu có yêu nước theo sự đòi hỏi tha
thiết của nhân dân, việc trước tiên phải tìm cách giúp cho " mỗi
người yêu hết mọi Đồng bào " và giúp mọi người ăn ở " Phải
Người phải Ta " mà hoà với nhau trước đã, khi đó mọi người xúm
nhau vào công việc xây dựng, gia đình và đất nước thì việc gì mà không
xong.Nhưng trong thời đại cao tốc này, đa số ưa xài mì ăn liền, cho đây chỉ là
ảo tưởng! Nguyên nhân là vì thiếu Nội lưc nên yếu hèn khiếp nhược!
Điều mà nhà làm chính trị nào cũng như
người VN phải biết, Viêt Nam là cái hố rác thế giới, không dễ gì mà thanh toán
sạch cho xong! Làm cách mạng VN khó hơn làm Cách mạng bất cứ nước nào trên thế
giới, vì các nan đề thế giới Đông Tây Kim Cổ đều được đổ vào đây, cái chết của
VNCH giúp ta ý thức điều đó. Làm chính trị mà không chuẩn bị đàng hoàng, mà làm
đại làm càn, thì chỉ tổ hại dân hại nước!
Còn về phương diện Văn hóa, thì ngày nay có nhiều vị làm văn hoá mà
chỉ miệt mài trong lãnh vực văn chương nghệ thuật, thực ra đây mới là phần
Ngọn, mà không biết đến triết lý Nhân sinh là Gốc của văn hóa thì là thiếu sót
quan trọng, vì thế mà bỏ quên Người đói Tình nghèo Lý, và không
lo vun Gốc, để cho Gốc văn hoá trong Tâm Trí mỗi người héo mòn, thì phỏng
cái Ngọn có còn tốt tươi được không?.
Có vị lại chủ trương làm Văn hoá phải
tránh đề cập đến chính trị để nâng cấp Văn hoá,
nhưng chính trị là Ngọn mà Văn hoá là Gốc,
thì phải lấy Gốc Văn hoá tốt để chấn chỉnh tà trị mới phải. Văn hoá không
dính dáng đến chính trị là văn hoá tinh ròng chỉ có trên trời cao, nó không
đụng chạm tới ai, cũng như triết lý ý niệm chỉ để chiêm nghiệm mà thôi, còn nơi
trần thế này thì tuy chúng ta có dùng lời văn vẻ để cảm hoá nhau, nhưng
đôi khi cũng đụng chạm. Thậm chí có vị xem mình là đệ tử của Triết
gia Kim Định, bảo Nho cũ quá rồi, đưa ra bàn chẳng ai thèm nghe đâu, đối với
Hán Nho thì quả là đúng, mà sai với Việt Nho!
Nho và nhất là Việt Nho là văn hoá ngàn
đời của Việt ( từ
nền Văn hoá Hòa bình ) bắt nguồn từ " Thiên lý: Lý Thái
cực - Đại Đạo Âm Dương hòa - cũng là nhất Lý thông vạn lý minh- " mà
" Thiên lý tại nhân Tâm", nên Nho được gắn chặt với Vận hệ của con
người, vì con người được gắn chặt với Thiên lý nhờ Thiên bẩm, nên Thiên lý xuất
hiện và biến mất với loài người, không có gì cũ và mới cả.
Chấp nhận hay khước từ là do sự lựa chọn cá nhân mà thôi.
Trước đây, người Pháp đã hiểu rõ tinh thần
chống Tàu một cách thần kỳ của VN là bắt nguồn từ Nho. Sao ngườì Việt Nam
không thấy được chiến lược và chiến thuật thần sầu của Tổ Tiên ta thời nhà Lê?
Đó là Chiến lược lấy "chí Nhân
và đại Nghĩa " chống với " Tham tàn và Cường bạo" cùng với Chiến
thuật " Dĩ Nhu thắng Cương, dĩ Nhược thắng Cường " để chống lối
" Dĩ Cường lăng Nhược "của Tàu.
Thứ Nho này mới thực sự là Việt Nho. Xem
thế thì biết không chỉ Tàu mà Việt cũng có Nho mà Nho của Việt và Tàu
khác nhau rất nhiều. Do đâu mà dân Việt lại có tinh thần như thế, đương nhiên
không phải là của nhà cầm quyền Tàu qua các thời đại dạy cho. Có lẽ đây
là lý do khiến triết gia Kim Định quyết tâm đi tìm " tình thần dũng
lược bất khuất của Dân tộc "tìm cho đến tận ngọn nguồn của Nho giáo.
V.- Lần lên thời Khuyết sử, rước Hồn bút Lông từ Thiên cổ dậy
Nhận biết con người không có tinh thần Phù
Đổng, nhân dân không có dũng lực Hội nghị Diên Hồng, các nhà chính trị không có
sách lược " Phú chi Giáo chi : Giúp dân Làm Giàu, giúp Dân Học cho Khôn
" để cứu nước thì không thể giúp Quốc dân thoát khỏi cảnh lầm tham đói
khổ.
Triết gia Kim Định bèn bơi ngược dòng đời,
một mình một ngựa, tìm cách đi vào lòng dân tộc, để “ cứu nước từ gốc bằng con
đường văn hoá dân tộc “, thứ văn hoá tuy đã thoái trào, nhưng đã từng phen giúp
VN giữ vững nền độc lập mà tồn tại cho đến gần 5000 năm nay, thứ văn hoá thoái
trào ấy mà nay nhiều người đang dè bỉu khinh khi.
Có lẽ triết gia nghĩ rằng, mọi thứ tốt xấu
trên đời, mọi vấn nạn trên đời đều do con người làm ra. Con người
thiếu Tư cách và Khả năng thì không thể làm việc tốt được, việc tốt lớn nhất là
phải làm tốt cho mọi người, và mọi người đều biết làm tốt, cứ làm tắt làm vặt
thì không đi đến đâu, nên vấn đề con người là quan trọng bậc nhất!
Hai nữa muốn làm việc nước là việc chung
của toàn dân, chứ không riêng cho phe phái, tôn giáo nào hết, nên phải tìm cho
ra tiêu chuẩn đoàn kết dân tộc, cũng như phương cách hữu hiệu để
nâng cao dân sinh và dân trí mà mưu hạnh phúc chung thì dân mới no ấm
và an vui, những Danh từ Quân chủ Dân chủ không quan trọng bằng Nội dung của
Quốc kế Dân sinh mưu phúc lợi cho toàn dân.
Những câu " Dân vi bang
bản, bản cố bang ninh : Dân là gốc của nước, gốc nước có được xây dựng vững
chắc thì dân mới được an ninh" cũng như câu " Dân vi quý, xã
tắc thứ chi, quân vi khinh: Phải btết lấy dân làm quý, rồi mới tới xã
hội, ( vì xã hội cũng chỉ để phục vụ người dân, CSVN thì lấy con người
phục vụ xã hội không tưởng ) còn vua tuy là Thiên tử, mà khinh khi coi nhẹ Dân
thì vẫn không được coi trọng ", đều là hướng chung cho việc cứu
nước.
May thay triết gia Kim Định là một người
có Tâm hồn nhà Quê, yêu nước theo lối nhà Quê, có kiến thức vừa rộng lại vừa
sâu, có đủ khả năng rảo qua nhiều lãnh vực, nhất là triết học cũng như
các nền văn hoá Đông Tây Kim Cổ, lại có trực giác bèn nhạy, lý trí sắc bén, kèm
theo lòng yêu nước thiết thực đậm sâu, nên suốt đời một mình một ngựa, rong ruổi
trong cõi mông lung của Thời Không xa thẳm, quyết tâm đào bới tìm cho ra con
đường cứu dân cứu nước hữu hiệu.
Triết gia đã vận dụng đến triết học cùng
khoa Tân Nhân văn như:
1.- Khoa khảo cổ, nhân chủng học,
dân tộc học, di truyền học. . . để " Tố nguyên",
nghĩa là lần theo dấu vết của Tổ tiên xưa để đi về Nguồn qua lịch sử và Huyền
sử, và những lãnh vực khác, không những của Việt Nam và nhất là của Tàu, vì
nhận ra hai bên đều có nguồn gốc chung. Không những tìm tòi qua Lịch sử mà còn
phải ngược lên quá Huyền sử thời Hồng Bàng của Việt Nam, cũng như còn vươn lên
quá thời Tần Hán của Tàu, cũng không ngừng lại đó mà còn vươn lên mãi tận nền
Văn hoá Hòa bình cách nay từ 12 ngàn đến 30 ngàn năm, khi đó mới nhận ra thời
Huyền sử là thời sáng tạo văn hoá, tức là thời lý trí con người chưa phát
triển, nhưng trực giác lại rất phong phú, nên Tổ tiên Việt đã trực thị được
những vấn đề nền tảng của vũ trụ và nhân sinh.
Những nhân vật như Bàn cổ, Phục Hy, Nữ Oa,
Toại nhân, Thần Nông, Hữu sào. . . là những nhân vật văn hoá của nền văn hoá
Nông nghiệp ở Đông Nam Á, nhưng về sau Tàu đã lần lượt đưa vào sử sách, chiếm
làm của riệng họ. Đây chỉ là những nhân vật sáng tạo Văn hóa, xây nên nền Văn
hoá Nông nghiệp hòa bình.
Trên thế giới có ba nền Nông nghiệp, một ở
Trung Đông giữa hai con sông Euphrate và Tigre, một ở Ấn Độ, và nền thứ ba ỡ
giữa hai dòng sông Hoàng Hà và Dương Tử bên Tàu, còn nữa là Du mục.
Hai nền Nông nghiệp trên đã bị quân Du mục tiêu diệt, chỉ có
nền nông nghiệp ở Đông Nam Á là cứ quần thảo với quân Du mục Tây Bắc ( Tàu ),
tuy bị suy yếu nhưng không thể tiêu diệt vì có nền văn hoá rất cao. Đó là nền
văn hoá Nông nghiệp của Bách Việt, mà Lạc Việt ( Việt Nam )
là một chủng quan trọng. Bản chất của nền Văn hóa Nông nghiệp là “ khoan
nhu” chuộng Tình hơn Lý, nhờ sống gần và hoà đồng cùng thiên nhiên. Còn nền
Văn hoá Du mục thì ưa “ bạo Lực” , chuộng Lý hơn Tình, do đời sống
lang thang trên các đồng cỏ từ Tây qua Đông, quen dùng cây gậy mục đồng điều
khiển súc vật, qua thời gian dài thâm nhập lối bạo hành và bành trướng. Đó là
văn hoá Du mục của Tàu khởi đầu từ Hiên Viên Hoàng Đế cho đến Trung cộng ngày
nay
Huyền sử là lãnh vực quan trọng bậc nhất của Văn
hoá mà ít ai biết đến,
lần tới mà khám phá ra, tới nay nhiều vị còn cho Huyền sử là toàn là những
chuyện hoang đường cần phải thải bỏ, nếu bỏ đi thì đã đánh mất nền tảng quan
trọng của văn hoá: Bỏ Bàn Cổ thì đánh mất tinh thần con người Nhân chủ, bỏ Phục
Hy, Nữ Oa thì mất gốc Kinh Dịch và Y học cổ truyền cũng như khung Ngũ hành, bỏ
Toại nhân thì không có Lửa để nấu nướng cũng như đốt rẫy để gieo trồng, bỏ Thần
nông thì hết nghề gieo lúa trồng cây cối của nông nghiệp, bỏ Hữu Sào thì hết
Tam tài, mất tinh thần con người Nhân chủ. Tuy thời tân tiến ngày nay ngưòi ta
đã có các thứ đó rồi, xem ra không cần mấy vị ấy nữa, nhưng khốn nỗi bỏ Huyền
sử là bỏ hết gốc tinh tuý của Nho giáo, tức là vũ trụ quan động của Dịch và
nhân sinh quan Nhân chủ Thái hoà và Tâm linh của Nho, mà Nho là cội nguồn của
sức sống Việt. Một cái Cây, có Gốc, Thân và Cành, Gốc là phần quan trọng
nhất, nếu để gốc héo thì thân cành chết trước!
Một điều đáng lưu ý là ta không thể dùng
Lý trí để phân tích, lý luận mà Tâm hồn phải trong sáng thì mới thông hiểu được
Huyền sử vì Huyền sử là Minh triết vượt Không và thời gian, rất khác với Sử là
những biến cố được xẩy ra trong một không gian và thời gian nhất định.
2.- Nhờ Khoa Tâm lý miền sâu hay Uyên
tâm mà tìm ra Sơ nguyện tượng ( prototypes ) của Nhân loại. Sơ nguyên tượng
là những ấn tượng được khắc ghi sâu vào Tâm trí của loài người. Đó là :
a.- Sơ nguyên tượng thứ nhất. Tình
cảm bao la của người Mẹ, gọi là
Nguyên lý Mẹ, tức là nguyên lý trọng Tình hơn Lý. Đây
là nền tảng “ Tình Lý tương tham “ của Tổ tiên Việt.
b.- Sơ nguyên tượng thứ hai. Tình
cảm keo sơn khăng khít giữa đôi trai
gái trong thời kỳ hò hẹn kết hôn, tức là Tình
nghĩa Vợ chồng, Vợ chồng tạo nên gia đình thuận hòa, Gia đình thuận hòa
là nền tảng vững chắc của xã hội, vì có “thuận Vợ thuận Chồng, tát bể Đông
cũng cạn “.
c.- Sơ
nguyên tượng thứ ba. Mối liên hệ Hòa giữa mọi người. Muốn cho
được sống hài hòa thì mọi người phải tu thân theo Ngũ thường và hành xử Hòa với
nhau theo Ngũ luân. Đây nguồn gốc “ Dĩ Hòa vi quý “để đoàn kết toàn dân.
Mục tiêu tối hậu của con người là Hạnh
phúc, mà đánh mất sự Hòa là hạnh phúc bị tiêu tan. Sống trong thế giới hiện
tượng con người phải bắt đầu từ thực tế gần gũi với con người mà vươn lên, chứ
không thể mơ tưởng chuyện xa xôi trên Trời mà vong Nhân và vong Thân, tất phải
gặp tai nạn vong Gia vong Quốc.
Đó là ba sơ nguyên tượng làm nên nền tảng
cho một xã hội Hòa bình.
3.-Cơ cấu luận là môn nghiên cứu về
mối liên hệ giữa các hạn từ ( term) để tìm ra sợi chỉ Hồng hay nét Nhất Quán
nối kết các hạn từ lẽ tẻ với nhau làm nên Văn hoá. Đó là nét Lưỡng nhất, ( 2
→1 ) tuy hai đối cực nhưng mà có thể
kết hợp làm một, như vợ chồng thuận thảo, như hơi Thở thở Ra thở Vào cân
bằng nơi các sinh vật, như lực Ly tâm và Quy tâm giúp các thiên thể được
cân bằng. Chúng ta có thể tìm được nét đó trong số độ của Ngũ hành. Đó là bộ số
huyền niệm 2- 3, 5. Đây là cơ cấu của nền Văn hoá Đông Nam, chung cho cả Tàu,
Nhật, Hàn, Việt. . . Bộ số này không phải là những con số đo đếm toán học, mà
nó mang theo ý nghĩa triết lý về Vũ trụ quan động và Nhân sinh quan Nhân chủ.
Ý nghĩa của bộ Huyền số:
2: là nét
Lưỡng nhất ( 2 → 1 ), là nền
tảng của Dịch Việt, là sự xô đẩy cũng như niú kéo của hai hạn từ đối lập
để tạo nên một thực thể mới luôn tiến bộ, nhưng vẫn duy trì được thế quân bình
động, nên tạo nên được cảnh thái hòa. Vợ Chồng tuy là đối cực khác nhau, nhưng
biết kết hợp lối sống Tình Lý thì sống thuận hòa hạnh phúc.
3: 1 ( số Lẻ ) Trời, 2 Đất ( số Chẵn
) , 3 Người, muốn giữ được vị thế quân bình giữa Trời và Đất thì con người phải
tự Lưc, tư Cường đề duy trì thế tự Chủ. Có con người tự Chủ thì
mới đóng nổi Vai trò Tạo hóa con để không những sống hòa với nhau mà còn với cả
muôn loài và vũ trụ nữa . Thiếu con người này thì không chóng thì chầy cũng rơi
vào tròng nô lệ.
5: = 2 + 3. 5 ở vị trí Trung
cung hành Thổ trong Ngũ hành, tượng trưng cho Thế giới VÔ tức là thế giới Tâm
linh cũng là nguồn mạch của Đạo Nhân và Đức Nghĩa, hay Bi Trí của đạo
Phật cũng như Bác ái và công bằng của Kitô giáo.
Với hành trang nhờ khoa Tân Nhân văn đã
khám phá ra, triết gia Kim Định đi vào Kinh Điển của Tàu, dựa vào hai tiêu
điểm Du mục và Nông nghiệp, gạn đục khơi trong, tìm ra mối Nhất quán,
tức là nét Lưỡng nhất ( nghịch số chi lý của Dịch ), mà phân biệt ra
Nguyên Nho ( hay Việt Nho ) và Hán Nho. Hán Nho là thứ của Tàu,là thứ Nho bạo
động họ bảo đưa qua khai hóa dân Man Di mọi rợ chúng ta, nhưng thực ra là
để cướp nước ta.. Tuy mang tính chất bạo động, do nhà cầm quyền Tàu và lớp Công
Thương ưa dùng, còn dân chúng nông thôn Tàu ( 70 % thuộc chủng Việt là
thành phần Sĩ Nông ) còn giữ được nhiều tính chất khoan nhu. Nền tảng của Việt
Nho là Dịch Lý hay Thiên lý, nó là hơi thở, là lời ăn tiếng nói, là cách
hành xử hàng ngày với nhau, cũng như trong phong tục tập quán nơi làng
xã, nói rộng ra là trong 5 điển chương Việt như: Huyền sử Việt, Làng Xã, Trống
Đồng, Kinh Dịch và Trung Dung. ( Đã bàn trong cuốn Văn Hiến Việt Nam
cùng tác giả). Nhưng nay cũng đã bị pha trộn với nền văn hoà Du mục nên
khó nhận thấy.
VI.- Cơ cấu và Nội dung Việt Nho
Qua công trình khai quật trên ta có một ngôi
nhà Văn hóa Việt Nho gồm 3 tầng:
1.- Nền tảng
*Tầng thứ nhất là ngôi nhà 3 móng: Thực,
Sắc, Diện: Thiên Tính dã.
Thực là ăn uống để " khỏe Xác"
nhờ hai yếu tố Ngon và Lành, và " mạnh Hồn" là nhờ nghệ thuật
" có thực mới vực được Đạo ", Đạo làm Người tìm về Chân,
Thiện, Mỹ.
Sắc là Tính dục là cột tuỷ của Đạo thuận Vợ
thuận Chồng để truyền nói giống và xây Tổ âm un đúc Tình Lý cho
con người.
Diện là Thể ( Nhân ) Diện ( Nghĩa )
là phẩm cách cao qúy của con người, giúp con người thoát lối sống sài
lang.
Đó là 3 thứ được bẩm sinh, thiếu 3 yếu tố
nền tảng này thì hết còn là Người.
Thực, Sắc Diện là nền móng của con người và xã hội. Đây là Thiên tính phú bẩm không
ai có thể khước từ hay chống lại được.
2.- Nội dung
*Tầng thứ hai là Nhà có 3 cột trụ chống đỡ
:" Nhân Chủ ( 3 ) , Thái hòa ( 2 ) và Tâm linh ( 5 ) ": Không
có con người Nhân chủ thì không thể có con người có đủ Tư cách và Khả năng làm
tốt mọi việc và không thể tự Chủ để biết sống Hoà với nhau. Sở dĩ được
như thế là nhờ biết trở về nguồn sống Tâm linh để tu dưỡng nội lực: Nhân Nghĩa.
*Tầng thứ ba gồm ngôi nhà hai mái Phong
Lưu:: Mái " Phong " từ Trời là làn gió thoảng như gió heo
may mùa thu, còn Mái " Lưu" từ Đất là dòng nước êm đềm lững lờ
dưới suối vắng. Khi sống kết hợp hài hòa được hai luồng sinh khí an hòa
đó từ Trời Đất thì con người được thong dong hạnh phúc. Trong cuộc sống ở đời
phải nhận biết mọi thứ trong thế giới hiện tượng đều biến dịch đổi thay
không ngừng, không thể bám chặt vào vật chất mà còn phải biết chia sẻ, phải
nhận rõ tình trạng vật chất biến đối thường xuyên, nên " Thực nhược hư,
hữu nhược vô: “thực” cũng dường như” hư “, “có” cũng dường như “không ",
để " an hành " mà sống hài hoà giữa Chấp và Phá thì lòng được
thảnh thơi, Thân an Tâm lạc.
Đây là triết lý Nhân sinh, vì nó
có khả năng thẩm nhập vào đời sống mọi con Người, nên trở thành Đạo học
Tóm lại Việt Nho có :
Một vũ trụ quan động, đó là Thiên lý với 3 luật lớn: Đó là
luật " Biến dịch", luật " Loại tụ " và luật " Giá
sắc".
Một Nhân sinh quan Nhân Chủ và Thái hoà nhờ đời sống Tâm linh. Nhờ con
ngưòi Nhân chủ biết sống theo Thiên lý nghĩa là " Thuận Thiên giả
tồn", mà tránh được cảnh " Nghịch Thiên giả vong ".'
Những Kinh Điển như Tứ thư Ngũ kinh của
Khổng Mạnh chỉ là Luân thường đạo lý gồm những câu còn quá cô đọng, đọc lên
dường như rời rạc, có khi nghe như nhát gừng, được Mạnh Tử quảng diễn cho dễ
hiểu hơn, nhưng lại bị Hán Nho xuyên tạc thành ra món Tạp pin lù giữa Vương đạo
và Bá đạo, các vị Hán Nho cứ bị vây khổn bên trong không cách gì thoát ra được.
Vì thế cần phải " gạn đục khơi trong" và hệ thống hoá thành Vũ trụ
quan và Nhân sinh quan mới trọn hảo. Điểm quan trọng khác là chưa tìm ra cơ
cấu, nên Khổng giáo ( thực ra là Nho giáo ) mới bị xuyên tạc thành Hán
Nho.
VII.- Những điều căn bản để phân
biệt Hán Nho và Việt Nho
* 1.- Hán Nho
Hán Nho theo Nguyên lý Cha, (đặt
Càn trước Khôn, Phu phụ ), trọng Lý hơn Tình, trọng Võ hơn văn, trong bạo lực
hơn nhu thuận, trọng Nam khinh nữ, tôn Vua làm Thiên tử, chuộng chiến tranh,
dùng chiến tranh và mọi phương cách khác để bành trướng.
Về Ngũ Thường thì không nhận ra
Nhân là Gốc của Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, vì không nhận ra Nhân ở vị trí trung cung
hành Thổ trong Ngũ hành.
Về Ngũ Luân thì xếp theo thứ
tự: Vua tôi, Cha mẹ con cái, Vợ chồng , Anh Chị em, Bạn bè (
Đồng bào ). Cai trị Dân theo đường Pháp trị. . .
*2.- Việt Nho
Việt Nho theo Nguyên lý Mẹ, ( Đặt
Khôn trước Càn, Vợ trước Chồng ) trọng Tình hơn Lý, Trọng Văn hơn Võ, trọng nhu
thuận hơn bạo lực, trọng nữ vì phù yểu, chuộng Hòa bình, Dĩ hòa vi quý,
lấy Dân làm gốc.
Về Ngũ thường thì các đức Nghĩa,
Lễ, Trí, Tìn đều phải được tẩm nhuận Đạo Nhân.
Về Ngũ Luân thì được xếp theo thứ
tự ưu tiên: Vợ chồng, Cha mẹ con cái, Vua tôi ( Nhân dân, Chính quyền )
, Anh chị em, Đồng bào. Cai trị Dân theo lối Nhân trị. ( = Lễ + Pháp ) . .
*3.- Đem Đạo lý vào các cơ chế xã hội
Nho là một triết lý Nhân sinh vì biết cách
đem Thiên lý vào Nhân đạo, triết lý Nhân sinh thẩm nhập vào đời sống hàng ngày
của mọi người qua con Đường Tu, Tề, Trị, Bình:
1.- Tu thân theo Ngũ
Thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín hay Lòng yêu thương và
lẽ Công bằng.
2.- Sống Hòa với nhau
theo mối liên hệ Ngũ luân ( lối đối xử hai chiều “ Phải
Người phải Ta “ tức là công bằng )
3.- Đem Đạo lý
vào Các cơ chế xã hội:
Việt Nho nhận ra Nét Lưõng nhất (
nền tảng của Dịch lý ) là sợi chỉ xuyên suốt nền văn hoá Việt, ( Tổ
tiên Việt dấu kín cái gốc,lại vì là của cướp đoạt, nên người Tàu nhận không ra
gốc ) nét Lưỡng nhất cũng là nguồn gốc của sự tiến hoá và quân bình, nét này
cũng là Thiên lý và Nhân đạo, nên ta có thể áp dụng nét Lưỡng để quân bình các
đối cực trong mỗi cơ chế cũng như để biết cách tương tác với nhau cho
tiến bộ.
Văn hoá Việt là Văn hoá thái hòa trong mọi
lãnh vực, nên cũng là gốc Hòa của các Cơ chế xã hội ( Đã bàn trong cuốn
Văn há Đông Nam
).
Về Chính trị thì
phải quân bình hai đối cực Nhân quyền và Dân quyền
Về Kinh tế
thì phải quân bình hai đối cực Công hữu và Tư hữu.
Về Giáo dục
thì phải quân bình hai đối cực thành Nhân và thành Thân
Về Xã hội thì
phải quân bình hai đối cực Dân sinh và Dân trí. . .
Nói gọn lại Bút Lông Việt Nho
1.- Có “ Nội lực Nhân
Nghĩa “ cần được tu dưỡng theo Ngũ thường, để xây dựng con người Nhân chủ, Văn gia thì có Kinh
Điển, Chất gia thì có cả một kho tàng ca dao tục ngữ rất dễ nhớ dễ
hiểu, cả hai đều theo một hướng “ Nhân, Nghĩa “ chung.
2.- Có một chủ đạo
Hòa để đoàn kết toàn dân bằng cách thực hiện mối liên hệ Hòa theo Ngũ luân.
4.- Có một phương
cách đem Đạo lý vào các cơ chế xã hội qua các đối cực của
từng cơ cấu.
Tóm lại đây là chủ đạo Hòa của dân tộc .
IX.- Lấy Ngọn Bút Sắt tháp vào Gốc Bút
Lông
Ngày xưa Cụ Phan Chu Trinh đã khuyên, nên hấp thụ cái tinh hoa của
Tây phương như cách cách tháp cây của họ, đấy là lời khuyên đáng giá,về cách
đồng hoá những giá trị tinh hoa của nước ngoài, thế nhưng từ đó tới nay,
chúng ta chỉ có học được văn chương lãng mạn, triết lý lý niệm, chủ nghĩa hiện
sinh, ý thức hệ Karl Marx. . . , mà đâu có học được tinh tuý đạo lý của người
ta, cũng như kiến thức về khoa học kỹ thuật mà phục vụ đắc lực cho dân tộc.
Ngày nay, một mặt Việt Nho đã cống hiến cho toàn dân một chủ đạo: Nhân chủ, Thái hoà và Tâm linh cũng như phương cách quân bình các cơ chế xã hội.
Đây là Gốc Bút Lông có khả năng đoàn kết toàn dân về một mối Chủ đạo hòa chung.
Ngày nay, một mặt Việt Nho đã cống hiến cho toàn dân một chủ đạo: Nhân chủ, Thái hoà và Tâm linh cũng như phương cách quân bình các cơ chế xã hội.
Đây là Gốc Bút Lông có khả năng đoàn kết toàn dân về một mối Chủ đạo hòa chung.
Mặt khác trong cái đại họa của đất nước
vào 1975 lại chứa đại phúc, các con em chúng ta đã bung ra nhiều quốc gia tân
tiến, nay đã có đủ hàng ngàn chuyên viên về luật pháp, về khoa Tân nhân văn, về
các ngành khoa học kỹ thuật, xưa nay chưa có một nước nào có được. Những
kiến thức về luật pháp, về khoa học kỹ thuật mọi ngành về cách tổ chức chính
quyền, tổ chức quản trị và điều hành các cơ chế xã hội rất cần thiết cho đất
nước chúng ta.
Đây là Ngọn Bút Sắt có khả năng “ Phú chi
Giáo Chi để “Ăn nên Làm ra” và để được “ Học Hành đến nơi đến
chốn”, có như thế mới theo kịp người ta.
Nếu chúng ta biết đem nhưng tinh hoa của
Ngọn Bút Sắt tháp vào Gốc Bút Lông thành một Cây Việt Nam có “ Nội lực
quy tụ toàn dân“ và đồng thời nhờ” Khoa học kỹ thuật” của “
Ngọn bút Sắt đầy
“ khả năng sinh ra hoa thơm quả ngọt “ thì đất nước ta mới vươn lên được
và nhân dân ta mới thoát cảnh nô lệ đã đè nặng lên vai hàng ngàn đời nay!
Trong Thời đại toàn cầu hoá hiện nay
có hai vấn đề làm cho chúng ta phải quan tâm: Một là mọi người phải “ biết
cách ăn nên làm ra “ nhờ khoa học kỹ thuật, hai là khi đã có kết quả thì
mọi người cũng phải biết cách “ chia sẻ mọi thứ với nhau cho hợp lý”
theo tinh thần Đạo lý mà sống Hoà với nhau, nếu không thì rồi lại tranh dành,
dẫm đạp, xâu xé nhau mà đổ mọi thành quả xuống sông! Gương nước Nhật và Nam Hàn đang
được treo cao cho chúng ta soi chung!
Đây là bước đường dài, ta chưa thể làm
ngay mọi sự, chúng ta cần phải có giai đoạn chuyển tiếp, các nhà
trí thức các ngành nhất là các nhà làm chính trị phải” quyền biến “ tiên
liệu để cho mọi sự được tuần tự thực hiện nhịp nhàng, không tốn
nhiếu công sức cho việc sửa sai, đó là đại phúc cho Dân tộc.
Cầu Xin Hồn Thiêng Sông Núi soi sáng và độ
trì cho mỗi chúng
ta để rước được “ Hồn Thiêng của Sông ( Cha Lạc Long ) là Trí “, và “ Hồn
Thiêng của Núi ( Mẹ Âu Cơ ) là Nhân “ về với mọi người dân Việt.
Sống hài hòa với Trí Nhân thì đạt đức Dũng. Với Nhân Trí Dũng thì
có gì mà chúng ta không Học được và Làm nên! Chỉ có vấn đề chúng ta có muốn Tu
dưỡng để có Nội lực “ Nhân Trí “ hầu mọi người Làm tốt mọi sự không? Dân
tộc chúng ta đã hư đi, mất hết Nội lực và tan tác ra từng mảnh do đã để bị Lạc
mất Hồn Thiên Sông Núi này! Dẫu có hàng ngàn cây đũa Thần cứu nước mà
thiếu Hồn Thiêng Dân tộc thì rồi ra cũng vô hiệu! Xin chúng ta đừng có chạy
quanh, mọi sự của Chúng Ta phải “ khởi đầu” chính tự nơi mình Ta và
Dân tộc Ta.
Xin được góp vài ý nhỏ như một cọng rơm
Hòa bình, mong được góp xây Tổ Ấm cho Dân Việt. Trân
trọng,
Việt Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét